You are on page 1of 13

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LSHTKT

Câu 1 (Chương 4 - Hình thái cổ điển): Sự phê phán của phái Trọng nông đối với
phái Trọng thương. Ý nghĩa của sự phê phán này
Phái trọng nông đã xuất phát từ quy luật ngang giá trong trao đổi, sự thống nhất
giữa hành vi mua và bán, quan niệm về của cải là mặt vật chất của nó để phê phán
những nguyên lý của chủ nghĩa trọng thương đồng thời phát triển những nguyên lý về
sản xuất của cải của họ.
+ Theo ông, Thương mại chỉ là việc đổi lấy giá trị này lấy một giá trị khác ngang như
thế, trong trao đổi cả người mua và người bán đều không có lợi ích gì và mất gì về giá
trị, còn lợi nhuận của thương nhân có được là do tiết kiệm các khoản chi phí thương
mại và do sự cạnh tranh giữa các thương nhân.
+ Ngoại thương cũng không phải nguồn gốc của của cải, ngoại thương chỉ có tác dụng
san bằng giá cả hàng hóa ở các nước khác nhau. Lợi nhuận của họ là món tiền thưởng
do những người sản xuất trả. Giá cả có trước việc mua và bán, thương nhân không thể
tùy tiện định giá. Do vậy một nước không thể làm giàu trên lưng một nước khác
nhưng cạnh tranh quốc tế là có ích. Tiền lãi của thương nhân không phải là lợi nhuận
đối với nhà nước.
+ Tiền chỉ là công cụ di chuyển của của cải, tiện tạo điều kiện cho việc trao đổi và
mua bán. Của cải đích thực là lượng tiền có thể mua được. Tiền cũng như việc tích lũy
tiền không thể là mục đích tự thân, không có một nước nào bán sản phẩm cho nước
khác với mục đích trữ tiền. Nếu làm như vậy nông nghiệp sẽ đến chỗ phá sản.
+ Phủ nhận luôn sự tiến bộ của ngoại thương cũng như vai trò của nó đối với sự ra đời
của chủ nghĩa tư bản, đồng thời chưa thấy được vai trò tích cực của chủ nghĩa trọng
thương trong quá trình tích lũy ban đầu của tư bản.

Ý nghĩa của sự phê phán:


