You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TIỂU LUẬN
MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Mã học phần: INE3104 7

Sinh viên: Lê Ngọc Nhi


Mã sinh viên: 21051457

HÀ NỘI, 2023

1
Câu 1: Trình bày tổng quan quan Thương mại điện tử (bối cảnh trên thế giới
và Việt Nam)
1. Khái niệm, đặc trưng và phân loại thương mại điện tử
1.1. Khái niệm của thương mại điện tử
Thương mại điện tử (Electronic-commerce) là hình thức mua và bán
hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính,
kể cả Internet.
1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử
- Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự
phát triển của ICT- Information Communication Technology. Thương
mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt
động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của công nghệ thông
tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự
phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh
vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyên dụng cho các ứng
dụng thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử,
cũng như đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực ICT như máy tính, thiết bị
điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng.
- Về hình thức: giao dịch thương mại điện tử có thể hoàn toàn qua mạng.
Trong hoạt động thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau
trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng.
Còn trong hoạt động thương mại điện tử nhờ việc sử dụng phương tiện
tử có kết nối với mạng Internet, giờ đây các bên tham gia vào giao dịch
không phải gặp nhau trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch với
nhau dù cho các bên tham gia giao dịch đang ở bất cứ quốc gia nào
- Phạm vi hoạt động: thị trường trong thương mại điện tử là thị trường phi
biên giới. Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên
khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có
thể tham gia và tiến hành giao dịch điện tử bằng cách truy cập vào các

2
website thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội.
- Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tối thiểu
ba chủ thể tham gia. Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể
thiếu được sự tham gia của bên thứ ba đó là các cơ quan cung cấp dịch
vụ mạng và cơ quan chứng thực , đây là những người tạo môi trường
cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ
quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ thông tin giữa các bên
tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ
tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
- Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại
điện tử đều có thể tiến hành các giao dịch xuốt 24 giờ 7 ngày trong vòng
365 ngày liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng Internet và có các phương
tiện điện tử kết nối với các mạng này, hơn nữa các phương tiện điện tử
có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch.
- Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin chính là thị trường. Trong
thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành
đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng. Còn trong thương mại điện tử
các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm
phán, ký kết hợp đồng. Các bên có thể truy cập vào hệ thống thông tin
của nhau thông qua mạng Internet, mạng extranet... để tìm hiểu thông
tin và từ đó tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng.
1.3. Phân loại thương mại điện tử
- Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: Thương mại di động (không
dây), thương mại điện tử 3G- 4G.
- Phân loại theo hình thức dịch vụ: Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử,
tàichính điện tử, ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử,..
- Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng:
Thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác.
- Phân loại theo đối tượng tham gia: Có bốn chủ thể chính tham gia phần

3
lớn vào các giao dịch thương mại điện tử: Chính phủ (G), doanh nghiệp
(B), khách hàng cá nhân (C), người lao động (E). Việc kết hợp các chủ
thể này lại với nhau sẽ cho chúng ta những mô hình thương mại điện tử
khác nhau.
- Một số mô hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay:
+ B2C: Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
+ B2B: Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
+ C2C: Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng
+ G2C: Thương mại điện tử giữa Cơ quan nhà nước và cá nhân
2. Bối cảnh thương mại điện tử
2.1. Bối cảnh thương mại điện tử trên thế giới
Thương mại điện tử trên thế giới đang có sự tăng vọt cả về chất và lượng,
những hiệu ứng tăng trưởng rõ rệt nêu trên cho thấy một thị trường sôi
động và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Điển hình
như trong hai năm 2020 và 2021, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng
nề từ đại dịch Covid-19 nhưng doanh số từ thị trường thương mại điện tử
vẫn đóng góp 17,8% trong ngành bán lẻ. Năm 2022, con số này là 22% và
theo các chuyên gia dự đoán, ngành thương mại điện tử có thể nâng tầm
đến 24,5% doanh số bán lẻ vào năm 2025.
Hiện nay, Trung Quốc đang là thị trường phát triển mạnh mẽ nhất của
thương mại điện tử, chiến tới hơn 50% tổng doanh thu trên toàn thế giới.
Xếp ở những vị trí tiếp theo đó là Mỹ với doanh thu đạt 875 tỷ đô trong
năm 2022, Vương Quốc Anh đạt 186 tỷ đô và kế đến là Hàn Quốc với gần
100 tỷ đô.
2.2. Bối cảnh thương mại tại Việt Nam
Trong hai năm diễn ra đại dịch Covid-19, thương mại điện tử Việt Nam đã
chứng kiến làn sóng tăng trưởng thứ nhất và thứ hai với cùng đặc trưng nổi
bật là số người mua sắm trực tuyến tăng nhanh và đông đảo doanh nghiệp
cũng như hộ kinh doanh tích cực triển khai hoạt động chuyển đổi số.

