You are on page 1of 2

Thị trường thương mại điện tử

Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán
sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy
tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản
lí chuỗi dây chuyển cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao
đổi dữ liệu điện từ, các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu
thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng Word Wide
Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao
gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như
là điện thoại.
Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện
tử (e-bussiness). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho
các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh.

Các hình thức thương mại điện tử


Thương mại điện tử ngày nay liên quan đến tất cả mọi thứ từ đặt hàng nội dung
"kỹ thuật số" cho đến tiêu dùng trực tuyến tức thời , để đặt hàng và dịch vụ thông
thường, các dịch vụ "meta" đều tạo điều kiện thuận lợi cho các dạng khác của
thương mại điện tử.
Ở cấp độ tổ chức, các tập đoàn lớn và các tổ chức tài chính sử dụng Internet để
trao đổi dữ liệu tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh trong nước
và quốc tế. Tính toàn vẹn dữ liệu và tính an ninh là các vấn đề rất nóng gây bức
xúc trong thương mại điện tử.
Hiện nay có nhiều tranh cãi về các hình thức tham gia cũng như cách phân chia các
hình thức này trong thương mại điện tử. Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì
có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ (G - Government), Doanh nghiệp (B -
Business) và Khách hàng (C - Customer hay Consumer). Nếu kết hợp đôi một 3
đối tượng này sẽ có 9 hình thức theo đối tượng tham gia: B2C, B2B, B2G, G2B,
G2G, G2C, C2G, C2B, C2C.
Mô hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời của
thương mại điện tử. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đóng góp vào sự phát
triển của thương mại điện tử.
Trong số các nền kinh tế mới nổi, sự hiện diện của thương mại điện tử ở Trung
Quốc tiếp tục được mở rộng. Với 384 triệu người sử dụng Internet, doanh số bán lẻ
của cửa hàng trực tuyến ở Trung Quốc đã tăng 36,6 tỉ USD năm 2009 và một trong
những lý do đằng sau sự tăng trưởng kinh ngạc là cải thiện độ tin cậy của khách
hàng. Các công ty bán lẻ Trung Quốc đã giúp người tiêu dùng cảm thấy thoải mái
hơn khi mua hàng trực tuyến
Thương mại điện tử đã trở thành một công cụ quan trọng cho thương mại quốc
tế không chỉ bán sản phẩm mà còn quan hệ với khách hàng.
Các nhà kinh tế học đã đưa ra giả thuyết rằng thương mại điện tử sẽ dẫn đến việc
cạnh tranh giá cả sản phẩm. Thực vậy, thương mại điện tử giúp người tiêu
dùng thu thập nhanh chóng và dễ dàng thông tin đa dạng về sản phẩm, giá cả và
người bán. Ngày nay đã xuất hiện nhiều website chuyên cung cấp dịch vụ đánh
giá về sản phẩm và nhà cung cấp, so sánh giá cả giữa các website bán hàng. Hơn
nữa, người tiêu dùng có thể trực tiếp đưa ra các đánh giá của mình về nhiều khía
cạnh liên quan tới giao dịch mua sắm, giúp cho những người khác có nhiều cơ hội
chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất, hoặc chọn được người bán cung cấp dịch vụ tốt
nhất, hoặc mua được sản phẩm với giá rẻ nhất.
Theo nghiên cứu của bốn nhà kinh tế học tại Đại học Chicago đã cho thấy sự phát
triển của hình thức mua sắm trực tuyến đã ảnh hưởng đến cấu trúc trong hai ngành
tạo ra sự tăng trưởng đáng kể trong thương mại điện tử là bán sách và đại lý du
lịch. Tóm lại, các doanh nghiệp lớn hơn có cơ hội để giảm chi phí so với
những doanh nghiệp nhỏ hơn do các doanh nghiệp lớn có lợi thế về quy mô kinh
tế và đưa ra mức giá thấp hơn.

Một số ứng dụng chung nhất liên quan đến thương mại điện tử:

Tài liệu tự động hoá ở chuỗi cung ưngs và hậu cần


Hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế
Quản lí nội dung doanh nghiệp
Mua sắm trực tuyến và theo dõi đặt hàng
Ngân hàng điện tử
Mạng xã hội
Mua bán dịch vụ trực tuyến

NHẬN XÉT:
Do xu hướng thời đại 4.0 công nghệ phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu mua sắm của
mọi nhà tăng cao từ đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử.
Nhiều người lựa chọn hình thức này do tính tiện lợi và đa dụng có thể sử dụng mọi
lúc mọi nơi. Trong những năm tới, thị trường này sẽ còn phát triển một cách chóng
mặt mang lại lợi nhuận rất cao.

You might also like