You are on page 1of 5

1.

Kiến thức chung


1.1.Định nghĩa Big Data
Khái niệm Big Data
 Dữ liệu lớn (Big Data) một thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn
và phức tạp đến nỗi mà các công cụ, ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống
không thể đảm đương được
 Dữ liệu lớn bao gồm các thách thức như phân tích, thu thập, giám sát dữ
liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng
tư.
 Dữ liệu lớn chứa nhiều thông tin quý giá mà nếu trích xuất thành công, nó sẽ
giúp ích rất nhiều cho việc kinh doanh, sản xuất, y tế, giao thông, nghiên cứu
khoa học.
Kho dữ liệu của Big Data:
Dữ liệu tạo thành các kho dữ Big Data có thể đến từ các nguồn bao gồm các trang
web, phương tiện truyền thông xã hội, ứng dụng dành cho máy tính để bàn, ứng
dụng trên thiết bị di động, các thí nghiệm khoa học, Không khó để bắt gặp big
data. Ví dụ như:
 Dữ liệu trên mạng xã hội: Cụ thể như trên facebook, tất cả những gì người
dùng đăng lên như các dòng trạng thái, hình ảnh, video, lượt like, lượt share,
lượt comment,…đều được ghi lại. Đương nhiên nó đủ điều kiện để trở thành
big data.
 Dữ liệu của các máy tìm kiếm: Cụ thể như google, các kết quả hiện ra sau
khi bạn nhấn nút “tìm kiếm” đều được trích xuất từ các cơ sở dữ liệu khổng
lồ, kết quả trả về cũng nhiều thể loại như danh sách các trang web,
video, hình ảnh.
 Dữ liệu từ các camera quan sát: Các camera quan sát ở các ngã tư thành phố,
ghi lại hoạt động của đường phố suốt ngày đêm.
Lợi ích của Big Data
Big Data giúp cho người sử dụng trong việc đưa ra những quyết định và phương án
tốt hơn, giảm thiểu rủi ro bằng cách tối ưu hóa kết quả hoạt động của họ. Vì thế mà
Big Data trên thực tế đang được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế,
tạo những chuyển biến ấn tượng, giúp tăng hiệu quả và năng suất của doanh
nghiệp. Chúng ta có thể kể đến một số lĩnh vực như: ngành Ngân hàng, ngành Y tế,
Thương mại điện tử, ngành Bán lẻ, Digital Marketing…
1.2.Định nghĩa Thương mại điện tử
Thương mại điện tử (E-Commerce) dùng để chỉ một mô hình kinh doanh cho phép
các công ty và cá nhân thực hiện trao đổi mua bán giao dịch hàng hóa, sản phẩm
thông qua mạng lưới Internet.
Thương mại điện tử ra đời giúp cho mọi giao dịch mua bán hàng hóa trở nên đơn
giản và dễ dàng hơn thông qua các thiết bị điện tử thông minh như máy tính, máy
tính bảng, điện thoại…Hiện nay, nó dần chiếm lĩnh thị trường khi thay thế các cửa
hàng truyền thống, tuy nhiên vẫn có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn cả 2 để phát
triển.
Trong những năm trở lại đây với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và ngoài
nước, sự hiện diện của thương mại điện tử có những bước ngoặt đáng kể. Theo
Statista, giá trị thị trường TMĐT ở Đông Nam Á đã tăng 24 lần trong vòng 6 năm
qua, từ 5 tỷ USD năm 2015 lên 120 tỷ USD năm 2021; và dự kiến đạt 234 tỷ USD
vào năm 2025. Thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng 300%, từ 13
tỷ USD năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 2025.
1.3.Mối quan hệ gữa Big Data và Thương mại điện tử
Big Data trong lĩnh vực Thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi thế cho các
doanh nghiệp trong cạnh tranh, kinh doanh và lựi nhuận. Big Data giúp doanh
nghiệp Thương mại điện tử thu thập được nhiều thông tin hơn nhờ khai thác thông
tin khách hàng, giúp doanh nghiệp tạo ra các chiến lược phù hơp, tối ưu lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Phân tích dữ liệu lớn mang lại nhiều lợi ích cho các doanh
nghiệp thương mại điện tử. Nó không chỉ cho phép họ hiểu sâu hơn về hành vi
khách hàng của họ và xu hướng phát triển lĩnh vực kinh doanh mà còn cho phép họ
đưa ra những quyết định chính xác hơn để cải thiện việc bán hàng, tiếp thị, giữ
chân khách hàng và mọi khía cạnh khác trong kinh doanh.

