You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN

Môn học: LỊCH SỬ ĐẢNG

Giảng viên: Nguyễn Thùy Dương

Mã lớp học phần: 21C1HIS51003007

Sinh viên: Nguyễn Phương Uyên

Khóa – Lớp: K46- FTC01

MSSV: 31201024693
BÀI TẬP TIỂU LUẬN
1. Trình bày quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của
Đảng Cộng sản Việt Nam qua 3 bước đột phá tư duy về kinh tế (1976-
1986) và ý nghĩa của quá trình này. (5 điểm)
* Quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng
Sản Việt Nam qua 3 bước đột phá tư duy về kinh tế (1976-1986)
- Sau năm 1975, đất nước ta trải qua vô vàn những khó khăn. Đó chính là hậu
quả của 30 năm chiến tranh đối với cả nước và chủ nghĩa thực dân mới ở miền
Nam phải giải quyết vô cùng nặng nề; ở miền Nam phải chịu hậu quả của chiến
tranh và chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội; còn ở miền Bắc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bị tàn phá
nặng nề trong hai cuộc chiến tranh phá hoại năm 1964-1968 và năm 1972; Nền
kinh tế quốc dân mất cân đối một cách gay gắt, nhất là cung-cầu lương thực,
sản xuất không đủ tiêu dùng. Trong khi đó, Mỹ và các thế lực thù địch lại tăng
cường chống phá cách mạng nước ta. Và để bảo vệ tổ quốc, nhân dân Việt
Nam phải tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây-Nam
và biên giới phía Bắc. Các nước XHCN gặp nhiều khó khăn, đã bộc lộ trì trệ,
đòi hỏi phải cải cách, cải tổ.... Từ những khó khăn đó, Đảng ta đã tìm thấy
những bất cập của cơ chế, đồng thời phát hiện những điểm sáng của thực tiễn
đặt ra. Do vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, V, VI Đảng ta đã chỉ ra
những đột phá lớn, mà cụ thể:
-Đại hội lần thứ IV (1976) ta xác định đường lối xây dựng, phát triển kinh tế,
trong đó nổi bật là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp
và công nghiệp nhẹ, xây dựng cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp; kết hợp kinh tế
trung ương với kinh tế địa phương, kết hợp phát triển lực lượng sản xuất; tăng
cường quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa anh em đồng thời phát
triển quan hệ kinh tế với các nước khác. Tuy nhiên vẫn còn 1 số hạn chế về mặt
kinh tế như không thể áp dụng đầy đủ các quy luật kinh tế, không thể hạch toán
kinh tế mà tất yếu phải thực hành chính sách bao cấp, dự kiến thời gian hoàn
thành về cơ bản quá trình đưa nền kinh tế của đất nước từ sản xuất nhỏ lên sản
xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong khoảng 20 năm để kết thúc thời kỳ quá độ; việc
ưu tiên phát triển công nghiệp nặng với quy mô lớn, việc đề ra các chỉ tiêu kinh
tế nông nghiệp và công nghiệp vượt quá khả năng thực tế...
- Tại Đại hội V(1982) ta đã có những bước phát triển nhận thức, tìm tòi đổi
mới trong bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trước hết cụ thể là về mặt kinh tế
so với Đại hội IV. Nổi bật là Hội nghị Trung ương 6 (7-1984) chủ trương tập
trung giải quyết một số vấn đề cấp bách về phân phối lưu thông với hai loại
công việc cần làm ngay: Một là, phải đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, quản
lý chặt chẽ thị trường tự do; Hai là, thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền lương, tài
chính cho phù hợp với thực tế. Hội nghị Trung ương 7 (12-1984) xác định kế
hoạch năm 1985 phải tiếp tục coi mặt trận sản xuất nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, trước hết là sản xuất lương thực, thực phẩm. Nổi bật nhất là Hội nghị
Trung ương 8 khóa V (6-1985) được coi là bước đột phá thứ hai trong quá
trình tìm tòi, đổi mới kinh tế của Đảng. Tại Hội nghị này, Trung ương chủ
trương xóa quan liêu bao cấp trong giá và lương là yêu cầu hết sức cấp bách, là
khâu đột ph có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán, kinh
doanh xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, Đại hội V vẫn còn nhiều bất cập: chưa thấy
hết sự cần thiết duy trì nền kinh tế nhiều thành phần, chưa xác định những quan
điểm kết hợp kế hoạch với thị trường, về công tác quản lý lưu thông, phân
phối; vẫn tiếp tục chủ trương hoàn thành về cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa ở
miền Nam trong vòng 5 năm; vẫn tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho
việc phát triển công nghiệp nặng một cách tràn lan; không dứt khoát dành thêm
vốn và vật tư cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng...
- Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (15-23/8/79) “tìm kiếm lối thoát” cho nền
kinh tế ra khỏi khủng hoảng, trì trệ với những chủ trương, biện pháp cấp bách,
mạnh mẽ, kiên quyết, đem lại hiệu quả thiết thực. Về cơ cấu sản xuất, ta xác
định các vấn đề về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và tạo
nguồn hàng cho xuất khẩu, hiểu rõ tác hại của việc nóng vội đề ra các chủ
trương quá lớn về quy mô, nhịp độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất sản
xuất làm năng suất lao động giảm sút, chi phí sản xuất không ngừng tăng lên,
tình hình kinh tế không ổn định.Để giải quyết ta thực hiện tiến hành một cuộc
điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư theo hướng thật sự lấy nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, việc phát triển
công nghiệp nặng phải có lựa chọn cả về quy mô và nhịp độ, tập trung lực
lượng, trước hết là vốn và vật tư cho ba chương trình quan trọng nhất về lương
thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, ta học cách nắm vững quy luật đẩy mạnh cải
tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, nên chúng ta đã phạm nhiều khuyết điểm trong cải tạo
xã hội chủ nghĩa, nhận thức đúng đắn đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần, đó là sự cần
thiết khách quan để phát triển lực lượng sản xuất, tận dụng các tiềm năng, tạo
thêm việc làm cho người lao động, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế
Về cơ chế quản lý kinh tế: Tiến hành đổi mới kế hoạch hóa theo nguyên
tắc phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng
thời sử dụng đúng đắn các quy luật của quan hệ hàng hóa-tiền tệ; làm cho các
đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh; phân biệt chức năng
quản lý hành chính của Nhà nước với chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh
của các đơn vị kinh tế; phân công, phân cấp bảo đảm các quyền tập trung thống
nhất của Trung ương trong những khâu then chốt, quyền chủ động của địa
phương trên địa bàn lãnh thổ, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của cơ sở.
* Ý nghĩa của quá trình trên:
- Khẳng định con đường của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn đưa cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn đúng đắn, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng
- Đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung,
quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường do Nhà nước quản lý, điều hành theo
định hướng XHCN

