You are on page 1of 14

Chương 1- Tổng quan

Câu 1: Xác định các mô hình doanh thu cho các tổ chức và doanh nghiệp

• Electronic commerce (EC) - Thương mại điện tử: Thương mại điện tử là việc mua bán hàng
hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính
và Internet.

• Electronic business – Kinh doanh điện tử: Kinh doanh điện tử là việc tiến hành kinh doanh
trên Internet bao gồm không chỉ việc mua và bán hàng hóa, dịch vụ mà còn phục vụ khách hàng,
liên kết với các đối tác kinh doanh và còn bao hàm các tất cả các hoạt đô ̣ng xảy ra bên trong
doanh nghiệp.

• Pure EC: Các giao dịch thực hiện chủ yếu qua Internet. VD: Các trang web kinh doanh nhạc,
phần mềm người dùng download và trả tiền bằng thẻ tín dụng. 

• Partial EC: Phần lớn các giao dịch diễn ra trong thế giới thực (offline). VD: Amazon bán cho
người dùng 1 cuốn sách trực tuyến, tuy nhiên cuốn sách đó vẫn phải lưu trữ trong nhà kho và
chuyển cho người dùng qua đường bưu điện.

• Brick-and-motar organizations: Những công ty tổ chức theo mô hình này hầu như không sử
dụng hình thức kinh doanh trực tuyến (online) mà thường xuyên bán sản phẩm thông qua các đại
lý của mình (Hình thức kinh doanh cũ). 

• Virtual (pure-play) organizations: Các công ty này chỉ thực hiện mô hình kinh doanh trực
tuyến. 

• Click – and - motar (click-and-brick) organizations: Tổ chức thực hiện một số mảng kinh
doanh trên mạng (các kênh tiếp thị bổ sung), các hoạt động chính vẫn thực hiện hữu hình.

• Electronic Market: Chợ giao dịch trực tuyến, ở đó người bán và người mua trao đổi với nhau
sản phẩm, dịch vụ, tiền, thông tin…  

• Interorganizational information systems (IOSs): Hệ thống thông tin liên lạc cho phép xử lý
các giao dịch, thông tin giữa hai hay nhiều tổ chức.  

• Intraorganizational information systems: Hệ thống thông tin liên lạc cho phép các hoạt động
thương mại điện tử trong các tổ chức đơn lẻ.

Câu 2: Nêu đặc điểm các giai đoạn phát triển của thương mại điện tử

* Giai đoạn 1: Thương mại Thông tin (i-Commerce) Thông tin (Information) lên mạng web
Trao đổi, đàm phán, đặt hàng qua mạng (e-mail, chat, forum...) Thanh toán, giao hàng truyền
thống

- Mua máy tính, email, lập website 


- Giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp bằng email 

- Tìm kiếm thông tin trên web 

- Quảng bá doanh nghiệp trên web 

- Hỗ trợ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ

* Giai đoạn 2: Thương mại Giao dịch (t-Commerce) Hợp đồng điện tử (ký kết qua mạng) Thanh
toán điện tử (thực hiện qua mạng) (online transaction), Ứng dụng các phần mềm quản lý nhân
sự, kế toán, bán hàng… 

- Xây dựng mạng nô ̣i bô ̣ doanh nghiệp 

- Ứng dụng các phần mềm quản lý Nhân sự, Kế toán, Bán hàng, Sản xuất 

- Chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong nô ̣i bô ̣ doanh nghiệp

* Giai đoạn 3: Thương mại “cộng tác”(c-Business) Integrating / Collaborating Nội bộ doanh
nghiệp các bộ phận lkết (integrating) và kết nối với các đối tác kinh doanh (connecting) CRM,
SCM, ERP 

- Liên kết doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước 

- Triển khai các hệ thống phần mềm Quản lý khách hàng (CRM), Quản lý chuỗi cung ứng
(SCM), Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

 Câu 3: Nêu những lợi ích của TMĐT đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội

* Lợi ích của thương mại điện tử với các doanh nghiệp

• Vươn ra toàn cầu 

• Giảm chi phí sản xuất 

• Cải thiện hệ thống phân phối 

• Tận dụng được thời gian 24/7/365 

• Sản xuất hàng theo yêu cầu 

• Mô hình kinh doanh mới

• Đẩy nhanh thời gian tới thị trường. 

