You are on page 1of 18

ÔN TẬP MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ

Câu 1: Môi trường kinh doanh quốc tế là gì? Đặc điểm của môi trường kinh doanh quốc tế?
-Môi trường kinh doanh quốc tế là tổng thể các yếu tố môi trường thành phần như: môi trường pháp luật,
chính trị, kinh tế, văn hóa, tài chính... Những yếu tố này tồn tại ở mỗi quốc gia trong nền kinh tế thế giới,
chúng tác động và chi phối mạnh mẽ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, buộc các doanh
nghiệp phải điều chỉnh các mục đích, hình thức và chức năng hoạt động của mình cho thích ứng, nhằm
nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
- Đặc điểm của môi trường kinh doanh quốc tế:
1. Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế tồn tại những tất yếu khách quan
2. Môi trường kinh doanh mang tính đặc trưng riêng biệt
3. Môi trường kinh doanh mang tính chất đa dạng và phức tạp
4. Môi trường kinh doanh luôn vận động thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau.
Câu 2: Hệ thống chính trị? Pháp lí? Tác động của môi trường pháp luật đến kinh doanh quốc tế?
-Hệ thống chính trị dùng để chỉ một chỉnh thể bao gồm các tổ chức Đảng như đảng chính trị, nhà nước,
các tổ chức chính trị- xã hội ( hợp pháp), với những tác động qua lại giữa các nhân tố đó trong việc tham
gia vào các quá trình hoạch định và thực thi các quyết sách chính trị nhằm đảm bảo quyền thống trị của
giai cấp, lực lượng cầm quyền, đồng thời đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã hội.
Sự ổn định chính trị có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi trong môi trường kinh doanh quốc tế.
Thứ nhất, có thể giúp tăng cơ hội đầu tư và phát triển. Môi trường chính trị ổn định sẽ tạo ra một môi
trường dự đoán và đáng tin cậy cho các nhà đầu tư. Điều này có thể làm gia tăng các dự án đầu tư, giúp
các doanh nghiệp cảm thấy yên tâm, tự tin hơn về việc đầu tư vào thị trường có sự ổn định chính trị.
Thứ hai, giảm rủi ro cho doanh nghiệp: sự ổn đinh về chính trị giảm thiểu các biến động và rủi ro không
cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà họ
có thể phải dành để đối phó với các tình huống bất ngờ do sự bất ổn về chính trị gây ra.
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh. Sự ổn định về chính trị thường đi kèm với
việc tạo ra các quy định pháp lí rõ ràng, giảm bớt rào cản cho hoạt động kinh doanh. Điều này dẫn đến
giảm chi phí về pháp lý và giúp doanh nghiệp tập trung hơn vào việc phát triển kinh doanh của mình.
Mặt khác môi trường chính trị không ổn định sẽ dẫn đến các rủi ro: sự bất ổn xã hội, hệ tư tưởng đấu
tranh, dẫn đến nền kinh tế kém phát triển. Đây là tác động bất lợi trong việc phát triển hoạt động KDQT.
Có thể thấy rõ những ảnh hưởng này qua ví dụ: Biến động chính trị ở châu Âu (brexit): Quá trình ra khỏi
Liên minh châu Au của Vương quốc Anh đã tạo ra một loạt các biến động về chính trị và kinh tế. Doanh
nghiệp phải đối mặt với việc thay đổi trong quy định thương mại, thủ tục hải quan và quy định lao động,
tạo ra một môi trường kinh doanh không ổn định và có nhiều rủi ro.
-Hệ thống pháp lí của quốc gia là các nguyên tắc, các điều luật điều tiết hành vi và các quy trình giúp thi
hành các điều luật qua đó xử lí cac tranh chấp. Nắm chắc các điều luật của từng quốc gia và các hiệp định
giữa các nước mới cho phép doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn quốc
gia, khu vực kinh doanh, hình thức kinh doanh, mặt hàng kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận, hạn chế rủi ro.
- Môi trường pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế
+ Tác động tích cực: Hệ thống pháp luật minh bạch, khả đoán và chặt chẽ giúp cho hoạt động của doanh
nghiệp được thực hiện một cách thuận lợi, dễ dàng. Hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn thiện,đơn giản, dễ
hiểu dễ thực hiện giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
+ Tác động tiêu cực: Nếu hệ thống pháp luật không đảm bảo tính đầy đủ, tính thống nhất, tính minh bạch,
khó tiếp cận là rào cản pháp lí cho các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh, thâm nhập thị
trường nước ngoài.
Câu 3: So sánh hệ thống kinh tế thị trường, kinh tế tập trung và kinh tế hỗn hợp. Đánh giá tác động của
môi trường kinh tế đến kinh doanh quốc tế
Hệ thống kinh tế thị trường, kinh tế tập trung và kinh tế hỗn hợp đều là các phương thức tổ chức kinh tế
của một quốc gia, nhưng chúng có những đặc điểm và cách hoạt động khác nhau.
*Kinh tế thị trường:
+Trong kinh tế thị trường, các quyết định sản xuất, phân phối và giá cả được quyết định chủ yếu bởi sức
mạnh của cung cầu trên thị trường.
+ Doanh nghiệp thường hoạt động độc lập và tự chủ, không có sự can thiệp nhiều từ chính phủ.
+Thực hiện dựa trên các nguyên tắc thị trường tự do và cạnh tranh
+Chính sách công cụ và quy định được giữ ở mức tối thiểu, chủ yếu nhằm đảm bảo sự minh bạch và công
bằng trong các giao dịch.
*Kinh tế tập trung:
+Trong kinh tế tập trung, quyền lực quyết định về sản xuất, phân phối và giá cả tập trung vào chính phủ
hoặc các tổ chức trung ương.
+Chính phủ thường kiểm soát cac ngành công nghiệp chính và có thể thực hiện kế hoach kinh tế chi tiết
thông qua việc quản lý nguồn lực và quyết định đầu tư.
+ Có sự hạn chế đối với hoạt động kinh doanh cá nhân và sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ trong thị
trường.
+Mục tiêu của kinh tế tập trung thường là để đảm bảo sự phân phối công bằng và đạt được mục tiêu xã
hội.
*Kinh tế hỗn hợp:
+ Kinh tế hỗn hợp kết hợp cả hai yếu tố của kinh tế thị trường và kinh tế tập trung.
+Trong hệ thống này có sự tồn tại của doanh nghiệp tư nhân và các công ty do chính phủ sở hữu và kiểm
