You are on page 1of 17

Google Keyword Planner Là Gì?

Google Keyword Plannner (GKP) là một trong những công cụ miễn phí do Google
cung cấp nhằm hỗ trợ cho người dùng nghiên cứu từ khóa để thực hiện chiến lược
SEO cũng như hoạt động chạy quảng cáo Adwords. Bạn có thể hiểu đơn giản nhờ
công cụ này mà bạn lập được bảng từ khóa cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp. Hầu như hơn 90% người dùng đều sử dụng công cụ này bởi sự uy tín và hiệu
quả mà nó mang lại.

Cách Sử Dụng Google Keyword Planner Để Phân Tích Từ


Khóa Hiệu Quả
Google Keyword Planner với nhiều tính năng như thống kê, phân tích và khảo sát nhiều
loại số liệu nên tương đối phức tạp cho người mới bắt đầu dùng. Bạn có thể tham khảo
hướng dẫn sử dụng cơ bản như sau:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản Google Adword
Xem thêm: Quảng Cáo Google là gì? Tổng quan đầy đủ về Google Ads 2021
Đầu tiên bạn sẽ truy cập vào đường
link https://adwords.google.com/KeywordPlanner để đăng nhập tài khoản Gmail của
mình. Thao tác này cũng giúp bạn kích hoạt tài khoản Google Keyword Planner. Nếu
bạn không quen sử dụng giao diện tiếng Anh thì có thể chuyển sang tiếng Việt với các
thao tác sau:
My Account >> Data & Personalization >> General preferences for the web >>
Language >> chọn Vietnamese.

Hướng dẫn thay đổi ngôn ngữ của giao diện Google Keyword Planner. Nguồn: Internet
Bước 2: Thiết lập chiến dịch quảng cáo
Ở bước này bạn sẽ được yêu cầu điền các thông tin để tạo chiến dịch quảng cáo. Nếu
bạn chỉ muốn sử dụng công cụ phân tích và nghiên cứu từ khóa thì điền những thông
tin cơ bản và bỏ qua các bước nhập giá thầu, tên website, thông tin ngân hàng. Lưu ý
bạn phải điền những mục bắt buộc để có thể bước sang trang tiếp theo cho phần
nghiên cứu từ khóa.
Bước 3: Chọn công cụ
Sau khi hoàn thành bước 2 bạn sẽ vào được trang giao diện chính của Google
Keyword Planner. Bạn chọn Công cụ >> Công cụ lập kế hoạch từ khóa để được hướng
dẫn tìm kiếm từ khóa.

Chọn “Công cụ lập kế hoạch từ khóa” để bắt đầu sử dụng. Nguồn: Internet
 Chọn “Khám phá các từ khóa mới” để tìm kiếm những keyword tiềm năng cho website hoặc
mở rộng những keyword đã có sẵn. Với tùy chọn này, bạn sẽ biết những từ khóa có khả
năng tiếp cận cao phù hợp cho việc khám phá những ý tưởng từ khóa mới.
Bạn sẽ chọn một trong hai mục này tùy theo mục đích của bạn. Nguồn: Internet
 Chọn “Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm” để được cập nhật bảng dự báo từ khóa
trong quá trình chạy quảng cáo hoặc SEO. Cụ thể, bạn sẽ xem được lượng tìm kiếm và các
số liệu khác cho từ khóa đồng thời dự báo về khả năng hoạt động của những từ khóa đó
trong thời gian tới.
Bước 4: Xây dựng danh sách từ khóa
Nếu bạn chọn mục “Tìm từ khóa mới” ở bước 3 thì sẽ thực hiện các bước sau để có
bảng từ khóa.
 Đầu tiên bạn sẽ điền những từ hoặc cụm từ mà bạn cần tìm kiếm hoặc URL website để tìm
kiếm từ khóa tiềm năng. Thông thường, khi mới bắt đầu bạn nên nhập URL website vào.
 Sau đó, Google Keyword Planner sẽ trả cho bạn một bảng kết quả với những từ khóa tiềm
năng cùng các chỉ số như số lượt tìm kiếm, mức độ cạnh tranh, tỷ lệ hiển thị quảng cáo, giá
đấu thầu,… Bạn cũng có thể điều chỉnh thời gian để theo dõi số liệu chính xác hơn.
Bảng kết quả từ khóa của Google Keyword Planner. Nguồn: Internet
 Để tạo các nhóm từ khóa thì bạn sẽ sử dụng bộ lọc đơn giản, cách này giúp bạn dễ dàng
quản lý từ khóa để thực hiện SEO và chạy quảng cáo Google Adwords.
 Bạn cũng có thể tìm kiếm từ khóa theo vị trí địa lý để tăng hiệu quả cho Local SEO bằng
cách chọn “Vị trí” ở phía trái màn hình.
Như vậy bạn đã có bảng từ khóa cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, sau đó
hãy tải về để dễ theo dõi khi thực hiện các hoạt động Digital Marketing.

