You are on page 1of 20

LỚP HỌC PHẦN: GTN CNTT N04

THÀNH VIÊN: Trần Anh Quân


MSSV: 85689

TÌM HIỂU VỀ CÁC DỊCH VỤ TRỰC


TUYẾN TIÊU BIỂU HIỆN NAY

I.Baidu:
1. Giới thiệu:
Baidu (tên tiếng Trung là: 百度, pinyin: Bǎidù) là một công cụ tra cứu do Công ty
hữu hạn kỹ
thuật mạng trực tuyến Bách Độ (Baidu, Inc) thiết kế và ra mắt vào năm 2014.
Baidu là website
đầu tiên tại Trung Quốc cung cấp giao thức không dây (WAP) và hỗ trợ tìm kiếm
trên thiết bị
số kỹ thuật với các công cụ hỗ trợ người dùng tra cứu và tìm kiếm tại hơn 700 triệu
trang web,
80 triệu hình ảnh và khoảng 10 triệu tập tin đa truyền thông như nhạc, phim,...
Tính đến thời điểm này, Baidu được biết đến là ‘Google của Trung Quốc’, là công
cụ tìm kiếm
lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau gã khổng lồ tìm kiếm Google, tuy nhiên thị trường
chính của
Baidu đa phần đều diễn ra ở trong nước chứ chưa ‘bành trướng’ sang thị trường thế
giới.

2. Lịch sử ra đời của Baidu


Công ty hữu hạn kỹ thuật mạng trực tuyến Bách Độ (Baidu, Inc) được thành lập
vào năm 2000
tại Trung Quốc và phát triển nhanh chóng sau đó để sớm trở thành một trong những
công ty
hàng đầu về cung cấp các dịch vụ dữ liệu mạng lớn nhất ở Trung Quốc đại lục. Quá
trình phát
triển của Baidu càng thuận lợi hơn khi Trung Quốc ngày càng kiểm soát chặt chẽ
các phần
mềm Internet quốc tế khi vào lãnh thổ của mình, buộc gã khổng lồ tìm kiếm nhanh
chóng biến
mất tại thị trường này. Với ưu thế đó, công ty Bách Độ đã nhanh chóng chiếm lĩnh
thị trường
trong nước và bắt tay thiết kế công cụ hỗ trợ người dùng tương tự như Google tại
quốc gia
đại lục này.

4. Ưu điểm và nhược điểm của Baidu là gì ?


• Ưu điểm: Tra cứu và tải về mọi thông tin dễ dàng, nguồn dữ liệu đa dạng, phong
phú.
Các ứng dụng của Baidu với vô vàn tiện ích, phục vụ nhu cầu người dùng trên
nhiều
lĩnh vực khác nhau, xứng đáng là ‘Google của Trung Quốc. Các ứng dụng kể tới
như:
Baidu Baike, Baidu Image, Baidu Pan, Maidu Maps, Baidu Tieba, Baidu Mail...
• Nhược điểm: Ngôn ngữ sử dụng của Baidu chủ yếu là tiếng Trung nên sẽ bất tiện
cho
người dùng tại các quốc gia khác trên thế giới khi muốn tìm kiếm.

8. Các ứng dụng của Baidu là gì ?


Nằm lòng khái niệm Baidu là gì, đối với công cụ tìm kiếm thông tin chúng ta đều
thấy rằng:
Baidu nổi tiếng là một ứng dụng tìm kiếm lớn tại Trung Quốc. Với ứng dụng này,
người dùng
tại Trung Quốc có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin như website, hình ảnh, tệp tin
tại Baidu
chỉ vài giây. Baidu đã phát triển cả các ứng dụng đi kèm như baike.baidu (tương tự
như
wikipedia), Baidu maps, Baidu Mail,.... và phát triển cả trên thiết bị di động vì thế
người dùng
có thể dễ dàng sử dụng nó ở mọi nơi mọi lúc. Cũng bởi tính năng thuận tiện này mà
Baidu có
thể thay thế cho vị trí của Google và trở thành công cụ tìm kiếm lớn thứ hai thế giới
chỉ sau
Google và đứng đầu tại thị trường Trung Quốc. Google có bất cứ thứ gì thì Baidu
cũng cung
cấp những ứng dụng tương tự như vậy. Hãy cùng khám phá danh sách một số ứng
dụng chính
của Baidu dưới đây:

• Baidu Maps là một giải pháp bản đồ trên thiết bị di động và máy tính để bàn
tương tự
như Google Maps, nhưng chỉ bao gồm khu vực Trung Quốc Đại lục.
• Baidu Wangpan, trước đây là Baidu Cloud là một dịch vụ lưu trữ đám mây cung
cấp 2
TB lưu trữ dữ liệu miễn phí.
• Baidu Tieba cung cấp cho người dùng một cộng đồng tìm kiếm dựa trên truy vấn
để
trao đổi quan điểm và chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Đây là một cộng đồng trực
tuyến ràng buộc chặt chẽ với dịch vụ tìm kiếm của Baidu.
• Baidu News cung cấp các liên kết đến một lựa chọn các tin tức địa phương, quốc
gia
và quốc tế, và hiển thị các câu chuyện tin tức ở định dạng có thể tìm kiếm chỉ trong
vòng vài phút sau khi xuất bản trên Web. Baidu News sử dụng một quy trình tự
động
để hiển thị các link tới các bài báo có liên quan, cho phép mọi người thấy nhiều
quan
điểm khác nhau trên cùng một vấn đề hoặc câu chuyện.
• Baidu Knows cung cấp cho người dùng một cộng đồng tìm kiếm dựa trên truy
vấn để
chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Thông qua Baidu Knows, các thành viên đã đăng

dịch vụ có thể đăng câu hỏi cụ thể để các thành viên khác trả lời và cũng trả lời câu
hỏi
của các thành viên khác.
• Baidu MP3 Search cung cấp các liên kết được tạo bằng thuật toán đến các bài hát

