You are on page 1of 9

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

Đề bài:

Quốc gia A đang cân nhắc việc tham gia vào một Hiệp định thương mại tự do
(FTA) thế hệ mới. Trong khi trước đây mới tham gia vào FTA theo quan niệm
truyền thống. Anh/chị hãy nêu rõ sự khác biệt giữa FTA thế hệ mới và FTA theo
quan niệm truyền thống và phân tích các lợi ích mà quốc gia A có thể nắm bắt
được khi tham gia vào một FTA thế hệ mới.

MSSV:

Họ và tên:
1
MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế thông qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự do
(FTA) đang trở thành xu thế phổ biến trên thế giới, do những lợi ích kinh tế mang
lại. Đặc biệt trong bối cảnh những thỏa thuận đạt được trong khuôn khổ Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) chưa làm “hài lòng” các nước về mức độ cam kết,
làm cho các quốc gia phải chuyển hướng sang hợp tác song phương và liên kết khu
vực, nhằm thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ. Nếu như các FTA truyền
thống trước đây chỉ liên quan đến lĩnh vực hàng hóa đơn thuần thì các FTA thế hệ
mới có phạm vi rộng hơn, đòi hỏi độ mở cửa sâu hơn trên hầu hết các lĩnh vực. Khi
tham gia vào FTA thế hệ mới, quốc gia A có thể nắm bắt được thêm rất nhiều cơ
hội tốt, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển nền kinh tế quốc gia.

NỘI DUNG

I.FTA theo quan niệm truyền thống và FTA thế hệ mới


1.Khu vực mậu dịch tự do (FTA theo quan niệm truyền thống)
Khu vực mậu dịch tự do là liên kết giữa 2 hay nhiều nước nhằm mục đích tự
do hóa buôn bán một số mặt hàng nào đó từ đó thành lập thị trường thống nhất
giữa các nước, nhưng mỗi nước thành viên vẫn thi hành chính sách thuế quan độc
lập với các nước ngoài khu vực mậu dịch tự do.

VD: Trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 1993-2015, thuế quan
giữa các nước thành viên chỉ từ 0-5%. Tuy nhiên mỗi thành viên AFTA lại có
chính sách thuế quan riêng đối với các nước ngoài khu vực như: Mức thuế xuất
nhập khấu trung bình của Việt Nam (MFN) với các thành viên WTO là 13,4%.
Trong khi Singapore có mức thuế 0% cho hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

2. Tại sao có một số FTA được coi là “thế hệ mới”?

2
Thuật ngữ “thế hệ mới” hoàn toàn mang tính tương đối, được sử dụng để nói
về các FTA có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại
hàng hóa, như: FTA Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (T-
TIP); các hiệp định thành lập EU; FTA Bắc Mỹ (NAFTA); ….

Ta lấy ví dụ về EVFTA để có thể hiểu tại sao đây được coi là FTA thế hệ
mới. Đồng thời phân tích các điểm khác biệt giữa FTA truyền thống và FTA thế hệ
mới.

Ngày 01/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày
01/02/2016 văn bản hiệp định đã được công bố. Ngày 26/06/2018, EVFTA được
tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp
định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp
lý đối với Hiệp định EVFTA. Hai Hiệp định đã được ký kết vào 30/6/2019. Ngày
12/2/2020, Nghị viện Châu Âu chính thức thông qua cả hai hiệp định.

Thứ nhất, FTA “thế hệ mới” nêu trên nếu so với các FTA trước đây và các
hiệp định của WTO, thì EVFTA “bao gồm các nội dung mới hơn như: dịch vụ và
đầu tư, mua sắm của chính phủ, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước, minh
bạch hóa, đầu tư của EU vào Việt Nam, bảo hộ đầu tư, hỗ trợ phát triển, chia sẻ
kinh nghiệm về khoa học kí thuật cũng như vấn đề về môi trường …

