You are on page 1of 10

CHƯƠNG 1 : Tổng quan về FDI và ngành công nghiệp dệt may

1.1.Cơ sở lí luận
1.1.1.Khái niệm về FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài( hay còn gọi là FDI) là hình thức đầu tư quốc tế mà
chủ đầu tư là các công ty hoặc các cá nhân thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh trên
lãnh thổ nước khác nhằm dành quyền quản lí các cơ sở sản xuất kinh doanh này.
1.1.2. Phân loại các hình thức FDI
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã trở nên rất phổ biến trên thế giới và
có nhiều đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế. Hiện nay, có các hình thức chủ
yếu sau:
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
- Doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngoài
- Các hợp đồng BCC, BOT, BTO, BT
- Mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp.
Trong đó, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là hính thức truyền thống
và phổ biến nhất. Với hình thức này, các nhà đầu tư, cùng với việc chú trọng khai
thác những lợi thế của địa điểm đầu tư mới, đã nỗ lực tìm cách áp dụng các tiến bộ
khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong hoạt động kinh doanh để đạt hiệu
quả cao nhất. Hình thức này phổ biến ở quy mô đầu tư nhỏ nhưng cũng rất được
các nhà đầu tư ưa thích đối với các dự án quy mô lớn. Hiện nay, các công ty xuyên
quốc gia thường đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và họ
thường thành lập một công ty con của công ty mẹ xuyên quốc gia.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài nhưng phải chịu sự kiểm soát của pháp luật nước sở tại (nước nhận đầu tư).
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài tại nước chủ nhà, nhà đầu tư phải tự quản lý, tự chịu trách nhiệm
về kết quả kinh doanh.
Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài có ưu điểm là nước chủ nhà không cần bỏ
vốn, tránh được những rủi ro trong kinh doanh, thu ngay được tiền thuê đất, thuế,
giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt khác, do độc lập về quyền sở hữu nên
các nhà đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư và để cạnh tranh, họ thường đầu tư
công nghệ mới, phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao,
góp phần nâng cao trình độ tay nghề người lao động. Tuy nhiên, nó có nhược điểm
là nước chủ nhà khó tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó kiểm
soát được đối tác đầu tư nước ngoài và không có lợi nhuận.
Đối với hình thức thứ hai, đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ
trước tới nay. Hình thức này cũng rất phát triển ở Việt Nam, nhất là giai đoạn đầu
thu hút FDI. DNLD là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp
đồng liên doanh ký giữa bên hoặc các bên nước chủ nhà với bên hoặc các bên nước
ngoài để đầu tư kinh doanh tại nước sở tại.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà
đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà
không thành lập pháp nhân. Hình thức BOT, BTO, BT có các đặc điểm cơ bản:
một bên ký kết phải là Nhà nước; lĩnh vực đầu tư là các công trình kết cấu hạ tầng
như đường sá, cầu, cảng, sân bay, bệnh viện, nhà máy sản xuất, điện, nước...; bắt
buộc đến thời hạn phải chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước.
Ưu điểm của hình thức này là thu hút vốn đầu tư vào những dự án kết cấu hạ tầng,
đòi hỏi lượng vốn lớn, thu hồi vốn trong thời gian dài, làm giảm áp lực vốn cho
ngân sách nhà nước. Đồng thời, nước sở tại sau khi chuyển giao có được những
công trình hoàn chỉnh, tạo điều kiện phát huy các nguồn lực khác để phát triển kinh
tế. Tuy nhiên, hình thức BOT có nhược điểm là độ rủi ro cao, đặc biệt là rủi ro
chính sách, nước chủ nhà khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lý, công nghệ.
Đối với hình thức cuối cùng, hình thức mua cổ phần hoặc mua lại toàn bộ doanh
nghiệp có ưu điểm cơ bản là để thu hút vốn và có thể thu hút vốn nhanh, giúp phục
hồi hoạt động của những doanh nghiệp bên bờ vực phá sản. Nhược điểm cơ bản là
dễ gây tác động đến sự ổn định của thị trường tài chính. Về phía nhà đầu tư, đây là
hình thức giúp họ đa dạng hoá hoạt động đầu tư tài chính, san sẻ rủi ro nhưng cũng
là hình thức đòi hỏi thủ tục pháp lý rắc rối hơn và thường bị ràng buộc, hạn chế từ
phía nước chủ nhà.

