You are on page 1of 13

KINH DOANH QUỐC TẾ

CHƯƠNG 1 TOÀN CẦU HÓA


Câu 1: Toàn cầu hóa thị trường là gì? Cho ví dụ minh họa. Thị
trường của loại sản phẩm nào có khuynh hướng phát triển toàn
cầu rộng rãi nhất?
Toàn cầu hóa thị trường là việc thị trường quốc gia riêng biệt
và đặc thù đang hội nhập dần hình thành thị trường toàn cầu.
Thị trường hàng công nghiệp và nguyên vật liệu thì có tính
toàn cầu hơn do nhu cầu trên thế giới về cơ bản là giống nhau. Đó
bao gồm những thị trường nguyên liệu như nhôm, dầu và lúa mì;
các sản phẩm công nghiệp như bộ vi tính, chip nhớ của máy tính,
máy bay dân dụng, phần mềm máy tính hay các sản phẩm tài chính
như trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ, kỳ phiếu của chỉ số Nikkei,..

Câu 2: Trình bày và phân tích các động lực (2 động lực) giúp cho
quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng hơn
Có 2 động lực đó là:
 Việc dỡ bỏ các rào cản trong các hoạt động thương mại và đầu
tư ở các lĩnh vực
 Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ
Câu 3: Trình bày lợi ích và bất lợi của toàn cầu hóa

CHƯƠNG 3 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


Câu 1: Lợi ích của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế mở ra cơ hội cho tất cả doanh nghiệp và
người tiêu dùng trên toàn thế giới. Nhờ TMQT, doanh nghiệp có thể
mở rộng sản xuất, đáp ứng cho cả thị trường nội địa và cả thị trường
nước ngoại
Thương mại quốc tế mang lại cho người tiêu dụng tại các nước
sự lựa chọn đa dạng hơn về hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ như do đặc
điểm khí hậu mà Phần Lan không trồng được bông nhưng Phần Lan
vẫn có thể bán các sản phẩm từ gỗ - là những mặt hàng của Phần
Lan cho Hoa Kỳ, và dùng số tiền này để mua bông từ Hoa Kỳ. Còn
các sản phẩm gỗ từ Phần Lan phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng Hoa Kỳ
Câu 2: Trình bày các công cụ kiểm soát nhập khẩu của chính
phủ
Thuế nhập khẩu: thuế mà chính phủ một nước áp dụng đối
với hàng hóa nhập khẩu vào nước đó được gọi là thuế nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu có thể được áp dụng dưới các hình thức khác nhau
tùy thuộc vào cách tính thuế: thuế theo giá trị và thuế theo lượng.
Các quốc gia đánh thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ các nhà sản xuất
trong nước, tạo ra hàng rào bảo hộ giúp các nhà sản xuất trong nước
chống lại nhập khẩu từ bên ngoài. Thứ hai là việc đánh thuế tạo
nguồn thu cho ngân sách của chính phủ.
Hạn ngạch là biện pháp quy định số lượng hàng hóa được đưa
vào hay đưa ra khỏi một nước trong một quãng thời gian nhất định.
Chính phủ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu vì: thứ nhất chính phủ có
thể bảo vệ các nhà sản xuất trong nước bằng cách hạn chế số lượng
hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào, giúp các nhà sản xuất trong
nước duy trì được thị phần và giá bán của mình do cạnh tranh từ bên
ngoài bị hạn chế, thứ hai chính phủ có thể tạo ra sự cạnh tranh giữa
các nhà xuất khẩu nước ngoài, để duy trì thị phần các nhà cung cấp
nước ngoài có thể lựa chọn giải pháp giảm giá từ đó gây thiệt hại
cho những người sản xuất trong nước trong khi người tiêu dùng sẽ
được hưởng lợi
Trợ cấp sản xuất: sự hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất
trong nước dưới hình thức tiền mặt, cho vay lãi suất thấp, miễn
giảm thuế, trợ giá,..được gọi là trợ cấp. Mục đích của trợ cấp là giúp
doanh nghiệp trong nước gia tăng khả năng cạnh tranh với hàng
nhập khẩu Cấm vận thương mại: là biện pháp cấm hoàn toàn quan
hệ thương mại đối với một quốc gia nào đó. Có thể được thực hiện
đối với một hoặc một vài hoặc tất cả mặt hàng. Đây là biện pháp
hạn chế thương mại phi thuế quan mang tính khắc nghiệt nhất và
thường gắn với mục đích chính trị.
Yêu cầu nội địa hóa: một quốc gia có thể hạn chế nhập khẩu
bằng cách quy định một mặt hàng nào đó chỉ có thể được bán trên
thị trường trong nước khi một phần nhất định của mặt hàng đó được
cung cấp bởi các nhà sản xuất nội địa. Nhằm mục đích buộc các
doanh nghiệp nước ngoài phải sử dụng tới nguồn lực của nước sở
tại.
Luật chống bán phá giá: bán phá giá được hiểu là hành vi
bán hàng hóa trên thị trường nước ngoài với mức giá thấp hơn so
với giá bán trên thị trường trong nước. Để chống lại hành vi bán phá
giá, các công ty nước ngoài, các quốc gia thường ban hành luật
chống bán phá giá, theo đó các công ty nước ngoài bị cáo buộc bán
phá giá thì chính phủ có thể áp đặt mức thuế chống bán phá giá đối
với hàng hóa của công ty đó.
Các công cụ khác: có thể tạo trở ngại như đề ra vô số quy
định về thủ tục hành chính, tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, bảo
vệ môi trường, kiểm soát ngoại hối
Câu 3: Trình bày các công cụ kiểm soát xuất khẩu của chính
phủ
Câu 4: Phân biệt đầu tư trực tiếp và gián tiếp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư gián tiếp nước ngoài
(FDI) (FPI)
Đều là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền hoặc các tài sản
có giá vượt qua biên giới quốc gia, bỏ vào một đối tượng
đầu tư nhất định ở nước khác nhằm mục đích kiếm lời
Quyền Nhà đầu tư có quyền kiểm Nhà đầu tư chỉ bỏ vốn và
kiểm soát, quản lý, sử dụng không nắm quyền kiểm
soát nguồn vốn của mình, chủ soát, quản lý, sử dụng
động, trực tiếp thực hiện nguồn vốn trực tiếp.
các hoạt động kinh doanh.
Phương Nhà đầu tư đóng góp vốn Nhà đầu tư góp vốn đầu tư
tiện hoặc phần vốn đầu tư theo thông quá việc mua cổ
đầu tư tỷ lệ tương ứng với vốn phần, cổ phiếu, chứng
pháp định hoặc vốn điều lệ khoản hoặc thông qua các
chế định tài chính trung
gian
Cách Gắn với việc thành lập tổ Không cần thành lập tổ
thức chức kinh tế, được cấp giấy chức kinh tế mới hay dựa
thực chứng nhận đăng ký đầu tư trên tổ chức kinh tế có sẵn
hiện hoặc dựa trên một tổ chức mà chỉ thực hiện hoạt động
hoạt kinh tế có sẵn, được cấp đăng ký góp vốn
động giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư đầu tư