soát.
+Chính phủ thường can thiệp vào thị trường thông qua các biện pháp như thuế, chính sách tiền tệ, quy
định và các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế
+Mục tiêu của kinh tế hỗn hợp thường là cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và sự công bằng xã hội.
-Tác động của môi trường kinh tế đến kinh doanh quốc tế:
Có 4 nhân tố tác động đến kinh doanh quốc tế: Mtrg văn hóa, mtrg chính trị, pháp luật, Mtrg kinh tế, môi
trường cạnh tranh
-Mtrg văn hóa: Mtrg văn hóa là những vấn đề liên quan đến thẩm mĩ, các giá trị và thái độ cư xử, phông
tục tập quán, cấu trúc xã hội, tôn giáo , giao tiếp cá nhân, giáp dục và môi trường vật chất và môi trường
tự nhiên của con người.
+ Văn hóa của mỗi quốc gia là riêng biệt, vì vậy việc tìm hiểu kĩ lưỡng về văn hóa của 1 quốc gia trước
khi thâm nhập vào thị trường của quốc gia đó là điều rất cần thiết bởi vì văn hóa là nhân tố tác dộng trực
tiếp đến mọi mặt trong KDQT như tiếp thị, quản lí nguồn nhân công, sản xuất tài chính....
+ Mỗi nề văn hóa có thái độ và đức tin khác nhau, những thái độ và đức tin ảnh hưởng hầu hết đến các
khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Doanh nghiệp càng hiểu biết thêm về những thái độ và đức tin đó
càng nhiều thì họ càng chuẩn bị cho công cuộc thâm nhập thị trường càng tốt.
+Thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng là một khía cạnh rất quan trọng trong kinh doanh quốc tế bởi vì
dù chất lượng sản phẩm có tốt đến đâu mà không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng rất khó được
chấp nhận và có được hiệu quả kinh doanh tốt. Vì vậy khi nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng sẽ
giúp doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng mở rộng khối lượng cầu.
+ Tôn giáo cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hàng ngày của con người và ảnh hưởng đến phương
châm trong hoạt động kinh doanh . Ví dụ như thời gian mở cửa, đóng cửa, ngày nghỉ, ngày lễ...Vì vậy,
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được tổ chức sao cho phù hợp với từng tôn giáo đang chi
phối thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.
-Mtrg chính trị và luật pháp: là những vấn đề về tầm quan trọng của chính quyền và luật lệ liên quan đến
việc quản lý các doanh nghiệp. Các nhân tố luật pháp bao gồm các luật quản lý về trả lương tối thiểu, an
toàn lao động cho công nhân, bảo vệ môi trường và người tiêu dùng, và những cái gì được qui định là
hành vi cạnh tranh hợp pháp và bất hợp pháp
+ Các yếu tố pháp lý liên quan đến môi trường chính trị liên quan đến sự hoạt động của công ty đa quốc gia.
Các công ty khác nhau sẽ có những điều khoản luật khác nhau và các công ty đa quốc gia bắt buộc phải tuân
thủ theo.
+ Môi trường chính trị tạo nên một sự khác biệt trong môi trường và điều kiện kinh doanh ở mỗi quốc gia. Môi
trường chính trị của các quốc gia phản ánh khả năng phát triển của quốc gia đó cả đối nội và đối ngoại. Đường
lối, định hướng của đảng cầm quyền ảnh hưởng quyết định đến xu hướng đối nội, đối ngoại và chiến lược phát
triển kinh tế xã hội. Sự tác động của môi trường chính trị-luật pháp ảnh hưởng vĩ mô đến môi trường hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp.
+ Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới, họ thường tập trung nghiên cứu
kỹ lưỡng hệ thống luật pháp và các chính sách của quốc gia đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh thích hợp
-Mtrg kinh tế: bao gồm các biến số về kinh tế và tài chính, như lãi suất và thuế suất, các mô hình tiêu
dùng, những mức độ năng suất và những mức sản lượng. Nó cũng bao gồm các biến số về cơ sơ hạ tầng
như truyền thông, mạng lưới phân phối (đường phố, đường cao tốc, sân bay và...) và sự tiện lợi cũng như
chi phí nhiên liệu
Một quốc gia mà có những chỉ số kinh tế ổn định sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt rủi ro trong kinh
doanh, giúp doanh nghiệp có thể tập trung hơn trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác,
nếu những chỉ số đó tốt sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc kinh doanh của mình, qua đó thì
tăng doanh thu và lợi nhuận.
-Môi trường cạnh tranh: bao gồm các yếu tố như số lượng các đối thủ cạnh tranh của công ty và các chiến
lược kinh doanh của họ, cơ cấu giá thành và chất lượng sản phẩm
Sự hiểu biết về môi trường cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp đa quốc gia.
Chặng hạn, các đối thủ cạnh tranh nhau sẽ quyết định tính chất và mức độ ganh đua, thủ thuật dành lợi thế
trong ngành. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như: số lượng doanh nghiệp
tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của các ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hoá
sản phẩm. Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh mới và giải pháp công nghệ mới cũng thường làm thay đổi
mức độ và tính chất cạnh tranh. Bên cạnh đó, quốc gia mà công ty quốc gia đang thâm nhập nếu có một
nguồn cung ứng vật liệu đủ tốt với chi phí rẻ sẽ giúp công ty tối ưu hóa chi phí rất lớn. Khách hàng phải
là những người có khả năng chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu bị khách hàng “bỏ lơ” thì kế
hoạch xâm nhập không thành công.
Câu 4: Trình bày khái niệm về xuất khẩu/ nhập khẩu? Ưu và nhược điểm của xuất khẩu và nhập khẩu
-Xuất khẩu là việc bán sản phẩm được sản xuất tại một nước cho người tiêu dùng tại một nước khác.
*Ưu điểm và nhược điểm của xuất khẩu:
-Ưu điểm:+ Mở rộng thị trường: Xuất khẩu mở ra cơ hội kinh doanh mới trên các thị trường quốc tế, giúp
mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng doanh số bán hàng.