2. Ứng dụng của Big Data trong lĩnh vực Thương mại điện tử
2.1.Xây dựng trải nghiệm khách hàng
2.2.Phân tích, dự đoán nhu cầu
2.3.Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
2.4.Phân tích hành trình khách hàng
2.5.Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động
3. Thành tựu ứng dụng nền tảng Big Data trong lĩnh vực Thương mại điện tử
3.1.Trên thị trường thế giới
Đầu tiên phải kể đến Amazon, là một gã khổng lồ trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến
và cũng là công ty đi đầu trong ứng dụng Big Data trong các lĩnh vực thương mại
điện tử. Amazon là công ty đa quốc gia, tập trung vào các lĩnh vực thương mại
điện tử, điện toán đám may và trí tuệ nhân tạo.
Amazon xây dựng hệ thống khuyến nghị cá nhân từ những dữ liệu về sản phẩm mà
khách hàng của họ đã mua, từ giỏ hàng, từ những sản phẩm mà họ tìm kiếm nhiều
nhất và những dữ liệu của khách hàng đã mua sản phẩm tương tự để đề xuất những
sản phẩm bổ sung.
Amazon còn sử dụng mô hình vận chuyển dự đoán, tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ
kho dữ liệu lớn. Nhờ đó, Amazon nắm được nhu cầu với một số mặt hàng đặc biệt
ở từng địa phương, và tính toán các số liệu về kho hàng, tuyến đường và nhóm sản
phẩm tốt nhất để vận chuyển chúng đến kho hàng tối ưu nhất. Và khi khách hàng
đặt hàng, sản phẩm được vận chuyển đến nơi một cách nhanh chóng, mà chi phí
vận chuyển lại tiết kiệm từ 10 đến 40%, điều này mang đến sự hài lòng cho khách
hàng.
 Phương thức thứ ba mà Amazon áp dụng là tối ưu hóa về giá. Giá cả thường được
thay đổi cứ sau 10 phút dữ liệu lớn được cập nhật và phân tích. Do đó Amazon
thường giảm giá cho các mặt hàng bán chạy nhất, thu hút người mua hàng và từ đó
kiếm thêm lợi nhuận cho cả những mặt hàng ít phổ biến hơn. Hoạt động này đem
lại lợi nhuận trung bình 25% năm cho Amazon.
Amazon còn cung cấp dịch vụ Web Amazon, dịch vụ điện toán đám mây này của
Amazon cung cấp cho các công ty bán lẻ phân tích nhân khẩu học của khách hàng,
thói quen chi tiêu, thông tin thích hợp khác cho sản phẩm của công ty. Đem lại lợi
ích rất lớn cho các công ty đối tác của Amazon và chính bản thân Amazon. 
Table 1: Tài chính xung quanh Amazon và AWS

Năm Lợi nhuận hoạt động Tổng lợi nhuận hoạt AWS% lợi nhuận Doanh thu
AWS ($ tỷ) động ($ tỷ) hoạt động ($ tỷ)
2021 $ 18,5 $ 24,8 74% $ 469,8
2020 $ 13,5 $ 22,9 59% $ 386,1
2019 $ 9,2 $ 14,5 63% $ 280,5
2018 $ 7,2 $ 12,4 58%

