You are on page 1of 24

CHƯƠNG 3

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ


3.1. Khái niệm về môi trường đầu tư và sự cần thiết nghiên cứu môi
trường đầu tư quốc tế

3.1.1. Khái niệm

Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm "môi trường" là những yếu tố hoặc
trạng thái bên ngoài có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối tượng. Vậy,
môi trường đầu tư là những nhân tố bên ngoài (khách quan) của nước sở tại
có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư là
việc bỏ vốn ngày hôm nay để thu lại lợi nhuận trong tương lai.

Như vậy từ khái niệm môi trường, của một khách thể bao gồm vật chất,
điều kiện hoàn, cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng
bao quanh khách thể này hay các hoạt động khách thể diễn ra trong chúng, ta
có thể định nghĩa: Môi trường đầu tư (theo nghĩa chung nhất) là tổng hoà các
yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư như chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, pháp luật, tài chính, cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, lợi thế của
một quốc gia có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của nhà đầu
tư.

3.1.2. Sự cần thiết nghiên cứu môi trưởng đầu tư quốc tế

3.1.2.1. Đối với doanh nghiệp

Mọi hoạt động đầu tư dù ở đâu (trong nước hay ngoài nước) suy cho
cùng là để thu lợi nhuận, vì thế môi trường đầu tư hấp dẫn phải là một môi
trường mà ở đó các hoạt động đầu tư cỏ hiệu quả cao nhất, hạn chế thấp nhất
mức độ rủi ro. Điều đó lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: điều kiện tự
nhiên, chế độ chính trị, chính sách và luật pháp. Các yếu tố xã hội, như truyền
thống, văn hoá, tập quán và tôn giáo cũng tác động rất lớn tới hoạt động đầu

2
tư và khả năng sinh lợi của dự án đầu tư. Như vậy, việc nghiên cứu môi
trường đầu tư quốc tế sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư quyết định có
đầu tư hay không, đầu tư cái gì, lĩnh vực nào, ở đâu, quy mô dự án ra sao.

3.1.2.2. Đối với chính phủ

Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều nhận thấy vai trò quan trọng của
đầu tư quốc tế đối với sự phát triển kinh tế nên rất tích cực cải thiện môi
trường đầu tư để hấp dẫn, thu hút nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt làm nguồn
vốn FDI. Việc nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế để các chính phủ thấy
điểm mạnh, điểm yếu của quốc gia mình trong việc tạo lập môi trường kinh
doanh tốt và trên cơ sở đó sẽ có chính sách, biện pháp thích họp nhằm tiếp tục
cải thiện môi trường đầu tư.

3.2. Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư của một quốc gia

Môi trường đầu tư cứng: Môi trường đầu tư cứng liên quan đến các yếu
tố thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo cho sự phát triển kinh tế vùng, quốc
gia như: hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông (đường sá, cầu cảng, sân bay, bến
cảng...), hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, nước v.v...

Môi trường đầu tư mềm: Môi trường đầu tư mềm bao gồm hệ thống các
dịch vụ hành chính công, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư (đặc
biệt là các vân đề liên quan đến chế độ đối xử và giải quyết các tranh chấp,
khiếu nại), hệ thống các dịch vụ tài chính- ngân hàng, kế toán và kiểm toán
v.v...

Cụ thể, môi trường đầu tư được cấu thành từ nhiều yếu tố mà theo
UNCTAD, có thể tổng hợp thành 3 nhóm yếu tố sau:

3.2.1. Khung chính sách

Khung chính sách bao gồm hệ thống các quy định hành chính, luật
pháp và chiến lược của nhà nước để trên cơ sở đó chính phủ, các cơ quan
thuộc chính phủ và địa phương điểu hành hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt

3
được các mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Khung
chính sách bao gồm hai cấp độ: khung chính sách quốc gia và khung chính
sách quốc tế. Trong khi khung chính sách quốc tế bao gồm những nhân, tố
thuộc về các hiệp định đầu tư song phương và đa phương, các liên kết kinh tế
quốc tế, thì khung chính sách quốc gia được chia làm hai nhóm là-khung--
chính sách vòng trong và khung chính sách vòng ngoài. Khung chính sách
vòng trong là những quy định của quốc gia liên quan trực tiếp đến hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đó là những quy định liên quan tới việc thành lập
và hoạt động của doanh nghiệp, những quy định về bảo hộ đầu tư và các tiêu
chuẩn đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài. Khung chính sách vòng ngoài là
những chính sách liên quan gián tiếp đến FDI như chính sách thương mại,
chính sách tư nhân hóa, chính sách M&A, chính sách thuế, tài chính...

Khung chính sách kinh tế nằm trong nhóm môi trường đầu tư mềm
trong hệ thống môi trường đầu tư của các quốc gia. Khung chính sách không
phải là hàng loạt các nguyên tắc bắt buộc áp đặt trên cơ sở của chính phủ mà
nó là một công cụ hữu hiệu để giúp các chính phủ xác định vai trò của các vấn
đề quan trọng nếu các chính phủ muốn tạo ra một môi trường kinh doanh hấp
dẫn đối với các nhà đầu tư. Điều đầu tiên các nhà đầu tư quan tâm khi quyết
định đầu tư vào một quốc gia là khung chính, sách, bởi vì khung chính sách
có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh lợi của nguồn vốn đầu tư, dưới các
khía cạnh khác nhau như:

- Tốc độ tăng trưởng của thị trường;

- Khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới của nhà đầu tư;

- Sự tin cậy và sự ưa chuộng của người tiêu dùng cũng như khả năng
thanh toán của người tiêu dùng;

- Cơ cấu thị trường v.v...

4
3.2.2. Các yếu tố kinh tế

Nhóm các yếu tố kinh tế là tổng thể các nhân tố hữu hình và vô hình,
có sẵn (trời cho) và tạo ra cấu thành của một nền kinh tế và cũng là thước đo
để đánh giá "tầm vóc" của nền kinh tế quốc gia. Yếu tố kinh tế là mục tiêu
nghiên cứu, là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nhà đầu tư nào.