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI


Nói đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đây là vấn đề cần thiết đối với
nước nhận đầu tư.
Trước hết phải nhắc tới các nhân tố của môi trường quốc tế. Đó là các yếu tố
thuộc môi trường kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu có ổn định hay không, có thuận
lợi hay không thuận lợi cho nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư cũng như cho
chính chủ đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Để nâng cao năng
lực cạnh tranh trong thu hút FDI, các nước sẽ phải cải tiến môi trường đầu tư, tạo
thuận lợi và đưa ra những ưu đãi cho FDI.. Cùng với môi trường đầu tư ngày càng
được cải tiến và càng có độ mở cao, dòng vốn FDI trên toàn thế giới sẽ dễ dàng lưu
chuyển hơn và nhờ vậy lượng vốn FDI toàn cầu có thể tăng nhanh.
Bên cạnh môi trường đầu tư quốc tế, các yếu tố trong nước cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ nhất là khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư và các qui định có
ảnh hưởng gián tiếp đến FDI.
Các qui định của luật pháp và chính sách liên quan trực tiếp FDI bao gồm các qui
định về việc thành lập và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài (cho phép, hạn
chế, cấm đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực cho phép tự do hay hạn chế quyền sở
hữu của các chủ đầu tư nước ngoài đối với các dự án ,cho phép tự do hoạt động
hay áp đặt một số điều kiện hoạt động, có hay không các ưu đãi nhằm khuyến
khích FDI…), các tiêu chuẩn đối xử đối với FDI (phân biệt hay không phân biệt
đối xử giữa các nhà đầu tư có quốc tịch khác nhau, …) và cơ chế hoạt động của thị
trường trong đó có sự tham gia của thành phần kinh tế có vốn ĐTNN. Các qui định
thông thoáng, có nhiều ưu đãi, không có hoặc ít có các rào cản, hạn chế hoạt động
FDI sẽ góp phần tăng cường thu hút FDI vào và tạo thuận lợi cho các dự án FDI
trong quá trình hoạt động. Các qui định của luật pháp và chính sách sẽ được điều
chỉnh tùy theo định hướng, mục tiêu phát triển của từng quốc gia trongtừng thời
kỳ, thậm chí có tính đến cả các qui hoạch về ngành và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó
còn một số qui định khác.
Thứ hai là các yếu tố của môi trường kinh tế . Nhiều nhà kinh tế cho rằng các
yếu tố kinh tế của nước nhận đầu tư là những yếu tố có ảnh hưởng quyết định trong
thu hút FDI. Thị trường trong nước nhận đầu tư cũng rất quan trọng đối với các
chủ đầu tư là các hãng cung ứng dịch vụ. Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu dịch vụ
ở nước ngoài các công ty dịch vụ phải thiết lập các cơ sở cung ứng ở chính nước
đó. Cùng với lực lượng lao động dồi dào, trình độ thấp và giá rẻ ở nhiều nước đang
phát triển cũng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Lực
lượng này đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp chế tạo cần nhiều lao động.
Ngược lại, những ngành, lĩnh vực, những dự án đầu tư đòi hỏi công nghệ cao kèm
theo yêu cầu về lao động có trình độ cao, có tay nghề, được đào tạo bài bản. Cơ sở
hạ tầng như cảng, đường bộ, hệ thống cung cấp năng lượng, mạng lưới viễn thông
cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động đầu tư. Chính vì vậy, khi lựa chọn
địa điểm đầu tư các chủ đầu tư nước ngoài phải cân nhắc vấn đề này.
Thứ ba là các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh, bao gồm chính sáchxúc tiến
đầu tư, các biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư; giảm các tiêu cực phí bằng cách
giải quyết nạn tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệuquả hoạt
động của bộ máy quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng các dịch vụ tiện ích xã
hội để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các chủ đầu tư nước ngoài (các trường
song ngữ, chất lượng cuộc sống, …), các dịch vụ hậu đầu tư. Các chính sách ưu
đãi, khuyến khích đầu tư (ưu đãi về thuế, ưu đãi tài chính,các ưu đãi khác) cũng là
một công cụ mà nhiều nước sử dụng để tăng cường thuhút FDI. FDI là một hoạt
động lâu dài, vì vậy khi đầu tư ở đâu thông thường chủ đầu tư nước ngoài sẽ phải
có thời gian nhất định sống và làm việc ở đó, có khi họ còn phải mang theo cả gia
đình. Điều này khiến họ phải cân nhắc đến các dịch vụ tiệních xã hội của nước
nhận đầu tư xem chúng có đảm bảo đáp ứng được nhu cầucuộc sống của họ hay
không. Một nước không có các trường học quốc tế dành chongười nước ngoài, chất
lượng nhà ở thấp, các dịch vụ vui chơi giải trí nghèo nàn sẽ khó thu hút được nhiều
FDI.