Tìm hiểu về công cụ Google Analytics


1. Google Analytics là gì?
Google Analytics là công cụ được phát triển bởi Google với mục đích giúp các quản trị
viên website dễ dàng quản lý tình trạng website của mình và đề xuất giải pháp cải thiện,
phát triển hiệu quả. Google Analytics hoạt động bằng cách tự động theo dõi, đo lường,
phân tích và báo cáo số liệu về lượt truy cập của website. Số liệu cung cấp từ công cụ
này được Google cam kết là hoàn toàn chính xác.
2. Lợi ích khi sử dụng Google Analytics
Google Analytics giúp người dùng nhìn được bức tranh toàn diện về dữ liệu, thấy được
cách dữ liệu hoạt động và khám phá ra các insight độc đáo mà chỉ Google mới có thể
cung cấp. Công cụ này còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi nhờ có tính năng đồng bộ hóa dữ
liệu Insights với các công cụ quảng cáo, giúp việc tiếp cận khách hàng tiềm năng chính
xác và hiệu quả hơn. Nói chung, Google Analytics giúp người dùng khai thác tối đa dữ
liệu, đem lại lợi ích lớn cho những doanh nghiệp, cửa hàng sử dụng website cho việc
bán hàng
3. Những tính năng hữu ích từ Google Analytics
- Phân tích dữ liệu thông minh: cho phép nhiều người cộng tác, có thể truy cập nhanh
chóng, sử dụng dữ liệu chung trong việc phân tích. Analytics tự động phân tích và cung
cấp Insights về từ khóa, xu hướng mới từ chính dữ liệu của bạn. Ngoài ra nó còn có thể
kết nối, tích hợp với các công cụ khác của Google như Smart Goals, Smart Lists và
Session Quality,...
- Đa dạng các loại báo cáo: Analytics cung cấp nhiều loại báo cáo giúp cho việc phân
tích được toàn diện hơn. Báo cáo người dùng cung cấp thông tin tổng quát về người
truy cập website như hoạt động người dùng, tần suất, giá trị vòng đời. Báo cáo hành vi
phân tích hoạt động của người dùng trên website, lý do thực hiện hành động đó. Báo
cáo chuyển đổi cho biết hiệu quả hoạt động của các kênh Marketing và chi tiết các thao
tác chi tiết tại từng kênh đó. Báo cáo thời gian thực thể hiện hành vi, hoạt động ngay tại
thời điểm hiện tại.
- Cá nhân hóa dữ liệu và giao diện: Google Analytics có thể truy cập dữ liệu lịch sử của
người dùng và cá nhân hóa dữ liệu, sắp xếp người dùng vào phễu đa kênh và phễu
mua hàng tương ứng. Đồng thời hiển thị giao diện với các thành phần khác nhau đối
với từng đối tượng.
- Thu nhập và quản lý dữ liệu: Google Analytics giúp hệ thống, tổ chức dữ liệu một cách
hệ thống, khoa học bằng các tính năng tích hợp API, quản lý tag, tùy chỉnh biến số.
Ngoài ra, bạn còn có thể nhập dữ liệu từ nguồn bên ngoài, kết hợp với bộ dữ liệu có
sẵn.
- Xử lý dữ liệu: Analytics phân tích và đưa ra dữ liệu nhân khẩu học cơ bản của người
dùng như độ tuổi, giới tính, khu vực sống. Bên cạnh đó, phân tích liên tục insight của
người dùng, doanh nghiệp, nhắc nhở các lỗi dữ liệu, sai lệch kết quả, giúp bạn phát
hiện tiềm năng, cơ hội phát triển cũng như các nguy cơ một cách sớm nhất.
- Tích hợp công cụ: Google Analytics có khả năng tích hợp tốt với nhiều công cụ khác
vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm thời gian phân tích. Một số công cụ phổ biến là: Google
Ads, Google Adsense, SalesForce, Google Search Console.
4. Các chỉ số quan trọng theo dõi bằng Google Analytics
- Người dùng (User): là người truy cập mạng máy tính, mỗi User có một địa chỉ ID riêng
biệt. Tổng số lượng người dùng truy cập website trong một khoảng thời gian nhất định
gọi là chỉ số traffic.
- Phiên truy cập (Session): là một chuỗi hành động, thao tác mà người dùng thực hiện
tương tác với website trong một lần truy cập. Session bắt đầu tính từ khi người dùng
truy cập website và kết thúc khi sau 30 phút mà không có tương tác nào, hoặc khi
người dùng đóng trình duyệt, truy cập website khác mà không quay lại sau 30 phút.
- Thời gian trung bình của phiên: cho biết thời lượng trung bình người dùng truy cập
website trong một phiên, được tính bằng tổng thời lượng của tất cả các phiên trên tổng
số phiên.
- Số trang/phiên: cho biết số lượng trang trung bình một người dùng truy cập trong một
phiên.
- Số lần xem trang (Pageview): là tổng số lần trang web được xem bởi tất cả người
dùng. Chỉ cần người dùng truy cập vào trang, có thể không có tương tác hoặc thoát ra
ngay thì vẫn được tính là 1 lần xem trang.
- Tỷ lệ thoát (Bounce Rate): là tỷ lệ người dùng truy cập website và thoát ra mà không
có bất kỳ tương tác nào (số phiên trang đơn). Tỷ lệ thoát càng cao càng cho thấy
website không cung cấp những thông tin hữu ích, hấp dẫn cho người dùng. Do đó
không được Google đánh giá cao.
- Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate): gồm có tỷ lệ chuyển đổi từ người truy cập thành
khách hàng, khách hàng tiềm năng hoặc tỷ lệ thực hiện hành động cụ thể trên website.