Với mục tiêu tối thượng là tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư, các yếu tố
sau đây cần được quan tâm tìm hiểu:

- Tính sẵn có của nguồn nguyên liệu;

- Lao động sẵn có giá rẻ và có tay nghề;

- Cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thống các loại, điện nước, thông tin liên
lạc..

- Tài sản đặc biệt (công nghệ, phát minh, thương hiệu)...

Trước đây, yếu tố quan họng nhất và quyết định của một nước tiếp
nhận vốn đầu tư trong việc thu hút và hấp dẫn FDI là nguồn tài nguyên thiên
nhiên sẵn có. Nhưng từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai tới nay, yếu tố
nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có mất dần đi vai trò quan trọng của mình
và tính hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần. Lý do là người ta
cho rằng FDI mang lại lợi thế so sánh cho thương mại hơn là đầu tư. Việc đầu
tư chỉ được khi một quốc gia có tài nguyên thừa nhưng lại không có đủ vốn
cũng như trình độ kỹ thuật cao để khai thác và bán nguyên liệu thô trên thế
giới. Hơn nữa, khi đầu tư vào ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên của một
quốc gia thì các nhà đầu tư sẽ mất nhiều chi phí cho việc trang bị cơ sở hạ
tầng để đưa nguyên liệu thô đó ra khỏi biên giới, và điểu đó cũng sẽ làm tăng
các chi phí đầu tư.

Khi tìm kiếm hiệu quả và lợi nhuận ở các nước nhận đầu tư, nhà đầu tư
còn thường phải quan tâm đến các yếu tố sau:

5
- Chi phí thực cho các nguyên liệu và các tài sản kể trên được điều
chỉnh theo năng suất lao động;

- Chi phí các yếu tố đầu vào khác, đặc biệt là chi phí vận tải, thông tin
và các yếu tố trung gian

- Hiệp định khu vực cho phép tiếp cận mạng lưới thị trường khu vực.

3.2.3. Yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh

Các yếu tố tạo điều kiện cho kinh doanh tại nước nhận đầu tư là các
biện pháp mà chính phủ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước
ngoài gồm: hoạt động xúc tiến đầu tư, các biện pháp khuyến khích đầu tư
(miễn, giảm thuế, thuế ưu đãi, ưu đãi thuê mặt bằng...); các biện pháp nhằm
giảm tiêu cực phí (minh bạch và đơn giản hoá thủ tục hành chính, tăng hiệu
quả công tác quản lý, giảm và loại trừ tham nhũng); các biện pháp cải thiện và
nâng cao chất lượng dịch vụ tiện ích, công cộng nhằm nâng cao chất lượng
sống của con người.

+ Hoạt động xúc tiến đầu tư gồm việc quảng bá ra bên ngoài về hình
ảnh, chính sách, lợi thế, tiềm năng của nước nhận đầu tư nhằm cung cấp
thông tin trung thực nhất, cập nhật nhất để nhà đầu tư hiểu đứng về môi
trường kinh doanh của quốc gia mình. Mục đích của hoạt động này là tăng
cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Ngày nay, các biện pháp xúc tiến
đầu tư ngày càng có vị trí quan trọng.

+ Các biện pháp khuyến khích đầu tư là những biện pháp của chính phủ
nước sở tại, là lội thế kinh tế có thể đo lường được đối với một doanh .nghiệp
(nhà đầu tư) nhất định, nhằm tăng tỷ lệ lợi nhuận và giảm các chi phí cũng
như rủi ro. Các hình thức khuyến khích đầu tư chủ yếu là khuyến khích về tài
khoá như giảm tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp, trợ cấp đầu tư và tái đầu tư,
miễn giảm thuế, khuyến khích về tài chính như hỗ trợ của chính phủ dưới

6
dạng tín dựng trợ cấp, tham gia vốn nhà nước, bảo hiểm tín dụng của chính
phủ.

+ Biện pháp kiểm soát các loại tiêu cực phí và đảm bảo công bằng các
dịch vụ tiện ích. Đây là yếu tố có thể giảm sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư nếu
không kiểm soát được chặt chẽ tình trạng quan liêu, tham nhũng và cửa quyền
của các cơ quan công quyền.

+ Các dịch vụ hỗ trợ sau đầu tư là các biện pháp, quy định của chính
phủ nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thiết lập các chi nhánh ở nước
ngoài để giải quyết các công việc hàng ngày. Một khi nhà đầu tư làm ăn có
hiệu quả thì họ sẽ muốn duy trì hoạt động của mình lâu dài ở nước sở tại bằng
cách tái đầu tư thu nhập của mình (tái đầu tư). Mặt khác, khi tỷ lệ tái đầu tư
càng lớn, số các nhà đầu tư mong muốn tái' đầu tư ở một nước tiếp nhận đầu
tư càng tăng, thì chứng tỏ môi trường đầu tư của nước đó tốt, hấp dẫn và vì
thế cũng sẽ lôi kéo các nhà đầu tư khác cũng tham gia đầu tư vào quốc gia đó.

3.2.4. Nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế

Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư ở nước ngoài, chủ đầu tư sẽ phải cân
nhắc đến các điều kiện sản xuất, kinh doanh ở địa điểm đó xem cổ thuận lợi
hay không, nghĩa là cân nhắc đến các yếu tố có liên quan đến lợi thế địa điểm
của nước nhận đầu tư. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế địa điếm của các
nước nhận đầu tư được đề cập đến trong khái niệm "môi trường đầu tư".

Theo Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển
(UNCTAD), các yếu tố quyết định FDI của nước tiếp nhận đầu tư được chia
thành 3 nhóm sau:

Thứ nhất là khung chính sách về FDI của nước nhận đâu tư gồm các
quy định liên quan trực tiếp đến FDI và các quy định có ảnh hưởng gián tiếp
đến FDI.

