You are on page 1of 12

Câu 1: Câu hỏi ứng dụng thực tế

-Xây dựng kế hoạch Marketing trực tuyến cho 1 sản phẩm cụ thể
1. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG QUA MẠNG
Điều tra bằng bảng câu hỏi qua mạng
Ưu điểm: Tốc độ nhanh hơn, phạm vi điều tra rộng hơn
Nhược điểm: Mức độ phản hồi thấp
Phỏng vấn nhóm chuyên gia qua thư điện tử (email), chatroom, netmeeting
Ưu điểm: Đưa ra được nhiều câu hỏi, phỏng vấn nhiều chuyên gia, thông tin chi tiết
Nhược điểm: Yêu cầu thực hiện, tiến độ kỹ thuật
Phỏng vấn nhóm khách hàng qua forum, chatroom, netmeeting
Ưu điểm: Khách hàng có thể tự do đưa ra ý kiến, chọn lựa thời gian, địa điểm trả lời câu hỏi
Nhược điểm: Tính chân thực của thông tin, yêu cầu kỹ thuật, tiến độ phỏng vấn
Một số ứng dụng để nghiên cứu thị trường qua mạng:
- Survey Monkey
- Google docs
- Greenfieldonline.com
- Bảng câu hỏi trên website

2. PHÂN TÍCH HÀNH VI MUA SẮM CỦA KHÁCH HÀNG QUA MẠNG
CÁC BƯỚC CÀI ĐẶT GOOGLE ANALYTICS
Bước 1: Truy cập Google Analytics và đăng ký tài khoản
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin về website mà bạn muốn theo dõi.
Bước 3: Sau khi hoàn tất, Google sẽ cung cấp cho bạn một ID theo dõi và Tracking code
Bước 4: Chèn mã theo dõi Tracking code vào sau thẻ Body của trang web bạn muốn theo dõi,
hoặc lưu ID theo dõi vào website
Bước 5: Theo dõi các thông số được liệt kê trong Google Analytics
MỘT SỐ THÔNG SỐ GOOGLE ANALYTICS
– Thời gian thực (Real time): Cho bạn biết những gì đang diễn ra ở thời điểm hiện tại.
– Đối tượng (Audience): Thống kê chi tiết thành phần, số liệu cụ thể của khách hàng, người
truy cập website.
– Sức thu hút (Acquisition): Thể hiện cách thức khách hàng đến với website của bạn và
quản lý được tiến trình của các chiến dịch quảng cáo trả phí, từ khóa,…
– Hành vi (Behavior): Giúp bạn thống kê những tương tác của người truy cập đối với
website.
3.PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG VÀ XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG là Phân chia thị trường ra thành những nhóm khách
hàng mà các thành viên trong nhóm có đặc điểm hoặc nhu cầu tương tự nhau
LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
4. CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING TRỰC TUYẾN HỖN HỢP