các tệp đa phương tiện khác được cung cấp bởi các nhà cung cấp nội dung Internet.
Baidu bắt đầu với một tính năng tìm kiếm âm nhạc phổ biến có tên là “Tìm kiếm
MP3”
và danh sách toàn diện về âm nhạc nổi tiếng của Trung Quốc, Baidu 500, dựa trên
số
lượng tải xuống. Baidu định vị các định dạng tệp như MP3, WMA và SWF. Tính
năng
tìm kiếm đa phương tiện chủ yếu được sử dụng trong các tìm kiếm cho nhạc pop
Trung
Quốc.
• Baidu Image Search cho phép người dùng tìm kiếm hàng triệu hình ảnh trên
Internet.
Tìm kiếm hình ảnh của Baidu cung cấp các tính năng như tìm kiếm theo kích thước
hình ảnh và theo loại tệp hình ảnh. Danh sách hình ảnh được sắp xếp theo nhiều
danh
mục khác nhau, được cập nhật tự động thông qua các thuật toán.
• Baidu Video Search cho phép người dùng tìm kiếm và truy cập thông qua các
hyperlink
của các video clip trực tuyến được lưu trữ trên các trang web của bên thứ ba.
• Baidu Space – dịch vụ mạng xã hội của Baidu – cho phép người dùng đã đăng ký
tạo
trang chủ cá nhân trong một cộng đồng có thể tìm kiếm dựa trên các truy vấn.
Người
dùng đã đăng ký có thể đăng nhật ký web hoặc blog, đăng album ảnh và thông tin

nhân trên trang chủ của họ và thiết lập cộng đồng bạn bè của riêng họ – là những
người dùng cũng đã đăng ký. Đến tháng 7 năm 2009, Baidu Space đã đạt tới 100
triệu
người dùng đã đăng ký.
• Baidu Love là một cộng đồng có thể tìm kiếm dựa trên truy vấn, nơi người dùng
đã
đăng ký có thể viết và gửi tin nhắn cho những người thân yêu.
• Baidu Baike: Là ứng dụng giúp người xem xem được các thông tin về từ khóa và
viết
những bài giải thích từ khóa nhằm tạo hệ thống từ điện tử.
• Baidu Mail: Ứng dụng thư điện tử giúp người gửi và nhận gửi thư trực tuyến
nhanh
chóng và tiện lợi. Người dùng có thể truy cập Internet để gửi thư điện tử dễ dàng.
• Baidu Translate: là ứng dụng dịch tương tự google translate
• Baidu Hanyu: là ứng dụng tra cứu điện tử thuộc phần mềm tìm kiếm thông tin do
mạng Baidu Trung Quốc thiết kế.

3. Baidu có phải là “Google của Trung Quốc”?


Thật vậy, kể từ khi Google quyết định rời khỏi thị trường tỷ dân này thì Baidu được
xem là ông vua tìm kiếm tại thị trường Trung Quốc. Do sự giống nhau của 2 công
cụ này mà nhiều người cho rằng Baidu trở thành “Google của Trung Quốc” thậm
chí còn cáo buộc Baidu là sản phẩm nhái của Google. Tuy nhiên theo lý giải của
nhà sáng lập Baidu và trang website chính của nền tảng này đã phân tích những
điểm khác biệt giữa Baidu và Google, như là việc Baidu không chỉ tập trung hỗ trợ
người dùng tìm kiếm thông tin mà còn hướng người dùng đưa ra các bình luận ý
kiến cho nội dung, cho phép họ tạo ra những cổng thông tin và nội dung của riêng
mình sau đó sử dụng công nghệ tìm kiếm để sắp xếp và quản lý chúng. Đây là xem
là điểm khác biệt lớn nhất giữa hướng tiếp cận của Baidu và Google trong suốt quá
trình phát triển Baidu trong thời kỳ tìm kiếm trên PC. Còn đối với việc tìm kiếm
trên các thiết bị di động, sự khác biệt giữa Baidu và Google còn hiển thị rõ hơn
nữa, nhất là về mặt triết học. Nếu như Google đã dành nhiều tâm huyết và công sức
để xây dựng hệ sinh thái Android và tạo ra ngành công nghiệp phát triển trong
tương lai, thì với Baidu, đó không chỉ dừng lại ở việc kết nối thông tin mà còn là
kết nối các dịch vụ, giúp nâng cao trải nghiệm cho người dùng, biến mọi thứ bạn
tìm kiếm đều trở nên nhanh gọn và hiển thị đầy đủ thông tin trên thiết bị truy cập.
Ví dụ như bạn tìm kiếm “rạp chiếu phim” trên Baidu, công cụ sẽ cung cấp cho bạn
các địa điểm rạp chiếu phim gần nhất, lịch chiếu, các ghế trống và thậm chí đặt chỗ
và thanh toán trực tiếp qua điện thoại. Baidu hướng đến việc sắp xếp mọi thứ xuất
hiện trên website để cho riêng bạn
Lời kết
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với các bạn khái niệm Baidu là gì và một số thông tin
liên quan đến ứng dụng này. Dù hiện nay Trung Quốc đã phát triển thêm nhiều ứng
dụng và mạng xã hội để phục vụ nhu cầu trải nghiệm của người dùng vậy nhưng
Baidu vẫn thuộc Top 10 mạng xã hội Trung Quốc được sử dụng phổ biến nhất tại
đây. Với những lý do kể trên và sự đa năng mà nền tảng này mang lại, người dùng
có thể tận dụng Baidu như một công cụ tìm kiếm tuyệt vời và lan tỏa hình ảnh
thương hiệu trên nền tảng này để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng biết đến hơn.
Hi vọng những thông tin trên đây đã phần nào đó giúp các bạn có thể hiểu được
Baidu là gì và làm sao để ứng dụng công cụ này vào trong cuộc sống được hiệu
quả.

II. Google:
Lịch sử
Ban đầu
Trang chủ ban đầu của Google có thiết kế đơn giản vì những người sáng lập công
ty có ít kinh nghiệm về HTML, ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để thiết kế các
trang web.
Google ban đầu là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin, hai
nghiên cứu sinh có bằng tiến sĩ tại trường Đại học Stanford, California vào tháng 1
năm 1996.
Trong khi các công cụ tìm kiếm thông thường xếp hạng kết quả bằng cách đếm số
lần tìm kiếm xuất hiện trên trang, hai lý thuyết đã đưa ra giả thuyết về một hệ thống
tốt hơn phân tích mối quan hệ giữa các trang web. Họ gọi công nghệ mới này
là PageRank; nó xác định mức độ liên quan của một trang web theo số lượng trang
và tầm quan trọng của những trang được liên kết trở lại trang web gốc.
Page và Brin ban đầu đặt biệt danh cho công cụ tìm kiếm mới của họ là "BackRub"
(Gãi lưng) vì hệ thống này dùng các liên kết đến để ước tính tầm quan trọng của
trang. Họ cũng tin rằng những trang có nhiều liên kết đến nhất từ các trang thích
hợp khác sẽ là những trang thích hợp nhất. Cuối cùng, họ đã đổi tên thành Google;
tên của công cụ tìm kiếm bắt nguồn từ một lỗi chính tả của từ "googol" có nghĩa là
số 1 đầu và theo sau là 100 số không, được chọn để biểu thị rằng công cụ tìm kiếm
nhằm cung cấp số lượng lớn thông tin. Ban đầu, Google hoạt động dưới trang web
của đại học Stanford với các tên miền google.stanford.edu và z.stanford.edu. Họ đã
quyết định thử nghiệm giả thuyết trong nghiên cứu của họ, tạo nền móng cho công
cụ Google hiện đại bây giờ. Tên miền www.google.com được đăng ký ngày 15
tháng 9 năm 1997. Họ chính thức thành lập công ty Google, Inc. ngày 4 tháng
9 năm 1998 tại một ga ra của nhà Susan Wojcicki (được thuê làm nhân viên đầu
tiên của Google, Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách bộ phận quảng cáo) tại Menlo
Park, California.

