You are on page 1of 6

CHỦ ĐỀ: LÀM RÕ SỰ THAY ĐỔI TƯ DUY KINH TẾ TỪ TẬP TRUNG BAO

CẤP SANG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA ĐCSVN.


I. Cơ chế thời kì đổi mới trước năm 1986.
1. Hoàn cảnh đất nước
Việt Nam trải qua một thời kỳ chiến tranh dài và khốc liệt, bắt đầu từ cuộc chiến tranh
Pháp (1946-1954) và sau đó là cuộc chiến tranh Mỹ (1955-1975). Những cuộc chiến
tranh này đã gây ra thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của đất nước,
gây ra mất mát về nguồn nhân lực và tài nguyên. Sau chiến tranh, Việt Nam phải đối
mặt với việc tái thiết kinh tế và tái cấu trúc đất nước.
=> Chúng ta đã thực hiện mô hình kinh tế bao cấp nhằm tạo ra sự ổn định và kiểm soát
toàn diện đối với nền kinh tế, đồng thời giữ vững vai trò quản lý của nhà nước trong
tất cả các ngành và lĩnh vực.

2. Các Khái niệm


Cơ chế quản lý kinh tế: là phương thức mà Nhà nước tác động vào nền kinh tế để định
hướng nền kinh tế tự vận động đến các mục tiêu đã định
Kế hoạch hóa tập trung bao cấp: là một nền kinh tế trong đó Nhà nước kiểm soát toàn
bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng
như phân phối về thu nhập
- Các hình thức bao cấp: ( Lấy hình ảnh minh họa)
+ Bao cấp qua giá
+ Bao cấp qua chế độ team phiếu và tiền lương hiện vật
+ Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của ngân sách
Cơ chế quản lí:
- Nhà nước quản lý bằng phương pháp mệnh lệnh hành chính.
+ Doanh nghiệp phải bắt buộc thực hiện các chỉ tiêu do Nhà nước ban hành.
+ Nhà nước chịu trách nhiệm về tiền bạc cho các quyết định: Lãi thì Nhà nước
thu, lỗ thì Nhà nước bù.
- Cơ quan hành chính can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Những thiệt hại về vật chất do quyết định hành động không đúng đưa ra nhà
nước hoàn toàn gánh chịu
+ Nhà nước coi trọng thành phần kinh tế quốc doanh
- Quan hệ hiện vật là chủ yếu, qua hệ hàng quá tiền tệ bị coi nhẹ.

+ Trong thời kì này lãi suất,.. chỉ được dùng để đo lường và thống kê 1 cách
hình thức mà không mang lại giá trị trao đổi

- Bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều cấp trung gian

+ Thể chế, chính sách thiếu thống nhất, các thủ tục hàng chính còn rườm rà
+

3. Quá trình chuyển đổi nhận thức từ nền KTBC sang nền KTTT của
Đảng

- Vấn đề được đặt ra ở đây là: Kinh tế bao cấp có nhiều hạn chế (điều này thể hiện
thông qua cơ chế quản lí) nhưng tại sao Việt Nam vẫn chọn áp dụng mô hình này?

 Đây là thời gian sau năm 1975, Việt Nam phải khắc phục hậu quả nặng nề của
chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc và xây dựng lại miền Nam.

 Nhà nước muốn tiếp tục sử dụng mô hình kinh tế bao cấp là vì nó đã từng phát
huy tác dụng tốt trong giai đoạn chiến tranh trước đó.
 Sau năm 1975, hoàn cảnh của Việt Nam rất khó khăn, phải chi tiêu rất nhiều
cho quốc phòng; trong khi đó sự giúp đỡ của các nước đồng minh cũng không
còn như trước, do vậy việc phân phối hàng hóa thiết yếu theo chế độ tem phiếu
bao cấp vẫn cần tiếp tục duy trì trên phạm vi cả nước.
Nhóm 5 xin kết luận lại vấn đề trên bằng 1 câu hỏi là: Tại sao ĐCSVN lại quyết
định thay đổi tư duy kinh tế từ TTBC sang KTTT
Thời kì bao cấp đã để lộ ra rất nhiều những hạn chế sau khi thời chiến qua đi và đã
để lại nhiều hậu quả nặng nề cho không chỉ có nền kinh tế mà cả giáo dục và văn hóa
như là…

 Nảy sinh cơ chế “xin – cho”, tăng gánh nặng đối với ngân sách.

 Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ .Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế
độ “cấp phát – giao nộp”.

 Bộ máy quản lý cồng kềnh, cấp trung gian kém năng động,đội ngũ quản lý kém
năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi cao
hơn người lao động.

 Thủ tiêu cạnh tranh

 Kìm hãm tiến bộ khoa học và công nghệ

 Không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã triệt tiêu động lực tăng
trưởng đến mức “cả nước làm không đủ ăn” là đặc trưng kinh tế Việt Nam 11 năm
sau khi đất nước thống nhất. Có thể nói những áp lực nêu trên đã để lại cho Đảng
một ảnh hưởng tâm lý vô cùng nặng nề buộc kinh tế Việt Nam phải đổi mới và
chính thực tiễn cho thấy để tiếp tục giữ vững chế độ, ổn định đời sống của người
dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, bãi
bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bảo thủ trì trệ và bao cấp tràn lan, thực hiện đúng
đắn tập trung dân chủ.
II. Sự hình thành tư duy của Đảng về KTTT.
1. Khái niệm “KTTT”, “CCTT”
 KTTT: là nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu
cùng tham gia, cùng vận động và phát triển, cạnh tranh bình đẳng và ổn định
 CCTT: là tổng thể các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị trường cùng các mối quan
hệ cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường trong môi
trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi nhuận