Google Search Console là gì?


Google Search Console là công cụ và tài nguyên để giúp chủ sở hữu trang web,
quản trị trang web, nhà tiếp thị web và chuyên gia SEO theo dõi hiệu suất trang
web trong chỉ mục tìm kiếm của Google.
Các tính năng bao gồm thông tin về cụm từ tìm kiếm, lưu lượng tìm kiếm, cập
nhật trạng thái kỹ thuật, thu thập dữ liệu và các tài nguyên bổ sung.

Cách sử dụng Google Search Console


Phần này sẽ giới thiệu và hướng dẫn bạn một số tính năng quan trọng của GSC
như:
 Những truy vấn nào mà người dùng tìm đến trang của bạn
 Những truy vấn nào có lượt hiển thị cao mà trang của bạn chưa được xếp
hạng tốt
 Thứ hạng của các cụm từ khóa trong trang kết quả tìm kiếm SERPs
 Có bao nhiêu domain backlink trỏ đến site của bạn
 Những thông báo lỗi(ISSUEs) về Tốc độ, AMP, Đánh dấu dữ liệu
 Hay thông báo Tác vụ thủ công

Đây là những thông tin quan trọng giúp bạn theo dõi đo lường và phân tích để tối
ưu cải thiện SEO cho trang web của mình hoạt động hiệu quả hơn.
Xác định các truy vấn CTR cao nhất của bạn

1. Nhấp vào “Hiệu suất”.


2. Nhấp vào tab Truy vấn.
3. Thay đổi phạm vi ngày thành 12 tháng trước. (Hoạc tùy chỉnh theo ý bạn)
4. Hãy chắc chắn rằng trung bình CTR được chọn.

Lưu ý: Thật hữu ích khi xem xét điều này với “Lần hiển thị” từ cao xuống thấp,
bạn sẽ tìm những cụm từ có lượt hiển thị cao nhưng CRT và Vị trí thấp để tập
trung tối ưu.

Xác định thứ hạng từ khóa tăng giảm

1. Nhấp vào Hiệu suất.


2. Nhấp vào tab Truy vấn trực tuyến.
3. Nhấp vào phạm vi ngày Ngày phạm vi để thay đổi ngày, sau đó chọn tab
So sánh trực tiếp.
4. Chọn hai khoảng thời gian tương đương, sau đó nhấp vào Áp dụng.