+ Tăng doanh thu: Bằng cách tiếp cận nhiều thị trường, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu và lợi nhuận
giúp tăng trưởng kinh tế.
+ Đa dạng hóa thị trường: Xuất khẩu giúp giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào thị trường trong nước từ đó
giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ thị trường nội địa.
+ Tăng tính cạnh tranh: Bằng cách tiếp cận thị trường quốc tế , doanh nghiệp có thể học hỏi và cạnh tranh
trên quy mô toàn cầu, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
+ Tăng trưởng kinh tế: Xuất khẩu có thể tạo ra việc làm mới, tăng thu nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế
của một quốc gia.
-Nhược điểm:
+ Rủi ro tỷ giá: Biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa xuất khẩu và lợi nhuận của doanh
nghiệp.
+ Phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài: Doanh nghiệp xuất khẩu có thể chịu ảnh hưởng lớ từ sự
biến đọng trong nền kinh tế của các thị trường đang kinh doanh.
+ Rủi ro hải quan và pháp lý: Các quy định hải quan và pháp lý ở mỗi quốc gia là khác nhau vì vậy nó có
thể là rủi ro, là rào cản , trở ngại cho quá trình xuất khẩu.
+Tính cạnh tranh: Trên thị trương quốc tế, doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các doanh
nghiệp trong và ngoài nước, có thể làm giảm l ợi nhuận và khả năng tăng trưởng của quốc gia đó.
+Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia: Nếu một quốc gia xuất khẩu quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
-Nhập khẩu hàng hóa được hiểu là các nghiệp vụ cần thiết để đưa hàng hóa hay nguyên vật liệu từ bên
ngoài vào trong lãnh thổ một quốc gia hoặc từ một khu vực đặc biệt như khu vực hải quan riêng nằm trên
quốc gia đó để phục vụ tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong kinh doanh, hoặc để tái chờ sản xuất
nhằm mục đích thu lợi nhuận.
-Ưu điểm của nhập khẩu:
+ Đa dạng hóa sản phẩm: Nhập khẩu cho phép người tiêu dùng tiếp cận với các sản phẩm từ nước ngoài
từ đó người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn hơn.
+ Giá cả hợp lí: Vì có nhiều sự lựa chọn nên người tiêu dùng có thể mua hàng với giá thành thấp hơn, hợp
lí hơn, giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
+ Cải thiện chất lượng: Nhập khẩu sản phẩm từ các quốc gia nổi tiếng về chất lượng và công nghệ có thể
giúp cải thiện chất lượng hàng hóa và dịch vụ cung cấp trên thị trường nội địa.
+ Thúc đẩy hợp tác quốc tế: Việc nhập khẩu tạo ra cơ hội hợp tác kinh tế và quan hệ ngoại giao giữa các
nước, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng như sự gắn kết giữa cac quốc gia.
+Sự cạnh tranh từ các sản phẩm nhập khẩu là động lực để các doanh nghiệp trong nước cải thiện chất
lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.
*Nhược điểm của xuất khẩu:
+Phụ thuộc vào thị trường nước ngoài: Sự phụ thuộc quá nhièu vào hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu có thể
tạo rủi ro cho nền kinh tế trong nước, đặc biệt là những biến động từ thị trường quốc tế.
+Thiệt hại cho nền kinh tế nội địa: Việc mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài có thể làm giảm cơ hội
việc làm và doanh thu của các doanh nghiệp nội địa.
+Mất cân bằng cán cân thương mại: Nếu một quốc gia nhập khập quá nhiều so với xuất khẩu sẽ gây ra
thâm hụt thương mại, ảnh hưởng đến cán cân thương mại của quốc gia đó.
+Người tiêu dùng có xu hướng chỉ mua những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài mà bỏ qua những sản
phẩm chất lượng từ thị trường trong nước, từ đó làm mất đi động lực trong việc sản xuất và cung cấp sản
phẩm, dịch vụ nội địa.
Câu 5: Mua bán đối lưu là gì? Ưu và nhược điểm của thương mại đối lưu
Mua bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó hoạt động xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với hoạt
động nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua hàng với lượng hàng hóa tương đương về mặt
giá trị.
*Ưu điểm của mua bán đối lưu:
-Hàng hóa trao đổi thường không sử dụng tiền tệ làm trung gian nên các bên không bị ảnh hưởng của vấn
đề tỷ giá trong giao dịch ngoại thương.
-Hình thức mua bán đối lưu không sử dụng tiền tệ làm trung gian thì vấn đề chi phí giao dịch và thanh
toán cũng giảm đi khá nhiều. Các bên tham gia mua bán đối lưu sẽ tiết kiệm được chi phí thah toán và
giao dịch với ngân hàng.
-Mua bán đối lưu còn được sử dụng khi thiếu các điều kiện thực hiện mua bán hàng hóa thông thường
như một bên thiếu ngoại tê, do hàng hóa không được hoàn hảo, hàng tồn kho....Do vậy , mua bán đối lưu
dù cách thức trao đổi sơ khai nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi trong ngoại thương nhằm thúc đẩy thương
mại phát triển đa dạng.
* Nhược điểm của mua bán đối lưu:
+ Hình thức mua bán đối lưu thể hiện rõ sự phức tạp về nghiệp vụ và nguyên tắc ứng dụng
+ Hình thức đối lưu gắn chặt giữa xuất khẩu và nhập khẩu nên nghiệp vụ phức tập và khó khăn hơn.
Người mua đông thời là người bán nên có nhiều tách nhiệm và nghĩa vụ hơn.
+Hình thức mua bán đối lưu có nhiều nguyên tắc đòi hỏi phải cân bằng nên phạm vi ứng dụng cho mọi
loại hàng hóa hạn chế. Hình thức cân bằng và định giá hàng của đối tác thường phát sinh mâu thuẫn như
sự nhượng bộ hay áp đặt.
Câu 6: Hợp đồng gia công? Ưu và nhược điểm của hợp đồng gia công
-Hợp đồng thuê ngoài hoạt động sản xuất (HĐ gia công): Là hình thức kinh doanh mà theo đó một công
ty trong nước sẽ tìm kiếm lựa chọn đối tác ở thị trường nước ngoài phù hợp để ký kết hợp đồng thuê đối
tác này sản xuất các sản phẩm mang nhãn hiệu của mình và theo đúng quy cách, phẩm chất cũng như mẫu
thiết kế mà mình đưa ra.

