You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM


--------------------------------------------------------
I.

BÁO CÁO KINH TẾ VI MÔ


ĐỀ TÀI:
Thương mại điện tử đang được coi là kênh bán hàng hiệu quả và giảm
chi phí bán hàng cho Doanh nghiệp,những thách thức đang đặt ra cho các
Doanh nghiệp hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn: TH.S Lê Văn Phong


Thành viên nhóm: Trần Thúy An
Hồ Phúc An
Lê Thúy Vy
Trần Ngọc Bảo Hân
Hà Nguyễn Trúc Lâm

Vũng Tàu , ngày 04 tháng 01 năm 2022


Mục lục

I. Thương mại điện tử là gì?.........................................................1


1. Khái niệm:..............................................................................1
2. Ý nghĩa:..................................................................................1
II. Tại sao thương mại điện tử trở thành xu hướng?......................1
1. Xu hướng................................................................................1
III. Lợi ích và hiệu quả TMĐT mang lại:.....................................2
2. Với doanh nghiệp...................................................................2
3. Hiệu quả:................................................................................3
IV. Những thách thức cho doanh nghiệp......................................4
V. Cách khắc phục:........................................................................6
Nguồn kham khảo:.........................................................................8
Thương mại điện tử đang được coi là kênh bán hàng hiệu quả và giảm chi phí bán hàng cho
Doanh nghiệp,những thách thức đang đặt ra cho các Doanh nghiệp hiện nay.
I. Thương mại điện tử là gì?

1. Khái niệm:
Thương mại điện tử hay E-Commerce (Electronic Commerce) là
quá trình tiến hành một phần hay tất cả các hoạt động kinh doanh
thông qua các phương tiện điện tử.
2. Ý nghĩa:
Nói một cách đơn giản, thương mại điện tử chính là hoạt động mua
bán sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua Internet và các phương tiện
điện tử khác. Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như:
giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng.
II. Tại sao thương mại điện tử trở thành xu hướng?
1. Xu hướng
Với sự phát triển nhanh chóng của TMĐT và để phát triển nó hiệu
quả và giảm chi phí, chúng ta cần biết đc xu hướng của chúng. Hiện
nay:
- Ngành Thương mại điện tử hiện đang có tốc độ phát triển mạnh
mẽ. Hầu hết các công ty chủ yếu đều ứng dụng thương mại điện
tử và mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen hàng ngày của
nhiều người Việt Nam.
- Tăng tốc chuyển sang thanh toán điện tử : Thanh toán điện tử là
xu hướng tất yếu trong hoạt động xúc tiến TMĐT. Hiện nay ở
các cửa hàng trực tiếp, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức
tạp cũng đã thúc đẩy sự chuyển dịch sang nền tảng kỹ thuật số,
khi có càng nhiều người tiêu dùng chuyển từ thanh toán bằng
tiền mặt sang hình thức thanh toán không chạm do đó thương
mại điện tử được sử dụng phổ biến hơn.