Xác định truy vấn lưu lượng truy cập cao nhất của bạn

1. Nhấp vào Hiệu suất.


2. Nhấp vào tab Truy vấn.
3. Nhấp vào phạm vi ngày Date phạm vi để chọn một khoảng thời gian.
4. Hãy chắc chắn rằng Tổng số lần nhấp chuột được chọn.
5. Nhấp vào mũi tên hướng xuống nhỏ bên cạnh bấm Click để sắp xếp từ
cao nhất đến thấp nhất.

Biết những truy vấn nào mang lại lưu lượng tìm kiếm nhiều nhất chắc chắn là
hữu ích. Xem xét tối ưu hóa các trang xếp hạng để chuyển đổi, cập nhật định kỳ
để chúng duy trì thứ hạng của chúng.
Có bao nhiêu trang của bạn đã được lập chỉ mục

1. Bắt đầu tại Tổng quan


2. Trạng thái lập chỉ mục
3. Nhìn vào các trang hợp lệ.

Lý tưởng nhất là số trang lỗi =0, trường hợp nhiều lỗi bạn cần tìm nguyên nhân
để khắc phục
Tìm hiểu những trang nào chưa được lập chỉ mục và tại sao
Đi đến Tổng quan > Trạng thái lập Chỉ mục.
Cuộn xuống hộp Chi tiết để tìm hiểu Lỗi nào đang gây ra sự cố lập chỉ mục và
mức độ thường xuyên xảy ra.
Nhấp đúp vào bất kỳ loại Lỗi nào để xem URL trang bị ảnh hưởng cần xác định
để sửa lỗi
Xác định các vấn đề về khả dụng với di động

1. Nhấp vào Tính Khả dụng di động.


2. Hãy chắc chắn rằng checkbox “Lỗi” được chọn.
3. Cuộn xuống hộp Chi tiết để tìm hiểu Lỗi nào gây ra sự cố về khả năng sử
dụng di động và mức độ thường xuyên xảy ra.
4. Nhấp đúp vào bất kỳ loại Lỗi nào để xem URL trang bị ảnh hưởng.

Tìm hiểu tổng số backlink trang web của bạn có

1. Nhấp vào Liên kết.


2. Mở báo cáo các trang được liên kết hàng đầu.
3. Nhìn vào ô có dán nhãn Tổng số liên kết ngoài.
4. Nhấp vào mũi tên hướng xuống bên cạnh Liên kết đến của Liên kết trực
tiếp để sắp xếp từ các backlink cao nhất đến thấp nhất.
Mỗi backlink là một tín hiệu cho Google rằng nội dung của bạn đáng tin cậy và
hữu ích. Nói chung, càng nhiều backlinks càng tốt! Tất nhiên, vấn đề chất lượng
rất quan trọng - một liên kết từ một trang có thẩm quyền cao có giá trị hơn nhiều
so với liên kết từ các trang có thẩm quyền thấp.
Để xem trang web nào đang liên kết đến một trang cụ thể, chỉ cần nhấp đúp vào
URL đó trong báo cáo.
Xác định URL nào có nhiều backlink nhất

1. Nhấp vào Liên kết.


2. Mở báo cáo các trang được liên kết hàng đầu.
3. Nhấp vào mũi tên hướng xuống bên cạnh Liên kết đến của Liên kết trực
tiếp để sắp xếp từ các liên kết ngược cao nhất đến thấp nhất.

Nếu bạn muốn giúp một trang xếp hạng cao hơn, những backlink chất lượng sẽ
cung cấp cho URL đó rất nhiều quyền hạn trang giúp trang xếp hạng tốt.
Xác định trang web nào liên kết với bạn nhiều nhất

1. Nhấp vào Liên kết.


2. Cuộn xuống các trang web liên kết hàng đầu

Tìm và sửa lỗi AMP

1. Nhấp vào AMP.


2. Hãy chắc chắn rằng checkbox “Lỗi” được chọn.
3. Cuộn xuống hộp Thông tin chi tiết để xem loại vấn đề bạn gặp phải và
mức độ thường xuyên xảy ra.

Google khuyên bạn nên sửa lỗi AMP để không bị ảnh hưởng tới khả năng hiện
thị trên trang tìm kiếm. Theo mặc định, các lỗi được xếp hạng theo mức độ
nghiêm trọng, tần suất và liệu bạn đã xử lý chúng chưa.