4
Sau hai năm đại dịch Covid-19 nền kinh tế nước ta cũng như thương mại
điện tử bước vào năm 2022 với nhiều tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, những
khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cùng với nhiều yếu tố bất lợi trong
nước đã tác động tiêu cực tới sự phát triển của kinh tế và thương mại nước
ta, đặc biệt là những tháng cuối năm và kéo dài sang năm 2023. Tuy nhiên,
tiếp tục hai làn sóng tăng trưởng trước đó, Hiệp hội thương mại điện tử
Việt Nam ước tính thương mại điện tử nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng
trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022 GDP nước ta tăng 8,0%. Trong đó,
khu vực dịch vụ được khôi phục mạnh mẽ với tốc độ tăng 10,0%. Một số
ngành dịch vụ thị trường tăng cao: ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,2%;
ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với
mức tăng 40,6%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng năm 2022 ước đạt 5.680 nghìn tỷ đồng với mức tăng trưởng 19,8%,
nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,6%.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ước tính năm 2022 quy mô giao
dịch thương mại điện tử bán lẻ chiếm khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng
hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Xét riêng lĩnh vực bán lẻ hàng hoá,
năm 2022 tỷ lệ bán lẻ hàng hoá trực tuyến so với tổng mức bán lẻ hàng hoá
khoảng 7,2%, cao hơn tỷ lệ tương ứng 6,7% của năm 2021.
Sang năm 2023, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, ba tháng đầu năm
tổng sản phẩm trong nước tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,
tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.505,3
nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố
giá tăng 10,3%. Hai ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất là dịch vụ lưu
trú và ăn uống tăng 26,0%, ngành bán buôn và bán lẻ tăng 8,1%.
Rõ ràng, những khó khăn lớn của nền kinh tế từ giữa năm 2022 đã kéo dài
sang quý một và có thể đến hết năm 2023. Trong khó khăn đó, Hiệp hội
Thương mại điện tử Việt Nam đánh giá thương mại điện tử của quý một

5
tăng trưởng trên 22% so với cùng kỳ và cả năm vẫn có thể đạt trên 25%.
Như vậy, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những lĩnh vực kinh tế
sáng nhất, tăng trưởng nhanh và ổn định nhất.
Câu 2: Trình bày khái niệm Website và vai trò của Website đối với doanh
nghiệp
1. Khái niệm Website
Trang mạng (Website) là một tập hợp các trang Web (webpages) bắt đầu bằng
một tệp địa chỉ tên miền. Công ty hoặc các nhân thường sử dụng địa chỉtên
miền để quảng bá tới khách hàng và độc giả về trang Web của doanh nghiệp.
Trang web được lưu trữ trên máy chủ web (web server) và có thể truy cập
thông qua Internet.
- Mỗi 1 trang Web sẽ có 1 địa chỉ được gọi là Uniform Resource Locator
(URL). URL là đường dẫn Internet để đến được trang Web. Tập hợp các trang
web phục vụ cho một tổ chức và được đặt trong một máy chủ kết nối mạng
được gọi là website. Trong website thường có một trang chủ và từ đó có
đường dẫn siêu liên kết đến các trang khác.
2. Vai trò của Website đối với doanh nghiệp
2.1. Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp
- Ở thời điểm mạng Internet và các thiết bị di động như: laptop,máy tính
bảng, điện thoại thông minh phát triển như hiện nay, khách hàng có nhu
cầu muahàng, họ thường có xu hướng tìm hiểu thông tin doanh nghiệp, sản
phẩm,dịch vụ thông qua Website. Phần lớn tâm lý khách hàng sẽ cho rằng
công ty mới thành lập, quy mô còn nhỏ lẻ nên chưa có trang web và thông
tin chưa được cập nhật trên công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc,.. và
sẽ hoài nghi về mức độ uy tín , sự chuyện nghiệp cũng như chất lượng sản
phẩm, dịch vụcủa doanh nghiệp .
- Nếu doanh nghiệp sở hữu 1 trang Web riêng thì khách hàng không
những sẽ không còn băn khoăn về vấn đề ở trên mà ngược lại, họ sẽ có
những đánh giá mang tính tích cực, rất có lợi ích cho công việc kinh doanh