Một gã khổng lồ trong lĩnh vực Thương mại điện tử nữa là trang bán lẻ trực tuyến
Ebay. Ebay đã sử dụng 2 trung tâm dữ liệu lớn để chứa những truy vấn, tìm kiếm,
đề xuất cho khách hàng cũng như thông tin về hàng hóa của mình. Nhà bán lẻ
online xử lý hàng triệu hoạt động mỗi ngày cùng những yêu cầu từ khoảng nửa
triệu đối tác bán hàng.
3.2.Tại thị trường Châu Á
Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Trung Quốc Alibaba cũng đã bắt đầu khai thác các lợi
ích từ lĩnh vực Big Data này. Alibaba cho biết đã bỏ 103 triệu đôla để mua lại
startup Data Artisans. Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Berlin chuyên cung cấp hệ
thống phân phối và dịch vụ truyền dữ liệu quy mô lớn cho các doanh nghiệp. Ông
lớn trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến này đang từng bước khai thác hệ thống dữ liệu
lớn và cung cấp hạ tầng đám mây nhằm tăng lợi nhuận cho hoạt động thương mại
điện tử của mình.
Còn trên thị trường Đông Nam Á, các tập đoàn trong lĩnh vực Thương mại điện tử
đang phát triển và vươn lên một cách mạnh mẽ. Trong đó có thể kể đến tập đoàn
bán lẻ hiện chiếm thị phần lớn nhất Đông Nam Á là Lazada. Tính đến năm 2018,
Lazada đang hoạt đông trên 6 quốc gia Đông Nam Á là: Singapore, Malaysia, Thái
Lan, Indonesia, Phippines, Việt Nam. Lazada đã sử dụng dữ liệu thu thập được để
xác định sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Ví dụ, khách hàng
Thái Lan thích mua tã giấy trong hộp đặc biệt, trong khi người Malaysia thích hàng
được đóng trong từng gói nhỏ. Lazada dự định sử dụng khoa học dữ liệu để giúp
các nhà cung ứng của mình tùy chỉnh các dịch vụ cung cấp cho các nhóm khách
hàng cụ thể dựa trên tuổi, giới tính và các sở thích khác.
3.3.Tại thị trường Việt Nam
Tại Việt Nam, việc ứng dụng Big Data vào lĩnh vực Thương mại điện tử vẫn chưa
được rộng rãi và vẫn còn nhiều hạn chế. Chỉ có một số ít các trang bán hàng điện
tử áp dụng một phần trong kho Big Data vào hoạt động thương mại như Sendo.Vn.
Tập đoàn FPT. Sendo.Vn đã vận dụng phân tích dữ liệu lớn trên 5 triệu sản phẩm
được bán bởi 80.000 shop đòi hỏi sự chuyên nghiệp trong quá trình xử lý, nhằm
đảm bảo loại trừ chính xác hàng giả, hàng nhái; và kiểm tra độ tin cậy về giá bán
cuối cùng của các shop bán hàng trên nền tảng này.
4. Kết luận
4.1.Tổng kết lại bài
Trong thời buổi bùng nổ công nghệ số như hiện nay, việc ứng dụng Big Data vào
Thương mại điện tử cũng dần phổ biến hơn. Big Data mang lại lợi ích to lớn cho
các doanh nghiệp Thương mại điện tử, giúp các doanh nghiệp tiếp cận hơn với
nguồn dữ liệu khổng lồ, cho phép các doanh nghiệp tự động hóa các quy trình,
giảm thiểu chi phí vận hành, giúp cải thiện việc cung cấp dịch vụ, tạo ra sự tiện lợi
từ đó thu hút thêm nhiều khách hàn. Không chỉ là thông tin về khách hàng, các
công ty còn có thể thu thập thông tin về đối thủ, về thị trường để hiểu rõ hơn về
tình hình thị trường thế giới và trong nước; từ đó đưa ra các quyết định hỗ trợ việc
kinh doanh hạn chế rủi ro nhất.
4.2.Những điều doanh nghiệp Thương mại điện tử cần lưu ý khi ứng dụng nền
tảng Big Data
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà Big Data mang lại, các doanh nghiệp cũng cần
lưu ý khi ứng dụng chúng.
Các doanh nghiệp cần phải kiểm soát về chất lượng của dữ liệu. nếu doanh nghiệp
không kiểm soát chất lượng đầu vào của nguồn thông tin, thông tin họ thu được có
thể là vô giá trị hoặc tồi tệ hơn nữa là thông tin sai lệch, dẫn đến các quyết định và
chiến lược kinh doanh sai lầm sau đó. Ngoài ra, khi sử dụng Big Data, các doanh
nghiệp còn phải đối mặt với các vấn đề về an ninh mạng. lưu trữ dữ liệu lớn, dữ
liệu dặc biệt của doanh nghiệp trở thành mục tiêu của những kẻ tấn công mạng.
Một vấn đề nhức nhối khác cho những nỗ lực ứng dụng dữ liệu lớn trong doanh
nghiệp là tuân thủ các quy định của chính phủ. Phần lớn thông tin có trong các
ngân hàng dữ liệu lớn của các doanh nghiệp là nhạy cảm hoặc cá nhân, và điều đó
có nghĩa là doanh nghiệp có thể cần đảm bảo rằng họ đáp ứng các tiêu chuẩn
ngành hoặc yêu cầu của chính phủ khi xử lý và lưu trữ dữ liệu.

You might also like