Các dịch vụ của google:


1.  Google Workspace (tên trước đây là G Suite, Google Apps for Work, hay
Google Apps for Business) là một bộ ứng dụng năng suất điện toán đám mây
và các công cụ phần mềm cộng tác và phần mềm được cung cấp
bởi Google trên cơ sở đăng ký thuê bao.
Nó bao gồm các ứng dụng web phổ biến của Google như Gmail, Google Drive,
Google Hangouts, Googl Calendar, và Google Docs. Trong khi những sản phẩm
này được cung cấp miễn phí cho người sử dụng, G Suite cũng cộng thêm các tính
năng chuyên dùng trong kinh doanh như địa chỉ email tùy chỉnh theo tên miền của
bạn (@congtycuaban.com), ít nhất 30GB dung lượng lưu trữ dành cho tài liệu và
email, và hỗ trợ 24/7 qua điện thoại và email.[2] Là một giải pháp điện toán đám
mây, nó tiếp cận một cách khác từ phần mềm tăng năng suất văn phòng lập sẵn
bằng cách lưu giữ thông tin khách hàng tại các trung tâm dữ liệu,bảo mật của mạng
lưới Google hơn là trên các máy chủ cục bộ truyền thống đặt tại các công ty.
2. Chromium là một trình duyệt web mã nguồn mở, là nền tảng để xây dựng
nên Google Chrom. Những phần do Google viết nên được phát hành theo giấy phép
BBD, còn những phần khác thuộc về nhiều giấy phép mã nguồn mở cấp phép khác
nhau, trong đó có Giấy phép MIT, LGPL, MS-PL, và bộ ba giấy
phép MPL/GPL /LGPL. Về tổng quan, trình duyệt này có cùng các tính năng như
Google Chrome, chỉ khác ở biểu tượng. Các phiên bản Google Chrome dành cho
hệ điều hành Mac và Linux dựa trên Chromium được phát hành tại kênh nhà phát
triển dành cho Google Chrome vào ngày 4 tháng 6 năm 2009.  Theo tài liệu nhà
phát triển thì "'Chromium' là tên của dự án, chứ không phải tên sản phẩm, và sẽ
không bao giờ xuất hiện trong các đoạn mã ở dạng tên biến, tên API, v.v. Thay vào
đó hãy dùng 'chrome'".
2. Gmail là một dịch vụ email miễn phí hỗ trợ quảng cáo do Google phát triển.
Người dùng có thể truy cập vào Gmail trên web và thông qua các ứng dụng dành
cho thiết bị di động dành cho Android và iOS cũng như thông qua các chương trình
của bên thứ ba đồng bộ hóa nội dung email thông qua giao thức POP hoặc IMAP.
Gmail bắt đầu bằng bản phát hành beta có giới hạn vào ngày 1 tháng 4 năm 2004
và kết thúc giai đoạn thử nghiệm vào ngày 7 tháng 7 năm 2009.
Khi khởi động, Gmail có dung lượng lưu trữ ban đầu là 1 GB cho mỗi người
dùng, có dung lượng lớn hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh được cung
cấp vào thời điểm đó. Ngày nay, dịch vụ này đi kèm với 15 GB dung lượng
miễn phí. Người dùng có thể nhận email với dung lượng lên đến 50 MB, bao
gồm tệp đính kèm, trong khi họ có thể gửi email đến 25 MB. Để gửi các tệp lớn
hơn, người dùng có thể chèn tệp từ Google Drive vào thư. Gmail có giao diện
định hướng tìm kiếm và "chế độ xem cuộc hội thoại" tương tự như diễn đàn trên
Internet. Dịch vụ này đáng chú ý giữa các nhà phát triển trang web về việc sử
dụng Ajax tiên phong của nó.
4. Google Ads (tên cũ Google AdWords) là một dịch vụ thương mại của
Google cho phép khách hàng mua những quảng cáo bằng chữ hoặc hình ảnh tại các
kết quả tìm kiếm hoặc các trang web do các đối tác Google Adsense cung cấp. Để
sử dụng được dịch vụ AdWords, người dùng phải đăng ký một tài khoản Google. 
4. Google Ảnh (tiếng Anh là Google Photos) là dịch vụ chia sẻ hình ảnh, video
và phục vụ lưu trữ của Google  Nó được ra mắt vào 28 tháng 5 năm 2015 và kết
thúc dịch vụ lưu trữ thông qua google+, mạng xã hội của Google. Sau khi chính
thức ra mắt, người dùng đã đánh giá dịch vụ này tốt hơn so với dịch vụ lưu trữ hình
ảnh khác.
4. Google App Engine (gọi tắt là GAE hay App Engine) là một môi trường
phát triển ứng dụng dựa trên công nghệ điện toán đám mây. Ở đó Google cung cấp
một hệ thống gồm: ngôn ngữ lập trình, hệ cơ sở dữ liệu, các thư viện lập trình,
người lập trình sẽ viết ứng dụng và ứng dụng này sẽ chạy trên các máy chủ của
Google.
4. Google Arts & Culture (tên trước đây là Google Art Project) là một nền
tảng hoạt động như một bảo tàng trực tuyến nơi cộng đồng có thể truy cập và xem
những hình ảnh có độ phân giải cao của những tác phẩm nghệ thuật trong các bảo
tàng và đối tác. Dự án được vận hành vào ngày 1 tháng 2 năm thông qua Viện văn
hóa Google hợp tác cùng 17 bảo tàng quốc tế, bao gồm Tate Gallery, Luân
Đôn; Viện bảo tàng Metropolitan, thành phố New York; và bảo
tàng Uffizi, Firenze.