-
- Cá nhân hoá người dùng: xu hướng cá nhân hóa người dùng
nhắm vào những gì khách hàng muốn và xúc tiến TMĐT gợi ra
cho khách hàng những gì họ cần (sử dụng công nghệ
1
III.
blockchain và thống kê dữ liệu lớn).Ngày nay với sự phát triển
của dữ liệu lớn, bất kỳ một cửa hàng nào cũng có thể được cấu
hình rất chính xác. Các công nghệ đã có thể không chỉ hiểu
khách hàng của họ mà còn dự đoán được hành vi của khách
hàng. Từ đó đáp ứng nhu cầu xủa người dùng tốt hơn.
- Xã hội hoá thương mại điện tử: tích hợp mạng xã hội trong hoạt
động xúc tiến TMĐT nhằm gia tăng mức độ tiếp cận và trải
nghiệm của khách hàng: Thương mại điện tử trở thành xã hội
khi mọi người ảnh hưởng đến người khác trước khi ra quyết
định mua. Công nghệ bao gồm tích hợp phương tiện truyền
thông xã hội, các cửa hàng web, dữ liệu khách hàng, mạng xã
hội…
- ua những xu hướng trên ta thấy được thương mại điện tử đang
phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Phù hợp với sự thay đổi
của thị trường hiện nay.
III. Lợi ích và hiệu quả TMĐT mang lại:
1. Với người tiêu dùng:
- Nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm, dịch vụ, giá cả: Người mua
có thể tiếp cận với nhiều nhà cung cấp hơn thông qua các sàn
thương mại điện tử, website thương mại điện tử, các kênh mua
bán trực tuyến nên có nhiều cơ hội lựa chọn hơn về sản phẩm
và dịch vụ mà mình cần. Người tiêu dùng có thể so sánh giá cả
giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức
giá phù hợp nhất cho cùng một đối tượng sản phẩm.
- Mua sắm không bị giới hạn về không gian và thời gian:
Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi,
mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới.
- Các sản phẩm số hoá được giao hàng nhanh hơn: Nhiều sản
phẩm có thể thực hiện số hoá như phim, nhạc, sách, phần
mềm.... có thể thực hiện việc giao hàng nhanh chóng và dễ
dàng hơn thông qua Internet.
2. Với doanh nghiệp:
- Dịch vụ khách hàng tốt hơn: Doanh nghiệp thương mại điện tử
có thể tạo điều kiện cho khách hàng chọn mua hàng trực tiếp từ
trên mạng. Hình thức thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có
thể làm hài lòng khách hàng với những yếu tố quan trọng trong
việc tìm và giữ khách hàng như chất lượng dịch vụ, thái độ, tốc
độ phục vụ, chăm sóc khách hàng hiệu quả.
- Giảm chi phí hoạt động sản xuất: Doanh nghiệp có thể tiết kiệm
được nhiều chi phí cho việc thuê mặt bằng kinh doanh, thuê
nhân viên cho các hoạt động điều hành doanh nghiệp, chi phí
gửi văn bản theo hình thức truyền thống, chi phí in ấn...
- Tăng doanh thu: Doanh nghiệp không bị giới hạn đối tượng
khách hàng trong từng vùng cư dân, địa phương mà có thể thực
hiện việc bán hàng trên toàn lãnh thổ của một quốc gia hoặc
bán ra trên toàn thế giới. Từ đó, lượng khách hàng của doanh
nghiệp nhiều hơn nên dẫn đến việc phát triển doanh thu, gia
tăng lợi nhuận.
- Cập nhật thông tin sản phẩm nhanh chóng, thuận tiện: Mọi
thông tin sản phẩm, dịch vụ trên web như giá cả, hình ảnh...
đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời khi có sự
thay đổi.
3. Hiệu quả:
- Đem lại sự phát triển bùng nổ: Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng thương mại điện tử thuộc TOP 3 trong khu vực Đông
Nam Á. Với mức tăng trưởng cao của nền kinh tế, thương mại
điện tử góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy dòng chảy
hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp
vừa và nhỏ tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả
trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ 4.
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021 cũng đạt
được lợi nhuận cao của VECOM cũng dẫn báo cáo Thương mại
điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và
Bain&Company, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng
16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ
hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng
34%, tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%, riêng lĩnh
vực du lịch trực tuyến giảm 28%.
Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai
đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại
điện tử nước ta đạt 52 tỷ USD.
Sự phát triển của TMĐT trong 10 năm tới rất chắc chắn
- Tận dụng nền tảng mạng xã hội và KOL: Trong báo cáo mới
đây, Facebook ghi nhận hơn một nửa (51%) người tiêu dùng
tham gia khảo sát trên thế giới chọn mua sản phẩm từng được
người nổi tiếng, các blogger, vlogger, những người có sức ảnh
hưởng trên mạng xã hội (KOL) giới thiệu hoặc chia sẻ trải
nghiệm. Khả năng sáng tạo và độ nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của
3
III.
các KOL đã giúp thu hút người dùng nhiều hơn, đồng thời hỗ
trợ tăng độ uy tín cho sàn thương mại điện tử lẫn thương hiệu.
Tại Việt Nam, hình thức này bắt đầu từ ba năm trước với sự
tiên phong của Lazada. Đến nay, nhiều sàn thương mại điện tử
lớn đều ưa chuộng hình thức quảng bá mới này, mang lại lợi
ích song phương cho cả doanh nghiệp lẫn thương hiệu đối tác
và các nhà bán hàng.

- Thanh toán kỹ thuật số phát triển: Thanh toán kỹ thuật số là


phương thức giao dịch đang được ưa chuộng trên các sàn
thương mại điện tử. Theo các chuyên gia, việc ngày càng nhiều
khách hàng tiếp cận với thương mại điện tử cũng sẽ thúc đẩy xu
hướng thanh toán không tiền mặt khi mua sắm tại các cửa hàng.
Các điểm kinh doanh offline cũng nhận thức được xu hướng
này và ngày càng thân thiện hơn với các giải pháp thanh toán
kỹ thuật số.

