You are on page 1of 2

3.1.

Giới thiệu
- Thương mại quốc tế phức tạp hơn nội thương rất nhiều vì có sự khác biệt về hệ
thống chính trị, kinh tế và pháp luật riêng của từng quốc gia.
- Hệ thống kinh tế, chính trị, luật pháp, tập quán, truyền thống văn hóa cũng như
trình độ giáo dục của dân chúng có thể rất khác nhau từ nước này sang nước
khác  ảnh hưởng sâu sắc đến lợi nhuận, giá cả và rủi ro phát sinh từ kinh
doanh đễn quản lý điều hành và chiến lược mà những công ty đa quốc gia theo
đuổi.
- Khi tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty thường phải điều chỉnh sản phẩm
và hoạt động của họ cho phù hợp với những điều kiện địa phương.
 Đánh giá sâu sắc về nền văn hóa, mức độ phát triển kinh tế và luật pháp địa
phương giúp các nhà quản lý quyết định khi nào có thể tiêu chuẩn hóa và khi
nào phải thích nghi hóa.
3.4. Môi trường kinh tế
3.4.1. Sự khác nhau về mức độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia
- Các quốc gia khác nhau có mức độ phát triển kinh tế khác nhau.
- Cách chung nhất để đo lường mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia là dựa
trên chỉ số GNI/ người của quốc gia đó.
- GNI được xem là thước đo các hoạt động kinh tế của một quốc gia, nó đo lường
được tổng thu nhập bình quân hàng năm/ công dân của một quốc gia.

Bảng 3.1: Số liệu kinh tế của một số quốc gia trên thế giới
3.4.2. Các hệ thống kinh tế
a. Hệ thống kinh tế thị trường
- Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các hoạt động sản xuất chủ yếu là sở hữu tư
nhân.
- Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác
động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng
hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
- Trong nền kinh tế này, chính phủ không giới hạn về cung. Giới hạn cung chỉ
xảy ra khi một công ty độc lập giữ độc quyền một thị trường.
- Sở hữu tư nhân khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo những doanh
nghiệp có quyền hưởng lợi bằng nổ lực của họ  khuyến khích doanh nghiệp
tìm ra nhũng cách tốt hơn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng qua việc giới thiệu sản
phẩm mới, quá trình sản xuất cũng hiệu quả hơn, làm tốt công tác tiếp thị và
dịch vụ hậu mãi  việc cải thiện không ngừng sản phẩm và công nghệ sẽ kích
thích tăng trưởng kinh tế.
b. Hệ thống kinh tế hỗn hợp
- Nền kinh tế hỗn hợp là một nền kinh tế pha trộn những đặc điểm của các hệ
thống kinh tế khác nhau.
- Trong nền kinh tế này, nhiều lĩnh vực kinh tế sẽ do chính phủ can thiệp và
chi phối.
- Tương đối phổ biến ở Bắc Âu, Pháp, Ý và Thụy Điển.
- Chính phủ cũng có khuynh hướng chuyển sang sở hữu nhà nước gây trở
ngại cho những công ty mà hoạt động được xem là quan trọng cho lợi ích
quốc gia.
c. Hệ thống kinh tế do nhà nước quản lý
- Là nền kinh tế nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc nhắm vào các hoạt
động đầu tư của doanh nghiệp tư nhân thông qua chính sách công nghiệp và
điều khiển hoạt động thương mại phù hợp với lợi ích dân tộc.
- Thay thế cho việc nuôi dưỡng doanh nghiệp tư nhân, nhà nước lại hướng các
doanh nghiệp tư nhân nên đầu tư cho phù hợp với mục đích và chính sách công
nghiệp.

You might also like