4. Google Classroom (hay Lớp học Google) là một dịch vụ web miễn phí
được phát triển bởi Google dành cho các trường học, được tích hợp với các dịch vụ
Google khác như Google Drive, Google Docs, Google Sheets, Google Slides,nhằm
đơn giản hóa công việc giảng dạy của các giáo viên. 
4. Học sinh có thể tham gia vào lớp học khi được giáo viên của lớp đó cung cấp
một mã lóp học, hoặc tự động được thêm vào bởi nhà trường. Mặc định một thư
mục mang tên Google Classroom sẽ được tạo trong Drive của học sinh đó, là nơi để
học sinh nộp các bài tập trực tuyến cho giáo viên. Giáo viên có thể theo dõi quá
trình học tập, chấm bài, nhận xét cũng như xếp hạng học tập cho các học sinh.
dụng Google Classroom dành cho thiết bị di động đã có sẵn cho hệ điều
hành iOS và Android.
10. Google Cloud Platform, được cung cấp bởi Google, là một bộ dịch vụ điện
toán đám mây chạy trên cùng một cơ sở hạ tầng mà Google sử dụng nội bộ cho các
sản phẩm của người dùng cuối, như Google Search và YouTube. Bên cạnh một bộ
công cụ quản lý, nó cung cấp một loạt các dịch vụ đám mây mô-đun bao gồm điện
toán, lưu trữ dữ liệu, phân tích dữ liệu và học máy. Đăng ký yêu cầu một thẻ tín
dụng hoặc chi tiết tài khoản ngân hàng.
Google Cloud Platform cung cấp Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ, Nền tảng là
dịch vụ và môi trường máy tính Serverless.
11. Google Developers (tên cũ là Google Code) là một trang web
của Google trong đó tập trung các nhà phát triển các dự án phần mềm mã nguồn
mở được hỗ trợ bởi Google. Trang có rất nhiều mã nguồn phần mềm và danh sách
các dịch vụ có hỗ trợ các API công cộng để phục vụ cho việc phát triển các phần
mềm hỗ trợ khác.
11. Google Dịch (tên tiếng Việt chính thức, lúc đầu gọi là Google Thông
dịch, tên tiếng Anh là Google Translate) là một công cụ dịch thuật trực tuyến
do Google phát triển. Nó cung cấp giao diện trang web, ứng dụng trên thiết bị di
động cho hệ điều hành Android và iOS và giao diện lập trình ứng dụng giúp nhà
phát triển xây dựng tiện ích mở rộng trình duyệt web và ứng dụng phần mềm.
Google Dịch hỗ trợ hơn 100 ngôn ngữ ở các cấp khác nhau và kể từ tháng 5 năm
2017, đã phục vụ hơn 500 triệu người mỗi ngày.
11. Nó dùng để dịch tự động một đoạn văn ngắn, hoặc một trang web sang ngôn
ngữ khác, đối với tài liệu có kích thước lớn người dùng cần tải lên cả tài liệu để
dịch. Người dùng sau khi xem bản dịch có thể hỗ trợ Google cách dịch khác khi
thấy kết quả không được tốt, hỗ trợ này có thể được sử dụng trong các lần dịch sau.
11. Google Docs là một ứng dụng hỗ trợ soạn thảo văn phòng trực tuyến được
cung cấp miễn phí bởi Google. Nó bao gồm ba bộ ứng dụng: soạn thảo văn bản,
soạn thảo bản tính và soạn thảo trình chiếu. Nó cho phép người dùng tạo ra các tài
liệu trực tuyến và cho phép chia sẻ với người khác cũng như cho phép trình chiếu
trực tuyến thời gian thực và tương tác sửa chữa với mọi người. Google Docs đã kết
hợp các tính năng của hai dịch vụ Writely và Spreadsheets thành một sản phẩm vào
tháng 10 năm 2006. Sản phẩm trình chiếu, với sự hợp tác công nghệ thiết kế với
Tonic Systems, được phát hành vào ngày 17 tháng 9 năm 2007.
11. Google Groups là một dịch vụ miễn phí từ Google nơi mà nhóm các người
dùng có thể thảo luận về các sở thích chung. Người dùng Internet có thể tìm thấy
các cuộc thảo luận liên quan đến vấn đề họ quan tâm và tham gia vào các đoạn đối
thoại, thông qua cả giao diện web của Google Groups hoặc qua thư điện tử. Người
dùng có thể tạo một nhóm mới.  Google Groups cũng tập hợp cả những kiểu đăng
bài của người dùng newsgroup của những năm 1981và hỗ trợ đọc và đăng bài trong
các nhóm Usenet. Người dùng có thể đăng ký nhận danh sách thư điện tử để đọc và
lưu ở bất kỳ đâu. 
11. Google Images là một dịch vụ tìm kiếm được tạo ra bởi Google cho phép
người dùng tìm hình ảnh trên các trang web. Tính năng này được hoàn thành vào
tháng 12 năm 2001. Những từ khóa để tìm kiếm hình ảnh được dựa theo tên của
file hình ảnh, đoạn văn bản chứa đường link đến tấm hình và những đoạn nằm gần
bức ảnh. Khi tìm kiếm một tấm hình, một hình thu nhỏ của mỗi tấm hình khớp với
từ khóa tìm kiếm sẽ được hiển thị. Khi nháp vào hình thu nhỏ, tấm hình sẽ được
hiển thị trong một khung ở phía trên trang và trang web chứa tấm hình sẽ được hiển
thị trong khung bên dưới, tạo sự dễ dàng để thấy được nơi mà tấm hình xuất hiện.