Câu 5: Dòng vốn FDI là gì? Cho ví dụ?


Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư do các tổ chức
kinh tế và cá nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức
kinh tế của nước sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực
tiếp quản lý và điều hành đối tượng đó để thu lợi trong kinh doanh
Ví dụ: Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam thuộc tập đoàn
Aon Mall Nhật Bản đầu tư khoảng 3916 tỷ đồng là trung tâm
thương mại Aeon Mall tại Khu đô thị mới An Vân Dương, Thành
phố Huế. Mục tiêu của dự án là đầu tư, xây dựng, vận hành trung
tâm thương mại dịch vụ tổng hợp bao gồm: dịch vụ ăn uống, khu
vui chơi trẻ em, cho thuê các không gian bán hàng và các hạng mục
khác trong trung tâm thương mại.
Câu 6 Tại sao các doanh nghiệp thường chọn FDI trong hoạt
động kinh doanh quốc tế hơn là xuất khẩu và nhượng quyền?
Theo lý thuyết chiết trung (Electric theory), các công ty sẽ
thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài khi hội tụ đủ 3 lợi thế. Đó là
các lợi thế về sở hữu(O), lợi thế về khu vực/ địa điểm (L) và lợi thế
nội hóa (I). Theo lý thuyết chiết trung thì cả 3 điều kiện kể trên đều
phải được thỏa mãn trước khi có FDI, những nhân tố “đẩy” bắt
nguồn từ lợi thế O và I, lợi thế L tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI
Câu 7: Bạn hãy giải thích, dựa vào đâu, một doanh nghiệp
quyết định thâm nhập thị trường nước ngoài bằng xuất khẩu,
bằng FDI, hay nhượng quyền ? (sơ đồ)
Câu 8: Tại sao nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
thực hiện FDI tại Silicon Valley? (dựa vào mô hình)