1.2. Tổng quan về ngành công nghiệp dệt may
1.2.1. Khái niệm về ngành công nghiệp dệt may
Ngành công nghiệp dệt may là để chỉ một ngành công nghiệp sản xuất ra các sản
phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người là các loại vải vóc, quần áo và
các đồ dùng bằng vải.
Sản phẩm của ngành công nghiệp dệt may bao gồm các sản phẩm may mặc cuối
cùng, các loại vải và các sản phẩm khác từ sợi. Trong thực tiễn, công nghiệp dệt
may thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động đặc biệt là lao động
nữ. Truyền thống của người Việt Nam có từ lâu đời là nghề trồng dâu nuôi tằm, xe
bông kéo sợi và đến nay vẫn tồn tại nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng về thêu
và dệt. Do vậy Việt Nam đang quyết tâm xây dựng ngành công nghiệp dệt may là
ngành côn nghiệp chủ lực của đất nước.
1.2.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp dệt may
Sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may ở nước ta được đánh dấu bắt đầu
từ khi khu công nghiệp dệt may Nam Định được thành lập vào năm 1889. Sau
chiến tranh thế giới thứ hai, ngành công nghiệp dệt may phát triển nhanh hơn, đặc
biệt là ở miền Nam. Từ những năm 1970 sau khi thực hiện công cuộc đổi mới thì
thời kì phát triển quan trọng hàng xuất khẩu mới bắt đầu.
Vì vậy, công nghiệp dệt may có những đặc điểm sau:
Đối với tiêu thụ, trong buôn bán thế giới, sản phẩm ngành dệt may là một
trong những hàng hóa đầu tiên tham gia vào mậu dịch quốc tế. Nó có những đặc
trưng riêng biệt của thương mại thế giới.
Hàng dệt may có yêu cầu phong phú và đa dạng tùy thuộc vào đối tượng tiêu
dùng. Tùy thuộc vào từng độ tuổi họ sẽ có nhu cầu khác nhau về trang phục, cần
phải nắm vững nhu cầu này để tiêu thụ sản phẩm.
Hàng dệt may mang tính thời trang cao, cần thường xuyên thay đổi mẫu mã,
kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Vấn đề nhãn mác cũng là một trong những đắc trưng nổi bật. Các nhà sản xuất
cần tạo nhãn hiệu cho riêng mình, nó chứng nhận chất lượng hàng hóa và uy tín
người sản xuất.
Điều này cần được quan tâm trong chiến lược của sản phẩm vì người tiêu dùng
không chỉ quan tâm đến giá mà còn rất coi trọng chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó yếu tố thời vụ ảnh hưởng đến buôn bán các sản phẩm dệt may. Phải
căn cứ vào chu kì thay đổi của thời tiết trong từng khu vực mà cung cấp hàng hóa
phù hợp.
Đối với sản xuất, đây là ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn, vốn đầu
tư không quá lớn nhưng tỷ lệ lãi cao.Sức cạnh tranh trong sản xuất dệt may giảm
thì họ lại vươn tới các ngành công nghiệp khác có hàm lượng kĩ thuật cao, tốn ít
lao động mà đem lại nhiều lợi nhuận. Lịch sử phát triển cảu ngành công nghiệp dệt
may trên thế giới cũng là sự chuyển dịch từ khu vực phát triển sang khu vực kém
phát triển hơn do sự chuyển dịch về lợi thế so sánh. Như vậy không có nghĩa sản
xuất dệt may không còn tồn tại ở những nước công nghiệp phát triển mà trên thực
tế nó chỉ chuyển sang giai đoạn cao hơn và tạo ra những sản phẩm có giá trị hơn.
Trong những năm gần đây, sản xuất dệt may của Việt Nam đã có sự phát triển tiến
bộ và đang cố gắng hòa nhập với lộ trình dệt may của thế giới.