- Dịch vụ hậu cần ngày càng quan trọng: Dịch vụ hậu cần ngày
một trở nên quan trọng hơn khi người tiêu dùng mong đợi
nhiều về chất lượng giao hàng. Nhu cầu về các sản phẩm thiết
yếu hàng ngày và các thiết bị gia dụng có sự gia tăng đáng kể là
một minh chứng.
Do vậy, các doanh nghiệp và nhà bán hàng cần sử dụng hiệu
quả công nghệ để đảm bảo hàng hóa được giao nhanh chóng
với chi phí tiết kiệm. Để hỗ trợ các nhà bán hàng và làm hài
lòng hơn người tiêu dùng, các sàn lớn đã và đang tập trung đầu
tư mạnh cho logistics.

- Đổi mới trong chiến lược bán lẻ: Đại dịch đã thúc đẩy các
doanh nghiệp, từ những thương hiệu cao cấp cho đến các doanh
nghiệp nhỏ, nhanh chóng thực hiện chiến lược kỹ thuật số để
tiếp cận người dùng trong bối cảnh giãn cách xã hội. Khi bán
hàng trực tuyến trở thành một kênh có doanh thu lớn hơn cho
các thương hiệu và nhà bán hàng, các nền tảng thương mại điện
tử cần phải thích ứng và phối hợp với họ để hiện thực hóa các
chiến lược bán lẻ sáng tạo nhằm thu hút khách hàng.

IV. Những thách thức cho doanh nghiệp trên sàn thương
mại điện tử:
- Thương mại điện tử đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng đi
kèm cũng không ít thách thức. Thị trường thương mại điện tử
cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ sở hạ tầng công nghệ tại
Việt Nam chưa đáp ứng được. Ngoài ra, vấn đề an toàn bảo mật
cũng như sự thay đổi liên tục của công nghệ đòi hỏi phải luôn
luôn thay đổi để thích nghi.
- Những thách thức của doanh nghiệp:
Hành vi và các điểm chạm khách hàng
Rủi ro lộ thông tin riêng.
- Khó tạo được niềm tin với khách hàng:
Chắc chắn rằng, với việc trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và việc
tham khảo sản phẩm qua màn hình điện thoại, máy tính, người
tiêu dùng sẽ có niềm tin hơn vào trải nghiệm thực tế của mình.
Hơn thế nữa, hiện nay ngoài sự phát triển tích cực, mạng
Internet cùng thương mại điện tử đem đến nhiều rủi ro bảo mật
và khiến người dùng cảm thấy không yên tâm vào chất lượng,
dịch vụ của thương hiệu doanh nghiệp.

- Sự phức tạp trong thuế, quy định và cách tuân thủ:


Nếu một doanh nghiệp kinh doanh toàn cầu và bán hàng trực
tuyến cho khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới thì họ phải
tuân thủ các quy định không chỉ quốc gia họ mà còn ở đất nước
mà khách hàng của họ đang sinh sống.
Vì thế, nếu hàng hóa không tuân thủ các quy định của quốc gia
thì nó sẽ không được vận chuyển thành công. Có thể thấy rằng,
thương mại điện tử tạo ra nhiều phức tạp trong kế toán, quy
định thuế và an ninh.

- Mâu thuẫn cạnh tranh về giá của các cửa hàng trên sàn:
Với mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng có sự linh hoạt hơn
và đặc biệt là trong việc lựa chọn sản phẩm theo giá cả. Điều
này có vẻ thuận lợi cho khách hàng nhưng các nhà kinh doanh,
doanh nghiệp online thì là một khó khăn.
Khách hàng có sự so sánh về giá và như vậy buộc nhiều
doanh nghiệp phải có sự cạnh tranh về giá và doanh thu. lợi
nhuận của họ
- Chi phí Logistics phục vụ cho thương mại điện tử
Thương mại điện tử làm giảm thiểu chi phí quản lý cửa hàng,
nhân lực,...nhưng lại gia tăng thêm chi phí quản lý cho đơn vị
5
III.
vận chuyển, logistics,..Cùng với đó là những chi phí phát sinh
khác như chi phí kho bãi, xử lý đơn hàng, giao hàng, phát sinh
sau mua,..
Nếu không có cách để tối ưu hóa, những chi phí này có thể sẽ
gia tăng nhiều hơn so với chi phí quản lý cửa hàng truyền
thống.
- Dung lượng thị trường chưa đủ lớn:
Không thể phủ nhận rằng thương mại điện tử đang ngày càng
chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng và mua sắm của người tiêu
dùng. Nhưng đây thực sự vẫn là một ngành mới và càn nhiều
thử thách và trải nghiệm. Có thể thấy rằng, trong thương mại
điện tử ngoài các ông lớn đã thành công như Amazon,
Walmart,...nhiều doanh nghiệp hiện nay để có thể tối ưu nhứng
chi phí kể trên thì mong muốn chiếm lĩnh tỷ trọng doanh thu
lớn trên sàn hoặc các thương hiệu đã có tiếng nói thì họ tự tạo
dựng kênh online cho riêng mình và không cần đến sàn thương
mại điện tử,...