6
và buôn bán về lâu dài.
2.2. Tăng phạm vi và khả năng tiếp cận khách hàng.
- Một cửa hàng hay doanh nghiệp địa phương có thể thu hút được khách
địa phương nhưng lại bị hạn chế đối với những khách hàng ở khu vực
khác. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tiến hành xây dựng cho mình 1 trang
Web riêng thì phạm vi khách hàng sẽ không bị giới hạn. Doanh nghiệp
sẽ có khả năng và cơ hội nhận được những đơn hàng của khách từ khắp
mọi nơi trên đất nước và sẽ tăng lên theo thời gian.
2.3. Quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ
- Khi sở hữu 1 Website được thiết kế chuyên nghiệp sẽ mang đến cho hoạt
động kinh doanh những lợi thế to lớn. Website giúp các đơn vị kinh doanh
cung cấp đầy đủ thông tin và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng
gần xa một cách nhanh chóng, rộng tãi trên Internet. Website được xem
làcông cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing online, góp phần quảng
bá rộng rãi hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng,
nhanh chóng xây dựng thương hiệu, tạo dựng sự uy tín và đồng thời nâng
cao sức mạnh cạnh tranh cho các đơn vị kinh doanh trên thị trường. Sử
dụng Website để làm quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm hay các mạng
xã hội mang lại hiệu quả bán hàng tích cực.
2.4. Website hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bán hàng
- Website là sự lựa chọn hoàn hảo nhất trong việc quảng bá thông tin, giới
thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng, các cá nhân doanh nghiệp
làm kinh doanh mà không có được vị trí địa lý thuận lợi.
- Đối với lĩnh vực kinh doanh sản phẩm: Doanh nghiệp có thể mở cửa
hàng trên Internet mà ở đó khách hàng có thể tìm hiểu thông tin và đặt
hàng ngayt rên trang Web. Như vậy, Webiste sẽ giúp các chủ kinh doanh
mở rộng được quy mô hoạt động mà không tốn chi phí thuê nhân công,
thuê mặt bằng mà vẫn có thể tăng doanh thu bán hàng
- Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ: Website là một công cụ hỗ trợ đắc

7
lực cho việc quảng bá hình ảnh của công ty, cung cấp thông tin khách
hàng. Việc thiết kế website kết hợp với làm marketing online rộng rãi sẽ
giúp cho đông đảo khách hàng biết đến doanh nghiệp cũng như các loại
hình dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp và sẽ chủ động liên hệ với
khách hàng khi họ có nhu cầu.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi, Giáo trình Thương mại điện tử: Từ lý thuyết
đến ứng dụng, (n.d.). https://ueb.edu.vn/Nghien-Cuu/UEB/-giao-trinh-
thuong-mai-dien-tu--tu-ly-thuyet-den-ung-dung-
/1698/1713/0/31776?fbclid=IwAR1jgLLSvXfVecXaTAKQUXxbJcqAPH
6Waxcp0Dw1v_x8uP3BFGOy0yz2WTo.
[2] Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Báo cáo Chỉ số Thương mại điện
tử Việt Nam _ EBI 2023, (n.d.). https://vecom.vn/bao-cao-ebi-
2023?fbclid=IwAR1Js_jQ1ZClWjeUsTw-
vKaD5q5kr9o0pNWZw35gsNy_B8Y63-f_btiuLPw.
[3] EHOU, Bản tin hôm nay: Thực trạng thương mại điện tử trên thế giới,
(n.d.). https://ehou.vn/vi/ban-tin-hom-nay-thuc-trang-thuong-mai-dien-tu-
tren-gioi?fbclid=IwAR103-
L0sXMZ0put09XE6XuGCe1r91iUy9Uw5m5FVoTPRHyTFQcaZuU8bO
E.
[4] Miko Tech, Website là gì? Tại sao bạn cần website trong thời đại số hóa?,
(n.d.). https://mikotech.vn/website-la-
gi/?fbclid=IwAR2M42KHLUXFsl67jFeSS9M-
ib8f953h_sKjfFE6nSdvsLmMoRy8bgESNCw.
[5] Phương Nam Vina, Vai trò của Website đối vớ doanh nghiệp, (n.d.).
https://websitechuyennghiep.vn/vai-tro-cua-website-doi-voi-doanh-
nghiep.html?fbclid=IwAR2ckrodWLlxqXgYWsDBmZle3i8MaUIJbMWL
L6C3Fp3ibxVG_lL9MtvicXw.

You might also like