• Giảm giá thành giao dịch. 

• Phát triển quan hệ khách hàng. 


• Thông tin cập nhật.

* Lợi ích của thương mại điện tử với người tiêu dùng

• Có nhiều lựa chọn. 

• Sản phẩm và dịch vụ mang tính cá biệt hóa cao 

• Giao dịch mọi lúc, mọi nơi 

• Thông tin phong phú, cập nhật

• Giao hàng nhanh hơn. 

• Giá cả thấp hơn. 

• Cộng đồng thương mại điện tử hỗ trợ, chia sẻ. 

* Lợi ích đối với xã hội của thương mại điện tử

• Hoạt động trực tuyến -> giảm việc đi lại, ô nhiễm… 

• Nâng cao mức sống.

• Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn. 

• Nâng cao tính cộng đồng.

 Câu 4: Trình bày các tác động của Electronic Commerce đến hoạt động sản xuất? Cho ví
dụ?

• Thay đổi mô hình sản xuất: Từ sản xuất hàng loạt => sản xuất đúng lúc và theo nhu
cầu. 

• Cho phép khách hàng đặt hàng theo nhu cầu, tự thiết kế, lựa chọn các chức năng của
sản phẩm 

• Thời gian ra đời sản phẩm rút ngắn khoảng 50% 

• Kiểm tra trực tuyến quá trình sản xuất thông qua hình ảnh số hóa ghi được nhà máy. 

• Theo dõi đơn hàng trực tuyến 

Ví dụ: vào tháng 12 năm 1997, ba nhà chế tạo ô tô lớn của nước Mỹ và 24 công ty
trong ngành công nghiệp tự động bắt đầu làm thí điểm mạng trao đổi của ngành tự
động (Automotive Network Exchange - ANX), đây có thể là mạng diện rộng
(Extranet) lớn nhất thế giới. ANX hứa hẹn sẽ tiết kiệm được hàng tỉ đô la và thay đổi
cách thức kinh doanh của dây chuyền cung cấp ngành tự động. Được sự ủng hộ của
General Motors, Ford, và Chrysler, ANX cho phép các công ty trong thị trường tự
động trao đổi dữ liệu cung cấp và dữ liệu sản xuất. Có khoảng 30 công ty và các nhà
buôn tham gia, nhưng cuối cùng thì mạng thương mại này bao gồm hơn 10,000 công
ty trên toàn thế giới.

Các lợi ích của ANX Các ứng dụng bao gồm sự thu nhận, truyền các file CAD/CAM,
EDI, email, và các phần mềm làm việc nhóm. Những người tổ chức ANX tin rằng
“các phần tử EDI đơn lẻ” của mạng sẻ chia phần 71 đô la từ giá thành thiết kế và xây
dựng ô tô. Nếu tính ra cho toàn ngành công nghiệp thì mỗi năm sẽ tiết kiệm được một
tỉ đô la. “Ba công ty lớn trên” hi vọng mỗi công ty sẽ tiết kiệm được hàng triệu đô
bằng việc thống nhất truyền thông kết nối với ANX. Không những các công ty chi trả
ít hơn về chi phí truyền thông mà còn giảm được chi phí hỗ trợ cho việc chuẩn hóa
các giao thức. Mạng diện rộng sẽ giúp các nhà cung cấp trong ngành tự động giảm
thời gian xử lý đơn đặt hàng. Làm cho quá trình lắp ráp nhanh hơn dẫn đến xuất
xưởng ô tô nhanh hơn. Ford là một ví dụ, họ hy vọng rằng sẽ giảm thời gian truyền
thông làm việc với đơn đặt hàng từ vài tuần xuống còn vài giây.

