You are on page 1of 4

HỌ VÀ TÊN: PHAN THỊ NHÂN

LỚP: LSĐCSVN Tối 357


MSSV: 88222020016
GIẢNG VIÊN: PHẠM THĂNG

TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài: Qúa trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng
Cộng Sản Việt Nam thời kì trước đổi mới (1975-1986).

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 30/4/1975, cả
nước độc lập thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ đây có một sự thay
đổi lớn: đất nước thoát khỏi thời kỳ vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Nhiệm vụ
chính lúc này là khôi phục, ổn định xây dựng và phát triển đất nước trong điều
kiện hòa bình. Tình hình đó đã đặt ra một yêu cầu là cần phải có những chủ
trương, chính sách, biện pháp phù hợp với tình hình mới của đất nước để thúc
đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Trên thực tế, các chủ trương, chính sách, biện
pháp của Đảng ở một số mặt trong thời kỳ này chưa đáp ứng được những yêu
cầu đặt ra, đặc biệt là những chủ trương, đường lối trong lĩnh vực kinh tế
(những vấn đề liên quan đến lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất).
Dựa vào những kiến thức đã học em xin trình bày quá trình tìm tòi khảo
nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của Đảng thời kì trước đổi mới (1975-1986).
Bài làm có gì thiếu sót mong thầy góp ý bổ sung để bài viết được hoàn thiện
hơn.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Yêu cầu bức thiết phải thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước
của Đảng ta hay nguyên nhân Đảng ta phải thực hiện cấp bách việc đổi
mới.
Thứ 1, Sản xuất tăng rất chậm, Tài nguyên thiên nhiên bị lãng phí, phân phối
lưu thông rối ren, người lao động thì thiếu việc làm, hàng tiêu dùng thì không
đủ, thậm chí khan hiếm thiếu thốn trầm trọng, nhà ở, điều kiện vệ sinh thiếu
thốn…nên đời sống kinh tế của nhân dân ta hết sức khó khăn.
Thứ 2, nhiều chủ trương ở đề ra ở đại hội 4 (tháng 12/1976) không thực hiện
được. Cụ thể là:
+ Trong đại hội 4, đề ra chỉ tiêu kế hoạch 5 năm, đạt sản lượng lương thực
21 triệu tấn vào năm 1980, xây dựng nhiều cơ sở công nghiệp nặng, hoàn thành
cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng mô hình huyện thành đơn vị nông-công
nghiệp…..thất bại.
+ Năm 1977, Về cải tạo XHCN đối với nông nghiệp: Đảng chủ trương tiếp
tục củng cố quan hệ sx ở miền bắc bằng việc mở rộng quy mô hợp tác xã, áp
dụng phương thức tổ chức theo hướng tập trung; chuyên môn hóa, cơ giới hóa,
thành lập các đội chuyên từng khâu….kết quả là, lao động nông nghiệp tách rời
ruộng đất và các tư liệu sx khác tách rời sp cuối cùng; lợi ích kinh tế của người
lao động không được đảm bảo, làm triệt tiêu động lực sản xuất của nông dân.
Rõ ràng, đối với nông nghiệp miền nam áp dungj mô hình tập thể hóa ở miền
bắc là không phù hợp. Từ năm 1976 đến năm 1980 đầu tư của nhà nước cho
nông nghiệp không ngừng tăng, nhưng sản lượng lương thực giảm đến mức
thấp nhất, phải nhập khẩu lương thực ngày càng nhiều, nền nông nghiệp cả
nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.
+ Công thương nghiệp miền nam thì loại bỏ kinh tế tư nhân, xóa bỏ nền
kinh tế nhiều thành phần, thực hiện quốc doanh hóa toàn bộ cơ sở kinh tế tư
nhân, cá thể, áp dụng cơ chế quản lý tập trung, bao cấp cho toàn bộ cơ sở kinh
tế công thương nghiệp đã làm kìm hãm sự phát triển sức sản xuất trong công
nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ.
+ Trong sx công nghiệp, tốc độ tăng bình quân hàng năm 1976-1980 là
0,6%. Đến năm 1980, hầu như các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 1976-1980 đều
không thực hiện được. Tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng bình quân 1,4% hàng
