You are on page 1of 4

☆Hiểu biết về KDQT

– Môi trường kinh doanh quốc tế là như thế nào ?

+Kinh doanh quốc tế hiểu đơn giản, là việc thực hiện hoạt động đầu tư vào sản xuất, mua bán, trao
đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi có liên quan tới hai hay nhiều nước và khu vực
khác nhau. Dựa vào định nghĩa của kinh doanh, ta có thể định nghĩa Kinh doanh quốc tế là việc thực
hiện liên tục một, một số các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến thương mại hàng hóa
và dịch vụ trên các thị trường của hai hay nhiều quốc gia vì mục đích sinh lợi.

+Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một hiệp ước giữa hai hay nhiều quốc gia trong đó các quốc gia
thỏa thuận về các nghĩa vụ nhất định tác động đến thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như các
biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, và các lĩnh vực khác. Theo chính sách thương mại
tự do, hàng hóa và dịch vụ có thể được mua và bán qua biên giới quốc tế với mức thuế rất thấp hoặc
bằng 0, hạn ngạch, trợ cấp hoặc các biện pháp cấm của chính phủ là rào cản của thương mại, là một
phần quan trọng của môi trường kinh doanh quốc tế. => Nghiên cứu về hiệp định thương mại tự do
giúp sinh viên KDQT hiểu rõ cách mà các quốc gia tương tác thương mại, quản lý thông qua các thỏa
thuận và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

☆Cơ hội và thách thức

–Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Sự ra đời của các FTA và FTA thế hệ mới là
xu hướng tất yếu mà các nước, trong đó có Việt Nam nếu muốn tiếp tục phát triển bền vững. Tuy
nhiên, do các FTA được ký kết liên tiếp nhau trong thời gian ngắn, nên Việt Nam còn rất nhiều vấn đề
cần phải tiếp tục xây dựng và kiện toàn khi tiến hành thực thi các FTA, điều này cũng mang lại cho
Việt Nam những cơ hội mới và bên cạnh đó cũng có những thách thức.

+Cơ hội mà hiệp định thương mại đem lại :

●Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu: Các hiệp định thương mại tự do thường mở rộng cửa vào
thị trường cho các hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Sau khi ký kết, Việt Nam sẽ thu hút thêm
được nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn, có tiềm năng từ các nước châu Âu đầu tư vào trong nước, góp
phần thúc đẩy nền kinh tế từ sản xuất xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu thô sơ và thủ công sẽ được
nâng lên giai đoạn chế biến công nghệ cao, chế biến tinh với giá trị gia tăng cao hơn. Về lâu dài, sẽ
thay đổi cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.

●Các FTA thế hệ mới sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị
trường khác nhau, giảm lệ thuộc vào một thị trường cụ thể, giảm rủi ro kinh doanh thương mại khi
thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Việt Nam được tiếp cận thị trường tốt hơn, với mức
thuế suất thấp hơn so với các nước như: Canada, Mexico, Chile và Peru – những nước mà hiện Việt
Nam chưa ký kết FTA. Đặc biệt, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như
Nhật Bản, Australia, Canada; đồng thời, thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt
Nam đang có nhu cầu phát triển.

=> Qua những cơ hội trên ,sinh viên KDQT cần phải biết cách tận dụng những cơ hội mở ra từ việc
tham gia vào các thỏa thuận thương mại để mở rộng xuất khẩu và tăng doanh số kinh doanh.

+Thách thức trong cạnh tranh quốc tế :

●Bên cạnh những thuận lợi mà các FTA mang lại thì khó khăn lớn từ các FTA đó chính là tăng sức ép
cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế quốc gia, khu vực và toàn cầu. Về mặt xã hội, cạnh tranh tăng lên
khi tham gia FTA có thể làm một số doanh nghiệp ở các nước đang phát triển,các doanh nghiệp có
công nghệ sản xuất lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong
một bộ phận lao động.

●Về thể chế, chính sách, các FTA thế hệ mới cũng đòi hỏi các thành viên phải thực hiện rà soát toàn
bộ hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, cải cách hành chính; cải cách tư pháp; xử lý mối quan hệ giữa
thương mại quốc tế với những vấn đề vốn được coi là “phi thương mại” – “các giá trị xã hội” như:
Thương mại và quyền con người, bảo vệ người lao động trong thương mại quốc tế, thương mại và
môi trường, thương mại và văn hóa, thương mại và an ninh, bảo đảm an toàn thực phẩm, thương
mại, phát triển bền vững và quản trị tốt.

