You are on page 1of 10

TỔNG HỢP NỘI DUNG CHỦ ĐỀ 4 NHÓM 4

CHỦ ĐỀ : Thông qua các chính sách “Khoán hộ


trong nông nghiệp” ở Vĩnh Phúc (Vĩnh Phú); “Bù giá vào
lương” ở Long An ... nói lên hiện tượng gì? (SLIDE 1)

I. Chính sách khoán hộ trong nông nghiệp


Người khởi xướng : ông Kim Văn Nguộc hay còn gọi là Kim Ngọc
(1917-1979) quê tại Vĩnh Phúc là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
thời kỳ tiền khởi nghĩa, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng sau về làm
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và khởi xưởng “Chính sách khoán hộ trong
nông nghiệp” (SLIDE 4)

Ảnh chân dung ông Kim Ngọc

|1/Tình hình kinh tế trước chính sách


Năm 1966, diện tích và sản lượng một số cây trồng không đạt kế hoạch,
đặc biệt, cây lương thực bị giảm sút nhiều, nhất là lúa. Tổng sản lượng
qui ra thóc bị tụt 37.000 tấn, riêng lúa tụt 32.000 tấn so với năm 1965.
Phần nghĩa vụ với nhà nước cũng giảm 22.000 tấn so với năm 1965.
(SLIDE 5)

*Nguyên nhân
Do có nhiều khuyết điểm trong cơ chế quản lý tập trung chủ yếu là cơ
chế “khoán việc” làm sàn xuất nông nghiệp sa sút > người dân không
còn tha thiết với đồng ruộng, xuất hiện hiện tượng “dong công, phóng
điểm” dẫn đến thiếu đói diễn ra thường xuyên

Trước tình hình trên, ông Kim Ngọc đã khởi xướng nên chính sách
“khoán hộ trong nông nghiệp” từ kinh nghiệm thực tiễn, lắng nghe
người dân và đưa ra tư duy đổi mới
(SLIDE 6)

2/Khái niệm - Nội dung


a. Khái niệm “Khoán hộ” : là cách làm khoán trực tiếp đến mỗi người
lao động, giao ruộng đất cho người lao động (SLIDE 7)

b. Nội dung
Ngày 10/09/1966 dưới sự chủ trì của đồng chí Kim Ngọc, Tỉnh ủy Vĩnh
Phúc ra Nghị quyết 68-NQ/TU “Về một số vấn đề quản lý lao động
Nông nghiệp trong hợp tác xã hiện nay” - khoán hộ

Theo chủ trương của Nghị quyết, nếu vượt mức khoán thì xã viên sẽ
được hưởng lợi hoàn toàn nên họ rất tích cực tham gia sản suất
(SLIDE 8)

*Kết quả
Đối với nền kinh tế :
+Hơn 70% số hợp tác xã đạt năng suất lúa từ 5-7 tấn/1ha
+ Sản lượng thóc năm 1967 đạt 222.000 tấn, tăng 4000 tấn so với năm
1966
+ Đàn lơn của tỉnh 1968 tăng 178100 con so với năm 1960
+Sản lượng hoa màu, rau xanh đứng thứ 3 miền Bắc, thuốc lá vượt
14%, thịt vượt 31.5%
Đối với xã hội :
+ Đời sống nhân dân dần được cải thiện
+ Khắc phục tình trạng quản lí lao động theo kiểu công nghiệp, tức là
làm theo hiệu lệnh kẻng của mô hình “Hợp tác xã”
+ Bộ mặt nông thôn Vĩnh Phúc đã khởi sắc (SLIDE 9)

Ngoài ra chính sách cũng vướng một số hạn chế như :


+ Thủ tiêu phong trào thi đua yêu nước trong hợp tác xã, kìm hãm và
đẩy lùi cách mạng kỹ thuật trong nông nghiệp
+Khoán hộ dẫn đến hậu quả là phát triển tư tưởng tự tư tự lợi, phai nhạt
ý thức tập thể của xã viên,…
+Không quản lý được lao động và việc cải tiến kỹ thuật, không quản lý
được sản phẩm, xã viên đem sản phẩm ra bán ở thị trường tự do
(SLIDE 10)

=> - Chính sách khoán hộ đã đưa nền kinh tế của Vĩnh Phúc phát triển
vượt bậc, đời sống nhân dân được cải thiện, tận dụng được lao động
của mỗi hộ để tiến hành sản xuất khắc phục được nhiều hạn chế của
hợp tác xã. Tuy nhiên chính sách này lại phục hồi và phát triển lối làm
ăn riêng lẻ, đầy lùi hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, lấn bước phương
thwucs sản xuất tập thể, phai nhạt ý thức tập thể. (SLIDE 11 + 12 + 13)
II. Chính sách “Bù giá vào lương”
Người khởi xướng : Ông Nguyễn Văn Chín hay còn được gọi Chín Cần
(1924-2016) là một nhà chính trị Việt Nam từng giữ nhiều chức vụ
quan trọng trước khi làm Bí thư Tỉnh Ủy Long An và khởi xướng lên
chính sách đổi mới “tày đình” – “Bù giá vào lương” (SLIDE 14)
Ảnh chân dung ông Chín Cần