BƯỚC 5: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG/ACTION PLAN


Hãy liệt kê ra những gì cần thực hiện, thời điểm thực hiện chiến lược, bộ
phận và người chịu trách nhiệm cho kế hoạch đó, ngân sách chiến lược,
kết quả cuối cùng có thể đo lường được,...
Nhờ việc phân chia rõ ràng hành động, sẽ giúp liên kết giai đoạn chiến
lược và bộ phận thực hiện thật chặt chẽ với nhau. Chiến dịch nhờ vậy
cũng tiến hành suôn sẻ hơn.
BƯỚC 6: NGUỒN LỰC VÀ NGÂN SÁCH
Để lập kế hoạch Marketing Online hiệu quả đòi hỏi có ba nguồn lực quan
trọng: sự đầu tư, tiền bạc và công nghệ.
Sau khi thiết kế và hình dung về chiến lược sắp thực hiện, điều cần thiết
tiếp theo chính là lập ngân sách. Học hỏi những doanh nghiệp khác, rút
kinh nghiệm từ những đợt Marketing Online trước, tham gia khóa học
Marketing Online chính là cách để bạn xác định tốt và ước đoán chính xác
về khoản đầu tư tài chính mà bạn sẽ thực hiện.
Bằng cách ước đoán gần như chuẩn chỉnh về nguồn lực và ngân sách
chính sẽ giúp tối ưu chiến lược Marketing Online công ty.
BƯỚC 7: GIÁM SÁT KẾ HOẠCH DIGITAL MARKETING
ONLINE
Điều cuối cùng không thể thiếu là hãy giám sát từ đầu đến cuối chiến lược
Marketing Online. Nhờ vậy bạn có thể phát hiện ngay khi có vấn đề xảy ra
và giải quyết chúng càng sớm càng tốt, hãy thay đổi và điều chỉnh nhanh
nhạy theo từng tình huống khác nhau.
Bạn có thể giám sát tốt hơn bằng việc sử dụng cách chỉ số KPI Marketing,
chỉ số này giúp bạn định lượng công việc và cải thiện năng suất hoạt
động công ty theo cách tốt nhất có thể.
Cuối cùng, hãy thu thập số liệu để đánh giá và phân tích hiệu quả chiến
dịch.
VD: Lưu lượng truy cập Web là bao nhiêu?; Lượng truy cập đó đến từ
những nguồn nào?; Lượt chuyển đổi mua hàng; Lượt nhấp chuột; Mọi
người dành bao nhiêu thời gian để xem xét sản phẩm và dịch vụ mà bạn
cung cấp?...
Bạn có thể đo lường bằng cách sử dụng những công cụ phân tích như
Google Analytics, Google Search Console,...

- Xây dựng kế hoạch MKT cho website (SEO, Google Adwords và trên các nền tảng khác) –
tham khảo slide gg analys
Để xây dựng kế hoạch marketing cho một website, bạn cần phải tập trung vào các
hoạt động tăng cường khả năng tìm thấy của website trên các công cụ tìm kiếm,
cũng như tăng khả năng tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Đây là một số ý tưởng
để bắt đầu:

1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO):


 Tìm hiểu từ khóa liên quan đến lĩnh vực hoạt động của website và đảm bảo rằng các
từ khóa này được sử dụng trong các phần quan trọng của website như tiêu đề, mô
tả, nội dung và thẻ Meta.
 Cải thiện tốc độ tải trang và đảm bảo rằng trang web được tối ưu hóa cho các thiết
bị di động.
 Tạo nội dung chất lượng cao và cập nhật thường xuyên để thu hút khách hàng tiềm
năng và giữ cho họ quay trở lại.
  Xây dựng các kênh online
 Đó có thể là website, mạng xã hội (Tiktok, facebook, Google+, Pinterest…) Xây dựng và
phát triển nội dung cho fanpage. Với những yêu cầu cụ thể về lượng tương tác của người
dùng, khách hàng… Xây dựng và phát triển thương hiệu của bạn trên các kênh xã hội khác
như: Google+. Twitter, Pinterest… Thu thập, xử lý, phân loại thông tin khách hàng (địa chỉ,
email, số điện thoại…) Lên phương án về những phương thức, phần mềm, newsletter, các
chương trình khuyến mãi, thông tin khách hàng…để thu thập và phân loại thông tin khách
hàng.
2. Quảng cáo Google Adwords:
 Thiết lập chiến dịch quảng cáo Google Adwords với các từ khóa liên quan đến
website.
 Thiết lập các nhóm quảng cáo và quảng cáo hấp dẫn để tăng tỷ lệ nhấp vào (CTR) và
chuyển đổi.
3. Sử dụng nền tảng khác để quảng cáo:
 Sử dụng các nền tảng quảng cáo khác như Facebook Ads, LinkedIn Ads, Twitter Ads
để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
 Chọn các nền tảng phù hợp với lĩnh vực hoạt động của website.
4. Xây dựng chiến lược email marketing:
 Thu thập thông tin liên lạc khách hàng tiềm năng để xây dựng danh sách email.
 Gửi các email thông tin về sản phẩm/dịch vụ mới hoặc khuyến mãi đặc biệt để giữ
khách hàng tiềm năng quay lại và tăng khả năng chuyển đổi.
5. Kết luận:
 Điều tra và đánh giá kết quả của các hoạt động tiếp thị để tinh chỉnh chiến lược và
tăng hiệu quả.
 Cải thiện trải nghiệm người dùng trên website để tăng khả năng chuyển đổi và
khách hàng trung thành.