- Để hạn chế vấn đề vi phạm bảo mật, hãy cảnh giác với các
nguồn thông tin và luôn sao lưu dữ liệu của bạn. Bạn có thể cài
các Plugin bảo mật vào trang web của mình để ngăn chặn sự
tấn công.
- Xác minh danh tính trực tuyến: sinh trắc học, AI, đăng nhập
một lần, nhập mật khẩu 1 lần, xác thực hai yếu tố,….
- Lừa đảo và hệ thống thanh toán.

I. Cách khắc phục những thách thức cho doanh nghiệp


trên sàn thương mại điện tử:
Trước những thách thức của doanh nghiệp chúng ta cần tìm ra cách
khắc phục hợp lí nhất để thích ứng với nhu cầu thị trường cùng với sự
đi lên của nền kinh tế.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Phân khúc của trang web
và cá nhân hóa sản phẩm bán lẻ dựa trên sở thích của người
mua hàng là bắt buộc. Có nhiều cách để cải thiện trải nghiệm
mua hàng của người dùng. Điều quan trọng nhất là có một
trang web sạch sẽ và được điều hướng dễ dàng. Điểm tiếp theo
là phải có CTA (lời kêu gọi hành động) rõ ràng để người mua
hàng biết chính xác những gì cần làm.
- Bảo mật dữ liệu qua mạng, rủi ro lộ thông tin riêng : Để hạn
chế vấn đề vi phạm bảo mật, hãy cảnh giác với các nguồn
thông tin và luôn sao lưu dữ liệu của bạn. Bạn có thể cài các
phần mềm bảo mật vào trang web của mình để ngăn chặn sự
tấn công.

- Khó tạo niềm tin với khách hàng : Để giữ chân khách hàng,
doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt
vời, giữ liên lạc thông qua các phương thức mà khách hàng
mong muốn, cuối cùng là thông báo về các sản phẩm mới,
chương trình khuyến mãi, phiếu giảm giá hay những ưu đãi chỉ
dành riêng cho khách hàng lâu năm.

- Khó khăn trong giá cả và vận chuyển: Khách hàng thì luôn
muốn được giao hàng miễn phí. Mặc dù kinh doanh trên nền
tảng Thương mại điện tử hay hoạt động trong lĩnh vực B2B
không thể loại bỏ hoàn toàn chi phí phí vận chuyển, nhưng
doanh nghiệp của bạn có thể đưa ra các lựa chọn phù hợp với
khách hàng. Lựa chọn một thời điểm nhất định trong tháng để
giúp khách hàng giảm chi phí vận chuyển là một gợi ý hay ho
đáng để cân nhắc.
*B2B là viết tắt của thuật ngữ Business To Business – mô hình
kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp
giữa các doanh nghiệp với nhau. Giao dịch của các công ty với
nhau thường được bắt đầu từ các giao tiếp điện tử, trong đó có
giao tiếp qua các sàn giao dịch điện tử.*

- Cần có Chính sách Hoàn trả: Khi mua sắm trực tuyến, khách
hàng muốn có sự linh hoạt trong việc xử lý lỗi mà không phải
trả giá, vì vậy chính sách hoàn trả và hoàn tiền sẽ khiến người
mua hàng an tâm hơn khi mua sắm.
- Sự cạnh tranh và phân tích các đối thủ :Phân tích kỹ lưỡng
về đối thủ, tìm hiểu những sản phẩm họ đang bán, cách họ tạo
ra khách hàng tiềm năng và cách họ giữ liên lạc với khách hàng
như thế nào. Bước tiếp theo là khiến bạn nổi bật hơn các đối
thủ, bằng cách tạo ra màu sắc của riêng bạn. Cuối cùng, hãy
cung cấp các sản phẩm độc đáo và phù hợp với cơ sở dữ liệu
khách hàng của bạn.
- Lựa chọn đối tác công nghệ để khắc phục các thách thức của
thương mại điện tử.