Đối với thị trường, các sản phẩm dệt may đã được bảo hộ chặt chẽ. Trước khi
Hiệp định về hàng dệt may- kết quả của đàm phán Urugoay ra đời và phát huy tác
dụng, việc buôn bán quốc tế hàng dệt may đã được điểu chỉnh theo các thể chế
thương mại đặc biệt. Mức thuế phổ biến đánh vào hàng dệt may cao hơn so với các
hàng hóa khác. Những rào cản đó đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và buôn bán hàng
dệt may thế giới.
1.2.3. Vai trò ngành công nghiệp dệt may đối với nền kinh tế.
Đối với nền kinh tế, ngành công nghiệp dệt may có vai trò vô cùng quan trọng
vì nó sản xuất ra những sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu của con người. Trong
thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vị trí ngành công nghiệp dệt may trong
cuộc sống ngày càng được khẳng định hơn.
Thứ nhất, ngành công nghiệp dệt may đã làm giảm tình trạng thất nghiệp. Đây là
ngành thu hút nhiều lao động nhưng không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, dệt may
đã làm giảm tình trạng thất nghiệp đáng kể- vấn đề nhức nhối của nền kinh tế. Việt
Nam là một nước nông nghiệp với tỉ lệ 80% là nông thôn, trình độ kiến thức còn
hạn chế. Như vậy, giảm thất nghiệp là giảm gánh nặng ngân sách, tệ nạn xã hội,
tăng cường an ninh trật tự và đời sống người dân được cải thiện hơn.
Thứ hai, ngành công nghiệp dệt may góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công
nghiệp dệt may phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Vì
nguyên liệu sản xuất bao gồm đay, bông, tằm… nên cần phải chuyển đổi cơ cấu
cây trồng để mang lại hiệu quả cao. Vùng có ngành dệt may phát triển sẽ kéo theo
sự phát triển của các ngành phụ trợ và các ngành sử dụng sản phẩm của ngành dệt
may từ đó tăng tỉ trọng cơ cấu kinh tế. Là ngành có nhiều thành phần kinh tế tham
gia lại hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nên cơ cấu thành phần thay đổi theo
hướng gia tăng tỉ lệ khu vực kinh tế quốc doanh. Bên cạnh đóm các doanh nghiệp
địa phương có xu hướng xin gia nhập ngày càng nhiều vào ngành công nghiệp dệt
may để được hưởng các chính sách ưu đãi và bảo hộ của Nhà nước dành cho các
đơn vị thành viên của ngành công nghiệp dệt may.
Thứ ba, ngành công nghiệp dệt may khiến mở rộng thương mại quốc tế, tăng
thu ngoại tệ cho đất nước. Với những đặc trưng phù hợp với điều kiện của Việt
Nam, ngành dệt may đã trở thành một trong những ngành chủ lực đóng góp vào
tăng trưởng kinh tế và mở rộng quan hệ thương mại khu vực và thế giới. Đây là
ngành xuất khẩu thứ hai sau dầu khí, một ngành tạo đà phát triển cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dệt may
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dệt may nhưng chia
thành hai nhóm chính: Các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan.
Trong các nhân tố khách quan, địa lí tự nhiên, xã hội và nguồn lực là các nhân tố
chính. Mọi ngành sản xuất nói chung và ngành công nghiệp dệt may nói riêng đều
chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Nếu khí hậu và đất đai thuận lợi sẽ tạo điều
kiện phát triển các cây công nghiệp như Bông, gai, đay… Việt Nam là nước nhiệt
đới gió mùa vì vậy rất phù hợp để phát triển các cây này. Như vậy, nguyên liệu tốt
thì chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn, dễ dàng cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa,
vị trí nước ta nằm trên khu vực phát triển sôi động nên thuận lợi về thương mại,
trao đổi các máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho ngành.
Thứ nhất, xã hội bao gồm các yếu tố về dân cư, thị trường và truyền thống. Dân
cư và cơ cấu dân cư ảnh hưởng rất quan trọng trong ngành dệt may. Dân số tăng thì
nhu cầu về hầng dệt may cũng tăng. Do vậy ngành dệt may phải phát triển về
chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh quyết liệt
như hiện nay, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước là yếu tố quyết định sự tồn
tại của ngành. Vì ngành dệt may đã có từ lâu đời nên nó đã trở thành một ngành có
thế mạnh và con người Việt Nam cần cù, chăm chỉ , năng động sáng tạo trong công
việc chính là yếu tố thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp này.