Câu 5: Trình bày xu hướng phát triển của TMĐT

1. Tăng trưởng doanh số trực tuyến

Online sales growth Is Unstoppable. The sales are projected to increase from 1.3
trillion in 2014 to 4.5 trillion in 2021. (Statista,2019)

Tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến là không thể ngăn cản. Doanh thu dự kiến
sẽ tăng từ 1,3 nghìn tỷ năm 2014 lên 4,5 nghìn tỷ vào năm 2021. (Theo Statista, 2019)

2. Chủ đề môi trường ảnh hưởng đến người mua

Environmental Topics Influence Buyers. 50% of digital consumers have stated that
environmental concerns impact their purchasing decisions. (GlobalWebIndex,2018)

Chủ đề Môi trường ảnh hưởng đến người mua. 50% người tiêu dùng kỹ thuật số đã
nói rằng những lo ngại về môi trường ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
(Theo GlobalWebIndex, 2018)

3. Mua sắm di đô ̣ng đang phát triển 

Mobile Shopping is Growing. Sales made via mobile devices increased by 15% since 2016. 73%
of e-commerce sales will be made on mobile devices by the end of 2021. (Statista,2019)

Mua sắm trên thiết bị di động đang phát triển. Doanh số bán hàng qua thiết bị di động tăng 15%
kể từ năm 2016. 73% doanh số thương mại điện tử sẽ được thực hiện trên thiết bị di động vào
cuối năm 2021. (Theo Statista, 2019)

4. Vai trò phát triển của truyền thông xã hô ̣i trong thương mại điện tử
Evolving Role of Social Media in E-commerce. "Buy" button on Facebook and the
Instagram Checkout rapidly increasing the number of social shoppers. (Facebook,
2014; Instagram, 2019)

Vai trò phát triển của truyền thông xã hội trong thương mại điện tử. Nút "Mua" trên
Facebook và Instagram Checkout làm tăng nhanh chóng số lượng người mua sắm trên
mạng xã hội. (Theo Facebook, 2014; Instagram, 2019)

5. Phát triển thanh toán di đô ̣ng 

Increase in Mobile Payments. Mobile payments increased from 26% in 2016 to 37%
in 2018. More than 1 in 3 Internet users have made a payment using their mobile
phones. (GlobalWebIndex,2018)

Tăng Thanh toán Di động. Thanh toán di động tăng từ 26% năm 2016 lên 37% năm
2018. Cứ 3 người dùng Internet thì có hơn 1 người đã thực hiện thanh toán bằng điện
thoại di động của họ. (Theo GlobalWebIndex, 2018)

6. Vai trò của trí tuệ nhân tạo

Role of Artificial Intelligence. Global retailer spending on Artificial Intelligence (AI)


will reach $7.3 billion per annum by 2022, up from an estimated $2 billion in 2018.
(BusinessWire, 2018)

Vai trò của Trí tuệ nhân tạo. Chi tiêu của các nhà bán lẻ toàn cầu cho Trí tuệ nhân tạo
(AI) sẽ đạt 7,3 tỷ đô la mỗi năm vào năm 2022, tăng từ mức ước tính 2 tỷ đô la vào
năm 2018. (Theo BusinessWire, 2018)

7.Thực tế tăng cường biến đổi cách chúng ta mua sắm

Augmented Reality Transform How We Shop. By 2022, over 120,000 stores will be
using Augmented Reality (AR) technologies, offering a much richer buying
experience. (Prnewswire, 2018)

Thực tế tăng cường biến đổi cách chúng ta mua sắm. Đến năm 2022, hơn 120.000 cửa
hàng sẽ sử dụng công nghệ Thực tế tăng cường (AR), mang đến trải nghiệm mua hàng
phong phú hơn nhiều. (Theo Prnewswire, 2018)

8. Cá nhân hóa là tương lai

Personalization is the Future. More than 50% of shoppers say that a personalized
online experience is important. (Bazaarvoice, 2018)

Cá nhân hóa là Tương lai. Hơn 50% người mua sắm nói rằng trải nghiệm trực tuyến
được cá nhân hóa là quan trọng. (Theo Bazaarvoice, 2018)

9. Thương mại điện tử đăng ký đang là xu hướng


Subscription E-commerce is Trending. The subscription e-commerce market has
grown by more than 100% a year, over the past five years. (Mckinsey, 2018)

Đăng ký Thương mại điện tử đang là xu hướng. Thị trường thương mại điện tử đăng
ký đã tăng trưởng hơn 100% mỗi năm, trong năm năm qua. (Theo Mckinsey, 2018)