Câu 7:Hợp đồng cấp phép kinh doanh quốc tế. Ưu và nhược điểm của hợp đồng cấp phép kinh doanh
quốc tế
• Hợp đồng cấp phép kinh doanh quốc tế (International Licensing): là hình thức kinh doanh theo đó một
DN thỏa thuận để trao cho bên được cấp phép quyền được sử dụng các tài sản trí tuệ như bằng sáng chế,
thiết kế công nghiệp, bí quyết kinh doanh hay những tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn mác sản phẩm
của mình trong một khoảng thời gian xác định và trên một phạm vi địa lý cụ thể
Câu 8: Hợp đồng nhượng quyền? ưu và nhược điểm của nhượng quyền.
Hợp đồng nhượng quyền (Franchising): Là mối quan hệ theo hợp đồng giữa hai hay nhiều bên trong đó
bên nhận quyền được cấp quyền bán hoặc phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo cùng một kế hoạch kinh
doanh hay hệ thống tiếp thị mà bên nhượng quyền đưa ra trong một khoảng thời gian xác định

Câu 9:Hợp đồng chìa khóa trao tay? Ưu và nhược điểm của hợp đồng chìa khóa trao tay
Hợp đồng chìa khóa trao tay (Turnkey Contract): Là một thỏa thuận theo đó một doanh nghiệp sẽ đảm
nhận thực hiện toàn bộ các phần công việc của một dự án từ khâu khảo sát, lập dự án, thiết kế, xây dựng,
đào tạo nhân lực điều hành, và vận hành thử nghiệm để rồi sau khi hoàn thành toàn bộ các công việc đó,
toàn bộ sản phẩm của dự án được chuyển giao cho bên đặt hàng đưa vào sử dụng và khai thác.
10.Đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài? Phân tích mục tiêu của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
-Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Là một phương thức quốc tế hoá mà trong đó, các công ty thiết lập
được sự hiện diện của mình ở nước ngoài thông qua quyền sở hữu những tài sản sản xuất như vốn, công
nghệ, lao động, đất đai, và các trang thiết bị
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI): Các nhà đầu tư thực hiện việc mua phần vốn góp của doanh nghiệp
chưa niệm yết, cố phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán trên thị trường chứng khoán của các công ty
đã niêm yết trên sàn chứng khoán
- Các nhà đầu tư không trực tiếp sở hữu tài sản của công ty nhận đầu tư
- Các nhà đầu tư nước ngoài cũng không phải chịu ràng buộc gì liên quan đến chuyển giao tài sản, công
nghệ, nhân lực, kinh nghiệm cho phía công ty nhận đầu tư
*Mục tiêu của đầu tư trực tiếp nước ngoài:
-Tìm kiếm thị trường: Mục tiêu của việc đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể là để tiếp cận các thị trường
mới hoặc mở rộng thị trường hiện tại. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội thị
trường mới, giảm rủi ro địa lý và đa dạng hóa nguồn doanh thu. Bằng cách mở rộng hoạt động kinh doanh
ra các thị trường mới, các nhà đầu tư có thể tăng cường cạnh tranh và mở rộng cơ hội thị trường, giúp họ
đạt được tăng trưởng bền vững và phát triển dài hạn.
-Tìm kiếm nguồn lực, tài sản: Đây là một trong những mục đích chính của FDI. Điều này có thể bao gồm
việc tận dụng các chi phí lao động thấp hơn, nguồn nhân lực dồi dào từ các địa phương và các doanh
nghiệp FDI cũng có thể khai thác, tận dụng những nguồn tài nguyên tự nhiên ở các địa phương đó. Bên
cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn được hưởng thuế ưu đãi từ nước được nhận đầu tư để phát triển
hoạt động kinh doanh của mình.
-Tìm kiếm sự hiệu quả: Một biểu hiện rõ ràng của sự hiệu quả là việc đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại
lại tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, đặc biệt là các thị trường có tiềm năng phát
triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó có thể tối ưu hóa chi phí và cấu trúc sản xuất bằng cách tận dụng nguồn nhân
lực, nguyên liệu và cơ sở hạ tầng địa phương. FDI tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tăng cường khả năng
cạnh tranh trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Sự hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đc
biểu hiện qua khả năng tăng trưởng bên vững và phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Bằng cách tận dụng
cơ hội từ thị trường mới và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp có thể xây dựng một nền
tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.
11.Liên minh chiến lược là gì? Ưu và nhược điểm của liên minh chiến lược.

Liên minh chiến lược là mối quan hệ có từ hai pháp nhân trở lên nhưng không thành lập ra thêm một
pháp nhân riêng biệt để đạt được mục tiêu mỗi bên.

*Ưu điểm của liên minh chiến lược


+ Nhờ có liên minh chiến lược mà các công ty có thể chia sẻ chi phí của những dự án đầu tư quốc tế.
Nhiều công ty phát triển sản phẩm mới không chỉ áp dụng những công nghệ hiện đại nhất mà còn rút
ngắn vòng đời của sản phẩm hiện có. Vòng đời sản phẩm ngắn hơn sẽ làm giảm thời gian thu hồi vốn của
công ty trong việc đầu tư. Vì vậy nhiều công ty đã hợp tác để chia sẻ chi phí phát triển sản phẩm mới. Ví
dụ Tóhiba của Nhật, Siemens của Đức vad IBM của Mỹ chia nhau 1 tỷ đô la Mỹ đẻ phát triển một cơ sở ở
Nagoya( Nhật Bản) để sửn xuất ra bộ máy tính nhỏ và hiệu quả. Một số công ty sử dụng hình thức liwwn
minh để tiến vào thị trường mục tiên, còn một số khác lại sử dụng để hạn chế rủi ro.
*Nhược điểm của liên minh chiến lược
-Có thể tạo đối thủ cạnh tranh sở tại hay thạm chí toàn cầu trong tương lai.