III.Bing:

Bing
Trang chủ Bing có hình nền được thay đổi
hàng ngày
Loại website Bộ máy tìm kiếm
Có sẵn bằng 40 ngôn ngữ
Chủ sở hữu Microsoft
Tạo bởi Microsoft
Website www.bing.com
Thứ  14 (Tháng 9 năm 2016)[1]
hạng Alexa
Thương mại Có
Yêu cầu đăng Tùy chọn (Tài khoản
ký Microsoft)
Bắt đầu hoạt 1 tháng 6 năm 2009; 13
động năm trước
Tình Đang hoạt động
trạng hiện tại
Viết bằng ASP.NET[2]
Bing (trước đây là Live Search, Windows Live Search và MSN Search) là công
cụ tìm kiếm do Microsoft phát triển và điều hành. Được Giám đốc Điều hành của
Microsoft, Steve Ballmer giới thiệu vào ngày 28 tháng 5 năm 2009 tại hội nghị All
Things D tại San Diego và được chính thức ra mắt vào ngày 3 tháng 6 năm 2009.[3]

Lịch sử
MSN Search
Trang chủ MSN Search vào năm 2006
MSN Search đã là một bộ máy tìm kiếm của Microsoft bao gồm một bộ máy tìm
kiếm, sắp chỉ mục, và web crawler. MSN Search ra mắt đầu tiên vào mùa thu năm
1998 và dùng kết quả tìm kiếm do Inktomi trả về. Vào đầu năm 1999, MSN Search
ra mắt một phiên bản hiển thị danh sách từ Looksmart phối hợp với các kết quả từ
Inktomi ngoại trừ một thời điểm ngắn trong năm 1999 khi trang này sử dụng kết
quả từ AltaVista. Kể từ khi Microsoft nâng cấp MSN Search để có thể trả về kết
quả của bộ máy tìm kiếm do chính Microsoft xây dựng (danh sách các địa chỉ web
với những bản xem thử nội dung trùng hợp với truy vấn của người dùng), chỉ mục
của nó được cập nhật hàng tuần hoặc thậm chí hàng ngày. Việc nâng cấp bắt đầu
dưới dạng chương trình beta vào tháng 11 năm 2004 (dựa trên vài năm nghiên
cứu), và ra mắt bản beta vào tháng 2 năm 2005. Tìm kiếm hình ảnh do bên thứ ba
thực hiện, Picsearch. Dịch vụ cũng bắt đầu cung cấp kết quả tìm kiếm của nó cho
các cổng máy tìm kiếm khác nhằm cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường.
Windows Live Search
Bản beta công cộng đầu tiên của Windows Live Search được tiết lộ vào ngày 8
tháng 3 năm 2006, bản cuối cùng phát hành vào ngày 11 tháng 9 năm 2006 thay thế
hoàn toàn MSN Search. Bộ máy tìm kiếm mới cho người dùng khả năng tìm những
loại thông tin cụ thể bằng cách dùng các tab tìm kiếm bao gồm Web, tin tức, hình
ảnh, âm nhạc, máy tính để bàn, nội bộ, và Microsoft Encarta. Windows Live Search
đặt mục tiêu sẽ có trên 2,5 tỷ truy vấn trên toàn cầu mỗi tháng "hữu ích hơn với
việc cung cấp cho người dùng sự truy cập cải tiến vào thông tin và những câu trả
lời chính xác hơn cho câu hỏi của họ". Một trình đơn cấu hình cũng có để thay đổi
bộ máy tìm kiếm mặc định trong Internet Explorer.
Trong quá trình chuyển đổi từ MSN Search sang Windows Live Search, Microsoft
đã ngưng sử dụng Picsearch làm nhà cung cấp tìm kiếm hình ảnh cho họ và bắt đầu
thực hiện tự tìm kiếm hình ảnh, sử dụng giải thuật tìm kiếm hình ảnh của riêng
mình.[4]
Live Search
Trang chủ Live Search
Vào ngày 21 tháng 3 2007, có thông báo rằng Microsoft sẽ tách sự phát triển Live
Search ra khỏi gia đình dịch vụ Windows Live. Live Search sẽ được tích hợp và trở
thành một phần của Live Search and Ad Platform dẫn đầu bởi Satya Nadella, một
phần của nhánh Platform và Hệ thống của Microsoft. Là một phần của sự thay đổi
này, Live Search sẽ được thống nhất với Microsoft adCenter.[5]
Một loạt quá trình tái cấu trúc và hợp nhất các kết quả tìm kiếm từ Microsoft đã
được thực hiện khi bộ máy mang nhãn hiệu Live Search. Vào ngày 23 tháng
5 năm 2008, Microsoft thông báo ngưng Live Search Books và Live Search
Academic và tích hợp tất cả kết quả tìm kiếm học thuật và sách vào bộ tìm kiếm
bình thường, do đó nó cũng đóng luôn Live Search Books Publisher Program.
Không lâu sau đó, Windows Live Expo được ngưng vào ngày 31 tháng
7 năm 2008. Live Search Macros, một dịch vụ cho phép người dùng tạo bộ máy tìm
kiếm điều chỉnh của họ hoặc sử dụng các macro khác do người khác tạo ra, cũng bị
ngưng ngay sau đó. Vào ngày 15 tháng 5 năm 2009, Live Product Upload, một dịch
vụ cho phép các thương gia tải thông tin sản phẩm của họ lên Live Search
Products, bị dừng. Sự tái cấu trúc cuối cùng xảy ra với Live Search QnA khi dịch
vụ này chuyển tên thành MSN QnA vào ngày 18 tháng 2 năm 2009, tuy nhiên nó
cũng bị dừng vào ngày 21 tháng 5 năm 2009.[6]
Microsoft nhận ra rằng sẽ vẫn tồn tại vấn đề về nhãn hiệu khi nào từ "Live" vẫn còn
nằm trong tên dịch vụ[7]. Với nỗ lực tạo ra một định danh mới cho các dịch vụ tìm
kiếm của Microsoft, Live Search được chính thức thay thế bằng Bing vào ngày 3
tháng 6 năm 2009.[8]

Tính năng của Bing


Tính năng giao diện

 Hình nền về các nơi trên thế giới thay đổi hàng ngày có các thông tin mà bạn
có thể xem bằng cách rê chuột lên hình ảnh.
 Phân đề mục nội dung của kết quả (tách các phần riêng cho hình nền, bản đồ,
thời tiết, trang hâm mộ, v.v.)
 Khung duyệt trang bên trái. Bao gồm điều hướng và, trên các trang kết quả,
sẽ liên quan đến các tìm kiếm và tìm kiếm trước
 Xem thử mở rộng ở bên phải với danh sách các url tương ứng hoặc quan
trọng trong một bài
 Liên kết con. Trên một số kết quả nhất định, trang kết quả tìm kiếm cũng
hiển thị các liên kết đề mục bên trong một trang (Wikipedia)
 Mở rộng xem đối với thông tin từ bên thứ ba có thể xem được từ Bing. Cách
này hoạt động được với trang Wikipedia