Câu 6: Trình bày các xu hướng trong TMĐT tại Việt Nam

Theo thống kê của Statista, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tăng trưởng 24,9% và đạt
doanh thu 2,269 tỷ USD tính đến tháng 10/2018. Theo giới chuyên gia nhận định, TMĐT Việt
Nam sẽ còn tiếp tục phát triển bứt phá trong năm 2019 với những xu hướng mới theo sự phát
triển của thị trường: 

1/ Xu hướng thương mại đa kênh cho bán lẻ hiện đại chiếm lĩnh thị trường 

2/ Sự trỗi dậy của những sàn thương mại điện tử nô ̣i vs Shopee, Lazada 

3/ Bán hàng qua mạng xã hô ̣i tăng sức hút 

4/ Thanh toán online lên ngôi 

5/ Giao hàng trong ngày được ưu tiên hàng đầu 

Chương 2- Các mô hình TMĐT


 Câu 1: Mô hình kinh doanh là gì? Phân tích các yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh

 * Khái niệm mô hình kinh doanh:

Theo Efraim Turban mô hình kinh doanh là một phương pháp tiến hành kinh doanh qua đó
doanh nghiệp có được doanh thu, điều kiện cơ bản để tồn tại và phát triển trên thị trường.

Theo Paul Timmeer, mô hình kinh doanh là cách bố trí, sắp xếp các sản phẩm, dịch vụ và các
dòng thông tin, bao gồm việc mô tả các yếu tố của quá trình kinh doanh và vai trò của nó đối với
kinh doanh, đồng thời mô tả các nguồn doanh thu, khả năng thu lợi nhuận từ mỗi mô hình kinh
doanh đó.

Mô hình kinh doanh TMĐT hướng tới mục tiêu sử dụng, khai thác lợi thế của Internet và mạng
toàn cầu World Wide Web.

Mô hình kinh doanh cho biết những giá trị mà doanh nghiệp đem lại cho khách hàng thông qua
những nguồn lực nào, cách thức mà họ tiếp cận với khách hàng thông qua những hoạt động nào
và cuối cùng chỉ ra cách mà doanh nghiệp thu về lợi nhuận.

* Các yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh:


• Mục tiêu giá trị

Để định vị giá trị, doanh nghiệp (DN) cần trả lời câu hỏi:

- Tại sao khách hàng nên lựa chọn DN của bạn mà không phải doanh nghiệp khác?

- Có sự khác biệt nào giữa DN của bạn với DN khác, những sản phẩm, dịch vụ DN của bạn cung
cấp được mà DN khác không làm hoặc không thể.

• Mô hình doanh thu

Miêu tả cách thức mà công ty kiếm lợi nhuận, và mức lợi nhuận lớn hơn trên mức đầu tư. Một số
mô hình doanh thu chính:

- Mô hình phí giao dịch: Hoa hồng được trả trên giá trị giao dịch

- Mô hình doanh thu quảng cáo: Thanh toán từ quảng cáo

- Mô hình doanh thu thuê bao: Chi phí tính thuê bao nhất định theo tháng

- Mô hình doanh thu bán hàng: Doanh thu từ bán hàng hóa, dịch vụ

- Mô hình liên kết: Hoa hồng cho giới thiệu doanh nghiệp

• Cơ hội thị trường

- Cơ hội thị trường nhằm để chỉ tiềm năng thị trường của một doanh nghiệp (thị trường là phạm
vi giá trị thương mại thực tế hoặc tiềm năng mà ở đó doanh nghiệp dự định hoạt động) và toàn
bộ cơ hội tài chính tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng thu được từ thị trường đó

- Cơ hội thị trường thực tế được hiểu là khoản doanh thu doanh nghiệp có khả năng thu được ở
mỗi vị trí thị trường mà doanh nghiệp có thể giành được.

• Môi trường cạnh tranh

- Môi trường cạnh tranh cho biết có những doanh nghiệp nào đang kinh doanh các sản phẩm
cùng loại trên cùng thị trường.