7
Các quy định của luật pháp và chính sách liên quan trực tiếp FDI bao
gồm các quy định về việc thành lập và hoạt động của các nhà đầu tư nước
ngoài (cho phép, hạn chế, cấm đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực; cho phép tự
do hay hạn chế quyển sở hữu của các chủ đầu tư nước ngoài đối với các dự
án; cho phép tự do hoạt động hay áp đặt một số điều kiện hoạt động; có hay
không các ưu đãi nhằm khuyến khích FDI;...), các tiêu chuẩn, đối xử đối với
FDI (phân biệt hay không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư có quốc tịch
khác nhau,...) và cơ chế hoạt động của thị trường trong đó có sự tham gia của
thành phần kinh tế có vốn ĐTNN- (cạnh tranh có bình đẳng hay không; có
hiện tượng độc quyền không; thông tin trên thị trường có rõ ràng, minh bạch
không;...). Các quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng và kết quả
của hoạt động FDI. Các quy định thông thoáng, có nhiều ưu đãi, không có
hoặc ít có các rào cản, hạn chế hoạt động FDI sẽ góp phần tăng cường thu hút
FDI vào và tạo thuận lợi cho các dự án FDI trong quá trình hoạt động. Ngược
lại, hành lang pháp lý và cơ chế chính sách có nhiều quy định mang tính chất
hạn chế và ràng buộc đối với FDI sẽ khiến cho FDI không vào được hoặc các
chủ đầu tư không muốn đầu tư. Các quy định của luật pháp và chính sách sẽ
được điều chỉnh tùy theo định hướng, mục tiêu phát triển của từng quốc gia
trong từng thời kỳ, thậm chí có tính đến cả các quy hoạch về ngành và vùng
lãnh thổ.

Bên cạnh đó, một số các quy định, chính sách trong một số ngành, Lĩnh
vực khác cũng có ảnh hưởng đến quyết định của chủ đầu tư như:

Chính sách thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn
địa điểm đầu tư vì FDI gắn với sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Chính sách tư nhân hóa liên quan đến việc cổ phần hóa, bán lại các
công ty. Những nước cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá
trình tư nhân hóa sẽ tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài nhiều cơ hội, nhiều sự
lựa chọn hơn trước khi quyết định đầu tư.

8
Chính sách tiền tệ và chính sách thuế có ảnh hưởng quan trọng đến sự
ổn định của nền kinh tế. Các chính sách này ảnh hưởng đến tốc độ lạm phát,
khả năng cân bằng ngân sách của nhà nước, lãi suất trên thị trường.

Chính sách thuế của nước nhận đầu tư cũng thu hút được sự quan tâm
rất lớn của các chủ đầu tư. Thuế thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp
đên lợi nhuận của các dự án FDI. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao, thuế tiêu thụ đặc biệt,... ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.
Nhìn chung các chủ đầu tư đều tìm cách đầu tư ở những nước có các loại thuế
thấp.

Chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá các tài sản ở nước nhận
đầu tư, giá trị các khoản lợi nhuận các chủ đầu tư thu được và năng lực cạnh
tranh của các hàng hóa xuất khẩu của các chi nhánh nước ngoài.

Chính sách liên quan đến cơ cấu các ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ
(khuyến khích phát triển ngành nào, vùng nào; ngành nào đã bão hòa rồi;
ngành nào, vùng nào không cần khuyến khích,...)

Chính sách lao động: có hạn chế hay không hạn chế sử dụng lao động
nước ngoài; ưu tiên hay không ưu tiên cho lao động trong nước....

Chính sách giáo dục, đào tạo, y tế,... ảnh hưởng đến chất lượng nguồn
lao động cung cấp cho các dự án FDI.

Các quy định trong các hiệp định quốc tế mà nước nhận đầu tư tham
gia ký kết.

Nhìn chung các chủ đầu tư nước ngoài thích đầu tư vào những nước có
hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách đầy đủ, đổng bộ, thông thoáng, minh
bạch và có thể dự đoán được. Điều này đảm bảo cho sự an toàn của vốn đầu
tư.

Thứ hai là các yêu tố của môi trường kinh tế. Nhiều nhà kinh tế cho
rằng các yếu tố kinh tế của nước nhận đầu tư là những yếu tố có ảnh hưởng

9
quyết định trong thu hút FDI. Tùy động cơ của chủ đầu tư nước ngoài mà có
thể có các yếu tố sau của môi trường kinh tế ảnh hưởng đến dòng vốn FDI:

Các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến các yếu
tố như dung lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng
trưởng của thị trường; khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; các sở
thích đặc biệt của người tiêu dùng ờ nước nhận đầu tư và cơ cấu thị trường.

Các chủ đầu tư tìm kiểm nguồn nguyên liệu và tài sản sẽ quan tâm đến
tài nguyên thiên nhiên; lao động chưa qua đào tạo với giá rẻ; lao động có tay
nghề; công nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản do doanh nghiệp sáng tạo
ra (thương hiệu,....); cơ sở hạ tầng phần cứng (cảng, đường bộ, hệ thống cung
cấp năng lượng, mạng lưới viễn thông).

Các chủ đầu tư tìm kiếm hiệu quả sẽ chú trọng đến chi phí mua sắm các
nguồn tài nguyên và tài sản được đề cập ở phần trên, có cân đối với năng suất
lao động; các chi phí đầu vào khác như chi phí vận chuyển và thông tin liên
lạc đi/đến hoặc trong nước nhận đầu tư; chi phí mua bán thành phẩm; tham
gia các hiệp định hội nhập khu vực tạo thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới
các doanh nghiệp toàn khu vực.

Thứ ba là các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh, bao gồm chính
sách xúc tiến đầu tư; các biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư; giảm các tiêu
cực phí bằng cách giải quyết nạn tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính để
nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước; nâng cao chất
lượng các dịch vụ tiện ích xã hội để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các
chủ đầu tư nước ngoài (các trường song ngữ, chất lượng cuộc sống,...); các
dịch vụ hậu đầu tư.

3.2.5. Cách tiếp cận khác

Bên cạnh cách tiếp cận của UNCTAD, còn có cách tiếp cận khác theo
đó môi trường đầu tư bao gồm các yếu tố sau:

10
Môi trường chính trị xã hội: Sự ổn định của chế độ chính trị, quan hệ
các đảng phái đối lập và vai trò kinh tế của họ, sự ủng hộ của quần chúng, của
các đảng phái, tổ chức xã hội và của quốc tế đối với chính phủ cầm quyền,
năng lực điều hành và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo đất nước, ý
thức dân tộc và tinh thần tiết kiệm của nhân dân, mức độ an toàn và an ninh
trật tự xã hội.