SEOquake là gì?
SEOquake là ứng dụng SEO miễn phí được cung cấp miễn phí trên các trình duyệt
phổ biến hiện nay hỗ trợ rất tốt quá trình tối ưu Onpage, cung cấp dữ liệu vô cùng hữu
ích chỉ qua thao tác cài đặt đơn giản.

Công dụng của SEOquake?


SEO Quake hỗ trợ đắc lực cho SEOer và quản trị web. Công dụng chính của chúng
là:

 Phân tích tìm chi tiết backlink


 So sánh tên miền và URL.
 Cung cấp các thông tin của bất kỳ trang web nào.
 Phân tích External Link và liên kết nội bộ.
 Một số dữ liệu xã hội khác.

Chức năng mỗi thành phần trên SEOquake


 Thẻ Page Information: Đây là thẻ chứa toàn bộ thông tin cơ bản của
website. Dựa trên thẻ này bạn có thể kiểm tra được các nội dung gồm: URL,
thẻ title, thẻ meta keywords, thẻ meta description, liên kết internal link và
external link, các thông tin về chủ server.
Thẻ Page Information

 Thẻ Google Pagerank: Thẻ này thể hiện chỉ số độ tin cậy của website và thứ
hạng theo tiêu chuẩn của Google. Chỉ số Pagerank là một trong những thông
tin quan trọng và giúp đánh giá thứ hạng từ khóa của website. Chỉ số này
càng cao thì thứ hạng tìm kiếm càng cao.

Thẻ Google Pagerank

 Thẻ Google Index: Là giá trị tất cả các trang trên website được Google đánh
giá chỉ mục. Thông qua chỉ số này bạn có thể theo dõi được nội dung của
web bạn muốn tìm hiểu có mức độ và độ lớn ra sao.
 Thẻ Alexa Rank (Rank): Đây là thẻ giúp đánh giá độ phổ biến của website
trên một quốc gia cụ thể nào đó. Chỉ số này càng thấp thì website càng mạnh
và có độ uy tín cao.
 Thẻ Twitter Tweets: Thẻ này giúp đo lường số người dùng đến từ Twitter. Số
người đến từ mạng xã hội này càng lớn thì chứng tỏ web càng có độ tin cậy
cao.
 Thẻ Webarchive age: Thẻ này cung cấp cá thông tin về ngày tạo tên miền.
Cũng giống như tuổi của web, tuổi càng cao càng thì độ uy tín càng lớn và
chứng minh hoạt động lâu dài.
 Thẻ Facebook likes: :Là thẻ thẻ hiện số lượt like của người dùng facebook
cho website.
 Thẻ Google PlusOne: Thẻ này thể hiện số lượng liên kết website thông qua
Google. Chỉ số này càng cao thì càng có lợi cho website.
 Thẻ Whois: Thẻ này thể hiện một số thông tin về máy chủ DNS, IP, chủ sở
hữu website.
 Thẻ Page Source: Thẻ này giúp bạn hiểu hơn về code website của bạn. Bạn
có thẻ tìm hiểu mã nguồn và thông tin code của web qua thẻ.
Nếu có câu hỏi hay vướng mắc khắc về SEOquake và Digital marketing, bạn có thể
tham khảo một số lớp học Digital Marketing để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tệp robots.txt dùng để làm gì?


Tệp robots.txt chủ yếu dùng để quản lý lưu lượng truy cập của trình thu thập dữ liệu
vào trang web của bạn và thường dùng để ẩn một tệp khỏi Google, tùy thuộc vào loại
tệp

Cú pháp file robots.txt


Robots.txt có các cú pháp đặc biệt được xem là ngôn ngữ riêng bao gồm:

 User-agent: Đây là tên của các trình thu thập, truy cập dữ liệu web (ví dụ: Googlebot,
Bingbot, ...).
 Disallow: Được sử dụng để thông báo cho các User-agent không được phép thu thập bất kỳ
dữ liệu URL cụ thể nào. Mỗi URL chỉ được sử dụng một dòng Disallow.
 Allow (chỉ áp dụng cho bộ tìm kiếm Googlebot): Lệnh thông báo cho Googlebot rằng nó có
thể truy cập một trang hoặc thư mục con, mặc dù các trang hoặc thư mục con có thể không
được phép.
 Crawl-delay: Thông báo cho các Web Crawler biết rằng phải đợi bao lâu trước khi tải và thu
thập nội dung của trang. Tuy nhiên, lưu ý rằng bộ tìm kiếm Googlebot không thừa nhận lệnh
này và bạn phải cài đặt tốc độ thu thập dữ liệu trong Google Search Console.
 Sitemap: Được sử dụng để cung cấp các vị trí của bất kỳ Sitemap XML nào được liên kết với
URL này. Lưu ý rằng chỉ có các công cụ tìm kiếm Google, Ask, Bing và Yahoo hỗ trợ lệnh này.

Sitemap xml là gì?


Sitemap xml gì? Sitemap xml được hiểu là một hệ thống bản đồ cố định từ
trang web nào đó, có đuôi “.xml”. Chúng là tập hợp các tập tin bao trọn các
dạng URL của website đó. Sitemap.xml thể hiện dưới dạng văn bản.

Hay nói một cách đơn giản nhất, sitemap.xml là các đường link liên kết có
nhiệm vụ trích dẫn đến trang website chính. Trong đó, trang web con phải
đảm bảo tính rõ ràng, mạch lạc của chúng.

Sitemap.xml và lợi ích mang lại


Ở mục này, bạn sẽ biết lý do vì sao mỗi doanh nghiệp hay tổ chức cần tạo
Sitemap.xml cho riêng mình. Và lợi ích của Sitemap xml mang đến cho một
website là gì, cùng theo dõi thông tin bên dưới. Đảm bảo bạn sẽ có được
những thông tin hữu ích, cái nhìn tổng quan để đưa ra được sự lựa chọn tốt
nhất.

Lý do cài Sitemap.xml cho website


Như đã phân tích bên trên, Sitemap xml như là sơ đồ của website đó và nó
rất cần thiết để bạn thúc đẩy website lên top Google. Bởi vì, bộ công cụ tìm
kiếm hoạt động như một bộ máy, chúng sẽ đánh giá cao website có
Sitemap.xml.

Mặc dù website vẫn hoạt động khi không có Sitemap.xm, thế nhưng với
một Sitemap.xml rõ ràng và ổn định. Luôn đảm bảo điểm tiềm kiếm cao
trên Google và mang về nhiều hơn nữa những lợi ích cho người dùng.

Lợi ích Sitemap.xml mang đến cho website


Lợi ích mà Sitemap xml mang đến vô cùng lớn. Chúng hỗ trợ tích cực cho
quá trình SEO và theo dõi trang web. Các lợi ích cụ thể được kể đến như:

Báo động biến thiên của quá trình SEO


Sitemap xml có sức ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình SEO cho hệ thống
website của bạn. Sitemap.xml thực hiện chức năng thông báo cho các bộ
máy tìm kiếm lớn như Google biết, website đang hàm chứa những nội dung,
cấu trúc ra sao, qua đó index và đề xuất.

Ta lấy ví dụ cụ thể cho dễ hiểu, bạn có một bài viết nào đó nhưng chưa được
index trên website. Lúc này Sitemap xml phát tín hiệu cho Google. Sau đó,
Google sẽ lập tức index cho bài viết này, để tối ưu hóa việc chuẩn SEO cho
chúng.

Giúp website mới thành lập lên Google index một cách nhanh chóng
Sitemap xml với những website mới thành lập có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Lý do dễ hiểu là, những trang web này còn mới, nên chúng không có
nhiều backlink trỏ về. Nên việc index không thuận lợi vì thế càng cần phương
thức để thúc đẩy index và Sitemap.xml là lựa chọn tối ưu nhất.

Tại thời điểm này, Sitemap.xml sẽ đi những thông báo thật chính xác cho
Google nhảy vào index trang web của bạn. Chúng thực hiện biện pháp thông
qua việc để bot của công cụ tìm kiếm truy ra Site để index. Từ đó SEO
website tăng cao.

Khi trang web áp dụng Sitemap.xml tăng trải nghiệm người dùng
Với lợi ích này, người dùng có thể quan sát được toàn bộ cấu trúc của
website. Hiểu được cách thức hoạt động của trang web đó. Bên cạnh đó,
Sitemap.xml còn hỗ trợ người dùng tìm kiếm những vấn đề hay thông tin vô
cùng chuẩn xác mà người dùng cần đến.