- Môi trường cạnh tranh của một doanh nghiệp chịu tác động bởi các nhân tố:

+ Số lượng đối thủ canh tranh đang hoạt động

+ Pham vi hoạt động của các đối thủ

+ Thị phần của mỗi đối thủ

+ Lợi nhuận và mức giá của các đối thủ

• Lợi thế cạnh tranh


- Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng sản xuất một loại sản phẩm có chất lượng
cao hơn và tung ra thị trường một sản phẩm có mức giá thấp hơn hầu hết (hoặc toàn bộ) các đối
thủ cạnh tranh.

- Ngoài ra có một số lợi thế khác:

+ Lợi thế về phạm vi hoạt động

+ Lợi thế về nhà cung ứng, vận chuyển hoặc nguồn lao động

+ Lợi thế về kinh nghiệm

+ Có bằng sáng chế sản phẩm, sở hữu nhãn hiệu, hình ảnh…

• Chiến lược thị trường

- Lập kế hoạch chi tiết những công việc mà doanh nghiệp cần làm để thâm nhập thị trường và thu
hút khách hàng.

- Bao gồm các hoạt động doanh nghiệp thực hiện nhằm xúc tiến các sản phẩm và dịch vụ hướng
tới khách hàng tiềm năng.

• Cơ cấu tổ chức

- Cách thức bố trí, sắp xếp và thực thi các công việc kinh doanh nhằm đạt được những mục tiêu
của doanh nghiệp.

- Công việc phải phân chia theo từng phòng ban chức năng.

- Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải thuê chuyên gia thay vì
những người chỉ có nghiệp vụ và kinh nghiệm cho những vị trí nhất định.

• Đội ngũ quản lý

- Chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành công việc trong doanh nghiệp.

- Có khả năng và kinh nghiệm

- Một bộ máy quản lý tốt cần phải tạo được niềm tin với các nhà đầu tư bên ngoài.

- Đội ngũ quản lý cần phải đưa ra được những quyết định để thay đổi hoặc tái cấu trúc mô hình
kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp tại từng thời điểm.

Câu 2: Hãy nêu rõ đặc điểm một số mô hình doanh thu chính mà các tổ chức, doanh
nghiệp đang triển khai.

Theo cách thức cung cấp thông tin: Mô hình catalogue trực tuyến (Web Catalogue Model):
• Trang thông tin về sản phẩm dưới dạng điện tử, đóng vai trò xương sống cho web trực tuyến,
có khả năng cá biệt hóa cao.

• Tiết kiệm chi phí in ấn, phát hành…

• Trực quan hơn nhờ sử dụng các hiệu ứng Multimedia và Animation

• Cơ sở dữ liệu sản phẩm, hỗ trợ bởi công cụ tìm kiếm

• Khả năng tương tác cao với khách hàng

Theo doanh thu:

1. Mô hình cung cấp nội dung (Digital Content Model):

• Là mô hình mà doanh nghiệp có sẵn thông tin dưới nhiều dạng: văn bản, hình ảnh, âm thanh,
video,… được lưu trữ hoặc có quyền sở hữu loại thông tin trên sẽ đưa thông tin đó lên hệ thống
mạng của doanh nghiệp.

• Doanh thu của doanh nghiệp có thể từ phí thuê bao, phí tải nội dung, có thể cả phí quảng cáo

• Doanh nghiệp sở hữu công nghệ, trí tuệ, bằng phát minh, sáng chế…

• VD: Công ty Lexis Nexis: www.lexisnexis.com, thư viện trực tuyến: www.tailieu.vn

2. Mô hình hỗ trợ quảng cáo (Advertising – supported Model):

• Là mô hình website cung cấp dịch vụ, thông tin hay CSDL miễn phí cho khách hàng đi kèm
các quảng cáo.

• Tất cả các hoạt động được hỗ trợ bởi doanh thu quảng cáo.

• Hình thức kinh doanh thành công của nhiều nhà cung cấp dịch vụ. Sử dụng banner quảng cáo,
danh mục tìm kiếm, liên kết doanh nghiệp.

• VD: Yahoo: www.yahoo.com , Lycos: www.lycos.com , Google: www.google.com , AdNet:


www.adnet.vn , Lienket123: www.lienket123.com

3. Mô hình phí dịch vụ (Fee-for-service Model):

* Khái niệm:

• Mô hình tạo doanh thu thông qua thu phí dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.

• Mô hình này nhà cung cấp không thực hiện giao dịch cho khách hàng.

• Cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng sử dụng.

• Mức phí xác định dựa trên giá trị của dịch vụ cung cấp.
* Một số loại hình kinh doanh phổ biến:

• Trò chơi trực tuyến: MSN Games, Sony Play Station...

• Giải trí trực tuyến: Xem phim, nghe nhạc trực tuyến...

• Sàn thương mại điện tử: Lazada, Sendo,…

4. Mô hình đấu giá trực tuyến (Online Auction Model):

* Khái niệm:

• Hoạt động đấu giá thông qua các hệ thống thông tin.

• Tổ chức, cá nhân có thể độc lập tiến hành đấu giá hoặc thông qua dịch vụ đấu giá trực tuyến
của tổ chức, cá nhân khác.

• Ba hình thức:

- Sàn đấu giá: Địa chỉ website – nơi cung cấp công cụ cho mọi người tổ chức phiên đấu giá. (Phổ
biến)

- Website của người bán.

- Tham gia vào hệ thống mua hàng – hệ thống trực tuyến gồm nhiều doanh nghiệp mua vừa và
nhỏ lập nên nhằm tập trung lượng cầu đủ lớn từ đó mua được hàng hóa giá cả phải chăng.

Theo đối tượng tham gia:

1. B2C

• B2C (Business To Customer) là chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh
nghiệp với người tiêu dùng. Mô hình thương mại điện tử B2C còn được gọi dưới tên khác là bán
lẻ trực tuyến. Doanh nghiệp có thể trao đổi các hàng hóa dịch vụ do mình tạo ra hoặc do mình
phân phối.

• Khả năng thiết lập mối quan hệ trực tiếp với khách hàng rất hiệu quả mà không cần sự tham gia
của khâu trung gian

2. B2B

• TMĐT B2B Là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp (hoạt động mua bán, tác nghiệp giữa các công ty... bao gồm cả việc quản lý dây chuyền
cung ứng).

• Giao dịch giữa các doanh nghiệp thường được thực hiện trên các sàn giao dịch thương mại điện
tử.

 
Câu 3: Nêu những lợi ích cụ thể của mô hình đào tạo trực tuyến

 • Có thể cập nhật thông tin sản phẩm một cách nhanh chóng

• Không hạn chế số sản phẩm được giới thiệu, có thể cá biệt hóa Catalogue theo từng đối tượng

• Sống động nhờ có thể chèn hình ảnh động và âm thanh

• Tiết kiệm chi phí trong dài hạn

• Có thể sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm sản phẩm

• Tự động so sánh giá

• Mức độ lan tỏa nhanh trên toàn cầu

Câu 4: Yahoo!, MSN và Google hoạt động theo mô hình đăng ký hay mô hình hỗ trợ
quảng cáo? Nêu đặc điểm của mô hình đó.

* Yahoo!, MSN và Google hoạt động theo mô hình hỗ trợ quảng cáo

* Đặc điểm của mô hình hỗ trợ quảng cáo:

• Là mô hình website cung cấp dịch vụ, thông tin hay CSDL miễn phí cho khách hàng đi kèm
các quảng cáo.

• Tất cả các hoạt động được hỗ trợ bởi doanh thu quảng cáo.

• Hình thức kinh doanh thành công của nhiều nhà cung cấp dịch vụ. Sử dụng banner quảng cáo,
danh mục tìm kiếm, liên kết doanh nghiệp.

Câu 5: Mô hình hỗ trợ quảng cáo là gì? Lợi ích của nó mang lại cho doanh nghiệp?

* Đặc điểm của mô hình hỗ trợ quảng cáo:

• Là mô hình website cung cấp dịch vụ, thông tin hay CSDL miễn phí cho khách hàng đi kèm
các quảng cáo.

• Tất cả các hoạt động được hỗ trợ bởi doanh thu quảng cáo.

• Hình thức kinh doanh thành công của nhiều nhà cung cấp dịch vụ. Sử dụng banner quảng cáo,
danh mục tìm kiếm, liên kết doanh nghiệp.