Thứ hai, trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo đảm quyền lợi của người
lao động ngày càng được coi trọng trên cơ sở coi người lao động là người trực tiếp
làm ra các sản phẩm trong thương mại quốc tế, nên trước hết họ phải được bảo
đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản. Đây là cách tiếp cận của
các FTA “thế hệ mới” và đang trở thành một xu thế trong những năm gần đây trên
thế giới. Điều này thể hiện qua các phần trong nội dung của EVFTA như: Sở hữu
trí tuệ (Về nhãn hiệu: Hai bên cam kết áp dụng thủ tục đăng ký thuận lợi, minh
bạch, bao gồm việc phải có cơ sở dữ liệu điện tử về đơn nhãn hiệu đã được công
bố và nhãn hiệu đã được đăng ký để công chúng tiếp cận, đồng thời cho phép chấm
dứt hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký nhưng không sử dụng một cách thực sự trong
vòng 5 năm.), …

Thứ ba, các nội dung đã có trong các FTA trước đây và các hiệp định của
WTO, nay được xử lý sâu sắc hơn trong FTA “thế hệ mới”, như: thương mại hàng

3
hóa, bảo vệ sức khỏe động vật và thực vật trong thương mại quốc tế, thương mại
dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, … VD: Trong thương mại hàng hóa, Đối với xuất
khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu
đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế
nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết
dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là
0%.

Có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được
xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao
nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích
này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn
nhất của ta hiện nay.

Như vậy, nếu so sánh với các hiệp định của WTO, thì các FTA thế hệ mới
chính là các hiệp định “WTO cộng”, với những nội dung trước đây từng bị từ chối,
thì nay lại cần thiết phải chấp nhận, bởi bối cảnh thương mại quốc tế đã thay đổi.
Đồng thời khi so sánh với các FTA truyền thống thì FTA thế hệ mới chính là phiên
bản hoàn thiện hơn, nâng cấp hơn thông qua sự hợp tác chuyên sâu về mọi mặt
giữa các nước thành viên.

II. Lợi ích khi tham gia FTA thế hệ mới


Ta đã phân tích ưu điểm, khác biệt giữa FTA truyền thống và FTA thế hệ
mới. Quay trở lại vấn đề, nếu quốc gia A tham gia vào một FTA thế hệ mới thì
quốc gia này sẽ nhận được những lợi ích gì?

Đầu tiên chính là việc thúc đẩy việc xuất nhập khẩu trong và ngoài nước do
việc áp dụng mức thuế quan thấp cho một số mặt hàng đồng thời có thể định
hướng duy trì việc xuất nhập khẩu, ổn định thị trường trong và ngoài nước bằng
một số biện pháp như thuế giảm thấp hơn hoặc miễn thuế trong vài năm kể từ khi
kí kết hiệp định nếu duy trì việc xuất nhập khẩu trong thời gian này.

Việc thúc đẩy các chính sách hợp tác, hỗ trợ lần nhau về kiến thức trong các
lĩnh vực cũng như cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và hoạt động

4
trong nước sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo và tăng cường
chất lượng hàng hóa được sản xuất đồng thời tạo ra cơ hội việc làm cho người lao
động, giảm tỉ lệ lao động thiếu việc làm.

Tiếp theo, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật giúp các thành viên cải thiện
môi trường pháp lý và kinh doanh, điển hình như:

 Bảo vệ nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khỏi sự can thiệp trái pháp luật.
 Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được củng cố sẽ tăng cường hiệu quả
cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái và khuyến khích hoạt động nghiên
cứu, sáng tạo.
 Thuận lợi hóa các thủ tục hải quan.
 Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong kinh doanh.
 Thuận lợi hóa việc công nhận các tiêu chuẩn sản phẩm.
 Mở cửa thị trường mua sắm công cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ các
thành viên của FTA.
 Đặc biệt, vấn đề tạo “sân chơi” công bằng cho doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp tư nhân là một vấn đề vô cùng quan trọng bởi yếu tố cạnh
tranh là một phần cốt lõi của kinh tế thị trường, giúp thị trường vận hành
hiệu quả.
 Việc cải cách, hoàn thiện đối với môi trường thương mại trong các hiệp định
thế hệ mới, khuôn khổ pháp luật thương mại minh bạch, cạnh tranh, thủ tục
thuận lợi... sẽ tạo hiệu ứng sâu rộng, lâu dài để nền kinh tế vận hành hiệu
quả, bền vững đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài. VD: Báo cáo năng
lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 - 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho
thấy, ba rào cản khiến nhà đầu tư quan ngại nhất khi tiếp cận thị trường các
nước đang phát triển là thủ tục phê duyệt đầu tư, quy định về hàm lượng nội
địa và quy định về lao động người nước ngoài. Yếu tố nhân công rẻ vốn là
lợi thế của các nước đang phát triển lại không được ưu tiên lên hàng đâu.
Bởi vậy, việc thực thi nghiêm túc những cam kết đầu tư trong các FTA thế
hệ mới cùng với lợi ích tiềm tàng từ mạng lưới FTA các nước nằm trong khu
vực Nam Á đang sở hữu sẽ cho họ những lợi thế to lớn trong thu hút luồng
đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển xuống khu vực này. Những giá trị tiên
phong về tự do thương mại và cải cách tạo nên sức hấp dẫn của các FTA này
với thế giới.