- Tại sao phát triển kinh tế đất nước lại phải thúc đẩy kinh tế thị trường ?
Khác với nền KTBC thì nền KTTT mở ra một nền kinh tế mở
 Chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh
doanh, lỗ, lãi tự chịu. Khác với TTBC là nhà nước cấp vốn và giao chỉ tiêu,
lãi, lỗ nhà nước chịu
 Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ
và hoàn hảo. Ở kinh tế TTBC, giá cả do nhà nước quy định để khống chế sức
mua của nhân dân, khiến nhiều mặt hàng có giá trị thập hơn giá trị thực của nó
 Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của KTTT.
Rõ ràng, việc xuất hiện đa dạng của các thành phần kinh tế làm xuất hiện sự
cạnh tranh giữa chúng, tạo động lực to lớn để phát triển nền kinh tế đất nước.
 Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Phát
triển nền kinh tế theo khuôn khổ pháp luật, chứ không còn tình trạng các cơ
quan hành chính can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất nhưng lại không chịu
trách nhiệm với các quyết định của mình như ở kinh tế TTBC
2. Sự hình thành tư duy đổi mới về KTTT của ĐCSVN
Quá trình này diễn ra qua 2 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn 1: Từ ĐH VI – VIII (Hình thành tư duy ban đầu về nền
KTTT)
Từ ĐH VI (1986) đã chỉ ra: kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp,
thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh
doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng ta đã thừa nhận nền
sản xuất hàng hóa tức là thừa nhận cơ chê thị trường
ĐH VII (1991) khẳng định: Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tham
gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có sự can thiệp và quản lý của nhà nước vào sự
vận hành theo cơ chế thị trường bằng pháp luật
Đại hội VIII (1996) kết luận: Sản xuất hàng hóa là thành tựu phát triển của nền văn
minh nhân loại không có sự đối lập với CNXH, điều này là tiền đề cho công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phấn đấu để đến năm 2020 đưa nước ta trở thành
một nước công nghiệp. Đại hội còn chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập
với khu vực và thế giới, thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới.
 Từ chỗ thừa nhận sự tồn tại, tới việc xác định tầm quan trọng của nền
KTTT. Đây là tiền đề để đưa đất nước ta thoát khỏi cảnh lạc hậu, nghèo
nàn.
+ Giai đoạn 2: Từ ĐH IX – Nay (Khẳng định nền KTTT định hướng XHCN là điều
tất yếu)
ĐH IX (2001) xác định: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chính là
mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quả độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Rút ra được nhiều bài học sau 15 năm thực hiện đổi mới và đưa ra chính sách phát
triển trong 2 thập niên đầu thế kỉ 21
ĐH X (2006) kết luận: Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại được
phát triển tới trình độ cao dưới CNTB. Nhưng việc đồng nghĩa giữa KTTT và TBCN
là SAI. Thực tiễn đổi mới ở Việt Nam đã chứng minh đầy sức thuyết phục về việc sử
dụng kinh tế thị trường làm phương tiện chủ chốt xây dựng chủ nghĩa xã hội
ĐH XI (2011) : Khái quát thực tiễn, cụ thể hóa hơn nữa mô hình phát triển nền KTTT,
hướng tới xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và nhân dân làm chủ
Đại hội XII (2016): Đảng Làm rõ hơn khái niệm nền KTTT định hướng XHCN: tiếp
cận với xu hướng hiện đại của thế giới, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực
cũng như trên thế giới; phù hợp với từng giải đoạn phát triển của đất nước
Đại hội XIII (2021): Đảng nhấn mạnh tầm quan trọng của nền KTTT định hướng
XHCN, hướng tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tự do phát triển, tạo điều kiện
thuận lợi cho mọi hoạt động của quốc gia
 Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN
và là nền tảng để phát triển nền kinh tế bền vững sau này

III. Tổng kết.


1. Thành tựu đạt được
 Phát triển kinh tế hài hòa cả về chiều rộng và chiều sâu
 Huy động được tổng hợp các nguồn lực để xây dựng đất nước
 Nhận thức được sự thay đổi của vai trò, chức năng của Nhà nước trong nền kinh
tế
 Chuyển từ một nền kinh tế tự cấp tự túc sang một nền kinh tế sản xuất hàng hóa
 Khắc phục được những mặt trái về giá trong KTTT
 Khuyến khích phát triển đồng bộ các loại thị trường
 Nhận thức được vai trò tích cực của cơ chế thị trường và đa dạng hoá các chủ
thể tham gia thị trường
 Tạo dựng được những tiền đề cần thiết cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

2. Hạn chế, khó khăn khi triển khai


 Quá trình đổi mới tư duy kinh tế của Đảng trong những năm qua vẫn còn chậm
 Vai trò của các thành phần kinh tế chưa thực sự được làm rõ
 Tăng trưởng kinh tế không ổn định, có xu hướng chững lại
 Sử dụng các nguồn lực và nguồn nhân lực còn kém hiệu quả
 Nhận thức về vai trò của hệ thống giá cả thị trường và cạnh tranh tự do không
rõ ràng
 Môi trường kinh tế chưa được hoàn thiện và chưa thực sự hiệu quả
 Chưa làm sáng tỏ vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường

3. Đề xuất giải pháp với các kì đại hội tiếp theo


 Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế
 Hoàn thiện và phát triển đồng bộ các loại thị trường
 Nhanh chóng chuyển từ tư duy “cởi trói” sang tư duy tái cấu trúc nền kinh tế
 Đổi mới tư duy về thang bảng giá trị và thước đo thành đạt
 Đổi mới tư duy, cách nhìn trước những thất bại và thách thức
 Đổi mới tư duy về vai trò mỗi cá nhân trong công cuộc đổi mới và hoàn thiện
thể chế KTTT

You might also like