Tính năng phương tiện

 Xem thử thu nhỏ video, khi rê chuột lên biểu tượng thu nhỏ video, đoạn
video sẽ tự động chơi
 Tìm kiếm hình ảnh từ trang kết quả hình ảnh liên tục cuộn có các thiết lập
thay đổi được như kích thước, trình bày, màu sắc, kiểu và người[9].
 Tìm kiếm video với thiết lập thay đổi được độ dài, kích thước màn hình, độ
phân giải và nguồn

Thông tin tìm kiếm cải tiến



Tỷ số thể thao và thống kê về đội bóng và cầu thủ

Liệt kê khác sạn trong thành phố

Liệt kê các hãng kinh doanh

Liệt kê về người

Bộ sưu tập

Trích dẫn tài chính[10]

Thông tin xe cộ

Thông tin giao thông hiện tại

Tìm kiếm địa phương hóa cho nhà hàng và dịch vụ

Các bình luận về nhà hàng

Xếp hạng người nổi tiếng (xRank)

Tin tức về người nổi tiếng

Các bộ phim đang chiếu trong khu vực

Phép tính (2 * pi * 24) [11]

Câu trả lời thức thời (What is the capitol of Germany ?)

So trùng đúng nhất (cùng với các trang tương tự)

Thông tin giá vé máy bay và tình trạng chuyến bay

Mua hàng và Bing Cashback

Thông tin sức khỏe

Dò tình trạng gói hàng

IV. Cốc Cốc:


Cốc Cốc là công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Cốc Cốc và được phát triển
bởi Công ty TNHH Công nghệ Cốc Cốc. Ra mắt vào năm 2013, công cụ tìm
kiếm Cốc Cốc tập trung tối ưu khả năng xử lý ngôn ngữ tiếng Việt nhằm đưa ra các
kết quả phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người Việt.
Hiện nay, công cụ này cung cấp hơn 20 tính năng tìm kiếm dành riêng cho thị
trường Việt Nam như sửa lỗi chính tả tiếng Việt, tìm kiếm địa điểm, giải toán, giải
hóa, thời tiết, bóng đá, tin tức, công thức nấu ăn, chuyển đổi đơn vị, chuyển đổi tiền
tệ, khuyến mại và giảm giá, phim chiếu rạp, phim ảnh, lịch âm, cung hoàng đạo, tử
vi, kết quả xổ số, và cập nhật tình hình Covid-19.
Tính đến năm 2020, Cốc Cốc là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ 2 tại Việt Nam với
6,43% thị phần vào tháng 09/2020, theo StatCounter.[1]

Lịch sử

Những ngày đầuCốc Cốc khởi đầu là một dự án của ba sinh viên Việt Nam khi
đang theo học Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow, Liên bang Nga.[2]
Thời điểm ấy, Nguyễn Thanh Bình, Lê Văn Thanh và Nguyễn Đức Ngọc thường
xuyên tra cứu tài liệu học tập trên Google và nhận thấy phiên bản tiếng Việt cho kết
quả kém hơn phiên bản tiếng Nga. Ngoài ra, có một thực tế là người Nga ít dùng
Google, mà ưa chuộng công cụ tìm kiếm nội địa Yandex. Chính vì vậy, ba chàng
trai trẻ đã quyết tâm tạo ra một công cụ tìm kiếm cho người Việt thay thế Google
ngay trên quê hương Việt Nam.[2]
Năm cuối đại học, ba người này đầu quân cho Công ty Công nghệ Nigma.ru
chuyên phát triển công cụ tìm kiếm của Nga để tích lũy kinh nghiệm. Chính vào lúc
này, ý tưởng về một công cụ tìm kiếm và trình duyệt bằng tiếng Việt của cả ba đã
thu hút sự chú ý của Victor Lavrenko, nhà quản lý của Nigma.ru. Sau này, Victor
trở thành người trực tiếp tư vấn cho họ trong quá trình xây dựng, phát triển Cốc
Cốc.[2]
Năm 2008, Bình, Thanh, và Ngọc trở về Việt Nam, tìm hiểu thị trường tìm kiếm
trong nước và lên kế hoạch thuyết phục các nhà đầu tư.
Năm 2010, ba người gọi vốn thành công và thành lập công ty Cốc Cốc.
Ra mắt trình duyệt và công cụ tìm kiếm Cốc CốcKhi ba nhà đồng sáng lập bắt
tay vào hiện thực hóa Cốc Cốc, những dự án công cụ tìm kiếm của người Việt như
Timnhanh, Xalo, Hoatieu, Socbay… đều lần lượt dừng cuộc chơi. Trong khi đó, gã
khổng lồ Google vẫn tiếp tục thành công mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam. Trên
quy mô toàn cầu, Google không chỉ là công cụ tìm kiếm mặc định của trình duyệt
Chrome, mà thậm chí Google còn trả hàng tỷ đô la mỗi năm cho Apple để trở thành
công cụ tìm kiếm mặc định của trình duyệt Safari dành cho các thiết bị iOS. Mỗi
ngày Google đều tiếp nhận và xử lý lượng truy vấn nhiều hơn bất kỳ một công cụ
tìm kiếm nào khác.[3]
Cốc Cốc không lựa chọn đối đầu trực tiếp với Google.[3] Sau khi học hỏi kinh
nghiệm từ Yandex (công cụ tìm kiếm chiếm 60% thị phần tại Nga) và Mail.ru
Group (trước đây là Digital Sky Technologies, công ty Internet đứng thứ 7 thế
giới), công ty đã mở ra 3 hướng tiếp cận: Thứ nhất là phát triển mảng tìm kiếm như
tìm kiếm toán, tìm kiếm hoá. Thứ hai là phát triển tìm kiếm địa điểm "Nhà Nhà".
Thứ ba là thử phát triển trình duyệt tìm kiếm.[3]
Năm 2012, Cốc Cốc quyết định xây dựng trình duyệt nhằm hỗ trợ phát triển công
cụ tìm kiếm. Càng nhiều người dùng, càng nhiều truy vấn thì chất lượng tìm kiếm
sẽ được cải thiện. Đồng thời, trình duyệt mới cũng mở ra cơ hội thuyết phục người
dùng vào thử một công cụ tìm kiếm mới.
Ngày 14 tháng 05 năm 2013, Cốc Cốc chính thức ra mắt với tên gọi đầu tiên là Cờ
Rôm+. Chỉ sau hai tháng ra mắt, Cờ Rôm+ thu hút gần 02 triệu lượt truy cập.
Năm 2014, trình duyệt và công cụ tìm kiếm Cờ Rôm+ được nâng cấp và đổi tên
thành Cốc Cốc. Lúc này, trang tải Cốc Cốc trở thành trang chủ, còn trang tìm kiếm
được chuyển sang địa chỉ mới.