Môi trường pháp lý và hành chính: tính đầy đủ và đồng bộ của hệ thống
pháp luật; tính rõ ràng, công bằng và ổn định của hệ thống pháp luật; khả
năng thực thi pháp luật; khả năng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư của pháp luật;
những ưu đãi và hạn chế dành cho các nhà đầu tư của hệ thống pháp luật; thủ
tục hành chính và hải quan.

Môi trường kinh tế và tài nguyên: chính sách kinh tế; các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả kinh tế xã hội (GDP, GDP/người, GNP); tỷ lệ tiết kiệm quốc gia;
các luồng vốn đầu tư cho phát triển; dung lượng thị trường và sức mua của thị
trường; tài nguyên thiên nhiên và khả năng khai thác; tính cạnh tranh tổng thể
của nền kinh tế; tình hình buôn lậu và khả năng kiểm soát; chính sách bảo hộ
thị trường nội địa; hệ thống thông tin kinh tế.

Môi trường tài chính: các chính sách tài chính (thu chi tài chính, mở tài
khoản, vay vốn, lãi suất, chuyển lợi nhuận về nước,...); các chỉ tiêu đánh giá.
nền tài chính quốc gia (cán cân thương mại quốc tế, cán cân thanh toán quốc
tế, nợ quốc gia, tỷ lệ lạm phát); tỷ giá hối đoái và khả năng điều tiết của nhà
nước; khả năng tự do chuyển đổi của đồng tiền; hiệu quả hoạt động của hệ
thống ngân hàng; hoạt động của thị trường tài chính; hệ thống thuế và lệ phí;
khả năng đầu tư chính phủ cho phát triển; giá cả hàng hoá;...

Môi trường cơ sở hạ tầng: hệ thống đường sá, cầu cống, sân bay,
cảng,...; mức độ thoả mãn các dịch vụ điện, nước, bưu Môi trường đầu tư
quốc tế chính viễn thông, khách sạn,...; khả năng thuê đất và sở hữu nhà; chì

11
phí thuê đất, đền bù giải toả, thuê nhà; chi phí dịch vụ vận tải, điện, nước,
thông tin liên lạc...

Môi trường lao động: nguồn lao động và giá cả nhân công lao động;
trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân; cường độ lao động và năng
suất lao động; tính cần cù và kỷ luật lao động; tình hình đình công, bãi công;
hệ thống giáo dục đào tạo; sự hỗ trợ của chính phủ cho .phát triển nguồn nhân
lực.

Môi trường quốc tế: quan hệ ngoại giao của chính phủ; quan hệ thương
mại, mức độ được hưởng ưu đãi MFN và GSP của các nước này; hợp tác kinh
tế quốc tế (tham gia vào các khối kinh tế, diễn đàn kinh tế thế giới); mức độ
mở cửa về kinh tế và tài chính với thị trường bên ngoài... Tóm lại là các nhân
tố của môi trường quốc tế. Đó là các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, chính
trị, xã hội toàn cầu có ổn định hay không, có thuận lợi hay không thuận lợi
cho nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư cũng như cho chính chủ đầu tư khi
tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Tình hình cạnh tranh giữa các nước
trong thu hút FDI ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy FDL. Để nâng cao năng
lực cạnh tranh trong thu hút FDI, các nước sẽ phải cải tiến môi trường đầu tư,
tạo thuận lợi và đưa ra những ưu đãi cho FDI. Nước nào xây dựng được môi
trường đầu tư có sức hấp dẫn cao hơn thì nước đó sẽ có khả năng thu hút được
nhiều FDI hơn. Cùng với môi trường đầu tư ngày càng được cải tiến và càng
có độ mở cao, dòng vốn FDI trên toàn thế giới sẽ dễ dàng lưu chuyển hơn và
nhờ vậy lượng vốn FDI toàn cầu có thể tăng nhanh.

3.3. Nghiên cứu môi trường đầu tư của một số nước trong khu vực

3.3.1. Môi trường đầu tư của Trung Quốc

Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa sớm hơn Việt Nam khoảng
10 năm (từ năm 1979) và đã gặt hái được thành tựu to lớn và hiện nay là quốc
gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong nhiều năm qua. Trong lĩnh

12
vực thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn FDI, Trúng
Quốc cũng là quốc gia đứng đầu, kể cả trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy
giảm do khủng hoảng, thì Trung Quốc luôn duy trì tốc độ như mức trước
khủng hoảng. Riêng điều đó cho thấy môi trường đầu tư của Trung Quốc lành
mạnh và hấp dẫn như thế nào và việc nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế
Trung Quốc sẽ rất có ý nghĩa đối với các nước và đặc biệt đối với Việt Nam.

Trung Quốc mở cửa thu hút nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là nguồn
vốn FDI theo nguyên tắc: từ điểm đến tuyến và từ tuyến đến diện, tức là đầu
tiên mở các đặc khu kinh tế (Thẩm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn, Sán Đầu) để
thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh, sau đó mở cửa các
thành phố vùng Duyên hải dọc vùng biển phía Đông từ Quảng Châu tới
Thanh Đảo (14 thành phố duyên hải) và cuối cùng theo các con sông mở cửa
thu hút FDI vào sâu lãnh thổ Trung Quốc. Quá trình thực hiện chính sách thu
hút FDI của Trung Quốc có thể chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ năm 1979 tới năm 1990, đây là giai đoạn thử nghiệm
chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chính sách của Trung
Quốc là tập trung gọi nguồn vốn đầu tư gián tiếp (chủ yếu nguồn ODA) để
đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, còn nguồn FDI chỉ là thứ yếu, bổ sung và tập
trung vào các ngành chế biến nguyên liệu, may mặc và lắp ráp (các ngành sử
dụng nhiều lao động).