12.Chiến lược kinh doanh là gì? Chiến lược kinh doanh quốc tế?
-Chiến lược kinh doanh là tập hợp các quyết định (đường hướng, chính sách, phương thức, nguồn lực,…)
và hành động để hướng tới mục tiêu dài hạn, để phát huy được những điểm mạnh, khắc phục những điểm
yếu của DN, giúp DN đón nhận được những cơ hội và vượt qua các nguy cơ từ bên ngoài một cách tốt
nhất.
• Chiến lược KDQT là một bộ phận của chiến lược doanh nghiệp gồm các mục tiêu dài hạn mà công ty
cần phải đạt được thông qua các hoạt động KDQT, các chính sách và giải pháp lớn nhằm đưa hoạt động
kinh doanh hiện tại của công ty phát triển lên một trạng thái mới cao hơn về chất ở thị trường nước ngoài.
• Chiến lược KDQT bao gồm các kế hoạch và bước đi của Công ty trên thị trường quốc tế nhằm tối đa
hóa giá trị công ty
• Chiến lược KDQT là cách thức các Công ty lựa chọn việc giành và sử dụng các nguồn lực khan hiếm ở
nhiều quốc gia khác nhau nhằm đạt được mục tiêu của Công ty trên thị trường quốc tế Tóm lại: Chiến
lược KDQT có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển và hoạt động cho các công ty quốc tế
để có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
13.Trình bày và phân tích các chiến lược kinh doanh quốc tế (nêu ưu & nhược điểm), lấy ví dụ minh họa:
- Chiến lược quốc tế
- Chiến lược đa quốc gia
- Chiến lược toàn cầu
- Chiến lược xuyên quốc gia
*Chiến lược quốc tế là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận bằng cách chuyển giao và khai
thác các sản phẩm và kĩ năng vượt trội của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài.

Sản phẩm được thiết kế, phát triển, sản xuất và tiêu thụ ở thị trường nội địa rồi được ra nước ngoài với
những thích ứng không đáng kể; hoặc sản phẩm được thiết kế hoàn toàn trong nước, còn việc sản xuất và
tiêu thụ giao cho các chi nhánh nước ngoài thực hiện.

- Đối tượng phù hợp


Chiến lược quốc tế phù hợp với những doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm có nhu cầu phổ biến
nhưng không có, hoặc có rất ít, đối thủ cạnh tranh, áp lực giảm chi phí và áp lực thích ứng với địa phương
đều nhỏ.

Ví dụ như sản phẩm máy photocopy của Xerox trong những năm 1960, phần mềm của Microsoft.

- Đối tượng không phù hợp


Tuy nhiên, khi áp lực thích ứng cao sức ép phản ứng địa phương cao, các công ty theo đuổi chiến lược
này bị thua thiệt so với các công ty đặt trọng tâm lớn hơn vào việc thích nghi hóa và chiến lược tiếp thị
phù hợp với điều kiện địa phương.

Do có sự sao chép hoạt động, nên những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược quốc tế có xu hướng đối mặt
với chi phí cao. Vì vậy, chiến lược này không thích hợp với những ngành sản xuất nơi có áp lực giảm chi
phí cao.

(*Ưu điểm : công ty có thể chuyển giao những lợi thế của mình ra thị trường quốc tế.
* Nhược điểm:
+Sản phẩm của công ty có thể đáp ứng nhu cầu chung nhất của người tiêu dùng, tuy nhiên chưa thể đáp
ứng được những yêu cầu của từng khu vực.
+ Không tiết kiệm được chi phí và không tận dụng được hiệu ứng kinh nghiệm
+ Công ty có thể đánh mất lợi thế cạnh tranh khi thực hiện chiến lược quốc tế ở các thị trường có áp lực
yêu cầu địa phương tương đối cao.)
Ví dụ: Microsoft và McDonald’s => Microsoft phát triển sản phẩm ở trụ sở chính tại Washington
DC nhưng điều chỉnh sản phẩm chủ yếu là về ngôn ngữ
*Chiến lược đa quốc gia: Chiến lược đa quốc gia là chiến lược mà theo đó các quyết định mang tính chiến
lược và tác nghiệp được chuyển giao cho các đơn vị kinh doanh chiến lược tại mỗi quốc gia để các đơn vị
kinh doanh này điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với thị trường nội địa.
• Cơ sở thực hiện chiến lược đa quốc gia:
1. Áp lực thích nghi với địa phương cao + áp lực giảm chi phí thấp
2. Tập trung vào việc tăng giá trị sử dụng bằng cách làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng với nhu cầu
của địa phương
3. Công ty hoạt động kinh doanh trên nhiều thị trường, độc lập với nhau
4. Các quyết định chiến lược và hoạt động được phân quyền về các đơn vị kinh doanh chiến lược ở các
quốc gia.
5. Tập trung vào cạnh tranh trên từng khu vực thị trường/ quốc gia
6. Giúp Công ty mở rộng được thị phần ở mỗi thị trường vì chú ý đến nhu cầu địa phương
7. Khó khai thác lợi thế theo quy mô

