You are on page 1of 5

Chương 2: Tổng quan về cơ sở lý luận

1) Lý luận về thương mại điện tử


1.1 Khái niệm thương mại điện tử
Khi nói về khái niệm thương mại điện tử (E-Commerce), nhiều người nhầm lẫn
với khái niệm của Kinh doanh điện tử (E-Business). Tuy nhiên, thương mại điện tử
đôi khi được xem là tập con của kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chú trọng
đến việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó kinh doanh điện tử
là việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động
kinh doanh hiệu quả dù có hay không có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách
hàng (tập trung bên trong). Tóm lại, thương mại điện tử chỉ xảy ra trong môi
trường kinh doanh mạng Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá
nhân) với nhau thông qua các công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử. Ngoài ra,
theo nghiên cứu tại đại học Texas, các học giả cho rằng thương mại điện tử và kinh
doanh điện tử đều bị bao hàm bởi nền kinh tế Internet.
1.2 Phân biệt kinh doanh điện tử và thương mại điện tử
Kinh doanh điện tử (E-Business) là thuật ngữ xuất hiện trước thương mại điện
tử (E-Commerce), tuy nhiên, còn khá nhiều mơ hồ trong việc xác định liệu hai
thuật ngữ này có giống nhau hay không.
Có ý kiến cho rằng thương mại điện tử đôi khi là một nhánh phát triển thêm từ
Kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chú trọng đến việc mua bán trực tuyến
(tập trung bên ngoài), trong khi đó kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet và
các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay
không có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong).

Cụ thể, kinh doanh điện tử là thiết lập hệ thống hay ứng dụng thông tin để phục
vụ và làm tăng hiệu quả kinh doanh. Kinh doanh điện tử bao phủ quá trình hoạt
động trong doanh nghiệp, từ mua hàng qua mạng (e-procurement, e-purchasing),
quản lý dây chuyền cung cấp nguyên vật liệu, xử lý đơn hàng, phục vụ khách hàng
và giao dịch với đối tác qua các công cụ điện tử cho đến chia sẻ dữ liệu giữa các bộ
phận chức năng trong doanh nghiệp. Trong khi đó, thương mại điện tử tập trung
vào việc mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin qua mạng, các phương
tiện điện tử và Internet. Theo nghĩa rộng hơn, thương mại điện tử là việc sử dụng
các phương tiện điện tử để triển khai thương mại. Nói cách khác, thương mại điện
tử là thực hiện quy trình cơ bản và quy trình khác của giao dịch thương mại bằng
phương tiện điện tử, cụ thể là trên mạng máy tính và viễn thông một cách rộng rãi,
ở mức độ cao nhất có thể.