- Nâng tầm kinh tế đất nước lên một trình độ mới, tầm cao mới, kế thừa và phát
huy những thành quả kinh tế tốt đẹp đạt được trước đây

- Đem đến một sức vóc mới cho đất nước,tiếp sức chúng ta đi thêm những
bước dài trên con đường XHCN trong tương lai

2. Tại sao đến năm 1986 đổi mới đất nước là nhiệm vụ bức thiết, sống còn
của Việt Nam? Bạn có thể vận dụng được gì cho bản thân từ những bài
học kinh nghiệm của Đại hội VI của Đảng (1986). (5 điểm)

*Ta nói đến năm 1986 đổi mới đất nước là nhiệm vụ bức thiết, sống còn
của Việt Nam vì :

Từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới đã diễn ra
những biến đổi to lớn, sâu sắc. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng
hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Các nước theo tư bản chủ nghĩa, do điều
chỉnh, thích ứng và sử dụng những thành quả của cuộc cách mạng khoa học -
công nghệ hiện đại nên đã vượt qua được những khó khăn, kinh tế có bước tăng
trưởng đáng kể, xu thế đối thoại trên thế giới đang dần thay thế xu thế đối đầu.
Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, cải tổ, cải cách và đổi mới đã trở thành
xu thế khách quan ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Trung Quốc