Giai đoạn 2: Từ năm 1991 tới năm 2000, đây là giai đoạn chuyển từ
chính sách thu hút nguồn vốn FPI sang FDI. Giai đoạn này Trung Quốc đã
khẳng định tính nhất quán trong mở cửa thu hút FDI và coi nguồn vốn đầu
nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.

Giai đoạn 3: Từ năm 2001 tới nay, đây là giai đoạn mà Trung Quốc mở
cửa hoàn toàn và các nhà đầu tư nước ngoài thực sự coi Trung Quốc là nơi
đầu tư hấp dẫn nhất. Đặc trưng của giai đoạn này là các nhà đầu tư nước
ngoài đã sẵn sàng chuyển giao vào Trung Quốc công nghệ tiên tiến thông qua

13
việc thành lập các trung tâm nghiên cứu R&D. Sự kiện Trung Quốc là thành
viên của WTO đã mở ra giai đoạn mới trong chính sách thu hút FDI phù hợp
với cam kết gia nhập tổ chức này và làn sóng đầu tư mới vào Trung Quốc đã
làm cho môi trường đầu tư quốc tế của Trung Quốc trở nên hấp dẫn nhất thế
giới. Trong giai đoạn 2001-2005, Trung Quốc đã thành công trong việc nắm
bắt các cơ hội dịch chuyển và cơ cấu lại sản xuất toàn cầu, thu hút một nguồn
vốn lớn FDI vào sản xuất và làm cho Trung Quốc trở thành một nơi sản xuất
trọng yếu nhất toàn cầu. Công nghệ và các ngành công nghiệp trọng điểm đã
thu hút vốn đầu tư nói chung, đặc biệt vốn FDI cực kỳ lớn và có nhiều dự án
FDI được thực hiện trong giai đoạn này. Đồng thời, các doanh nghiệp FDI đã
tạo ra những tấm gương mẫu mực vê' việc giới thiệu và ứng dụng công nghệ
tiên tiến, phương pháp quản lý và triết lý kinh doanh, thúc đẩy phát triển tính
thị trường hàng hoá và quốc tế hoá của các doanh nghiệp nói riêng cũng như
nền kinh tế Trung Quốc nói chung. Đặc biệt, sự tham gia của các doanh
nghiệp FDI đã khuyến khích mạnh mẽ tính cạnh tranh quốc tế của các doanh
nghiệp trong các lĩnh vực điện tử, viễn thông, các ngành công nghiệp nhẹ, dệt
may, các sản phẩm dệt và máy móc, thiết bị nói chung. Như vậy, môi trường
đầu tư quốc tế của Trung Quốc ngày càng được cải thiện và đã tạo ra sự hấp
dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

3.3.2. Môi trường đầu tư quốc tế của Hàn Quốc

Trong những năm sau khủng hoảng tài chính khu vực, Hàn Quốc đã rất
quan tâm cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và môi trường đầu tư để
thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng
đường sá và cơ sở hạ tầng, cần thiết để hỗ trợ cho các khu công nghiệp lớn,
bãi bỏ hoặc nới lỏng các quy định đã tổn tại nhiều thập kỷ liên quan tới phát
triển các vùng biên giới, theo hướng tự do hơn, thông thoáng hơn với nhiều
ưu đãi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những ưu đãi đó và
các biện pháp khác được tiến hành với tốc độ khẩn trương nhất đã cho thấy

14
thiện chí và các cam kết của chính phủ sẵn sàng hỗ trợ một cách tốt nhất các
doanh nghiệp FDI làm ăn cỏ hiệu quả tại Hàn Quốc.

Bên cạnh các lĩnh vực thông thường như tài chính, bảo hiểm, các nhà
đầu tư nước ngoài còn quan tâm khai thác và đầu tư như lĩnh vực thiết bị
nghiên cứu phát triển, vận tải, giao nhận của Hàn Quốc.

Các lĩnh vực khác mà Hàn Quốc có thế mạnh là nguồn nhân lực to lớn,
được đào tạo với chất lượng cao hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu
tư nước ngoài thuộc các lĩnh vực công nghệ cao.

Một lợi thế và là điểm mạnh khác nữa là Hàn Quốc là một địa điểm
hoàn hảo để đặt các trung tâm giao nhận và vận chuyển, trụ sở khu vực của
các tập đoàn đa quốc, gia trong khu vực châu Á.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc còn lợi thế nữa là các công ty có thể dễ dàng
mở rộng đầu tư ra thị trường nước ngoài sau khi đã nghiên cứu thử nghiệm
thành công tại đây.

Thời gian sau khủng hoảng tài chính 1997, Hàn Quốc đã quyết tâm
thực hiện tất cả những biện pháp cần thiết để thoả mãn nhu cầu của các nhà
đầu tư và thực thi các biện pháp nhằm trợ giúp cải thiện môi trường kinh
doanh.

Tóm lại, nhằm cải thiện môi trường đầu tư quốc tế ngày căng hấp dẫn
hơn, chính phủ Hàn Quốc tập trung vào hai mục tiêu: thứ nhất, trợ giúp các
điều kiện thị trường và cho phép doanh nghiệp nước ngoài nhận ra đầy đủ
tiềm năng của họ ở Hàn Quốc; thứ hai, thực hiện nghiêm túc các cam kết của
mình nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả ở Hàn Quốc.

15
3.3.3. Môi trường đầu tư của Thái Lan

3.3.3.1. Lịch sử phát triển của Vương quốc Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam phía bắc giáp Lào và
Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và
Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía
đông giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây giáp với lãnh hải
Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.

Thái Lan chịu nhiều nền văn hóa khác nhau ngay từ thời Văn hóa Baan
Chiang, nhúng do vị trí địa lý, văn hóa Thái Lan luôn chịu ảnh hưởng của văn
hóa Ấn Độ và Trung Quốc cũng như văn hóa các nước láng giềng khác. Văn
hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tường đạo Phật và từ nền sản
xuất nông nghiệp

Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Sau cuộc
cách mạng tư “sản năm 1932, Thai Lan chuyển sang chế độ quân chủ lập
hiến.