5
Ngoài ra, FTA thế hệ mới cũng tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán
phát triển. Có thể kể đến thị trường chứng khoán Hàn Quốc. Từ năm 2018 đến
hết năm 2019 có hơn 70% tổng lệnh giao dịch thuộc về các nhà đầu tư tư nhân
(Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, 2020). Tính đến
tháng 9/2020 thì số lệnh giao dịch này lên đến 90%. Mặc dù Hàn Quốc không
bị tác động lớn bởi chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, nhưng cũng
đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài do lo ngại các doanh nghiệp Trung
Quốc bị cấm xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Mức vốn hóa thị trường của các doanh
nghiệp lớn tăng cao khi Hàn Quốc ký kết các hiệp định với các nước Đông Á và
Đông Nam Á, lên đến hơn 1600 nghìn tỷ KRW (tăng bình quân 8,2%/năm tính
từ năm 2015, đặc biệt tăng nhanh vào năm 2018 khi tận dụng lợi thế trong xung
đột thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc và chỉ giảm 0,7% vào năm 2020 khi dịch
Covid-19 bùng phát). Các hiệp định không đánh thuế 2 lần với Trung Quốc và
đa phần các nước ASEAN, mở cửa tự do với một số mặt hàng như điện tử với
thị trường các nước châu Mỹ đã làm bùng lên làn sóng đầu tư của nước này.
Thậm chí, thị trường Hàn Quốc còn trở nên sôi động hơn khi các nhà đầu tư
Trung Quốc rót vốn để mở công ty nhằm đưa hàng hóa vào Hoa Kỳ với giá rẻ.

Bên cạnh đó, FTA thế hệ mới sẽ giúp duy trì mục tiêu phát triển bền vững
giữa các quốc gia. Điều này thể hiện ở các quy định không thuộc phạm trù
thương mại (môi trường, lao động...) nhưng sẽ bị ràng buộc thực hiện bởi các
biện pháp thương mại hay đòi hỏi các thành viên phải thực hiện rà soát toàn bộ
hệ thống chính sách kinh tế-xã hội, văn hóa của nước mình, để thực hiện minh
bạch chính sách; cải cách hành chính; cải cách tư pháp; xử lý mối quan hệ giữa
thương mại quốc tế với những vấn đề vốn được coi là “phi thương mại” và các
giá trị xã hội. Việc rà soát toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội đặc biệt đối với các
nước đang phát triển sẽ giúp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Với tiêu
chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử vô tư, các FTA “thế hệ mới” sẽ
giúp cải thiện hơn nữa bộ máy nhà nước theo hướng đẩy mạnh cải cách hành
chính, tăng cường trách nhiệm, kỉ luật, kỉ cương của công chức nhà nước, từ đó
hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế đất
nước.

6
Một ý nghĩa không thể bỏ qua là quá trình đàm phán các FTA thế hệ mới đã
giúp đào tạo, trưởng thành đội ngũ chuyên gia thương mại quốc tế. cán bộ đàm
phán của các quốc gia sẽ từng bước học hỏi, trưởng thành để cùng các đồng
nghiệp quốc tế xây dựng nên những tiêu chí thương mại tiên tiến đáp ứng xu thế
phát triển của thương mại hiện đại. Những kiến thức, kinh nghiệm đàm phán, tư
duy thời đại là nguồn lực quý giá để đội ngũ này tiếp tục đóng góp vào công tác
quản lý, hoạch định chính sách, hiện thực hóa lợi ích từ các FTA thế hệ mới.