Thứ hai, nhân tố nguồn lực là nhân tố chính của bất kì hoạt động sản xuất nào.
Trong đó thiết bị công nghệ là yếu tố cơ bản đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt
hiệu quả cao. Nó làm tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí từ đó giảm giá thành
sản phẩm. Yếu tố nguồn nhân lực dồi dào là yếu tố chính trong sản xuất kinh
doanh. Vì đây là ngành đòi hỏi sử dụng nhiều lao động, qui trình có nhiều công
đoạn thủ công, nguồn nhân lực dồi dào và giá rẻ là một lợi thế. Cuối cung không
thể thiếu yếu tố vốn. Vốn đầu tư có vai trò quan trọng đến sự phát triển của ngành.
Để dệt may trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn thì cần vốn đầu tư cải tạo, nâng
cấp, đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh các nhân tố khách quan, các nhân tố chủ quan cũng ảnh hưởng đến sự
phát triển của ngành. Đó là các chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước, cơ
chế quản lí, chiến lược phát triển kinh tế và xã hội trong từng thời kì ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình phát triển của ngành. Nếu nhà nước can thiệp vừa phải, môi
trường chính trị ổn định sẽ giúp phát triển, ngược lại nếu Nhà nước can thiệp quá
sâu sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành.
1.3 .Mối quan hệ giữa thu hút FDI và công nghiệp dệt may
1.3.1. Vai trò của FDI đối với ngành công nghiệp dệt may
Đối với các quốc gia ở châu Á, trong quá trình phát triển đều có giai đoạn lấy
ngành dệt may làm trung tâm, động lực của việc làm và gia tăng xuất khẩu. Đối với
ngành công nghiệp dệt may, nguồn vốn FDI đóng vai trò rất quan trọng giúp đẩy
mạnh xuất khẩu, thu hút FDI giúp ngành dệt may ngày càng phát triển hơn. Vì ở
các nước đang phát triển, nhân công giá rẻ là một lợi thế giúp đáp ứng nhu cầu của
các nhà đầu tư về nguồn lực. Không những vậy, nó có thể giữ được sức hút nhất
định với FDI. Việc Việt Nam tham gia các hiệp định đối tác đã tạo cơ hội cho
nguồn vốn FDI luân chuyển dễ dàng hơn, do đó đã tạo động lực cho ngành dệt may
ngày càng phát triển, tăng xuất khẩu, đóng góp lớn cho nền kinh tế.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào công nghiệp dệt may
Khi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp đặc biệt là
ngành công nghiệp dệt may thì cần phải chú trọng nhiều yếu tố.
Thứ nhất là giao thông thuận lợi, đối với bất kì hoạt động sản xuất nào đều phải
tạo ra sản phẩm và tiêu thụ nó. Đó là xuất khẩu ra thị trường trong nước và ngoài
nước. Nếu giao thông thuận lợi, sản phẩm sẽ có thể vận chuyển dễ dàng hơn và
tiêu thụ nhanh hơn. Bên cạnh đó, các thủ tục vận chuyển dễ dàng sẽ có lợi hơn
trong việc thu hút FDI vào ngành này.
Thứ hai, nguồn lao động dồi dào sẽ đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư vào dệt
may. Họ cần số lượng nhân công lớn và giá rẻ để phục vụ công việc. Như đối với
Việt Nam có nguồn lao động trẻ, đây là một lợi thế lớn.
Thứ ba, thiện chí của chính quyền trong việc hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thành dự
án. Khi chính quyền ủng hộ các nhà đầu tư, họ sẽ có cơ hội đầu tư nhiều và dễ
dàng hơn, do đó giải quyết vấn đề việc làm cho rất nhiều người. Bên cạnh đó pháp
luật đồng bộ, hoàn chỉnh thì các chính sách sẽ được thực hiện nhanh chóng.
Thứ tư, các thủ tục hành chính đơn giản, linh hoạt, nhanh chóng làm cho các
nhà đầu tư dễ dàng thực hiện.
Thứ năm, nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng sẽ đáp ứng được nhu cầu may
mặc và hạn chế thời gian giao hàng do nhập khẩu nguyên liệu.
Thứ sáu là cơ sở hạ tầng. ở các khu công nghiệp, khu chế xuất có khả năng giải
quyết việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương cần được chú trọng hơn thay
vì đầu tư hơn vào các thành phố lớn gây cản trở giao thông.

You might also like