* Lợi ích đối với doanh nghiệp:

• Số người truy cập vào trang web sẽ tăng


• Dễ dàng phân đoạn, hướng đến thi trường mục tiêu

• Cá biệt hóa khách hàng trên Internet

• Quảng cáo hiệu quả hơn do có nhiều phương tiện hỗ trợ

Câu 6: Các đặc điểm của mô hình B2C là gì? Doanh nghiệp Dell có được coi là 1 doanh
nghiệp B2C không? Tại sao?

* Đặc điểm của mô hình B2C:

• B2C (Business To Customer) là chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh
nghiệp với người tiêu dùng. Mô hình thương mại điện tử B2C còn được gọi dưới tên khác là bán
lẻ trực tuyến. Doanh nghiệp có thể trao đổi các hàng hóa dịch vụ do mình tạo ra hoặc do mình
phân phối.

• Sự đa dạng về số lượng nhà cung cấp và thị trường. Bất cứ một nhà cung cấp nào cũng có thể
mở ra một trang web hoặc một kênh giao dịch và đưa những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của
mình lên mạng để phục vụ khách hàng.

• Khả năng thiết lập mối quan hệ trực tiếp với khách hàng rất hiệu quả mà không cần sự tham gia
của khâu trung gian

* Doanh nghiệp Dell không được coi là 1 doanh nghiệp B2C vì phần lớn doanh thu của Dell
từ B2B, trong khi B2C được thực hiện qua quy trình tương đối chuẩn hóa (catalogue, giỏ mua
hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng...) các giao dịch B2B được hỗ trợ nhiều dịch vụ hơn. Dell
cung cấp cho hơn 100.000 khách hàng doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ khách hàng đặc biệt (Premier
Dell service).

Chương 3- Marketing
Câu 1: Chiến lược 4P trong marketing điện tử là gì ? Nêu rõ đặc điểm từng chiến lược.

Câu 2: Marketing điện tử là gì? Nêu một vài hình thức phổ biến nhất hiện nay của
marketing điện tử .

• Theo giáo sư Philip Kotler, marketing trực tuyến là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá,
phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và
cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet.


Câu 3: Hãy nêu các phương pháp nghiên cứu thị trường Internet. Ưu nhược điểm của
từng phương pháp

Câu 4: Để nghiên cứu thị trường qua mạng doanh nghiệp Việt Nam có thể triển khai
bằng những phương pháp nào

Câu 5: Electronic Commerce ảnh hưởng thế nào đến hoạt động Marketting? Cho
ví dụ thực tế

Câu 6: Nêu rõ mô hình hành vi người tiêu dùng AIDA trong TMĐT

Câu 7: Đặc điểm của việc tiếp cận với khách hàng bằng cách sử dụng cỗ máy tìm
kiếm (Search Engine) là gì?

Chương 4- Website
Câu 1: Hãy nêu các bước thiết lập website TMĐT hiệu quả

Câu 2: Nêu các cách thức mà doanh nghiệp thương mại điện tử tiến hành để quảng bá
website của công ty. Đặc điểm nổi bật và hạn chế của các cách thức đó.

Câu 3: Các thành phần cơ bản của của website là gì? Anh chị hãy cho biết đặc điểm cơ
bản của từng loại thành phần trên?

Câu 4: Website mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Câu 5: Để định hướng và cách trình bày nội dung website một cách hợp lý thì khi xây
dựng các website cần phải đặc biệt lưu ý đến những yếu tố gì?

Câu 6: Nêu rõ mô hình 7C để đánh giá website TMĐT


 

Chương 6 – Thanh Toán Điện tử


Câu 1: Nêu những rủi ro và biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán điện tử

Câu 2: Thanh toán điện tử là gì? Trình bày đặc điểm một số hình thức thanh toán điện
tử phổ biến hiện nay

Câu 3: Nêu một số giải pháp kỹ thuật bảo mật và an toàn trong
thanh toán điện tử

Câu 4: Nêu đặc điểm của thẻ thông minh và thẻ tín dụng truyền
thống

Câu 5: Nêu một số lợi ích của việc triển khai thanh toán điện tử.

Câu 6: Nêu đặc điểm của ví điện tử? Giải thích quy trình thanh toán sử dụng ví điện
tử? Cho ví dụ về một số loại ví điện tử phổ biến tại Việt Nam hiện nay?

You might also like