III. Mặt hạn chế và thách thức đối với quốc gia khi tham
gia vào FTA thế hệ mới
Các nước đang phát triển dễ trở thành “bãi rác” cho các nước phát triển với
trình độ khoa học công nghệ cao. Bởi trên danh nghĩa là hỗ trợ về mặt công
nghệ, thế nhưng thực chất nước phát triển sẽ có thể loại bỏ những công nghệ cũ,
lỗi thời của họ đã bị thay thế bởi những công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn. Trong
khi những công nghệ cũ của sẽ được chuyển giao cho nước đang phát triển sử
dụng mà không cần phải xử lí hay loại bỏ.

Các FTA thế hệ mới tiềm ẩn nhiều hệ quả quan trọng không chỉ đối với hệ
thống pháp luật của các thành viên mà còn liên quan tới các chính sách xã hội,
văn hoá, kinh tế của các nước này. Các tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và
hành xử vô tư của bộ máy nhà nước sẽ đặt ra những thách thức lớn cho các cơ
quan nhà nước. Tiếp nữa, Chính phủ các thành viên của FTA sẽ phải thực hiện
chính sách đầy khó khăn khi phải cân bằng giữa thương mại quốc tế với những
vấn đề vốn được coi là “phi thương mại”.

Vấn đề cạnh tranh nguồn lao động xảy ra do chênh lệch trình độ giữa lao
động các nước đòi hỏi việc nâng cao trình độ lao động đủ sức cạnh tranh để
tránh tình trạng mất việc làm xảy ra.

Các nước đang phát triển khi tham gia FTA thế hệ mới phải cẩn trọng với các
nhà đầu tư nước ngoài và phải đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư trong nước.
Nếu như các nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi thị trường thì tác động rất lớn đến thị
trường chứng khoán. Đặc biệt đối với một số nước có thị trường thương mại phụ
thuộc vào một nước khác, Chính vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng để bảo đảm không
xảy ra hoảng loạn trên thị trường.

7
KẾT LUẬN
Ngày nay, xu hướng chung của các nước trên thế giới là hòa bình, hợp tác và
phát triển. Những lợi ích kinh tế của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là
không thể phủ nhận. Tuy nhiên các FTA thế hệ mới cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và
đặt ra thách thức lớn đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Chính
vì vậy, để đi đến một hiệp ước FTA đòi hỏi các nước cần phải củng cố và hoàn
thiện thị trường thương mại, môi trường pháp lí đồng thời hai bên phải tin tưởng
nhau, rằng chúng ta sẽ vượt qua được sự khác biệt về chính trị, trình độ kinh tế,
văn hóa để chấp nhận cùng nhau hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, cùng phát triển kinh tế
trong hòa bình, thông qua FTAs.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế Đại học Luật Hà Nội
2.Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)
3.Báo cáo thị trường chứng khoán Hàn Quốc 2018-2020
4. https://trungtamwto.vn/chuyen-de/12396-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-
fta-la-gi
5. https://luatminhkhue.vn/hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-fta-la-gi-co-so-
phap-ly-phan-loai-va-noi-dung-cua-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-la-
gi.aspx
6.https://nif.mof.gov.vn/webcenter/portal/mtttc/r/m/pngcutrdo/
pngcutrdo_chitiet?
dDocName=MOFUCM196447&dID=204724&showFooter=false&show
Header=false&_adf.ctrl-
state=1dbu00vizq_25&_afrLoop=684566011308813#%40%3F_afrLoop

8
%3D684566011308813%26dDocName%3DMOFUCM196447%26dID
%3D204724%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse
%26_adf.ctrl-state%3D17r1icndlj_4
7.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/821753/hiep
-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-thuc-day-muc-tieu-phat-trien-ben-
vung-cua-viet-nam.aspx
8. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 - 2020 của Ngân hàng
Thế giới (WB).

You might also like