Đặc điểm
Xử lý ngôn ngữ Tiếng Việt
Theo Cốc Cốc, sự am hiểu địa phương là nhân tố quan trọng hàng đầu giúp tạo ra
những kết quả hữu ích và nhanh hơn bằng tiếng Việt. Công cụ tìm kiếm này có khả
năng phân tích, xử lý ngôn ngữ tiếng Việt với các đặc điểm riêng như dấu, âm tiết,
từ đồng âm, phân tích từ ngữ và các từ viết tắt.[7]
Tính năng Kiểm tra chính tả Tiếng Việt
Tính năng Kiểm tra chính tả cho phép người dùng kiểm tra lỗi chính tả của một từ
hoặc một đoạn văn bản tiếng Việt bất kỳ. Dựa vào quy tắc chính tả và văn cảnh của
đoạn văn bản, hệ thống sẽ gợi ý cách sửa lỗi kèm theo lời giải thích chi tiết. Sau đó,
người dùng có thể chọn sửa từng lỗi hoặc sửa tất cả các lỗi.
Tìm kiếm địa điểm
Dịch vụ bản đồ số Cốc Cốc (Cốc Cốc Map, trước đây là Nhà Nhà) sở hữu kho dữ
liệu hơn 1,2 triệu địa điểm tại 171 thành phố và thị xã trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
[4]
 Dịch vụ này có thể tự động định vị thành phố mà người dùng đang có mặt để đưa
ra kết quả tìm kiếm địa điểm phù hợp. Nhóm phát triển của Cốc Cốc cũng triển
khai việc cung cấp các thông tin về giá cả, thực đơn, xếp hạng từ 1 đến 5 sao từ
cộng đồng nhằm giúp người dùng dễ dàng ra quyết định hơn. Trong đợt thi đại học
tháng 7/2013, với sự hỗ trợ của Thành đoàn Hà Nội, Cốc Cốc ra mắt dịch vụ tìm
nhà trọ miễn phí cho thí sinh dự thi đại học, cũng như các dịch vụ thiết yếu xung
quanh chỗ trọ, điểm thi.[8]
Dịch vụ bản đồ số Cốc Cốc hiện đã được phát triển thành ứng dụng
trên Android và iOS, giúp gợi ý địa điểm theo chủ đề trong bán kính 1500m, định
vị GPS và dẫn đường. Ứng dụng này từng lọt vào danh sách những ứng dụng tiềm
năng nhất châu Á, theo đánh giá từ trang web công nghệ hàng đầu châu Á
TechInAsia: "Nhà Nhà sở hữu một cơ sở dữ liệu khổng lồ về các địa điểm phù hợp
và thích ứng với từng địa phương, điều mà các cỗ máy tìm kiếm khổng lồ khác
không có. Đây trở thành lợi thế lớn cho Nhà Nhà so với Google và Apple, hai ông
trùm công nghệ thế giới không hề có bất kỳ nhân viên hay văn phòng chính thức tại
Việt Nam."[9]
Tính năng Điểm dịch vụ
Điểm dịch vụ (POI - Point of Interest) là một địa điểm có dịch vụ hoặc một địa
danh có ý nghĩa tìm kiếm với người dùng trên bản đồ số, không phải một địa điểm
bất kỳ. Điểm dịch vụ có thể là quán cafe, quán phở, quán bún chả, cây xăng, hiệu
thuốc, và điểm đặt máy ATM. Khi người dùng gõ từ khóa hoặc nhóm từ khóa liên
quan tới địa điểm, Cốc Cốc sẽ đề xuất 3 điểm dịch vụ gần vị trí người dùng nhất
kèm theo địa chỉ, số điện thoại và trang web (nếu có).
Hình ảnh bản đồ số: Khi người dùng tìm kiếm địa điểm, Cốc Cốc cũng tự động tạo
ra một bản đồ GPS giúp định vị chi tiết khu vực quanh 3 điểm dịch vụ đó.
Tính năng Tìm kiếm video
Sau khi người dùng gõ tìm kiếm theo danh mục Video trên trang tìm kiếm Cốc
Cốc, bảng tin kết quả sẽ hiển thị ở chế độ ô (grid view) và kéo dài đến vô tận, thay
vì hiển thị ở chế độ danh sách (list view). Mỗi ô kết quả là hình ảnh đại diện
(thumbnail) của một video; đó có thể là ảnh vuông hoặc ảnh chữ nhật. Trên hình
ảnh thu nhỏ trực quan, người dùng xem được các thông tin hữu ích bao gồm tiêu
đề, đoạn mô tả ngắn, phân loại và thời lượng video. Để xem video, người dùng cần
bấm vào vị trí bất kỳ trên ảnh.
Tính năng Bảng tri thức
Bảng tri thức (Knowledge Graph): Khi người dùng tìm kiếm một thực thể (con
người, địa điểm, tổ chức, sự vật) nằm trong hệ thống kiến thức cơ sở của Cốc Cốc,
bảng tri thức hay chính là các hộp thông tin (Infobox) ở bên phải các kết quả tìm
kiếm (hoặc ở đầu trang trên di động) sẽ xuất hiện. Hộp thông tin này cung cấp các
đoạn trích (snippet) hoặc nội dung tóm tắt về thực thể đó bao gồm hình ảnh đại
diện, định nghĩa, mô tả, và các liên kết điều hướng. Chúng được tổng hợp từ nhiều
nguồn và được trình bày theo một cấu trúc nhất quán để thuận tiện cho việc tìm
hiểu nhanh và đối chiếu các thực thể trong quá trình tra cứu.
Hỏi đáp về thuộc tính của thực thể: Khi người dùng tìm kiếm thuộc tính của thực
thể, hộp thông tin chứa nội dung tóm tắt về thuộc tính và liên kết đi tới thực thể
chứa nó sẽ xuất hiện ở bên dưới thanh tìm kiếm.
Mọi người cũng tìm kiếm (People also search for): Sau khi người dùng nhấp vào
kết quả tìm kiếm và quay trở lại trang tìm kiếm, Cốc Cốc sẽ đề xuất những từ khóa
đã được tìm kiếm bởi những người có cùng truy vấn trước đó. Điều này giúp người
dùng dễ dàng mở rộng tìm kiếm đến các từ khóa liên quan mà có thể họ chưa biết.
Tính năng Đoạn trích giàu thông tin
Rich Snippet là đoạn trích giàu thông tin mà công cụ tìm kiếm lấy từ một trang
web để hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Đoạn trích giàu thông tin có thể xuất