Câu 9: Hãy phân tích lợi ích và chi phí/ bất lợi của FDI đối với
nước đầu tư và nước nhận đầu tư (335_Charles Hill)
Đối với nước sở tại Đối với nước đầu tư
Lợi ích Những lợi ích chính của Phát sinh từ 3 nguồn
FDI cho nước sở tại phát -Lợi ích cán cân thanh
sinh từ những ảnh hưởng toán của nước đầu tư từ
chuyển giao nguồn lực, dòng chảy hướng nội của
việc làm, về cán cân thanh các khoản thu nhập nước
toán, về cạnh tranh và tăng ngoài
trưởng kinh tế -Lợi ích cho nước đầu tư
Chuyển nguồn lực: bằng từ FDI hướng ngoại phát
việc cung cấp các nguồn sinh từ ảnh hưởng việc
lực về vốn, công nghệ và làm làm
quản lý không sẵn có => -Lợi ích phát sinh khi
thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng công ty đa quốc gia của
kinh tế. Đối với công nghệ, nước đầu tư học hỏi những
nhiều quốc gia, nhất là quốc kỹ năng có giá trị từ rủi ro
gia kém phát triển, họ thiếu đối với thị trường nước
nguồn lực nghiên cứu và ngoài
phát triển các kỹ năng cần
thiết để phát triển sản phẩm
nội địa nên phải dựa vào
quốc gia công nghiệp tiên
tiến. Kỹ năng quản lý mới
nhất có được thông qua FDI
thường có thể giúp nâng
cao hiệu quả hoạt động tại
nước sở tại.
Ảnh hưởng việc làm: ảnh
hưởng của FDI tới việc làm
cả trực tiếp và gián tiếp.
Tác động trực tiếp khi một
công ty đa quốc gia nước
ngoài tuyển dụng công dân
của nước sở tại. Tác động
gián tiếp khi các công việc
được tạo ra tại các nhà cung
cấp địa phương do việc đầu
tư và khi công việc được
tạo ra do tiêu dùng địa
phương gia tăng bởi các
nhân viên của công ty đa
quốc gia.
Ảnh hưởng tới cạnh tranh
và tăng trưởng kinh tế: Khi
FDI thực hiện, thành lập
một doanh nghiệp mới, làm
tăng số lượng người tham
gia thị trường vì vậy tặng
lựa chọn cho người tiêu
dùng, làm tăng mực độ
cạnh tranh trong thị trường
nội địa. Cạnh tranh gia tăng
kích thích các doanh nghiệp
đầu từ vào nhà máy, thiết bị
vì họ cần phải giành lại lợi
thế so với đối thủ => tăng
năng suất, đổi mới sản
phẩm và quy trình sản xuất
=> tăng trưởng kinh tế.
Hạn Có 3 sự mất mát do FDI  Ảnh hưởng bất lợi
chế liên quan tới nước chủ nhà: đến cán cân thanh
Cạnh tranh với các DN toán
trong nước  Việc làm giảm
Ảnh hưởng xấu tới cán cân
thanh toán:
Mất chủ quyền và tự chủ
quốc gia: tuy nhiên hầu hết
các nhà kinh tế bác bỏ mối
lo ngại này vì không có căn
cứ và không hợp lý.

CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ


Câu 1: Hãy phân tích áp lực chi phí và áp lực địa phương hóa?
(tình huống)
Nhiều doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn cầu thường phải
đối mặt với 2 áp lực cạnh tranh
Áp lực giảm chi phí: để đối phó với áp lực giảm chi phí, doanh
nghiệp phải nỗi lực giảm chi phí tạo giá trị,
 Sản xuất hàng loạt sản phẩm tiêu chuẩn tại địa điểm tối ưu (lợi
thế kinh tế về quy mô, hiệu ứng học tập, lợi thế kinh tế tế
vùng)
 Thuê các nhà cung cấp nước ngoài giá rẻ cho một số chức
năng nhất định để giảm chi phí
Áp lực thích nghi địa phương:
 Sự khác biệt trong sở thích và thị hiếu người tiêu dùng: thường
liên quan đến lịch sử, văn hóa nên tạo áp lực giao phó trách
nhiệm và chức năng sản xuất và tiếp thị cho các công ty con ở
nước ngoài của doanh nghiệp đó
 Sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và tập quá truyền thống: tạo ra
nhu cầu cần điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp, đáp ứng nhu
cầu này đòi hỏi việc ủy quyền sản xuất và các chức năng thuộc
về lĩnh vực sx cho các chi nhanh nước ngoài
 Sự khác biệt về kênh phân phối: mỗi đất nước có những đặc
điểm rất khác nhau về kênh phân phối do đó đòi hỏi chiếc lược
marketing của doanh nghiệp phải đáp ứng được sự khác biệt
đó
 Nhu cầu của chính phủ các nước sở tại:
 Yêu cầu về kinh tế và chính trị bởi chính phủ nước chủ
nhà sẽ gây ra sức ép lớn từ các địa phương.
 Chủ nghĩa bảo hộ nghĩa là chính phủ áp thuế nhập khẩu
cao hoặc áp dụng các hàng rào kỹ thuật
 Chủ nghĩa quốc gia:
 Quy tác tỷ lệ sản xuất nội địa:
Câu 2: Nguyên lý trung tâm của mô hình chiến lược cơ bản là
để tối đa hóa khả năng sinh lời, một doanh nghiệp cần phải làm
gì (477)
Câu 3: Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu?
Chiến lược toàn cầu (Gloabal Strategy) là chiến lược cạnh tranh
nhằm tăng lợi nhuận trên cơ sở cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn
cầu. Đây là chiến lược tung ra các sản phẩm giống nhau và sử dụng
cùng một chiến lược marketing trên tất cả các thị trường khác nhau