- Điều kiện hạ tầng TMĐT tại Việt Nam (mô hình P.E.S.T)- chương 2
Yếu tố chính trị
Có thể dễ dàng nhận thấy thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang trở nên sôi nổi
hơn bao giờ hết. Dẫn đầu cuộc chơi đó chính là Shopee với 78.5 triệu lượt truy cập (theo số
liệu tháng 02/2022). Tiềm năng là vậy, tuy nhiên ẩn sâu bên trong vẫn là những nguy cơ về
vấn đề bảo mật. Nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm rò rỉ, thất thoát dữ liệu, Việt Nam
đã có những điều luật rõ ràng về an ninh mạng, giúp đây trở thành một trong số ít những quốc
gia có chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hệ thống pháp
luật và quản lý thuế tại Việt Nam luôn được cập nhật và sửa đổi kịp thời, qua đó nhanh chóng
hoàn thiện giúp các doanh nghiệp ổn định kinh doanh. Với tình hình chính trị ổn định tạo
điều kiện thuận lợi giúp cho thương mại điện tử phát triển một cách bền vững trong tương lai.
Yếu tố kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn giữ vững phong độ trong suốt những năm vừa
qua, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 265 tỷ USD (2019), tăng 7.02%. Mặc dù đối mặt
với sự bùng nổ của đại dịch Covid-19, GDP Việt Nam giảm xuống 2.6% (2021). Tuy nhiên
theo Ngân hàng Thế Giới (World Bank), con số này dự đoán sẽ phục hồi nhanh chóng 7.5%
trong năm 2022. Cũng theo báo cáo này, chỉ số lạm phát được dự báo sẽ tăng trung bình
3.8%. Nguyên nhân chính phải kể đến xăng tăng giá kéo theo giá của của toàn bộ mặt hàng
đều tăng theo. Đồng thời, ngành vận tải, logistics vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn sau đại
dịch kéo theo chuỗi cung ứng gián đoạn, làm tăng giá thành. Dẫu vậy, thì đây vẫn là mức lạm
phát nằm trong tầm kiểm soát, và không gây ảnh hưởng nặng nề tới thương mại điện tử tại
Việt Nam. Về trình độ lao động, theo Tổng cục thống kê (2022), tỷ lệ lao động Việt Nam có
trình độ kỹ năng chuyên môn là chưa đến 30% và chỉ 10% người lao động Việt Nam đáp ứng
được yêu cầu của doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số theo đánh giá của World Bank
(2019). Thói quen chi tiêu cũng là yếu tố quan trọng trong môi trường kinh tế, với sự ảnh
hưởng từ đại dịch Covid-19 trong suốt 2 năm vừa qua cũng làm thay đổi đáng kể cách mà
người tiêu dùng mua sắm. Mức thu nhập bị ảnh hưởng, họ đã bắt đầu thắt chặt chi tiêu của
mình, cùng với đó là quy định giãn cách xã hội khiến người dần dần chuyển phương thức
mua sắm từ trực tiếp sang online trên các trang thương mại điện tử. Với thay đổi này, đây là
cơ hội tốt giúp TMĐT tăng trưởng trong mùa dịch bệnh
. Yếu tố xã hội
Việt Nam ở thời điểm hiện tại đã nằm trong nhóm dân số vàng, với lực lượng lao động từ 15
tuổi trở lên quý IV năm 2021 là 50,7 triệu người, tăng khoảng 1,7 triệu người so với quý
trước (theo Tổng cục Thống kê). Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, đa phần
người dân đã hình thành được thói quen mua sắm Online, đồng thời cùng với xu hướng hội
nhập quốc tế đang nở rộ là điều kiện tuyệt vời để phát triển TMĐT ở Việt Nam
Yếu tố công nghệ
Cơ hội tiếp cận công nghệ ở Việt Nam là tương đối lớn. Theo thống kê, người dân Việt Nam
dành nhiều thời gian để xem truyền hình trực tuyến và sử dụng các nền tảng mạng xã hội.
Theo đó, người Việt Nam mất trung bình 2 giờ 40 phút và 2 giờ 21 phút mỗi ngày cho các
hoạt động này. Đây là một lợi thế lớn để phát triển. Các chuyên gia tin học ở Việt Nam trong
thời đại mới ngày càng sắc sảo, bắt kịp với thế giới; Nhiều trường Đại học đào tạo được
những lực lượng công nghệ thông tin chất lượng, thích ứng nhanh nhạy hơn trước rất nhiều,
tạo điều kiện cho sự bùng nổ về CNTT nói riêng và TMĐT Việt Nam nói chung
- Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh của 1 doanh nghiệp TMĐT cụ thể (Alibaba,