3.3.3.2. Yếu tố tự nhiên của Thái Lan

Địa lý: Với diện tích 514.000 km2, Thái Lan được xếp thứ 49 trên thế
giới về diện tích, thứ 3 trong khu vực Đông Nam Ấ (sau Indonesia và
Myamar). Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau,
tương đương với các Vùng kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Thái
Lan là. thiếc, cao su, ga tự nhiên, vonfram, tantalium, chì, thạch cao, than
non, fluorite, gỗ, cá.

Khí hậu: Khí hậu chủ đạo của đất nước Thái Lan là nhiệt đới gió mùa.
Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Từ giữa tháng 5 cho tới tháng 9, Thái Lan chịu
ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên mưa nhiều Khí hậu Thái Lan rất thích
hợp cho phát triển nông nghiệp.

16
Dân số: Cơ cấu dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng
Thái. Trong đó bao gồm có tiếng Trung Thái, tiếng Xiêm, tiếng Đông Bắc
Thái hay tiếng Lào (như người Thái vùng Tây Bắc Việt Nam), tiếng Bắc Thái
hay tiếng Lanma cũng gọi là tiếng Lào, và tiếng Nam Thái cũng gọi là tiếng
Mã Lai. Mặc dù có sự khác nhau giữa các nhóm dân cư các vùng miền, nhưng
nhờ sự. thống nhất hệ thống giáo dục nên hầu hết người Thái có thể nói tiếng
Xiêm như tiếng địa phương của họ.

Ngoài người Thái là người Hoa. Hoa kiều là dân tộc thiểu số đông, thứ
hai, có ảnh hưởng chính trị không cân xứng với vai trò kinh tế của họ. Phần
lớn người Hoa sống hoàn toàn hòa nhập, vào xã hội Thái, chứ không sống tại
Chinatown ở Bawngkok. Ngoài ra còn có người Mã Lai sống tập trung ở miền
Nam, người Môn, người Khơ me (dân tộc thiểu số đông nhất). Người Việt ở
Thái Lan chủ yếu sống ở vùng Đông Bắc Thái Lan.

Tổng dân số hiện nay của Thái Lan khoảng 66 triệu người (năm 2010),
đứng thứ 21 trên thế giới. Mật độ dân cư khoảng 132 người/ km2.

Tôn giáo: Theo kết quả điểu tra dân số của chính phủ Thái Lan năm
2000 thì có 95% người Thái theo Phật giáo Theravada và đạo Phật được coi là
quốc đạo của Thái Lan. Đạo Hồi chiếm 4,6% và tập trung chủ yếu ở một số
tỉnh thành miền Nam Thái Lan. Cộng đổng Hồi giáo thường sống cách biệt
với các cộng đồng khác và tại miền Nam Thái Lan những năm gần đây
thường có các cuộc xung đột giữa những người Hồi giáo với những người
theo đạo Phật. Ngoài ra, ở các tỉnh cực nam Thái Lan còn có cộng đồng Kito
giáo.

3.3.3.3. Yếu tố kinh tế

Nền kinh tế Thái Lan vốn đặc trưng là một nước nông nghiệp truyền
thống, nhưng từ 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
lần thứ nhất. Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách công

17
nghiệp hóa hướng về xuất khẩu và các nước ASEAN, Hòa Kỳ, Nhật Bản,
châu Âu là thị trường xuất khẩu chủ lực của Thái Lan. Ngành công nghiệp và
dịch vụ đã từng bước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan và
vai trò của nông nghiệp giảm dần.

Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp (NICs) mới trong khu vực
Đông Nam Á cùng với Hạn Quốc, Singgapo và lãnh thổ Đài Loan. Giai đoạn
1985 đến 1995 nền kinh tế Thái Lan phát triển nóng với tốc độ phát triển kinh
tế thuộc loại cao nhất thế giới (trung bình khoảng 9% mỗi năm). Nhưng "quả
bóng" kinh tế Thái Lan bị nổ vào năm 1997 - cuộc khủng hoảng tài chính -
tiền tệ châu Á mà khởi đầu là từ Thái Lan (khủng hoảng nợ, khủng hoảng
ngân hàng và khủng hoảng tiền tệ).

Nhưng chỉ sau một thời gian, bắt đầu từ năm 1998, Thái Lan bắt đầu
phục hồi nền kinh tế bị khủng hoảng với tốc độ tăng trưởng từ 4,2% và năm
2004 đã cao hơn 6%. Dự trữ ngoại tệ ở mức 40 tỷ USD (tháng 8/1997 chỉ
khoảng 0,8 tỷ USD).

Xuất khẩu của Thái Lan trên 100 tỷ USD hàng năm với các mặt hàng
chủ lực bao gồm gạo, hàng dệt may, giày dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô,
máy tính và thiết bị điện.

Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm điện dân dụng, linh kiện điện tử,
linh kiện máy tính và ô tô, xe máy. Ngành công nghiệp hỗ trợ Thái Lan khá
phát triển nên thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rất mạnh. Đặc biệt, phải kể
đến ngành du lịch Thái Lan (chiếm 5% GDP).

3.3.4. Môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam

Nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam sẽ được xem xét
chi tiết hơn và dưới các khía cạnh sau:

a. Về yếu tố tự nhiên

18
Việt Nam là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái
Bình Dương, có biên giới trên đất liền dài 4.5.50km tiếp giáp với Trung Quốc
ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây. Trên bản đồ dải đất liền Việt
Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23° 23' Bắc đến 80 27 Bắc, dài
1650km

Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm Đồng Nam Á, có thể dễ dàng giao
thương với Trung Quốc và các nước ASEAN nên có thể trở thành trung tâm
trung chuyển và sản xuất cho cả hai phía (Trung Quốc và ASEAN). Đặc biệt,
miền Bắc Việt Nam tiếp giáp với Biển Đông và có tiềm năng liên kết được
với nhịp độ phát triển của khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á và đó là ưu
thế vượt trội của Việt Nam so với các nước ASEAN trong việc thu hút nguồn
vốn FDI.

Tài nguyên đất: Có thể nói đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao,
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm
nhiệt đới, gồm các loại ưa ánh sáng, nhiệt độ lớn và độ ẩm cao.

Việt Nam có nguồn tài nguyền khoáng sản đa dạng, phong phú.

