You are on page 1of 2

Sự cạnh tranh khốc liệt trong môi trường kinh tế- chính trị :

- Mỹ: LinkedIn nối tiếng từ những ngày đầu thành lập như một nền tảng trực tuyến mạnh
mẽ khi có thể tích hợp giữa công cụ tìm kiếm và mạng xã hội cho người sử dụng, nơi
mà khách hàng của họ dễ dàng tạo hồ sơ cá nhân , tự do tìm kiếm các công việc; xây
dựng các mối quan hệ kinh doanh với các đối tác, đồng nghiệp…- điều mà ít nền tảng
nào có thể làm được vào thời điểm đó. Đây là một thế mạnh khiến cho LinkedIn được
tin tưởng và sử dụng rộng rãi hơn trên toàn cầu.
- LinkedIn có không ít đối thủ trên thị trường Mỹ, điển hình như ZipRecruiter, Indeed
hay CareerBuilder. Nếu ban đầu, LinkedIn là một ứng dụng chuyên nghiệp được tạo ra
với mục đích cốt lõi là nền tảng hỗ trợ quá trình tuyển dụng của các doanh nghiệp thì
giờ đây, LinkedIn đã được tích hợp thêm nhiều chức năng truyền thông xã hội như
chức năng cập nhật trạng thái; xây dựng blog; tạo các hội nhóm và gửi tin nhắn cá
nhân…. Khi nói đến khả năng truyền tải nội dung và đảm bảo tương tác với khách
hàng, LinkedIn được đánh giá là nền tảng hiệu quả nhất dành cho doanh nghiệp.
LinkedIn còn sở hữu nền tảng tập trung vào mục đích kinh doanh như cung cấp các
công cụ phục vụ social selling và networking. Với mục tiêu đem đến trải nghiệm người
dùng tốt hơn, LinkedIn đang liên tục cập nhật và mở rộng các tính năng của mình.
Mạng xã hội này đã tích hợp trí tuệ nhân tạo vào việc tạo JD và mô tả hồ sơ cá nhân
của người dùng vào năm 2023. Ngoài ra, LinkedIn cũng đang phát triển các công cụ
để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và ứng tuyển vào các công việc phù hợp. Điều
này giúp tăng khả năng tiếp cận các cơ hội việc làm và giảm thời gian tìm kiếm việc
làm cho người dùng. Chính vì những cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
LinkedIn dần
- gia tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác và trở thành trang mạng xã hội tìm
việc lớn nhất tại Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung.
- Thống kê đến năm 2023, LinkedIn đã thu hút đến 930 triệu thành viên trên toàn thế
giới, trong đó có đến 190 triệu người Mỹ tin dùng ứng dụng này. Trong khi đó số lượng
người dùng tại Mỹ của ZipRecruiter là 10,7 triệu.
- Ngoài ra, số lượng người dùng hàng tháng trên LinkedIn ở Mỹ đã tăng lên 66,8 triệu
(2022) và vẫn có xu hướng tăng trong những năm tới. Những con số trên đã chứng tỏ
vị thế cạnh tranh vững mạnh của nền tảng này tại chính quê nhà.
- Trung Quốc:
+ Để đáp ứng yêu cầu tuân thủ các quy định của chính phủ TQ, Năm 2021, LinkedIn cho
ra mắt ứng dụng InCareer, do Công ty TNHH Công nghệ Thông tin Lingyin Bắc Kinh
điều hành, mang lại trải nghiệm chuyên biệt ở Trung Quốc, tập trung vào việc tìm việc
làm, tìm kiếm ứng viên, phát triển các kết nối nghề nghiệp, hoặc giúp người khác tìm
việc làm (“InCareer” hoặc “InCareer Services”) mà không bao gồm nguồn cấp dữ liệu
xã hội hoặc khả năng chia sẻ bài đăng, bài viết.
+ Vì vậy, kể từ khi InCareer ra mắt, ứng dụng này đã bị lép vế so với các nền tảng nội
địa của đối thủ. Theo công ty nghiên cứu thị trường Analysys, nó có 959.600 người
dùng hoạt động hàng tháng trong tháng 3. Để so sánh, các nền tảng tuyển dụng trực
tuyến khác của Trung Quốc, bao gồm 51job có 18,5 triệu người dùng trong tháng đó,
Boss Zhipin có 17,3 triệu và Liepin có 6,7 triệu. Báo cáo của Báo cáo Nghiên cứu
Ngành Tuyển dụng Internet do Aurora Mobile đưa ra năm 2020 cho thấy LinkedIn xếp
gần cuối trong danh sách nhận thức và tỷ lệ sử dụng của người dùng. Nó chỉ thu hút
được 3,3% tỷ lệ sử dụng, thấp hơn nhiều so với mức 69,3% của 58.com và 47,4% của
BOSS Zhipin.
+ Đối thủ lớn nhất của nó là Maimai được ra mắt vào năm 2013 và được mệnh danh là
LinkedIn phiên bản Trung Quốc. Trong vài năm, nó đã vượt qua LinkedIn để trở thành
nền tảng mạng lưới chuyên nghiệp phổ biến nhất trong nước với 110 triệu thành viên
đã được xác minh, gấp đôi số lượng người dùng Trung Quốc trên LinkedIn, với hơn
54 triệu người dùng.
+ Một tính năng chính tạo nên thành công của Maimai là nó cho phép người dùng đăng
bài ẩn danh trên diễn đàn trò chuyện trong khi InCareer lại không cho phép các chức
năng truyền thông xã hội.
+ Người dùng có thể thoải mái chia sẻ những suy nghĩ trung thực của mình về công ty
mình làm việc mà không sợ bị trả thù hay bị phạt từ nhà tuyển dụng vì làm lộ bí mật
công ty, nền tảng này mang đến cho người dùng cơ hội thể hiện bản thân và tìm kiếm
cơ hội việc làm mới.
=>> Vì không thể đáp ứng được những tính năng xã hội trên ứng dụng mà LinkedIn
không giành được lợi thế cạnh tranh so với Maimai ở Trung Quốc. Ngoài ra, sự thất
bại của LinkedIn còn đến từ sự khác biệt về nhu cầu sử dụng các ứng dụng việc làm
của người Trung Quốc. Bởi lẽ, đa số người dân mong muốn được tìm kiếm công việc
ở các doanh nghiệp nội địa, song LinkedIn lại chủ yếu tập trung vào các công ty nước
ngoài trong khi các công ty nội địa có thể phục vụ được nhu cầu đó.
+ Ngoài ra, LinkedIn còn bị ảnh hưởng bởi cuộc cạnh tranh thương mại Mỹ- Trung. Cụ
thể, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách nhằm tăng cường đầu tư cho nghiên
cứu khoa học, nâng cao năng lực tự chủ công nghệ, khả năng cạnh tranh khoa học và
công nghệ toàn cầu, qua đó thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa, gia
tăng áp lực cạnh tranh đối với LinkedIn.
+ Chưa dừng lại ở đó, để tấn công nhau, cả Mỹ và Trung Quốc đều thực hiện các biện
pháp thương mại và phi thương mại. LinkedIn đã bị ảnh hưởng khi Trung Quốc có thể
dùng nhiều biện pháp hành chính khác nhau để gây khó dễ cho các công ty Mỹ tại
Trung Quốc.
➔ Sau khoảng 2 năm thu hẹp hoạt động và tổng 9 năm hoạt động trên thị trường Trung
Quốc, LinkedIn chính thức thông báo rút khỏi thị trường tỷ dân vào ngày 9/8/2023.

You might also like