hiện dưới mỗi kết quả tìm kiếm hoặc nằm trong các hộp thông tin riêng biệt. Hiện
nay, Cốc Cốc còn hỗ trợ thêm một số loại đoạn trích giàu thông tin hữu ích là:
Vé máy bay
Khi người dùng gõ từ khóa liên quan đến vé máy bay, hộp tìm kiếm sẽ xuất hiện và
cho phép người dùng tìm nhanh vé máy bay dựa trên điểm đi, điểm đến, ngày bay,
hạng bay, loại chuyến bay (một chiều hay khứ hồi). Tất cả danh sách các chuyến
bay kèm theo thời gian khởi hành và giá vé dự kiến được trích dẫn từ Skyscanner,
công cụ tìm kiếm chuyến bay hàng đầu thế giới, đồng thời cũng là một đối tác của
Cốc Cốc.
Định nghĩa/cách làm
Khi người dùng tìm kiếm theo cú pháp "từ khóa + là gì" hoặc "cách + từ khóa",
Cốc Cốc sẽ đề xuất câu trả lời tiêu biểu, phù hợp nhất với nội dung truy vấn. Câu
trả lời này được trích dẫn từ một bài viết có liên quan mà hệ thống Cốc Cốc đánh
giá là đáng tin cậy.
Tính năng Tìm kiếm theo chiều dọc
Tìm kiếm theo chiều dọc (Vertical Search, hay tìm kiếm theo chuyên đề) là loại tìm
kiếm tập trung xử lý các trang web có chứa một số chủ đề và loại nội dung nhất
định. Số lượng kết quả sẽ nhỏ hơn đáng kể và người dùng không cần duyệt nhiều
trang kết quả như hình thức tìm kiếm thông thường. Ở một số trường hợp, công cụ
tìm kiếm có thể hợp tác với các bên cung cấp dữ liệu đáng tin cậy, đồng thời kết
hợp thông tin từ nhiều nguồn web mở khác để đề xuất một câu trả lời có độ chính
xác cao. Phần kết quả của tìm kiếm theo chiều dọc thường giàu thông tin, có hình
ảnh minh họa, được hiển thị ở ngay đầu trang kết quả tìm kiếm và chiếm diện tích
lớn.
Có hai cách thức tìm kiếm theo chiều dọc. Cách thứ nhất là người dùng thực hiện
truy vấn theo từng danh mục Tin tức, Video trên trang tìm kiếm; kết quả tìm kiếm
theo đó sẽ thuộc dạng thức tương ứng. Cách thứ hai là người dùng tìm kiếm như
bình thường (danh mục Web mặc định) ở một số chủ đề và nhóm nội dung mà công
cụ tìm kiếm có hỗ trợ tính năng tìm kiếm theo chiều dọc.
Sau đây là một số chủ đề và nhóm nội dung mà Cốc Cốc đang hỗ trợ tìm kiếm theo
chiều dọc:
Thời tiết
Cốc Cốc cho phép người dùng theo dõi thời tiết chi tiết đến từng giờ trong 3 ngày
gần nhất và xem dự báo thời tiết theo buổi trong 11 ngày tiếp theo. Cụ thể, thông
tin thời tiết bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, khả năng mưa, sức gió, chỉ số đo
lường chất lượng không khí (AQI).
Bóng đá
Cốc Cốc cho phép người dùng theo dõi thông tin trận đấu qua tỉ số và liên kết xem
trực tuyến khi trận đấu đang diễn ra. Ngoài ra, người dùng cũng có thể xem lịch thi
đấu của giải với thời gian, kết quả từng trận và bảng xếp hạng chi tiết của giải đấu.
Tin tức
Cốc Cốc cho phép người dùng tìm kiếm và xem nhanh top 10 tin tức mới nhất về
các lĩnh vực chính trị, thể thao, sức khỏe, giáo dục, giải trí, quốc tế...
Công thức nấu ăn
Cốc Cốc cho phép người dùng tìm nhanh hàng nghìn công thức nấu ăn theo các
tiêu chí khác nhau như thực đơn, ẩm thực, nguyên liệu, phương pháp nấu, dịp nấu,
và mục đích nấu.
Chuyển đổi đơn vị
Cốc Cốc cho phép người dùng chuyển đổi các đơn vị đo lường như phần trăm, độ
dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ, lượng chất, cường độ dòng điện, cường độ
sáng, góc phẳng, dung lượng dữ liệu, diện tích, thể tích, tốc độ, gia tốc, lực, áp suất,
quang thông, độ rọi, và độ chói.
Chuyển đổi tiền tệ
Cốc Cốc cho phép người dùng quy đổi hơn 160 đơn vị tiền tệ trên toàn thế giới,
trong đó có các đồng tiền phổ biến là VND, USD, EUR, GBP, RUB,
CAD, AUD, JPY, KRW, CNY, HKD, SGD, THB.
Khuyến mại và giảm giá
Cốc Cốc cho phép người dùng xem thông tin khuyến mại, giảm giá từ các
sàn thương mại điện tử và các thương hiệu lớn. Các thông tin này bao gồm hình
ảnh, tên sản phẩm, giá và liên kết dẫn tới trang mua hàng trực tuyến. Ngoài ra, Cốc
Cốc còn hỗ trợ tìm kiếm các ưu đãi mua ô tô, bất động sản, và tour du lịch.
Phim chiếu rạp
Cốc Cốc cho phép người dùng tìm kiếm thông tin nhanh chóng về một rạp chiếu
bao gồm trang web, địa chỉ, danh sách phim đang chiếu cùng điểm IMDB của mỗi
phim. Một lựa chọn khác là người dùng tìm theo phim đang chiếu tại rạp với áp
phích, thể loại, mô tả phim, đạo diễn, diễn viên, điểm IMDB, ngày khởi chiếu cùng
đoạn phim giới thiệu. Sau khi chọn phim, người dùng có thể tìm lịch chiếu phim đó
tại các rạp cũng như giá vé cho từng suất chiếu.
Phim ảnh
Cốc Cốc cho phép người dùng tìm kiếm hàng ngàn bộ phim theo thể loại, theo xếp
hạng yêu thích (dựa trên điểm IMDB) hoặc được đề xuất ngẫu nhiên. Người dùng
có thể chọn xem phim trực tuyến hoặc tải về máy để xem.

You might also like