Tóm lại, xét một cách toàn diện về mặt tài nguyên thiên nhiên thì Việt
Nam là quốc gia hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi nhất so với các: nước trong
khu vực. Đầy chính là lợi thế của Việt Nam trong thu hút nguồn vốn đầu tư
nước ngoài.

b. Về chế độ chính trị

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có môi trường chính trị và xã hội
ổn định nhất trong khu vực Đông Nam Á.

c. Về thị trường

Với dân số gần 90 triệu người, chỉ đứng sau Indonesia trong khu vực
Đông Nam Á, Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư nước ngoài khi tập trung sản xuất bán hàng trong nước. Tỷ lệ FDI trong các

19
ngành định hướng vào thị trường trong nước như công nghiệp hàng tiêu dùng,
công nghiệp nặng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng v.v... trong thời
gian qua rất cao.

d. Về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện' tại còn nhiều yếu kém, .nhưng có
nhiều điểu kiện thuận lợi đê’ phát triển trong tương lái vì thế cũng được nhiều
nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.

Hệ thống giao thông vận tải: Về cơ bản, các tuyến giao thông huyết
mạch và trọng yếu được nâng cấp mở rộng và làm-mới, bảo đảm thông suốt
trong cả nước.

Đường bộ: Tính đến nay, tổng chiều dài đường quốc lộ cả nước khoảng
18.000km. Trục Bắc “ Nam gồm 2 tuyến là quốc lộ 1A và đường Hồ Chí
Minh. Đây là trục đường bộ quan trọng nhất trong hệ thống đường bộ Việt
Nam.

Đường sắt: Mạng đường sắt Việt Nam với tổng chiều dài 4.400km và
nối liền các khu dân cư, các trung tạm văn hoá nông nghiệp và công nghiệp,
trừ khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, đường sắt Việt Nam hiện
nay đã nối liền với đường sắt Trung Quốc qua 2 hưởng: tới Vân Nam Trung
Quốc qua tỉnh Lào Cai và tới Quảng Tây Trung Quốc qua tính Lạng Sơn.
Tương lai không xa; đường sắt Việt Nam sẽ kết nối với mạng lưới đường sắt
các nước ASEAN qua Campuchia, Thái Lan và Malaysia để tới Singapore

Hàng không: Hiện tại Việt Nam có 3 hãng hàng, không, nhưng chủ yếu
Vietnam Airline là chính.

Cảng biển: Hệ thống cảng biển Việt Nam về cơ bản đảm bảo thông qua
toàn bộ khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển theo nhu cầu
tăng trưởng của nền kinh tế và đạt khoảng 200 triệu tấn/2010. Hệ thống cảng
biển Việt Nam được phân bố trên phạm vi cả nước.

20
Hệ thống điện: Khi nối về hệ thống điện của một quốc gia, người ta
thường đề cập tới hệ thống truyền tải và hệ thống phân phối. .

Về hệ thống truyền tải: Hiện nay hệ thống này của Việt Nam bao gồm 3
cấp điện áp là 500kV, 220 KV và 110 KV. Lưới điện 500KV, 220KV và một
số lưới điện 110KV quan trọng đều do 4 công ty Truyền tải điện 1, 2, 3 và 4
quản lý và vận hành.

Về hệ thống phân phối điện hiện nay của Việt Nam bao gồm nhiều cấp
điện áp khác nhau, cả ở các vùng nông thôn và thạnh thị đều do 8 công ty
điện lực thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý.

Bưu chính - viễn thông: Lĩnh vực bưu chính- viễn thông của Việt Nam
tuy còn nhiều yếu kém, nhưng trong thời gian sau khi mở cửa thu hút đầu .tự
nước ngoài đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, và được giới đầu tư trong và ngoài
nước đánh giá cao.

e. Về nguồn lao động

Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đang ở thời kỳ "dân số vầng" tức là so
người đang làm việc cao hơn số người phải nuôi, nếu Việt Nam tận dụng
được cơ hội này để tăng trưởng thì đấy là cơ hội rất lớn.

Lao động Việt Nam có mức lương rất thấp so với các nước trong khu
vực, nên đây chính là lợi thế của Việt Nam để thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài.

4.4. So sánh môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam với môi trường đầu
tư quốc tế các nước trong khu vực

Qua việc nghiên cứu, phân tích ở các mục trên có thể thấy môi trường
đầu tư quốc tế của Việt Nam có những lợi thế so với các nước trong khu vực
ở các khía cạnh: chế độ ổn định và giá nhân công rẻ, có trình độ, đây là nhân
tố trong thời gian dài chúng ta đã thành cồng trong thu hút nguồn vốn đầu tư
nựớc ngoài. Tuy nhiên, về lâu dài Việt Nam cần cân nhắc thật kỹ những ưu,

21
nhược của môi trường đầu tư để. có chính sách cải thiện, môi trường đầu tư
cũng như môi trường kinh doanh đúng đắn. Chỉ có như vậy, Việt Nam mới
thực sự thành công trong cạnh tranh nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước
ngoài nói chung và FDI nói riêng.

3.4.1. Mặt mạnh của môi trường đầu tư quốc tế của việt Nam

Thứ nhất, về môi trường chính trị - xã hội

Việt Nam có môi trường; chính trị- xã hội ổn định, đáp ứng được nhu
cầu làm ăn lâu dài của các nhà đầu tư. Để làm rộ và khẳng định nhận xét này,
chúng ta so sánh với Thái Lan. Do bất ổn về chính trị trước sự đối đầu giữa
phe Áo đỏ và Chính phủ tại Bangcoc thời gian quả đã làm suy giảm nghiêm
trọng niềm tín của giói đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư đã tính tói
chuyện bỏ Thái Lán để chuyển sang Việt Nam. Tuy nhiên, câu chuyện không
đơn giản như vậy, vì chúng ta còn phải xem xét tới nhiều khía cạnh khác nữa.