1/Tình hình kinh tế trước chính sách


Đối mặt với những khó khăn chồng chất về kinh tế, xã hội do khuyết
điểm của mô hình kế hoạch hóa chỉ huy tập trung > cơ chế giá cả được
thể hiện rõ nét, gian thương bòn rút hàng hóa

Từ thực tiễn trên, ông Chín Cần cùng Phó giám đốc Sở thương nghiệp
Hồ Đắc Hi soạn thảo đề án cải cách, phân phối lưu thông
+Khởi đầu thí điểm là thử tính chuyển tiền lương bao cấp trả lương
theo giá thị trường.
+Tỉnh sẽ nắm được hàng hóa, giá cả; còn người hưởng lương thoải mái
lựa chọn hàng mua.
+Dân buôn, đầu cơ, nhân viên thương nghiệp... không còn tiêu cực.
+Nhà nước tiết kiệm được khoản bù lỗ cho thương nghiệp, tem phiếu,
thời gian..
=> Chính sách “Bù giá vào lương ra đời” (SLIDE 15 + 16)

2/Khái niệm - Nội dung chính sách


a/KN : Hiểu một cách đơn giản nhất, bù giá vào lương là việc Chính
phủ tăng lương tối thiểu để giúp dân đối phó với tình trạng giá cả leo
thang (SLIDE 17)
b/Nội dung :
*Nội dung
-Đối với cán bộ công nhân viên chức, thực hiện bù giá 9 mặt hàng bán
cung cấp theo tiêu chuẩn định lượng
-Đối với cán bộ hưu trí, mất sức, thương binh cấp bù 150% trên mức
lương hưu, trợ cấp mất sức, trợ cấp thương binh.
-Đối với học sinh chuyên nghiệp cấp bù 150% trên mức học bổng. Đối
với cán bộ xã, từ tháng 12/1980, thực hiện bù giá bước thứ hai bằng trợ
cấp (SLIDE 18)

*Qúa trình thực hiện


+Quy tiền lương và các mặt hàng phân phối theo định lượng
+Đem hết số hàng phân phối ra chợ bán theo giá thị trường
+Thí điểm ở mặt hàng vải vóc, xà bông (SLIDE 19)

3/Kết quả :

Về mặt kinh tế :
+Với các mặt hàng nông sản tăng 434%
+Lương thực thu mua tăng gấp 3.4
+Với lợn, riêng quý IV năm 1980 là 799 triệu đồng, vượt kế hoạch cả
năm
+Về thu mua hàng công nghệ phẩm tăng lên 12 triệu đồng
+Về đường thủ công, quý IV thu mua được 238 tấn, bằng 76,2% so với
8 tháng đầu năm
+Tổng trị giá hàng hóa giao nộp Trung ương năm 1981 tăng hơn năm
1980 là 350%, năm 1982 tăng hơn năm 1981 là 108%. Nói chung, việc
thu mua nắm nguồn hàng và giao nộp sản phẩm cho Trung ương đều
vượt kế hoạch và ngày một tăng.)

Về mặt xã hội :
+Người tiêu dùng trở lại làm chủ thu nhập của mình.
+Người sản xuất có thể mua được vật tư, nguyên liệu cần thiết, người
tiêu dùng có thể mua được các loại hàng thiết yếu mà không phải trông
chờ vào mạng lưới phân phối của nhà nước
+Chỉ sau 2 tháng, hơn 300 công nhân, viên chức, giáo viên đã nghỉ, xin
trở lại làm việc. Nông dân phấn khởi lao vào sản xuất
+Kinh tế xã hội được phục hồi nhanh chóng, sản xuất tăng trưởng, đời
sống nhân dân được cải thiện.

=> Tạo nên động lực mới góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp đạt
kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vướt kế hoạch 7.5%. Gỉai pháp
bù giá vào lương đã gây một hiệu ứng tích cực (SLIDE 20 + 21)

III/THÀNH QUẢ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM


Thông qua 2 chính sách đã để lại được những thành quả, bước tiến
mới:
Giải phóng sức lao động, sức sản xuất đang bị kiềm hãm của người nông
dân lúc bấy giờ.
Phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện tại.
Mang lại luồng sinh khí mới trong sản xuất nông nghiệp và trong thị
trường cho người dân Việt Nam
Người sản xuất trở lại làm chủ trong sản xuất, người tiêu dùng trở lại làm
chủ trong thu nhập của mình.
=> Mở ra bước đi mới cho Việt Nam (SLIDE 22)

Hạn chế và giải pháp:


Về chính sách khoán hộ : có ý kiến cho rằng nó sẽ “phá vỡ phong trào
hợp tác hóa”, là “phục hồi chủ nghĩa tư bản ở nông thôn”… => Bí thư
Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100 (ngày 13/1/1981), chỉ thị này có nghĩa là
mở rộng phong tác khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong
hợp tác xã. Tiếp đó, ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra quyết định số 10
(Khoán 10) thừa nhận và khẳng định hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ
và độc lập, người dân được trao quyền sử dụng đất khoán lâu dài hơn.