Ví dụ: KFC tại Trung Quốc => KFC đang rất phổ biến vì họ nắm được và thay đổi giá trị, tiêu
chuẩn để thích nghi với các cửa hàng/ sản phẩm tương tự tại thị trường Trung Quốc
*Chiến lược toàn cầu:
• Là chiến lược mà các Công ty đưa ra các sản phẩm giống nhau và sử dụng cùng một chiến lược
marketing trên tất cả các thị trường khác nhau
• Các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu tập trung vào tăng lợi nhuận (tỷ suất & tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận) bằng cách giảm các chi phí từ tính kinh tế nhờ quy mô, hiệu ứng đường cong kinh nghiệm và tính
kinh tế từ địa điểm bằng cách sản xuất toàn bộ sản phẩm hoặc linh kiện ở địa điểm tốt nhất.
• Ưu điểm: + Tiết kiệm được chi phí do sản phẩm được tiêu chuẩn hóa
+ Sử dụng cùng một chiến lược marketing
+ Cho phép nhà quản lý chia sẻ được kinh nghiệm và kiến thức có được ở một thị trường với các nhà
quản lý ở các thị trường khác
+ Phù hợp ở những quốc gia có sức ép lớn về giảm chi phí và yêu cầu thích nghi ở địa phương là rất nhỏ
• Nhược điểm:
+Công ty không chú ý đến sư khác biệt quan trọng trong sở thích của người mua giữa các thị trường khác
nhau
+ Không cho phép Công ty thay đổi sản phẩm --> tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh nhảy vào và đáp ứng
nhu cầu đang bị bỏ trống của người tiêu dùng và tạo ra một thị trường mới
+Không thích hợp với những nơi đòi hỏi tính thích nghi địa phương và nội địa hóa cao
Ngành phù hợp: Các sản phẩm công nghệ cao như Intel, Samsung, TSMC,..
*Chiến lược xuyên quốc gia là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua cắt giảm chi phí
trên phạm vi toàn cầu, đồng thời gia tăng giá trị bằng cách thích ứng sản phẩm với từng thị trường.
• Công ty thực hiện chiến lược xuyên quốc gia khi cố gắng đạt đồng thời chi phí thấp thông qua lợi ích
về địa điểm, lợi ích về quy mô và hiệu ứng học hỏi trong khi cũng khác biệt hóa các sản phẩm theo yêu
cầu của từng thị trường do sức ép cao về sự thích nghi địa phương và sự khác biệt giữa các quốc gia
• Sức ép về thích nghi địa phương + giảm chi phí => tạo ra những nhu cầu xung đột nhau trong 1 công ty
• Các công ty phát triển những năng lực và các kỹ năng khác nhau. Sau đó liên kết và chia sẻ những tri
thức có được trên toàn bộ hệ thống toàn cầu của Công ty => Chiến lược xuyên quốc gia = Chiến lược địa
phương hóa + chiến lược toàn cầu
• Ưu điểm: + Năng lực cốt lõi và kỹ năng được phát triển từ bất kỳ một nơi vận hành nào trong hệ thống
KD toàn cầu của DN
+ Quy trình quản lý, vận hành và hoạt động, thực hiện các ý tưởng chiến lược được kết hợp tốt từ bằng cả
2 cách: Từ dưới lên và từ trên xuống
+Tiêu chuẩn hóa 1 số liên kết trong chuỗi giá trị của hệ thống để tối đa hóa tính hiệu quả và xây dựng các
liên kết để đáp ứng chiến lược địa phương hóa (nhu cầu nội địa)
* Nhược điểm:
+Khó khăn trong việc thực hiện do các vấn đề tổ chức
+ Nhiều công ty thất bại với chiến lược này như General Motor, Acer,...
Ví dụ: Với áp lực hội nhập toàn cầu cao cùng áp lực thích ứng địa phương cao, Toyota đã lựa chọn
chiến lược xuyên quốc gia. Họ đã biến đổi sản phẩm để có thể đáp ứng yêu cầu của từng địa
phương.

14. Trình bày quy trình xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh quốc tế

15. Cấu trúc tổ chức và các yếu tố của cấu trúc tổ chức kinh doanh quốc tế, các hình thức cấu trúc tổ
chức

Cấu trúc tổ chức là cách thức phân chia hoạt động hay sắp xếp vai trò, trách nhiệm và những mối quan hệ
trong một tổ chức/ Công ty => là công cụ quan trọng trong việc triển khai các chiến lược của DN
• Cơ cấu tổ chức phải phù hợp và nhất quán với chiến lược. Đồng thời, phù hợp cả môi trường cạnh tranh
• Mục tiêu: Xác định cơ cấu tổ chức và cơ chế kiểm soát nội bộ để quản lý và giao dịch kinh doanh toàn
cầu
*Các hình thức cấu trúc tổ chức: Mô hình quản lí theo chiều dọc và mô hình quản lí theo chiều ngang.
Mô hình quản lí theo chiều dọc:
+ Quản lí tập trung: Là quyết định được ban hành tập trung tại cấp cao nhất trong hệ thống quản lý và tại
một địa điểm, thường là trụ sở chính
+Quản lí phân cấp: Là việc ra quyết định được thực hiện ở cấp thấp hơn trong hệ thống quản lý, thường là
ở các công ty con

*Mô hình quản lí theo chiều ngang


+Mô hình theo bộ phận
+ Mô hình theo chức năng
+ Mô hình theo bộ phận phụ trách khu vực địa lí
+Mô hình theo bộ phận phụ trách khu vực toàn cầu
+Mô hình ma trận
-Mô hình theo chức năng: Theo cơ cấu này mỗi bộ
phận sẽ tập trung vào một chức năng cụ thể, tạo đièu
kiện cho chuyên viên có thể tập trung sâu vào chuyên
môn của họ giúp họ trở thành chuyên gia và từ đó
công việc của doanh nghiệp cũng được xử lí hiệu quả
và năng suất hơn.
*Nhược điểm:
+ Thiếu tính toàn diện:Các bộ phận có thể thiếu khả năng nhìn nhận tổng thể về công ty và có thể không
hiểu rõ các ảnh hưởng của quyết định của họ đối với toàn bộ tổ chức.
+Khó khăn trong việc quản lí công ty đa quốc gia: : Công ty kinh doanh quốc tế có thể gặp khó khăn
trong việc quản lý các bộ phận ở nhiều quốc gia khác nhau do sự khác biệt về văn hóa, pháp luật và ngôn
ngữ