Ở Việt Nam, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bên cạnh
thuận lợi và những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn đầu xây dựng đất
nước, chúng ta cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới.Tư tưởng chủ
quan, say sưa với thắng lợi, nóng vội muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội
trong một thời gian ngắn, việc bố trí sai cơ cấu kinh tế, cộng với những khuyết
điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp bộc lộ ngày càng
rõ, làm cho tình hình kinh tế - xã hội rơi vào trì trệ, khủng hoảng. Lương thực,
thực phẩm, hàng tiêu dùng đều khan hiếm; lạm phát tăng 300% năm 1985 lên
774% năm 1986. Các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, vượt biên trái
phép diễn ra khá phổ biến.Nước ta lại bị các thế lực thù địch bao vây, cấm vận,
chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc gây ra… Để đưa Việt
Nam thoát khỏi tình trạng đó, ta phải tìm tòi, thực nghiệm đổi mới mạnh mẽ,
cơ bản cách nghĩ, cách làm. Qua những thành công bước đầu đạt được trong
quá trình đó, Đảng và nhân dân ta càng nhận thấy sự cần thiết đổi mới, trước
hết là đổi mới tư duy, đổi mới cách làm nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội một
cách có hiệu quả hơn. Đại hội VI (1986) của Đảng đánh dấu một bước ngoặt rất
cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta, với việc đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước - từ đổi mới tư duy
đến đổi mới tổ chức, cán bộ, phương thức lãnh đạo và phong cách của Đảng; từ
đổi mới kinh tế đến đổi mới chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
*Từ những bài học kinh nghiệm của Đại hội VI của Đảng (1986) , em có
thể vận dụng cho bản thân là:
Thứ nhất, tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước
và bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước:
tích cực tham gia học tập rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị, rèn
luyện bồi đắp lý tưởng cách mạng, có lập trường tư tưởng vững vàng, có lòng
yêu nước nồng nàn, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội của Nhà nước ta, xây dựng đạo đức trong sáng và đấu tranh
chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và các mặt
tiêu cực trong học đường, bài trừ tệ nạn xã hội.
Thứ hai, phải tích cực xây dựng Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các đoàn thể nhân dân. Là một người học sinh chân chính, phải biết
tích cực tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc. Có tinh
thần tự nguyện, tụ giác tham gia vào các Đoàn, Hội do thanh niên lập ra, mang
tinh thần phấn đấu trở thành Đoàn viên, đảng viên của Đảng và hội viên của
các tổ chức mang tính cộng đồng.
Thứ ba, cần tích cực học tập và tự học tập để nâng cao trình độ văn hóa,
chuyên môn, khoa học, kỹ thuật, tay nghề, học phải đi đôi với hành, biết trau
dồi kĩ năng làm việc nhóm của bản thân để nâng cao sức mạnh tập thể, từ đó có
thể dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc và hoan thành công việc hiệu
quả hơn.Trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội trong nước và hội nhập quốc
tế, phải biết nâng cao học vấn, tay nghề, khả năng thực tiễn, kỹ năng lao động
cho tốt để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và thị trường lao
động quốc tế. Tích cực tham gia xây dựng xã hội học tập với phương châm:
học, học nữa, học mãi, mang tinh thần phấn đấu học tập thường xuyên, suốt đời
Thứ tư, phải xung kích đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh. Biết hành động vì lợi ích chung của cộng đồng và xã
hội, không tư lợi cho bản thân.Có tinh thần tích cực tham gia các chương trình,
dự án của địa phương; tự nguyện, tự giác tham gia các thực hiện nghĩa vụ quân
sự, tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc và biết giữ gìn an ninh, trật tự, an
toàn xã hội
Thứ năm, phải tích cực rèn luyện sức khỏe cho bản thân, có lối sống lành
mạnh; tham gia xây dựng môi trường xanh- sạch-đẹp, môi trường sinh thái
trong lành và xã hội lành mạnh. Tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người
xung quanh bảo vệ mội trường, tích cực tham gia các cuộc thi nâng cao phòng
chống ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu
toàn cầu
Thứ sáu, cần tích cực, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế toàn
diện, biết học hỏi, tiếp thu những điều hay, tốt từ những người bạn năm châu
nhưng không được làm mất đi bản sắc, giá trị của bản thân; chủ động và tham
gia đóng góp ý kiến một cách hiệu quả vào việc giải quyết các vấn đề mang
tính toàn cầu như: giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng
bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu,..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên Giáo Trung Ương Và Bộ Đào Tạo, Giáo Trình Lịch Sử
Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hà Nội, 28-3-2014
2. PGS, TS Nguyễn Viết Thông, Đổi mới - Vấn đề có ý nghĩa sống còn,
theo trang mod.gov.vn, 26-7-2015
3. Ban Tuyên Giáo Trung Ương, Trích Đề cương tuyên truyền 90 năm
ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, theo báo
congdoanxaydungvn.org.vn, 18-12-2019
4. Thanh niên Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh Công Nghiệp Hóa, Hiện
Đại Hóa Đất Nước và Hội nhập Quốc Tế, theo trang student.tdtu.edu.vn.

You might also like