Việc phân biệt tương đối giữa hai thuật ngữ này sẽ giúp nhà quản trị phân định
rõ mục tiêu kinh doanh và hướng tiếp cận của doanh nghiệp.
1.3 Các phương thức thương mại điện tử
Thương mại điện tử ngày nay liên quan đến tất cả mọi thứ từ đặt hàng nội dung
"kỹ thuật số" cho đến tiêu dùng trực tuyến tức thời, để đặt hàng và dịch vụ thông
thường, các dịch vụ "meta" đều tạo điều kiện thuận lợi cho các dạng khác của
thương mại điện tử.
Ở cấp độ tổ chức, các tập đoàn lớn và các tổ chức tài chính sử dụng Internet để
trao đổi dữ liệu tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh trong nước
và quốc tế. Tính toàn vẹn dữ liệu và tính an ninh là các vấn đề rất nóng gây bức
xúc trong thương mại điện tử.
Hiện nay có nhiều tranh cãi về các hình thức tham gia cũng như cách phân chia
các hình thức này trong thương mại điện tử. Nếu phân chia theo đối tượng tham gia
thì có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ (G - Government), Doanh nghiệp (B
- Business) và Khách hàng (C - Customer hay Consumer).
1.4 Khuynh hướng toàn cầu
Mô hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời của
thương mại điện tử. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đóng góp vào sự phát
triển của thương mại điện tử. Ví dụ, nước Anh có chợ thương mại điện tử lớn nhất
toàn cầu khi đo bằng chỉ số chi tiêu bình quân đầu người, con số này cao hơn cả
Mỹ. Kinh tế Internet ở Anh có thể tăng 10% từ năm 2010 đến năm 2015. Điều này
tạo ra động lực thay đổi cho ngành công nghiệp quảng cáo.
Trong số các nền kinh tế mới nổi, sự hiện diện của thương mại điện tử ở Trung
Quốc tiếp tục được mở rộng. Với 384 triệu người sử dụng Internet, doanh số bán lẻ
của cửa hàng trực tuyến ở Trung Quốc đã tăng 36,6 tỉ USD năm 2009 và một trong
những lý do đằng sau sự tăng trưởng kinh ngạc là cải thiện độ tin cậy của khách
hàng. Các công ty bán lẻ Trung Quốc đã giúp người tiêu dùng cảm thấy thoải mái
hơn khi mua hàng trực tuyến.
Thương mại điện tử cũng được mở rộng trên khắp Trung Đông. Với sự ghi nhận
là khu vực có tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong việc sử dụng Internet từ năm
2000 đến năm 2009, hiện thời khu vực có hơn 60 triệu người sử dụng Internet. Bán
lẻ, du lịch và chơi game là các phần trong thương mại điện tử hàng đầu ở khu vực,
mặc dù có các khó khăn như thiếu khuôn khổ pháp lý toàn khu vực và các vấn đề
hậu cần trong giao thông vận tải qua biên giới.
Thương mại điện tử đã trở thành một công cụ quan trọng cho thương mại quốc
tế không chỉ bán sản phẩm mà còn quan hệ với khách hàng.
1.5 Tác động đến thị trường và người bán lẻ
Các nhà kinh tế học đã đưa ra giả thuyết rằng thương mại điện tử sẽ dẫn đến
việc cạnh tranh giá cả sản phẩm. Thực vậy, thương mại điện tử giúp người tiêu
dùng thu thập nhanh chóng và dễ dàng thông tin đa dạng về sản phẩm, giá cả và
người bán. Ngày nay đã xuất hiện nhiều website chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá
về sản phẩm và nhà cung cấp, so sánh giá cả giữa các website bán hàng. Hơn nữa,
người tiêu dùng có thể trực tiếp đưa ra các đánh giá của mình về nhiều khía cạnh
liên quan tới giao dịch mua sắm, giúp cho những người khác có nhiều cơ hội chọn
lựa sản phẩm phù hợp nhất, hoặc chọn được người bán cung cấp dịch vụ tốt nhất,
hoặc mua được sản phẩm với giá rẻ nhất.
Theo nghiên cứu của bốn nhà kinh học tế học tại Đại học Chicago đã cho thấy
sự phát triển của hình thức mua sắm trực tuyến đã ảnh hưởng đến cấu trúc trong
hai ngành tạo ra sự tăng trưởng đáng kể trong thương mại điện tử là bán sách và
đại lý du lịch. Tóm lại, các doanh nghiệp lớn hơn có cơ hội để giảm chi phí so với
những doanh nghiệp nhỏ hơn do các doanh nghiệp lớn có lợi thế về quy mô kinh tế
và đưa ra mức giá thấp hơn.
1.6 Ưu và nhược điểm của thương mại điện tử
1.6.1 Ưu điểm
-Không có giới hạn về địa lý, điều này là do mạng lưới toàn cầu nên bạn có thể mở
rộng hoạt động kinh doanh của mình ở bất cứ đâu.
-Có thể hiển thị và cung cấp nhiều loại sản phẩm hơn.
-Chi phí khởi động và bảo trì thấp hơn nhiều so với kinh doanh thương mại truyền
thống.
-Tiết kiệm thời gian khi mua hàng cho khách hàng.
-Dễ dàng hơn trong việc phát triển các chiến lược tiếp thị theo lô, phiếu giảm giá
và chiết khấu.
-Có thể cung cấp thêm thông tin cho khách hàng.
-Có nhiều khả năng đưa ra sự so sánh tốt hơn giữa các sản phẩm với giá cả và đặc
điểm của chúng.
-Có thể là ông chủ của riêng mình.
-Không có giới hạn thời gian, trừ khi bạn là một người nghiện công việc, điều đó
cho phép bạn điều hòa gia đình tốt hơn và thích nghi công việc với lịch trình và
nhịp sống của bạn.
-Có thể số hóa một phần doanh nghiệp, nhưng bạn luôn có thể có 100% trực tuyến
và điện tử, giúp giảm chi phí xuống mức thực sự phù hợp với mọi ngân sách.
1.6.2 Nhược điểm
-Sự cạnh tranh cao hơn nhiều vì bất kỳ ai cũng có thể khởi chạy loại hình này của
doanh nghiệp.
-Có người tiêu dùng thích xem sản phẩm trước khi mua và nghi ngờ thanh toán
trực tuyến.
-Không phải tất cả các sản phẩm đều có thể được bán trực tuyến dễ dàng như nhau.
-Chi phí vận chuyển có thể rất đắt khi khối lượng nhỏ.
-Trung thành với một khách hàng là khá khó khăn do sự cạnh tranh rộng rãi.
-Bảo mật trang web có thể cung cấp cho khách hàng tiềm năng rất nhiều câu hỏi.
-Người tiêu dùng muốn giá tốt nhất và dịch vụ tốt nhất và rất khó để có được
cả hai luôn luôn.
-Nếu bạn có xu hướng trì hoãn, bạn sẽ rất dễ bị phân tâm vào những việc hoặc
nhiệm vụ khác, đặc biệt là nếu người kinh doanh đang ở nhà. Kỷ luật tốt là điều
cần thiết.
-Có nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công lừa đảo (đánh cắp khóa và mật khẩu) và các
hành vi độc hại.
-Nếu trang (hoặc máy chủ) của bạn bị lỗi, bạn sẽ không thể cung cấp những gì bạn
đang bán, mất doanh số bán hàng đó.
-Sự thiếu kiên nhẫn của người tiêu dùng. Trong một cửa hàng thực, bất kỳ nghi
ngờ hoặc câu hỏi nào có thể được trả lời ngay lập tức, trái ngược với những gì
thường xảy ra trực tuyến.

You might also like