-Mô hình theo bộ phận là cấu trúc tổ chức tách biệt


các hoạt động kinh doanh quốc tế khỏi các hoạt động
kinh doanh nội địa bằng việc thành lập một bộ phận
quốc tế riêng biệt. Trong đó bộ phận quốc tế lại được
chia thành các đơn vị tương ứng với các nước mà
công ty đang hoạt động. Bằng việc giao hoạt động
quốc tế cho một bộ phận đơn nhất, công ty có thể
giảm chi phí, tăng hiệu quả và không cho các hoạt
động quốc tế phá vỡ sản xuất nội địa.
Nhược điểm: + Các nhà quản lí quốc tế phải phụ
thuộc tài chính và bí quyết kĩ thuật vào các nhà quản lí trong nước để có thể đem lại cho công ty lợi thế
cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
+ Tổng Giám đóc bộ phân quốc tế thường chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tất cả các nước. Mặc dù
chính sách này tạo điều kiện cho việc phối hợp giữa các nước với nhau nh nó lại làm giảm quyền lực của
các nhà quản lí ở từng quốc gia. Canh tranh và hợp tác giữa tổng giám đốc và các giám đóc phụ trách
giữa các quốc gia k tốt sẽ để lại tác hại cho kqua thực hiện chung của toàn công ty.
*Mô hình theo cấu trúc khu vực địa lý:
Cấu trúc khu vực địa lí là cấu trúc tổ chức mà trong
đó tất cả các hoạt động toàn cầu của công ty được
tổ chức theo nước hay theo khu vực.
Theo cấu trúc này, mỗi bộ phận khu vực địa lý hoạt
động như một đơn vị độc lập, với hầu hết các
quyết định được phân chia cho người quản lý khu
vực hoặc mỗi quốc gia. Cấu trúc này đặc biệt có
ích khi mỗi quốc gia hay các khu vực có sự khác
nhau lớn về văn hóa, chính trị, hay kinh tế.Mỗi
tổng giám đốc ở mỗi quốc gia trở thành giám sát viên duy nhất cần cho khách hàng của họ. Mát khác vì
các dơnd vị hoạt động độc lập các nguồn lực có thể phân bổ có thể trùng nhau một phần và việc truyền
đạt kiến thức từ đơn vị này sang đơn vị khác có thể không theo mong muốn.

*Theo bộ phận phụ trách nhóm sản phẩm toàn cầu


Đây là cấu trúc tổ chức phân chia các hoạt động của
công ty trên thế giới theo nhóm sản phẩm. Cấu trúc
này khắc phục được một số hạn chế về phối hợp của
các công ty cung cấp sảm phẩm và dịch vụ đa dạng.
Do trọng tâm là sản phẩm nên cả hai phía quản lí trong nước và nội địa ở mỗi nhánh sản Phẩm phải phối
hợp các hoạt động của họ lại với nhau để không gây xung đột.
*Theo mô hình ma trận
-Cấu trúc ma trận toàn cầu là cấu trúc tổ chức phân chia chuỗi mệnh lệnh giữa các bộ phận sản phẩm và
bộ phận khu vực

Mục đích của cấu trúc ma trận là nhằm


kết hợp các nhà quản lý khu vực địa lí
và các nhà quản lí nhánh sản phẩm
trong việc ra quyết định.
Ưu điểm : + Cải tiến thông tin trong
nội bộ và làm tăng hiệu suất của các
công nhân được chuyên môn hóa cao.
+ Làm tăng sự phối hợp trong khi tăng sự năng động và đầu mối chịu trách nhiệm.
Nhược điểm:+ Hình thức cồng kềnh.
+ Việc chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân không rõ ràng do trách nhiệm được chia sẻ, các giám đốc có thể
đổ lỗi cho nhau. Việc nhận ra nguồn gốc vấn đề tồn tại trong cấu trúc ma trận là rất khó và do đó thì việc
sửa chữa cũng rất khó để thực hiện.