Chính vì vậy, một Sitemap.xml càng rõ ràng, tách bạch thì đạt sự thu hút
người dùng cũng như tăng tính trải nghiệm người dùng cao hơn.

3. Cách khởi tạo và khai báo Sitemap.xml


Có nhiều phương pháp khởi tạo Sitemap xml, nhưng trong bài viết này chúng
tôi sẽ bật mí cho các bạn cách tạo sitemap bằng 3 plugin phổ biến nhất hiện
nay là Yoast SEO, Google XML, và Rank Math

Đây được xem là cách khởi tạo đơn giản, dễ dàng và hiệu quả nhất. Ngay cả
bạn “gà mờ” đến đâu vẫn có thể thực hiện thành công trong lần đầu tiên.
Trước tiên, bạn hãy thực hiện bước chuẩn bị thật kỹ lưỡng, để đỡ tốn thời
gian khi lỡ làm sai.
Công đoạn chuẩn bị: Việc đầu tiên bạn cần làm là đăng nhập vào hệ thống
chính của WordPress thông qua tài khoản admin. Bạn có thể đăng nhập bằng
hình thức sau gõ tên miền của website và thêm cụm từ “/wp-admin” ở cuối địa
chỉ trang web.

Ví dụ: Trang web bạn đang sở hữu có tên là xyz.com, thì bạn nhập URL là
xyz.com/wp-admin. Tiếp đến bạn điền tên tài khoản sử dụng và mật khẩu là
đã xong bước chuẩn bị.

Khai báo Sitemap.xml với Yoast SEO


Yoast SEO hiện là một plugin hỗ trợ dễ dàng trong việc khai báo sitemap xml.
Chúng giúp người dùng tạo ra bộ từ khóa chính xác, dễ hiểu mà còn tạo một
Sitemap xml cực kỳ hoàn hảo. Cách tạo sau đây:

Bước 1: Bạn tải về phần mềm chuẩn SEO Yoast, sau đó thực hiện các bước
cài đặt cũng như kích hoạt để chúng hoạt động.

Bước 2: Bạn vào giao diện, ngay thanh công cụ thẳng phía bên tay trái màn
hình của trang chủ SEO Yoast. Bạn di chuyển chuột đến mục SEO sau đó
nhấp vào Feature để bật Advance hoạt động.

Bước 3: Bạn thực hiện các thao tác quản lý trang, như Max Entries/Sitemap,
làm sạch Pages/Posts ra khỏi Sitemap…

Bước 4: Khi bạn thao tác xong 3 bước được hướng dẫn ở trên, thì có thể nói
bạn đã tạo ra một Sitemap.xml cho website của mình bằng SEO Yoast rồi.

Một ví dụ về sitemap được tạo bởi Yoast SEO: https://nef.vn/sitemap.xml

Khai báo Sitemap.xml với Google XML


Song song với SEO Yoast thì bộ phần mềm Google XML cũng bành trướng
cực lớn trong cộng động người dùng. Thông thường, người ta sẽ dùng cùng
lúc cả 2 công cụ này để tăng hiệu quả SEO của website.

Bước 1: Tiến hành tải và cài đặt Google XML chuyển chúng về dạng
active plugin. Bạn nhấn chọn Setting và di chuyển đến mục XML-Sitemap.
Bạn nhớ nhấn chọn các mục theo hình hướng dẫn.

Bước 2: Trong trường hợp bạn không tạo Sitemap tại Post, mục Category
hay phần Tag. Thì nhấp vào mục “Uncategorized”.
Bước 3: Để chế độ mặc định cho Priorities và Change Frequencies nếu bài
viết ít cập nhật. Còn nếu bạn thúc đẩy bài viết thường xuyên và liên tục. Thì
có thể lựa chọn thay đổi các tần số tùy thích.

Bước 4: Bạn phải nhấn nút “Update Options” để đảm bảo quá trình bạn vừa
thực hiện đều được lưu lại toàn bộ.

Bước 5: Bạn vào đường liên kết sau: website.com/sitemap.xml để kiểm tra
xem Sitemap mà bạn vừa tạo từ plugin đã chạy chưa. Sau đó, bạn sao chép
đường dẫn trên. Gắn chúng vào Google để ông này hiểu và cập nhật index
cho bạn nhé

You might also like