Thứ hai, về vị trí địa lý

Việt Nam cũng có lợi thế về vị trí địa lý vì nằm trong khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương đang phát triển rất năng động. Hiện nay, Việt Nam đã thám
gia Hiệp định CEPT/AFTA với quy mô thị trường khoảng 500 triệu người,
chương trình thu hoạch sớm (EHP) của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế
toàn diện ASEAN -Trung-Quốc và khả năng về Liên kết Đông Á và ASEAN
- Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản). Đặc biệt, Việt Nam là gạch nối
khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, vì có đường biên giới chung
với các tỉnh phía Nám Trung Quốc.

Thứ ba, về nguồn nhân lực

Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, có trí thức và tương đối trẻ. Với
số dân khoảng 86 triệu người, Việt Nam đứng hàng thứ 13 trên thế giói về số
dân, đời sống người dân ngày càng được cải thiện đáng kể, Việt Nam được
đánh giá là quốc gia có tiềm năng về thị trường lao động, về chất lượng nguồn

22
nhân lực, chỉ số phát triển nguồn nhân lực cửa Việt Nam đang ở mức cao hơn
trình độ phát triển kinh tế, có khả năng tiếp thu và thích nghi nhanh với hoạt
động chuyển giao công nghệ, điều này cũng phản ánh những ưu thế của lao
động Việt Nam xét về dài hạn (hiện tại, Việt Nam đứng thứ 5 trong số các
nước Asean về chỉ số phát triển con người, sau Singapore, Malaysia, Thái,
Lan và Philippine). Chi phí sử dụng lao động của kỹ sư Việt Nam cũng được
đánh giá là có lợi thế hơn sọ với các nước trong khu vực. Giá nhân công cũng
tương đối rẻ so với nhiều nước trong khu vực.

Thứ tư, về tài nguyên thiên nhiên

Việt Nam có tài nguyên thiên nhiên khá phong phú so với các nước
trong khu vực như hải sản, dầu thô, khí đốt và các sản phàm nông nghiệp.
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê chỉ sau
Brazil, hạt điều sau Ấn Độ, hạt tiêu đứng thứ nhất thế giới, hải sản đông lạnh
đứng thứ 6, trà đứng thứ 7 trên thế giới

Thứ năm, về thị trường

Thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam đã hình thành, phát triển và
được thúc đẩy theo hướng tự do thương mại và đầu tư, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp hợp tác và cạnh tranh bình đẳng. Quá trình cải cách tài chính,
tiền tệ cũng được đẩy mạnh thông qua việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng,
điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái lịnh hoạt, cải cách hệ thống thuế và đang
tích cực đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính.

Thứ sáu, về chính sách phát triển kinh tế

Chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần cũng tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển cao độ, không
bị phân biệt đối xử đã tạo thuận lợi huy động tối đa cấc nguồn lực trong nước.

Về chính sách khuyến khích sản xuất Việt Nam cũng đã có nhiều, thay
đổi, khác biết so với csc quốc gia trong khu vực.

23
Chính sách đối ngoại đa dạng và đa phương hoá đã tạo điều kiện mở
rộng và phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam và đưa Việt Nam có vị trí
nhất định trên trường quốc tế.,

Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã tùng bước hoàn
thiện theo hướng tạo thuận lợi cao nhất cho các nhà đầu tư và không phân biệt
đợi xử với các nhà đầu tư trong nước.

3.4.2. Mặt hạn chế của môi trường đầu tư quốc tế của việt Nam

Hiện nay, về cơ bản Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, quy mô
của nền kinh tế cốn nhỏ bé, các cơ sở cồng nghiệp và trình độ kỹ thuật - công
nghệ còn thấp, lặc hậu, cơ cấu kinh tế cốn chuyển biến chậm, hiệu quả đầu tư
chưa cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn chưa đáp ứng được các yêu cầu
phát triển. Tóm lại, Việt Nam vẫn là nước kém phát triền vơi cơ cấu rất không
hợp lý, công nghiệp hỗ trợ khổng phát triển (quá yếu so với Thái Lan). Nền
kinh tế chưa thể coi là đã phát triển bền vững dù .mức tăng trưởng khá cao so
với các nước trong khu vực, chỉ sau Trung Quốc..

Hệ thống luật pháp về kinh tế của Việt Nam vẫn còn đang trong quá
trình hoàn thiện, chưa đảm bảo tính, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế (còn độc quyền trong các lĩnh vực như điện, truyền
thông, vận tải.... dẫn đến nhiều đặc quyền cho các doanh nghiệp nhà nước),
tính ổn định chưa cao, mức độ rủi ro pháp luật còn quá lớn và khó dự báo, hệ
thống văn bản pháp luật còn nhiều bất cập...

Quá trình cải cách hành chính còn chuyển biến chậm, các thủ tục liên
quan đến hoạt động đầu tư còn phức tạp, nạn tham nhũng còn phổ biến và
chưa thực sự có biện pháp ngăn chặn, loại bỏ hữu hiệu.

Các chi phí dịch vụ về cơ sở hạ tầng hỗ trợ kinh doanh, chi phi trung
gian, chi phí gia nhập thị trường của các nhà đầu tư còn lớn so với các nước
trong khu vực.

24
Hệ thống thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường vốn, thị trường
lao động, bất động sản thị trường khoa học công nghệ... còn chưa đồng bộ và
kém phát triển so với các nước trong khu vực. Hệ thống dịch vụ tài chính -
ngân hàng, chưa phát, triển, quá trình, cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng
tiến hành chậm. Hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương do tỷ lệ nợ xấu cao, rủi
ro lãi suất và tỷ giá lớn và khả năng giám sát, quản trị rủi ro yếu, hệ số tín
nhiệm đối với hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng rất thấp.

Vấn đề cần nghiên cứu: Làm thế nào để cải thiện môi trường đầu tư
quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hầu hết các nước trong khu vực đang
tích cực cải thiên môi trường đầu tư để tăng cường thu hút nguồn vốn nước
ngoài, đặc biệt nguồn vốn FDI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3

1. Vũ Chí Lộc (2012), Giáo trình Đầu tư Quốc tế, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
2. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
3. Đinh Đào Ánh Thủy (2016), Bài giảng Đầu tư nước ngoài và chuyển
giao công nghệ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

25

You might also like