16. Nguyên lý quản lý và kiểm soát trong cấu trúc tổ chức của các DN kinh doanh quốc tế.

17. Chuỗi cung ứng là gì? Các thành phần trong chuỗi cung ứng? Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng
Theo từ điển APICS: Chuỗi cung ứng là mạng lưới liên kết mang tính toàn cầu được sử dụng để vận
chuyển hàng hoá và dịch vụ, từ nguyên vật liệu cho đến thành phẩm, đến khách hàng cuối cùng; thông
qua những dòng chảy được thiết kế là dòng thông tin, kênh phân phối hàng hoá - dịch vụ, và dòng tiền.
Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng là:
1. Nhà sản xuất
2. Nhà cung cấp
3. Nhà phân phối
4. Nhà bán lẻ
5. Nhà cung cấp dịch vụ
6. Khách hàng (Người tiêu dùng)
*Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng:
1. Dòng vật chất: Sự dịch chuyển của vật liệu, bán thành phẩm, hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp tới
khách hàng, đảm bảo đúng và đủ về số lượng cũng như chất lượng
2. Dòng tài chính: Thể hiện hoạt động thanh toán của khách hàng với nhà cung cấp bao gồm các giao
dịch tín dụng, các quá trình thanh toán và ủy thác, các dàn xếp về trao đổi quyền sở hữu hàng hóa/ dịch vụ
trong CCU.
3. Dòng thông tin: Dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng
hóa, chứng từ giữa người gửi và người nhận => thể hiện sự trao đổi thông tin 2 chiều, đa chiều, kết nối
các nguồn lực tham gia chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả
18. Quản trị chuỗi cung ứng? Nêu và phân tích các nội dung trong quy trình quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng là quá trình tích hợp (cộng tác) các DN & các hoạt động khác nhau vào các quá
trình tạo ra, duy trì & phân phối một loại sản phẩm nhất định tới thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu KH &
mang lại lợi ích cho các DN trong chuỗi cung ứng
Quy trình quản trị chuỗi cung ứng:
1.Hoạch định chuỗi cung ứng: Đây là bước đầu để xây dựng quy trình chuỗi cung ứng hiệu quả, trong giai
đoạn này đòi hỏi người quản lí cần lên kế hoạch để xây dựng hoạt động chi tiết cho các quy trình còn lại.
Các công đoạn cần thiết liên quan đến việc lên kế hoạch và tổ chức hoạt động trong chuỗi cung ứng bao
gồm: phân tích dự báo về lượng cầu tiêu dùng, xác định lợi thế và năng lực cốt lõi, thiết lập quan hệ với
đối tác, lựa chọn mô hình sản xuất và phân phối, kế hoạch mua hàng và dự trữ và lập kế hoạch tác nghiệp
sản xuất, mua hàng và giao hàng.
2.Tổ chức hoạt động mua hàng
Các hoạt động để doanh nghiệp có thể đạt được các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh và
các hoạt động kinh doanh khác thông qua sự hợp tác với các nhà cung cấp, đối tác. Trước tiên cần phân
tích và trao đổi về nhu cầu mua hàng, cần xác định những yêu cầu cụ thể cho sản phẩm và dịch vụ cần
mua cần đánh giá nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai để lập kế hoạch mua hàng phù hợp. Tiếp
theo, cần nhận diện, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp. Đánh giá các nhà cung cấp dựa trên các tiêu chí
như chất lượng, giá cả, độ tin cậy, độ linh hoạt và khả năng cung cấp. Cần quản lí giao dịch với nhà cung
cấp. Quản lí giao dịch với nhà cung cấp là một phần quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng, đảm bảo
ràng các giao dịch được thực hiện một cách hiệu quả và có lợi cho cả hai bên. Cuối cùng là quản lí quan
hệ nhà cung cấp, điều đó sẽ giúp xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác bền vững và có lợi cho cả
hai bên
3.Tổ chức quy trình sản xuất
Sản xuất là quá trình biến đổi hình thái của các yếu tố đầu vào nhằm sáng tạo ra sản phẩm và dịch vụ đầu
ra (sản phẩm)
- Trong chuỗi cung ứng, sản xuất có vai trò sáng tạo ra các giá trị mới trên cơ sở chuyển đổi đầu vào
thành các lợi ích đầu ra
- Tạo ra giá trị mới luôn là khâu quan trọng nhất trong CCU nhìn từ góc độ các lợi ích SP cung ứng cho
khách hàng
4.Giao hàng và phân phối
- Trong CCU, phân phối là khâu duy trì và phân chia hàng hóa cho khách hàng tới thị trường tiêu dùng
cuối cùng, bao gồm toàn bộ các hoạt động đầu ra của CCU và tập trung vào việc quản lý hệ thống kênh
và mạng lưới phân phối
- Giao hàng: Là một khâu trong quá trình phân phối, là bước cuối cùng của quá trình thực hiện đơn hàng,
thực hiện hành vi phân chia hàng hóa cho khách hàng theo các đơn đặt hàng.
5. Thu hồi
Thu hồi là một công đoạn của CCU nhằm di chuyển và quản lý hiệu quả dòng sản phẩm, bao bì và thông
tin liên quan từ điểm tiêu thụ trở về điểm xuất phát nhằm phục hồi giá trị sản phẩm hoặc xử lý rác thải
đúng cách.
Các đối tượng thu hồi là:
- Sản phẩm lỗi, sai sót
- SP cần bảo hành
- SP ko còn được ưa thích, lỗi mốt
- SP hết hạn sử dụng, hết khấu hao
- Bao bì
- Sai sót trong giao dịch
19. Marketing quốc tế là gì? Quản trị marketing quốc tế
Marketing quốc tế là hoạt động marketing sản phẩm, dịch vụ và thông tin vượt qua biên giới của một
quốc gia. Do đó, marketing quốc tế cũng bao gồm đầy đủ các thành phần như marketing nội địa. Đó là
việc lập kế hoạch, thực hiện các chương trình truyền thông, phân phối, giá cả và dịch vụ hỗ trợ bán hàng
cho các khách hàng cuối cùng của doanh nghiệp
Quản trị marketing quốc tế :
- Theo Phillip Kotler:
+ Quản trị marketing là nghệ thuật và khoa học của việc lựa chọn thị trường mục tiêu và xây dựng mối
quan hệ có lợi với thị trường mục tiêu đó.
+ Quản trị marketing là một quá trình liên quan đến phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát và nó
bao gồm hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng và mục tiêu là tạo ra sự hài lòng cho các bên liên quan trên toàn cầu
*Vai trò của marketing quốc tế:
- Tạo sự kết nối giữa các hoạt động sản xuất của DN với thị trường quốc tế
- Giúp DN nắm bắt các trạng thái khác nhau về nhu cầu và khả năng thanh toán của thị trường
- Giúp DN xác định rõ thị trường mục tiêu
- Kết nối với các chức năng quản trị khác của DN với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu thị trường và đạt lợi
nhuận tối đa cho DN.
20. Trình bày và phân tích quản trị marketing quốc tế của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế (chương 6)
1. Quản trị marketing quốc tế bao gồm: + lập kế hoạch marketing quốc tế
+ tổ chức và thực hiện kế hoạch và chiến lược marketing quốc tế
+ đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh hoạt động marketing quốc tế.
-Lập kế hoạch marketing quốc tế bao gồm những bước sau:
+ Phân tích kết quả kinh doanh và đánh giá hoạt động => để xác định rõ ràng nhiệm vụ và mục tiêu phù
hợp cho hoạt động marketing quốc tế.
+ Phân tích hoàn cảnh và cơ hội
(Chưa làm xong)

21. Trình bày và phân tích về phân đoạn thị trường, các nguyên tắc trong phân đoạn và lựa chọn thị
trường quốc tế

22. Chiến lược marketing quốc tế gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá và chiến lược phân phối 5

23. Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp. Quản trị tài
chính trong kinh doanh quốc tế

24. Nội dung của quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế

25. Hiểu thế nào là quản trị nguồn nhân lực quốc tế? Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực?

26. Trình bày và phân tích nội dung của quản trị nguồn nhân lực quốc tế

You might also like