Câu 4: Chiến lược địa phương?


Chiến lược địa phương hóa tập trung vào việc tăng khả năng sinh
lời bằng cách tùy chỉnh hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp để
cung cấp hàng hóa phù hợp với thị hiếu và sở thích tại các thị
trường quốc gia khác nhau

Câu 5: Chiến lược xuyên quốc gia?


Chiến lược xuyên quốc gia là chiến lược cạnh tranh nhằm tăng lợi
nhuận thông qua cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu, đồng thời
gia tăng giá trị sản phẩm bằng cách thích ứng sản phẩm với thị
trườn
Câu 6: Chiến lược đa quốc gia?
Đây là chiến lược làm thích nghi các sản phẩm và chiến lược
marketing của họ ở mỗi thị trường quốc gia cho phù hợp với sở
thích của quốc gia đó, hay còn gọi là chiến lược đa nội địa. Các
chiến lược đa quốc gia thường thích hợp với các công ty trong các
ngành mà sở thích của người tiêu dùng là không giống nhau ở các
quốc gia, chẳng hạn như các sản phẩm thực phẩm và một số phương
tiện thông tin
Chiến lược quốc tế là cách thức các công ty lựa chọn việc
giành và sử dụng những nguồn lực khan hiếm ở nhiều quốc gia khác
nhau nhằm đạt được mục tiêu của công ty trên thị trường thế giới

Câu 7: Bạn hãy giải thích những lí do dẫn đến chính phủ can
thiệp vào thương mại quốc tế?
Sự can thiệp của chính phủ vào thương mại quốc tế thường bắt
nguồn từ những lý do về văn hóa, chính trị và kinh tế
Các lý do văn hóa: các quốc gia thường hạn chế buôn bán
hàng hóa và dịch vụ nhằm mục tiêu bảo vệ bản sắc và truyền thống
dân tộc. Thực tế cho thấy văn hóa mỗi quốc gia có thể dần thay đổi
bởi sự hiện diện của con người và sản phẩm từ các nền văn hóa
khác. Những tác động ngoài mong muốn đối với nền văn hóa dân
tộc buộc chính phủ phải ngăn cản việc nhập khẩu những sản phẩm
được coi là có hại.
Các lý do chính trị: bao gồm việc bảo vệ việc làm; giữ gìn an
ninh quốc gia; đáp lại hành vi buôn bán không công bằng và tạp lập
ảnh hưởng đối với các quốc gia khác.
Các lý do kinh tế: bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ; theo
đuổi chính sách thương mại chiến lược
Câu 8: Bạn hãy trình bày lợi ích và rủi ro của doanh nghiệp khi
theo đuổi chiến lược thâm nhập thị trường thông qua các vụ
thâu tóm [mua lại và sáp nhập] (hình thức thâm nhập sở hữu
toàn bộ). Bạn hãy cho biết doanh nghiệp làm cách nào để giảm
thiểu những rủi ro này?
Sáp nhật là một dạng đặc biệt của mua lại mà trong đó 2 công
ty sẽ cùng góp vốn chung để thành lập một công ty mới và lớn hơn.
Sáp nhập là hình thức phổ biến hơn giữa các công tỷ có cùng quy
mô bởi vì họ có khả năng hợp nhất các hoạt động của mình trên cơ
sở cân bằng tương đối.
Sự sáp nhập này có thể tạo ra rất nhiều kết quả tích cực, bao
gồm sự học hỏi và chia sẻ nguồn lực giữa các đối tác với nhau, tăng
tính lượi ích kinh tế của quy mô, giảm chi phí bằng cách loại bỏ
những hoạt động thừa, các chủng loại sản phẩm, dịch vụ bán hàng
rộng hơn và sức mạnh thị trường lớn hơn
Sự sáp nhập qua biên giới cũng đối mặt với nhiều thách thức
Câu 9: Bạn hãy trình bày một số chiến lược cơ bản mà doanh
nghiệp thực hiện để tăng khả năng thành công khi xuất khẩu

You might also like