You are on page 1of 3

2.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các bước đột phá tiếp tục đổi
mới kinh tế 1982-1986
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và quá trình thực hiện nghị
quyết đại hội
 Nhận đinh tình hình
Đại hội V của đảng diễn ra từ ngày 27 đến ngày 31/03/1982 tại Hà Nội. Trong bối cảnh
tình hình TG cũng như trong nước có một số mặt thuận lợi nhưng nhiều khó khăn, thách
thức mới. Cụ thể, bên ngoài Hoa Kì tiếp tục thực hiên chính sách bao vây cấm vận và kế
hoạch hậu chiến. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực quốc tế ra sức tuyên truyền, xuyên tạc
về quân tình nguyện VN làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, gây sức ép với VN, chia rẻ 3
nước Đông Dương; Trong nước, tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội ngày càng trầm
trọng. Đại hội V đã thông qua các văn kiện quan trọng , bầu ban Chấp hành trung ương
bộ chính trị, đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm tổng bí thư của Đảng.
Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá những thành tựu, khuyết điểm, sai lầm của Đảng, phân
tích nguyên nhân thắng lợi, khó khăn của đất nước, biến động của tình hình thế giới. Đại
hội khẳng định tiếp tục thực hiên đường lối chung, đường lối kinh tế do đại hội lần thứ 4
của đảng đề ra đồng thời bổ sung thêm: Khẳng định nước ta đang ở chặng đường đầu tiên
của thời kì quá độ lên CNXH với những KK về kte, ctri, vhoa, XH. Đó là thời kì khó
khăn phức tạp, lâu dài, phải trải qua nhiều chặng đường.
 Nhiệm vụ chiến lược
Có 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
VNXHCN. Khẳng định 2 nhiệm vụ chiến lược có quan hệ mật thiết với nhau.
 Kế hoạch 5 năm (1981-1985): coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu
Nội dung, bước đi, cách làm thực hiện CN hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên là:
tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa
nông nghiệp 1 bước lên sx lớn XHCN, ra sức đẩy mạnh sx hàng tiêu dùng và tiếp tục xây
dựng một số ngành công nghiệp nặng qtrong; kết hợp CN,NN, hang tiêu dùng và CN
nặng trong cơ cấu công-nông nghiệp hợp lý.
 Chặng đường đầu tiên
Như vậy, nhận thức phát triển NN, coi NN là mặt trận hàng đầu là điểm tích cực ghi nhận
trong tư duy của đảng về cn hóa ở đại hội V. Như cta đã thấy, trong đại hội 3 và 4 của
đảng, tư duy cn hóa của đảng là thiên về phát triển CN nặng, vì vậy nhận thức phát triển
NN, coi NN là mặt trận hàng đầu là phụ hợp với nước ta góp phần khai thác và phát huy
thế mạnh, tiềm năng của đất nước, làm cơ sở đề thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của chặng
đường đầu tiên, tạo ra những tiền đề cần thiết cho chặng đường tiếp theo
b. Các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế
Sau đại hội V của Đảng thì ban chấp hành Trung ương đã có nhiều hội nghị để cụ thể hóa,
thực hiện Nghị quyết Đại hội, nổi bật chúng ta có thể thấy đó là:
1. HNTW6 ( 7/1984)
Hội nghị này tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách về phân phối lưu thông với 2
loại công việc cần làm ngay
- Phải đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, quản lý chặt chẽ thị trường tự do
- Thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền lương, tài chính cho phù hợp với thực tế

2. HNTW7 (12/1984)
- Xác định kế hoạch năm 1985 phải tiếp tục coi sản xuất nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, trước hết là sx lương thực, thực phẩm
-
3. HNTW 8 (6/1985): Đây là bước đột phá thứ hai, đánh dấu quá trình tìm tòi, đổi
mới kinh tế của Đảng ( Lưu ý nhỏ: Bước đột phá thứ nhất là HNTW6 – khóa 4
(8/1979))
- Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp
- Lấy giá lương tiền là khâu đột phá để chuyển sang cơ chế hạch toán, kinh doanh
XHCN
 Hội nghị TW8 cũng khẳng định rằng: nội dung xóa bỏ quan liêu bao cấp trong giá và
lương là tính đủ chi phí hợp lí trong giá thành sản phẩm, giá cả đủ bù đắp chi phí
thực tế hợp lí, người sản xuất có lợi nhuận thỏa đáng và nhà nước từng bước có tích
lũy. Phải xóa bỏ tình trạng nhà nước mua thấp, bán thấp và bù lỗ, thực hiện cơ chế
một giá trong toàn bộ hệ thống, khắc phục tình trạng thả nổi trong việc định giá và
quản lí giá, xóa bỏ chế độ bao cấp bằng hiện vật theo giá thấp, chuyển mọi hoạt động
sx kinh doanh sang hoạch toán kinh doanh XHCN. Khẳng định giá lương tiền là
khâu đột phá để chuyển đổi cơ chế xóa bỏ các khoản chi của ngân sách trung ương,
địa phương mang tính chất bao cấp tràn lan. Nhanh chống chuyển hẳn công tác ngân
hàng sang hạch toán kte, kinh doanh XHCN.
 Như vậy, thực chất các chủ trương của HNTW8 đã thừa nhận sx hàng hóa và những
quy luật sx hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong qtrinh thực hiện
vẫn mắc nhưng sai lầm, tiêu biểu là sự kiện đổi tiền vào T9/1985 và tổng điều chỉnh
giá lương trong tình hình chưa chuẩn bị mọi mặt. Cuộc điều chỉnh giá lương tiền đã
làm cho cuộc khủng hoảng kte XHVN ngày càng trầm trọng và sâu sắc hơn
4. Hội nghị Bộ chính trị (8/1986)
Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế. Đây là bước đột phá thứ 3 về
đổi mới kte, đồng thời cũng là bước quyết định cho sự ra đời của đường lối đổi mới của
Đảng. Nội dung đổi mới có tính đột phá là:
- Về cơ cấu sản xuất: cần tập trung lực lượng, trước hết là vốn và vật tư, thực hiện
cho được 3 chương trình quan trọng nhất về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu
dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu.
- Về cải tạo XHCN: phải biết lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp trêm quy mô
cả nước cũng như từng vùng, từng lĩnh vực, phải đi qua những bước trung gian,
quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến trung bình, rồi tiến lên quy mô lớn.
- Về cơ chế quản lí kinh tế: bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ cấu
quản lí kinh tế, làm cho hai mặt ăn khớp với nhau tạo ra động lực mới thúc đẩy sản
xuất phát triển.
 Những kết luận trên đây của hội nghị bộ ctri là kết quả tổng hợp của cả quá trình tìm
tòi, thử nghiệm, đấu tranh giữa quan điểm mới và quan điểm cũ, đặc biệt là trên lĩnh
vực kinh tế.

You might also like