You are on page 1of 2

Họ và tên: Lê Ngô Hồng Loan

MSSV: K224111402
Lớp: K22411
Giáo viên: Phạm Mạnh Cường
Bài làm
➢Những hiện trạng về mô hình bán lẻ điện tử của B2C tại Việt Nam:
 Như chúng ta thấy,thời đại công nghệ số 4.0 cùng với sự phát triển như vũ bão của
Internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến, bán hàng online đã đem lại hiệu quả kinh tế cho không ít
lĩnh vực kinh doanh tại nước ta.

 Mô hình bán lẻ điện tử: phiên bản trực tuyến của cửa hàng bán lẻ, nơi khách hàng có
thể mua sắm hàng hóa ngay tại nhà hoặc ở công sở ở bất kỳ thời gian nào.

Ví dụ: Amazon.com, Walmart.com, Etoy.com, Buy.com, Trananh.com,…

 Bán lẻ trực tuyến không chỉ đơn giản là việc đưa sản phẩm lên mạng, nó còn là sự
tương tác giữa người bán và người mua, với những chiến lược bán hàng hiệu quả. Những nền tảng
số bán hàng trực tuyến phổ biến nhất là những sàn giao dịch thương mại điện tử trong lĩnh vực bán
lẻ.

 Những sàn bán lẻ (B2C) hàng đầu hiện nay như Shopee.vn, Lazada.vn, Tiki.vn,
Sendo.vn đều thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài hoặc có tỷ lệ vốn góp nước ngoài cao.

 Ngày nay với nhu cầu sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều của thế hệ trẻ (Gen Y và
Gen Z) thì hoạt động kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội cũng theo đó mà phát triển. Các mạng
xã hội được quan tâm sử dụng nhiều tại thị trường Việt Nam là Facebook, Twitter, LinkedIn,
Instagram… Các website của một số doanh nghiệp bán lẻ cũng đã thực hiện tích hợp các mạng xã
hội trên ngay trên website để nhằm tăng trải nghiệm của người tiêu dùng.

 Tuy nhiên, vấn đề vận chuyển, giao nhận ở vùng nông thôn cũng có nhiều hạn chế hơn
khi mà cơ sở hạ tầng chưa thực sự phát triển đồng bộ. Diện tích về địa lý quá dài cũng dẫn tới tốn
kém cho việc vận chuyển hàng hoá, làm đội giá thành sản phẩm, và chậm quá trình nhận hàng của
người tiêu dùng.

- Hai là vấn đề về thanh toán cũng gây ra trở ngại lớn cho hệ thống bán lẻ trực tuyến
khi việc liên kết giữa ngân hàng, ví điện tử, với các DN bán lẻ còn yếu.
- Thêm vào đó, thói quen sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng còn nhiều, nên tỷ lệ
khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến còn khá ít.
- Cuối cùng, vấn đề bảo mật thông tin thực sự là vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Nhiều
khách hàng lo lắng bị lộ thông tin khi mua hàng online và trên thực tế điều này đã
xảy ra. Nhiều người bị lộ thông tin và phải nhận những đơn hàng giả mạo. Để cải
thiện tình trạng này, các sàn TMĐT cần nâng cao chế độ bảo mật và phải đảm bảo
quyền lợi cho người tiêu dùng. Và còn nhiều lý do khác, như: giá cả không rẻ hơn
khi mua ngoài cửa hàng trong khi đã được khuyến mãi; mua hàng ở cửa hàng dễ và
nhanh gọn hơn; người tiêu dùng chưa có thẻ ngân hàng để thanh toán; cách thức mua
hàng qua mạng vẫn phức tạp với nhiều người.
Các trở ngại khi mua hàng trực tuyến

Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2019

You might also like