You are on page 1of 2

I) Phân tích lý luận về tư bản

1) Quan niệm về tư bản


-Tư bản hay vốn, vốn đầu tư là một bộ phận của cải mà người sở hữu nó mong
nhận được lợi nhuận. Tư bản có thể là tiền, tư liệu sản xuất.
- Đặc điểm tư bản:
+ Tư bản là của cải do con người tạo ra và là điều kiện ra tăng của cải
+Tư bản gắn liền với sở hữu
+ Tư bản mang lại lợi nhuận
 Khái niệm tư bản trong học thuyết của ông đã trở thành phổ biến với toàn bộ
lĩnh vực của nền kinh tế xã hội đã trở thành phạm trù tư bản.
-Tư bản được chia thành : tư bản cố định và tư bản lưu động
+ Tư bản cố định: là tư bản mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu nó mà không phải
luân chuyển hay không thay đổi chủ sở hữu, không phải tiến hành các hoạt động
lưu thông.
+ Tư bản lưu động: là tư bản chỉ mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu khi nó luân
chuyển hoặc thay đổi chủ sở hữu.
 Sự phân chia tư bản cố định đã mang tính phổ biến và trở thành những phạm
trù kinh tế, và đó chính là bước tiến lớn của A.Smith.
2. Tích lũy tư bản
A.Smith có hai khái niệm khác nhau về lao động sản xuất và lao động không sản
xuất.
Thứ nhất, ông đứng trên góc độ sản xuất hàng hóa để định nghĩa: lao động làm
tăng thêm giá trị của đồ vật, sản sinh ra giá trị thì là lao động sản xuất. Lao động
không làm tăng giá trị của hàng hóa là lao động không sản xuất.
Thứ hai, đứng trên góc độ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, ông định nghĩa: lao động
sản xuất là lao động tạo ra lợi nhuận và ngược lại, lao động không sản xuất là lao
động không tạo ra lợi nhuận./
Thu nhập của người sở hữu vốn = Lợi nhuận = Tiêu dùng cá nhân + Tiết kiệm
phần tiêu dùng cá nhân cần phải hạn chế để tiết kiệm được càng nhiều càng tốt cho
tương lai
Tổng sản phẩm hàng năm (tổng sản phẩm xã hội) về mặt giá trị = tổng thu nhập
hàng năm = tiền công + lợi nhuận + địa tô
Theo A.Smith trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế cũng như tư bản cá biệt, Tổng sản
phẩm = Tổng thu nhập = Tiêu dùng + Tiết kiệm
Khi tiết kiệm = đầu tư thì tổng sản phẩm hàng năm = tổng tiêu dùng. Tích lũy là cơ
sở để mở rộng sản xuất và tăng sản phẩm trong năm sau./
3.Ý nghĩa
Thứ nhất, lần đầu tiên những cân bằng lớn trong nền kinh tế đã được cụ thể hóa và
trở thành những nguyên lý bất di bất dịch của kinh tế chính trị.
Thứ hai, lần đầu tiên trong lịch sử học thuyết kinh tế đã hình thành hệ thống các
phạm trù kinh tế chung trên cơ sở toàn bộ nền kinh tế hay hệ thống phạm trù lý
thuyết tái sản xuất xã hội.
Thứ ba, so với phái trọng nông, A.Smith đã có bước tiến dài trong lĩnh vực giải
thích về tái sản xuất xã hội, ông đã xác lập hệ thống các phạm trù về tái sản xuất xã
hội.
Thứ tư, lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng kinh tế, tư tưởng về tái sản xuất mở rộng
hay những nét cơ bản về tái sản xuất mở rộng đã được vạch ra. Cơ sở hay bí mật
của tái sản xuất mở rộng đã được phát hiện đó chính là tích lũy tư bản.
Thứ năm, tư tưởng trọng cung so với cầu cũng đã đậm nét khi A.Smith chỉ chú
trọng đến việc tăng sản lượng hàng năm, hạn chế tiêu dùng và gia tăng tiết kiệm.

You might also like