EC21,…)- 8 yếu tố- có trong slide
Câu 2: Câu hỏi tự luận
- Chính phủ điện tử - chương 9 (4 cấp độ chính phủ điện tử theo nghị định 43/ND-CP)
4 cấp độ chính phủ điện tử theo nghị định 43/ND-CP
Dịch vụ công mức độ1:
Dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên
quan về thủ tục hành chính đó
Dịch vụ công mức độ 2 :
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai
báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua
đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ công mức độ 3:
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các
mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ
sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có)
và nhận được kết quả thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ
Dịch vụ công mức độ 4:
Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có)
được thực hiện trực tuyến. 2. Sàn giao dịch thương mại điện tử
- Các mô hình B2B/B2C
Mô hình B2B
1. Mô hình hướng về nhà cung cấp Mô hình này dành cho các nhà bán lẻ B2B, nơi có nhiều
người mua và ít nhà cung cấp. Thường thì các doanh nghiệp sẽ tham gia vào một danh bạ của
nhà cung cấp hoặc thiết lập trang web bán hàng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu và bán hàng
theo quy mô. Bên cạnh đó, nhà cung cấp sử dụng mô hình này để kiểm soát giá cả và trải
nghiệm của khách hàng, từ đó xây dựng mối quan hệ lâu dài với người mua B2B
2. Mô hình hướng về người mua Mô hình này tồn tại khi mà có nhiều người mua và ít
người bán hơn. Thông thường, người bán là những nhà cung cấp và nhà sản xuất, họ sẽ trưng
bày sản phẩm và chấp nhận giá thầu từ những người bán khác nhau. Người mua trong trường
hợp này có thị trường trực tuyến của riêng họ. Nói một cách dễ hiểu nó như một “cái chợ ảo”
và người mua với người bán cùng truy cập vào một website. Một số ví dụ về mô hình này
như các website thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki, Shopee… Không chỉ phát triển qua
các website thương mại điện tử, mô hình này còn nhân rộng ở nền tảng mạng xã hội và ứng
dụng như marketplace trên Facebook, marketplace trên Zalo…
3. Mô hình trung gian Mô hình trung gian liên quan đến bên thứ ba, họ sẽ kiểm soát danh
mục sản phẩm và thông tin sản phẩm. Một số cái tên điển hình như Amazon Business,
Alibaba.com, AliExpress, Rakuten hoặc TradeKey. Họ cung cấp cho người bán hàng những
tính năng đặc biệt để kết nối với doanh nghiệp mua hàng dễ dàng hơn. Ví dụ, khi đăng ký
gian hàng trên Alibaba.com, người bán hàng không chỉ trưng bày sản phẩm mà họ còn được
chủ động tìm kiếm người mua cho mình qua dịch vụ “Yêu cầu báo giá (RFQ)”. ·
Mô hình B2C Mô hình Business to Customer – Người bán hàng trực tiếp
Đây là mô hình B2C phổ biến nhất tại Việt Nam. Thực chất, mô hình này đã ra đời từ rất lâu,
xuất phát điểm chính là những hoạt động trao đổi, giao dịch giữa người mua và người bán.
Ngày nay, B2C theo hình thức này được hiểu là các nhà bán lẻ trực tuyến. Nhà cung cấp ở
đây có thể là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ hoặc chỉ đơn giản là phiên bản trực tuyến của các
cửa hàng tạp hóa.
B2C trung gian qua các kênh trực tuyến
Trung gian qua các kênh trực tuyến nở rộ vào khoảng 5 năm trở lại đây và chính thức bùng
nổ trong thời gian dịch covid diễn biến phức tạp. Chúng ta nói như vậy là hoàn toàn có cơ sở.
Hãy nhìn cách Shopee, Lazada và Tiki tạo ra lợi nhuận khủng. Có thể nói, so với hình thức
B2C truyền thống thì B2C trung gian đang dần chiếm ưu thế hơn hẳn và tương lai rất có thể
sẽ thay thế phần lớn mô hình người bán hàng trực tiếp.
Business to Customer dựa vào quảng cáo
Sử dụng quảng cáo để thu hút khách hàng vào website bán hàng của mình là đặc thù của mô
hình này. Mô hình sử dụng công cụ SEO để tăng thứ hạng tìm kiếm ở Google và thu hút thêm