=> Chính phủ các thành viên của FTA sẽ phải thực hiện chính sách đầy khó khăn khi phải cân bằng
giữa thương mại quốc tế với những vấn đề vốn được coi là “phi thương mại”

 Để đối mặt với khó khăn, sinh viên KDQT cần phải nắm vững cách thức để đối mặt với cạnh tranh
từ các quốc gia khác và xây dựng chiến lược kinh doanh để tận dụng cơ hội và đối phó với thách
thức.

☆Quản lý rủi ro và tuân thủ quy định :

- Quy định của FTA :

●Quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.

●Quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan.

●Quy định về thời gian cắt giảm thuế xuất nhập khẩu.

●Quy định về quy tắc xuất xứ.

=> Sinh viên KDQT cần hiểu rõ về các quy định này và cách thức thực hiện để đảm bảo sự tuân thủ và
tránh rủi ro pháp lý.

-Quản lí rủi ro :

Để tận dụng được các lợi thế cạnh tranh và thời cơ mà hội nhập mang lại, các doanh nghiệp Việt
Nam cần phải am hiểu và nắm rõ “luật chơi” trong thương mại quốc tế, phải biết mình là ai, đang ở
vị trí nào. Cụ thể, doanh nghiệp phải nắm vững các cam kết của Việt Nam và các nước đối tác, chủ
động xây dựng kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung hạn và dài hạn, nâng cao năng lực cạnh
tranh bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất.

Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần có quy trình cụ thể để thẩm định về quy mô, lịch sử hoạt động và
khả năng thanh toán của đối tác trước khi quyết định hợp tác. Đặc biệt, doanh nghiệp xuất nhập
khẩu nên cảnh giác với các đối tác đưa ra giá bất thường như bán với giá quá thấp hoặc mua với giá
rất cao so với thị trường.

☆ Cơ hội việc làm và phát triển: * CPTPP: Toàn diện xuyên Thái
Bình Dương

-Với những cam kết trong CPTPP mà cốt lõi là cắt giảm hàng rào thuế quan,
thực hiện nguyên tắc tự do bình đẳng trong thương mại mở ra việc tiếp cận thị
trường một cách toàn diện, đảm bảo sự dịch chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, vốn
và công nghệ sẽ tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, tạo ra nhiều cơ hội mới
cho người lao động và doanh nghiệp. Về chất lượng việc làm, thời gian đầu tham
gia, khả năng số lao động có tay nghề thấp tăng nhanh hơn, nhưng về sau, tỷ lệ
lao động có kỹ năng sẽ tăng lên, số việc làm với lao động có trình độ kỹ thuật sẽ
nhiều hơn.

-Mặc dù đem lại khởi sắc cho thị trường lao động Việt Nam nh ưng c ũng s ẽ có
những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt, đặc bi ệt trong vi ệc t ận d ụng c ơ
hội mà hiệp định mang lại. Bên cạnh việc tuân th ủ các tiêu chu ẩn v ề lao đ ộng
thì cần chuẩn bị nhân lực, nguồn lực về đầu tư, sự s ẵn sàng c ủa các doanh
nghiệp để sản xuất và đảm bảo hàng hóa được các thị tr ường trong hi ệp đ ịnh
chấp nhận.
-Riêng đối với những lo ngại về việc có cơ hội việc làm được t ạo ra song s ẽ có
việc làm bị suy giảm, các kịch bản nghiên cứu đều cho thấy ph ần l ớn các quan
hệ thương mại giữa các hiệp định đều có tính chất bổ sung cho nhau, do đó
những tác động trực tiếp đến giảm hoặc mất việc làm là không nhiều.
=>Nghiên cứu về hiệp định thương mại tự do giúp sinh viên KDQT phát triển kiến thức và
kỹ năng cần thiết cho một sự nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Hiểu biết về các thỏa
thuận thương mại có thể là một điểm mạnh khi xin việc và phát triển sự nghiệp trong các tổ
chức quốc tế.
☆ Góp phần vào phát triển quốc gia:

-Các tác động của FTA vào sự phát triển của đất nước:

● Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

●Tác động tích cực góp phần phát triển sản xuất trong nước.

●Hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam.

●Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI)


-Các hoạt động nghiên cứu giúp phát triển các chính sách kinh tế quốc gia cho sinh viên KDQT:

+ Tham gia các hội nghị thương mại

+ Chủ động tìm hiểu hiệp định

+Tham gia vào nghiên cứu các chính sách kinh tế.

=>Việc hiểu rõ về hiệp định thương mại tự do và tham gia vào nghiên cứu về chúng có thể
góp phần vào việc đề xuất và phát triển các chính sách kinh tế cấp quốc gia. Sinh viên KDQT
có thể trở thành những chuyên gia cần thiết để định hình các hợp đồng thương mại quốc tế và
đảm bảo lợi ích quốc gia.

You might also like