7
III.
Nguồn kham khảo:
https://www.uef.edu.vn/tin-huong-nghiep/thuong-mai-dien-tu-la-gi-
hoc-nhung-gi-1571

https://tuyensinhdonga.edu.vn/xu-huong-thuong-mai-dien-tu/

http://www.vioit.org.vn/vn/hoc-tac-quoc-te/xu-huong-phat-trien-xuc-
tien-thuong-mai-the-gioi-va-giai-phap-cho-viet-nam-trong-boi-canh-
hoi-nhap-4532.4086.html

https://aita.gov.vn/ebiz/khai-niem-day-du-cua-thuong-mai-dien-tu-p1

http://www.nhankiet.vn/vi/w2422/Tong-quan-nganh-Thuong-mai-
Dien-tu--Ecommerce-TMDT.html

https://vicogroup.vn/internet-marketing/thuong-mai-dien-tu-la-gi-loi-
ich-cua-thuong-mai-dien-tu-16550.html

Báo cáo chỉ số TMDT 2021: https://vecom.vn/bao-cao-chi-so-thuong-


mai-dien-tu-viet-nam-2021

https://vneconomy.vn/thach-thuc-voi-thuong-mai-dien-tu-trong-boi-
canh-binh-thuong-moi.htm

https://innovativehub.com.vn/thach-thuc-cua-thuong-mai-dien-tu-va-
nhung-giai-phap-giai-quyet/

https://nhanh.vn/thuan-loi-va-kho-khan-cua-doanh-nghiep-khi-bat-
dau-voi-san-thuong-mai-dien-tu-n67897.html

https://lagi.binhthuan.gov.vn/mDefault.aspx?
sid=1321&pageid=3501&catid=67080&id=585222&catname=thong-
tin-bao-chi&title=mot-so-giai-phap-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-o-
nuoc-ta-hien-nay
9
III.
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HCM
II.
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
141 Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

MÔN HỌC: KINH TẾ VI MÔ


1 2 3.1 3.2 4

Module: IV.

Nhóm: NHÓM 5
Phân công nhiêm vụ thực hiện
STT(*)
Tổ chức, điều
Họ và tên sinh viên Xây dựng đề Sưu tầm tài Trực tiếp viết Đóng góp ý Trực tiếp viết
hành nhóm
cương liệu ban draft kiến bài hoàn chinh
viết

1 Trần Thúy An X X X X X X
2 Hồ Phúc An X X X X X X
3 Lê Thúy Vy X X X X X X
4 Trần Ngọc Bảo Hân X X X X X X
5 Hà Nguyễn Trúc Lâm X X X X X X
(*) STT theo danh sách lớp – học phần
Điểm
Bằng số Bằng chữ

Chữ ký GV

Nhận xét của giảng viên


……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………....…
BẢNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM
Quá trình học tập học phần: 211.ECO1101.B52 Mẫu 4A
Nhóm: NHÓM 5
Module: 1 2 345 6 78 9
Câu hỏi/ Tình huống: Thương mại điện tử đang được coi là kênh
bán hàng hiệu quả và giảm chi phí bán hàng cho Doanh nghiệp,
những thách thức đang đặt ra cho các Doanh nghiệp hiên nay.
ĐÁNH GIÁ TỪNG CÔNG VIỆC THAM GIA
Không tham gia:  - Khá: K
Yếu : Y - Tốt: T
THÀNH VIÊN Trung bình : TB
(*): Số thứ tự theo danh sách lớp – học Thuyết
Đóng Chinh Tham Tổ
phần Biên trình,
Xây Sưu Trực góp ý sửa, gia chức, Đánh giá mức
soạn tham
dựng tầm tiếp kiến hoàn phan điều độ tham gia (%) CỘT DÀNH CHO GIẢNG VIÊN
slides, gia clip,
đề tài viết cho thiện biện hành
biên tra lời
STT (*) Họ Tên cương liệu bài bài bài trên nhóm
kịch, phan
viết viết lớp viết
biện
1 Trần Thúy An T T T T T T T T T 100%

2 Hồ Phúc An T T T T T T T T T 100%

3 Lê Thúy Vy T T T T T  T T T 100%

4 Trần Ngọc Bảo Hân T T T T T  T T T 100%

5 Hà Nguyễn Trúc Lâm T T T T T  T T T 100%

Căn cứ cuộc họp nhóm ngày 01/04/2022 đánh giá thực hiện bài tập nhóm 5, toàn
nhóm đã thống nhất kết qua đánh giá trên.
NHÓM TRƯỞNG
HÀ NGUYỄN TRÚC LÂM

VI.

You might also like