năm, thu nhập quốc dân chỉ tăng 0,4% trong khi dân số tăng 2,2% một năm.
Nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng.
Thứ 3, Mất cân đối trong nền kinh tế chậm được thu hẹp. Vai trò của kinh tế
quốc doanh bị suy yếu.
Thứ 4, Tiêu cực trong xã hội thì gia tăng, công bằng xh thì bị vi phạm, quần
chúng nhân dân giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của đảng va sự điều hành
quản lý của nhà nước.
=> Nguyên nhân cơ bản: do ta mắc phải “Sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về
chủ trương, chính sách, sai lầm về chỉ đạo chiến lược sách lược và tổ chức thực
hiện”. xác định mục tiêu và bước đi không sát với thực tế, không coi trọng
nhiệm vụ khôi phục kinh tế là nhiệm vụ cấp bách, nông nghiệp ở giai đoạn này
vẫn chưa được xác định là mặt trận hàng đầu. Hơn nữa, do ta đã quá nóng vội
trong việc xóa bỏ các thành phần kinh tế phi XHCN.
=>Thực trạng của đất nước lúc bấy giờ đã đặt ra một yêu cầu bức thiết là phải
đổi mới, để ổn định tình hình đất nước, đưa đất nước ta ra khỏi thời kì khủng
hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội.
II. Quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản
Việt nam.
- Từ cuối những năm 70, đã xuất hiện những mô hình ở các địa phương, các
đơn vị kinh tế tập thể và quốc doanh tự tìm tòi, cải tiến cách làm ăn, mô hình tổ
chức quản lý mới, như là khoán sản phẩm cho các hộ xã viên trong hợp tác xã
nông nghiệp ở Đồ sơn Hải phòng. các đơn vị kinh tế quốc doanh ở tp hcm và
một số nơi đã phá rào vượt qua cơ chế hành chính, quan liêu, bao cấp để tự chủ
hạch toán kinh tế.
- Hội nghị TW 6 khóa IV Tháng 8-1979: mở đầu quá trình tìm kiếm giải pháp
đưa đất nước từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, đặc biệt là
những ràng buộc của cơ chế hành chính, quan liêu, bao cấp. Hội nghị khẳng
định sự cần thiết phải tồn tại thị trường tự do, khuyến khích mọi người lao
động, mọi năng lực sản xuất và các thành phần kinh tế làm ra nhiều của cải vật
chất cho xã hội. Hội nghị lần thứ 6 được coi là bước dột phá đầu tiên để tìm
đưởng đổi mới kinh tế của đảng.
- Quán triệt nghị quyết TW 6, đổi mới từng phần đã diễn ra nhanh chóng trên
các lĩnh vực, cụ thể:
+ Trong nông nghiệp: chính phủ quyết định bãi bỏ các trạm kiểm soát có
tính chất ngăn sông cấm chợ, cản trở việc lưu thông hàng hóa; khuyến khích
tận dụng ruộng đất trong nông nghiệp vào sản xuất; mở rộng kinh doanh
thương nghiệp XHCN; chính sách phân phối theo lao động, kích thích sx phát
triển,….Ngày 13-1-1981, ban bí thư ra chỉ thị 100 về khoán sp đến nhóm và
người lao động trong hợp tác xã.Chỉ thị 100 đã tạo động lực mới trong sx nông
nghiệp.
+ Trong công nghiệp: ngày 21-1-1981 chính phủ ban hành quyết định về
một số chủ trương, biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sx kinh doanh và
quyền tự chủ về tài chính của các các xí nghiệp quốc doanh. Và mở rộng hình
thức trả lương khoán, lương sp và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các
đơn vị sx-kinh doanh của nhà nước. Cùng với đó là cải tiến công tác phân phối
lưu thông, thực hiện nguyên tắc giá cả phù hợp với chi phí sx và lưu thông, và
xóa bỏ chế độ tem phiếu,…
=> Những điểm mới trong quản lý công nghiệp đã góp phần làm giảm tình
trạng trì trệ trong sx của các doanh nghiệp nhà nước. Năm 1981, sản xuất công
nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch 7,5%.
- Đại hội V Tháng 3/1981: Đảng đã có nhiều chủ trương mới cả trong chiến
lược phát triển kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất. Từ Đại hội III năm 1960,
Đảng luôn khẳng định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá
độ. Đến Đại hội V này, điều mới và quan trọng là Đảng đã xác định cụ thể nội
dung và hình thức công nghiệp hóa trong chặng đường đầu tiên. Đó là “tập
trung phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu,
đưa nông nghiệp một bước lên xã hội chủ nghĩa”…. Đảng chủ trương tiếp tục
đẩy mạnh hợp tác hoá nông nghiệp ở Nam bộ, từng bước phát huy tác dụng của
hợp tác hoá đối với việc đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và
xây dựng nông thôn mới. Rút kinh nghiệm từ phong trào hợp tác hoá trong
những năm trước đây đưa quy mô hợp tác xã nông nghiệp lên quá lớn ở một số
địa phương, trong chủ trương lần này, Đảng nhấn mạnh tới việc ổn định quy
mô hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, tổ chức tốt việc điều chỉnh quy mô trong
những trường hợp cần thiết. Một bước tiến mới trong việc xây dựng và củng cố
hợp tác xã là Đảng chủ trương “áp dụng rộng rãi khoán sản phẩm cuối cùng
đến nhóm lao động và người lao động”. Chủ trương này đã mở ra một phương
hướng đúng đắn cho việc củng cố quan hệ kinh tế tập thể ở nông thôn, vì nó đã
bước đầu thừa nhận quyền tự chủ của nông dân (hộ xã viên được tự chủ ở 3
khâu: gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Đại hội xác định chúng ta đang ở
chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
- Thực hiện nghị quyết đại hội V đã tạo chuyển biến rõ rệt trong các lĩnh vực,
cụ thể:
+ Nông nghiệp: năm 1981-1985 tăng 4,9%, sản lượng lương thực tăng đều
từ 15 triệu tấn (1981) lên 18,2 triệu tấn (1985).
+ Công nghiệp: tốc độ bình quân trong các năm 1981-1985 tăng 9,5%. Tuy
nhiên, lĩnh vực lưu thông phân phối còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được nên
nhà nước đã tiến hành cải cách giá, lương, tiền lần thứ nhất (1981-1982) làm
cho lạm phát trầm trọng thêm, đẩy giá thị trường tăng nhanh (năm 1985 tăng
300% so với 1984).
- Hội nghị lần thứ 8 khóa V tháng 6/1985: quyết định phải dứt khoát xóa bỏ tập
trung quan liêu, thực hiện chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh
doanh xã hội dân chủ. Đây được coi là bước đột phá thứ 2 trong quá trình tìm
tòi đổi mới của đảng.
- Sau hội nghị 8 Vào tháng 9/1985, đã tiến hành đợt điều chinh giá-lương-tiền
lần thứ 2. Trong quá trình tổ chức thực hiện đã mắc những sai lầm như vội
vàng đổi tiền và tổng điều chỉnh giá, lương trong khi chưa chuẩn bị sẵn sàng về
mọi mặt. Hậu quả là dẫn đến tình trạng lạm phát phi mã trong 3 năm 1986-
1988. Đất nước thật sự lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội.
- Kết luận quan trọng của bộ chính trị: Tháng 8/1986, Hội nghị Bộ chính trị và
Ban Bí thư đã đưa ra “kết luận đối với một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế’
với nội dung có tính đột phá: khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra
sức phát tiển công nghiệp nhẹ; trong cải tạo XHCN xác định cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch hóa làm trung tâm, sử dụng đúng
quan hệ hàng hóa tiền tệ, vận dụng quy luật giá trị, thực hiện cơ chế một giá.
Đây là bước đột phá thứ 3 về đổi mới kinh tế, đồng thời cũng là bước quyết
định cho sự ra đời của đương lối đổi mới toàn diện của Đảng.
C. PHẦN KẾT
Thời kỳ 1975-1986 là thời kỳ đầy khó khăn thử thách, Đảng Cộng Sản Việt
Nam với tinh thần nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật đã quyết tâm đổi
mới, thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, từng bước đưa đất nước đi lên
thoát cảnh đói nghèo. Và tự rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn để tiếp
tục con đường đổi mới đất nước tại đại hội lần thứ 6 tháng 12/1986.

You might also like