Về chính sách bù giá vào lương: Đầu năm 1980, Long An thất bại thảm
hại “đã làm phải đồng loạt, chứ một mình Long An đơn độc không còn
tem phiếu, lại nằm cạnh Sài Gòn, riêng bọn con buôn Sài Gòn kéo về vét
hàng đã đủ chết…’’ => Nhà nước đã đưa ra giải pháp: Nghị quyết Trung
ương Đảng lần thứ 8 (Khóa V), bù giá vào lương đã quyết định xóa bỏ
tem phiếu hoàn toàn đã được thông qua, điều này đã gây ra hiệu ứng rất
tích cực lúc bấy giờ. (SLIDE 23 + 24)

Ưu điểm:
Phá cách trong thời kỳ đổi mới, tư duy, sáng tạo, tầm nhìn xa đã giúp
nhân dân đối phó với nạn đói một cách hiệu quả. Đã khơi dậy tính sáng
tạo trong quần chúng lao động và phù hợp với lòng dân nên nhanh chóng
đi vào đời sống thực tiễn.
Nghị quyết số 10-NQ/TW, đã khẳng định hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự
chủ, làm thay đổi căn bản nền kinh tế nông nghiệp của cả nước. Như vậy,
sau hơn 22 năm, những hạt nhân hợp lý của “khoán hộ” ở Vĩnh Phúc đã
được Trung ương khẳng định trong Nghị quyết 10-NQ/TW
Đối với chính sách bù giá vào lương Chủ tịch nước Trần Đức Lương
trong dịp về thăm và làm việc với Long An tháng 2 năm 2005: "Cần phát
huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Bắt đầu thời kỳ Đổi mới, Long
An là nơi đi đầu đề nghị bỏ bao cấp, bỏ cơ chế tem phiếu và trên cơ sở
thực tiễn của Long An, Trung ương đã tổng kết để đổi mới cơ chế này
(SLIDE 25)

Bài học:
- Áp dụng kinh tế CNXH chưa tối ưu, xa rời thực tế, không tôn trọng quy
luật khách quan ví dụ như chế độ tem phiếu.
- Không được áp dụng các lý luận một cách duy ý chí, phải có kiểm điểm,
mở mang, cải tiến chứ không cứng nhắc, tư duy theo lối mòn.
- Bài học cho chúng ta là sự can đảm, có thể nói ông Kim Ngọc và bí thu
Chín Cần là những người can đảm nhưng là sự cam đảm dựa trên sự liêm
khiết, chính trực của bản thân và tấm lòng luôn luôn vì dân (SLIDE 26)
-
Qua hai chính sách trên – nhận ra hiện tượng
Ta nhận thấy rằng, thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ đang bị gò bò trong
thời kỳ nền kinh tế kế hoạch, nặng về hình thức, điều kiện cơ sở vật chất,
con người cũng như trình độ quản lý lúc bấy giờ chưa phù hợp với việc
tập thể hoá triệt để tư liệu sản xuất

Nhưng với tư duy đổi mới, cái nhìn đúng đắn và chính sách phù hợp đã
tạo tiền đề trong quá trình đi đến đổi mới ở Việt Nam, tạo dần nguồn tích
lũy cho công nghiệp hóa XHCN
Để lại nhiều bài học sâu sắc mang giá trị lịch sử bởi nó đáp ứng đúng yêu
cầu của thực tiễn, của nông dân trong hoàn cảnh lúc bấy giờ
Sự lắng nghe, vận dụng của Chính phủ đưa nền kinh tế Việt Nam thoát
khỏi thời kỳ bao cấp
-Đây không chỉ là vấn đề của quá khứ, nó còn nhiều bài học nóng hổi cho
giai đoạn phát triển đất nước hiện nay.
-Hai chính sách ra đời chẳng khác gì than thuốc cải tử hoàn sinh , không
những chấm dứt được cái đối giáp hạt mà chỉ mấy vụ sau đó nhà nào thóc
cũng chất đầy bồ. Vừa huy động được lực lượng lao động đông đảo thay
thế cho người ra mặt trận, lại vừa khuyến khích mọi người hăng hái sản
xuất, năng suất lúa ngày một tăng, đời sống nông dân ngày càng được cải
thiện
- Phát huy sự chủ động, năng động, những tiềm năng dồi dào trong nhân
dân, khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, biến người nông dân thành
người chủ đích thực trong sự ràng buộc bởi yếu tố lợi ích
- Trong bối cảnh chúng ta đang tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình
tăng trưởng từ những bài học sát sườn về quản lý kinh tế vĩ mô những
năm qua liên quan tới những vấn đề hết sức thời sự như: vai trò, hiệu quả
của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xhcn;
về điều hành tài chính, tiền tệ, quản lý đất đai, tư liệu sản xuất..., những
bài học cũ vẫn nguyên giá trị.(SLIDE 27)

You might also like