nhiều lượt truy cập miễn phí.
Mô hình kinh doanh B2C dựa trên cộng đồng
Các cộng đồng mạng xã hội được xây dựng trên các sở thích của một nhóm đối tượng khách
hàng tiềm năng. Dựa vào yếu tố này mà các nhà kinh doanh tiếp cận được người tiêu dùng,
sử dụng các hình thức quảng cáo và tiếp thị phù hợp với mục tiêu. Một số nền tảng xã hội có
số lượng người sử dụng nhiều nhất là Facebook, Instagram…
Mô hình B2C dựa trên tính phí
Mô hình này được xây dựng dựa trên sự trả phí sản phẩm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng
được trải nghiệm miễn phí một phần dịch vụ. Tuy nhiên, để sử dụng các dịch vụ một cách
đầy đủ và cao cấp hơn thì khách hàng cần phải trả phí cho nhà cung cấp. Netflix chính là
website nổi tiếng thực hiện theo mô hình này.
- Phân biệt B2B/B2C
Tiêu chí so sánh B2B B2C
Đối tượng khách hàng khách hàng chính là các công khách hàng của B2C là
ty, doanh nghiệp, họ mua sản người tiêu dùng, họ mua
phẩm để tạo ra sản phẩm hàng hóa về để sử dụng. →
khác hoặc bán lại. → tập tập trung nghiên cứu thị
trung vào người có quyền ra hiếu người tiêu dùng và đáp
quyết định ứng nhu cầu của họ.
Quá trình đàm phán, giao thực hiện một loạt các hành không phải thực hiện tất cả
dịch động bao gồm đàm phán giá các hành động kể trên.
cả, cách thức giao nhận hàng
và xác định quy cách, đặc
tính kỹ thuật của sản phẩm.
Vấn đề tích hợp doanh nghiệp B2B cần phải không phải tích hợp hệ
tích hợp hệ thống của họ với thống của họ với khách
doanh nghiệp mua hàng để hàng
đảm bảo hệ thống của hai
bên có thể giao tiếp với nhau
mà không cần đến sự can
thiệp của con người.
Quá trình marketing khách hàng B2B không chỉ khách hàng của B2C quan
quan tâm đến lợi ích mà còn tâm đến lợi ích sản phẩm
quan tâm đến uy tín thương đem lại nên khi làm
hiệu và mối quan hệ lâu dài, marketing doanh nghiệp cần
nên ngoài việc nâng cao kỹ nhấn mạnh vào lợi ích, trải
thuật bán hàng doanh nghiệp nghiệm, kỹ thuật chốt sales,
còn phải chú trọng việc xây kỹ thuật up sales
dựng uy tín thương hiệu và
mối quan hệ với khách hàng.
Quá trình bán hàng Thứ nhất, đặc điểm
+ Với B2B: Mối quan hệ + Với B2C: Sản phẩm dẫn
dẫn dắt Tối đa hóa giá trị của dắt Tối đa hóa giá trị của
mối quan hệ Thị trường mục giao dịch Thị trường mục
tiêu nhỏ và tập trung Quy tiêu rộng lớn Quy trình mua
trình mua hàng nhiều bước, hàng từng bước, chu trình
chu trình bán hàng dài hơn bán hàng ngắn hơn Nhận
Nhận diện thương hiệu được diện thương hiệu được tạo
tạo ra bằng mối quan hệ cá ra thông qua sự lặp lại và
nhân Các hoạt động xây hình ảnh Buôn bán và
dựng nhận thức và sự hiểu hướng vào các hoạt động
biết Quyết định mua hàng mua hàng Quyết định mua
thuộc về lý trí dựa trên giá trị hàng thuộc về cảm xúc, dựa
kinh tế mang lại trên mong muốn, hoàn cảnh
hoặc giá cả
Thứ hai, mục tiêu
+ Với B2B: tương tự như + Với B2C: mục tiêu của
B2C, mục tiêu của B2B cũng B2C là chuyển đổi người
là chuyển đổi những khách ghé thăm cửa hàng hay
hàng tiềm năng thành khách website thành người mua
hàng. Tuy nhiên quá trình hàng.
này thường kéo dài lâu hơn
và phức tạp hơn.
Thứ ba, phương thức tiếp
cận
+ Với B2B: doanh nghiệp sẽ + Với B2C: doanh nghiệp
phải tập trung vào việc xây sẽ sử dụng một loạt các hoạt
dựng mối quan hệ và quảng động để khuyến khích
bá thông qua các hoạt động khách hàng mua hàng như
tiếp thị như gửi email, qua phiếu giảm giá, cách trưng
điện thoại, qua website, nhân bày sản phẩm (tại cửa hàng
viên bán hàng,…, trong chu và cả trên internet), lời chào
trình bán hàng. hàng,... để thu hút được
khách hàng. Các hoạt động
sẽ chỉ diễn ra trong thời
gian ngắn nên bạn phải
nhanh chóng khiến khách
hàng quan tâm đến sản
phẩm
Giá trị đơn hàng Cao hơn Thấp hơn
Lượng khách hàng tiềm năng Thấp hơn Cao hơn

Độ dài chu kỳ bán hàng chu kỳ bán hàng kéo dài từ diễn ra trong thời gian rất
một đến vài tháng hoặc có ngắn
thể lên đến một năm

Quá trình ra quyết định khách hàng của B2B quan khách hàng trong mô hình
tâm đến rất nhiều yếu tố như B2C sẽ ra quyết định mua
tính hữu dụng của sản phẩm, hàng ngay khi họ cảm thấy
độ phù hợp, giá cả, uy tín của sản phẩm đó phù hợp với
bên cung cấp. Do đó, quá nhu cầu và mang lại lợi ích
trình ra quyết định của khách cho mình.
hàng B2B dựa trên lý tính,
phải trải qua nhiều bước phê
duyệt và chịu sự chi phối của
nhiều đối tượng. Đôi khi
người thường xuyên giao
dịch với bạn chưa chắc đã là
người ra quyết định mua
hàng.
Nhu cầu của khách hàng giải quyết nhu cầu đặc biệt giải quyết các nhu cầu cơ
của khách hàng bản của khách hàng

- Các công cụ Thanh toán điện tử - chương 7

-
Câu 3: Điền vào chỗ trống
- Chương 1 Tổng quan TMĐT (Các giai đoạn phát triển, tên các tổ chức liên quan đến TMĐT
và viết tắt, các mô hình doanh thu trong TMĐT, …)
- Thanh toán điện tử
- Chương 3: Mạng máy tính, Internet (IAS, ISP,LAN/MAN/WAN,TCP/IP, 3 loại kết nối
mạng LAN

Intranet/Extranet…)
- chương 10. MKT điện tử
- B2B/B2C
- Chương 4. ĐẶc điểm Website TMĐT (giao thức FTP, HTTP, …) (chương 5 của sách)
- Các công cụ đảm bảo an toàn trong giao dịch TMĐT (chương 8. An ninh TMĐT, SSL,
SET,…)

Câu 4: Trắc nghiệm


Tất cả các chương và chú ý:
- chương 10. MKT điện tử (thống kê nhân khẩu học, SEO,…)
- Đấu thầu điện tử/ đấu giá điện tử
- Chương 3: Mạng máy tính, Internet
- Các mô hình doanh thu TMĐT
- Chương 8. An ninh TMĐT (các loại rủi ro trong TMĐT)
- Cá thể hoá (personalization)/ cá biệt hoá (customization)
Demographic thống kê nhân khẩu học
IP
SEO/e-marketing
SCM/CRM
Push strategy/pull strategy
Intranet/extranet
TMĐT thuần tuý
LAN/MAN/WAN
Client-server

You might also like