+ Phái trọng nông, đã phê phán gay gắt học thuyết Trọng thương nhưng những nét
chính chủ yếu của phái trọng thương họ đã kế thừa. ( Nghiên cứu của cải, nguồn gốc
của của cải, phương pháp làm tăng của cải quốc gia, vai trò của nhà nước đối với quá
trình làm tăng của cải,...)
+ Đó là cơ sở cho học Thuyết trọng nông ra đời.
Câu 2 (Chương 5 - Đỉnh cao cổ điển): Phương pháp nghiên cứu kinh tế của
D.Ricardo. So sánh với phương pháp nghiên cứu của A.Smith.
+ Tiếp cận của ông có tính chất duy vật. Ông thừa nhận tính quy luật khách quan của
đời sống kinh tế- xã hội. Tư tưởng về quy luật khách quan sự phát triển kinh tế đã
quán triệt toàn bộ hệ thống lý luận của ông.
+ Về mặt triết học, ông trực tiếp ảnh hưởng triết học của J.Bentham theo chủ nghĩa vị
lợi. Tư tưởng của chủ nghĩa vị lợi cho rằng lợi ích hiện tại chỉ là lợi ích cá nhân, xã
hội là một tổng thể cá nhân trong đó số đông người có hạnh phúc lớn nhất sẽ tạo nên
chế độ tốt đẹp.
+ Ông cũng lấy lại quan điểm về con người kinh tế của Adam Smith, xuất phát từ con
người trừu tượng, con người với bản chất ích kỷ của mình và chạy theo lợi ích cá nhân
là động lực cho toàn bộ guồng máy kinh tế vận động và phát triển.
+ Phương pháp phân tích chủ yếu phân tích về lượng ( Phương pháp này này đã được
các phái phân tích đại lượng sau ông kế thừa như phái tân cổ điển, phái Keynes,..),
Ông đã sử dụng rộng rãi phương pháp trừu tượng - giả định, không quan tâm đến vấn
đề phát sinh, phát triển và chuyển hóa của các phạm trù kinh tế cũng như cũng không
quan tâm đến phương pháp lịch sử.
+ Ông luôn đứng trên nguyên lý cơ bản - yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất, coi
phương pháp tư sản nói chung, là một phương pháp có lợi nhất để tạo ra của cải.
So sánh:
Kế thừa:
+ Cách tiếp cận của hai ông đều là duy vật. Thừa nhận tính quy luật kinh tế khách
quan.
+ Lấy quan điểm về con người kinh tế của Adam Smith, xuất phát từ con người trừu
tượng, con người với bản chất ích kỷ của mình và chạy theo lợi ích cá nhân là động
lực cho toàn bộ guồng máy kinh tế phát triển. Cũng như học thuyết của A.Smith, học
thuyết kinh tế của D.ricardo đại biểu cho lợi ích tư bản công nghiệp.
Phát triển:
Nhận xét về phương pháp của D.Ricardo, Karl Marx viết: “ xuất phát từ việc lấy thời
gian lao động để xác định lượng giá trị của hàng hóa và sau đó lại nghiên cứu những
quan hệ kinh tế khác có mâu thuẫn với việc quy định giá trị đó hay không, hay làm
thay đổi quy luật đó đến mức nào.” D.Ricardo đã có ý thức xem xét tất cả các phạm
trù kinh tế khác trên cơ sở lý luận giá trị lao động. Do vậy, ông đã thống nhất các
phạm trù kinh tế trên một cơ sở thống nhất.
Câu 3 (Chương 6 - Biến đổi cổ điển): Các khuynh hướng biến đổi của KTCT cổ
điển. Bối cảnh kinh tế - xã hội dẫn đến những biến đổi này.
KTCT cổ điển biến đổi theo ba khuynh hướng chính:
- Thứ nhất, khuynh hướng phê phán chủ nghĩa tư bản trên tầm nhìn của giai cấp
tiểu tư sản. Khuynh hướng này kế thừa phân tích những mâu thuẫn kinh tế và
xã hội của kinh tế chính trị cổ điển và tiếp tục phát triển nó với tầm nhìn tiểu tư
sản, cho rằng nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ dẫn đến diệt vong và
thay vào đó là nền tiểu sản xuất hàng hóa.
- Thứ hai, khuynh hướng này dựa vào phương pháp lịch sử đã phê phán gay gắt
chủ nghĩa tư bản, cho rằng nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn nền sản
xuất trước đó. đến nay nền sản xuất đã phát triển ở giai đoạn cao nhất và trở
nên già cỗi, nó nhất định bị nền sản xuất và xã hội tiến bộ hơn thay thế. Đó là
xã hội tương lai, xã hội công nghiệp. khuynh hướng này phát triển mạnh ở
pháp, hướng tới một xã hội mới hay còn gọi là khuynh hướng chủ nghĩa xã hội
không tưởng.
- Thứ ba, khuynh hướng tiếp tục bảo vệ sự tồn tại vĩnh cửu của chủ nghĩa tư bản
trong điều kiện lịch sử mới bằng cách chứng minh sự hài hòa và không có mâu
thuẫn bên trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, phủ nhận những mâu thuẫn bên
trong nền kinh tế cũng như quan hệ kinh tế trừu tượng mà kinh tế chính trị cổ
điển đã chỉ ra, chỉ thừa nhận và phát triển những mối liên hệ được thể hiện ra
bên ngoài. khuynh hướng này còn được gọi là kinh tế chính trị tầm thường.
● Bối cảnh kinh tế- xã hội dẫn đến những khuynh hướng này:
- Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời và phát triển của
kinh tế chính trị cổ điển. đó là những học thuyết KT của giai cấp tư sản trong
cuộc đấu tranh chống chế độ PK và thiết lập một trật tự kinh tế mới - tư bản
chủ nghĩa cùng với một kết cấu xã hội mới.
- Năm 1825, cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên nổ ra ở Anh- nơi được coi là
công xưởng và trung tâm kinh tế thế giới dẫn đến sự phá sản của nhiều doanh
nghiệp, sản xuất hàng hóa nhỏ và tiểu tư sản cx nằm trong dòng xoáy đó dẫn
đến mâu thuẫn KT-XH chủ CNTB ngày càng sâu sắc.
- Sự rung chuyển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho các nguyên lý của
kinh tế chính trị không còn là những nguyên lý vĩnh cửu. Sự tan rã của kinh tế
chính trị cổ điển kéo theo sự xuất hiện của một số khuynh hướng chính trị phản
ánh những khuynh hướng phát triển khác nhau của chủ nghĩa tư bản và những
khuynh hướng kế thừa và biến đổi khác nhau của KTCT cổ điển.
Câu 4 (Chương 6 - Biến đổi cổ điển): Thuyết tiêu thụ của T.R.Malthus. Sự kế
thừa và phê phán của các nhà kinh tế học đi sau về thuyết tiêu thụ của
T.R.Malthus.
Thuyết tiêu thụ:
+ Trái với J.Say, ông cho rằng có tồn tại khủng hoảng thừa phổ biến. Theo ông nguyên
nhân của khủng hoảng thừa là tiêu dùng không đủ.
+ Nguyên nhân: Công nhân sản xuất ra phần sản phẩm tương ứng với tiền công. Do
vậy, công nhân với số tiền công ít ỏi của mình chỉ mua được phần sản phẩm mà họ đã
sản xuất ra. Nhà tư bản không thể tiêu thụ phần lợi nhuận vì nếu vậy họ không thể
giàu có, không thể làm giàu bằng cách tiêu thụ hết lợi nhuận.
+ Cách giải quyết: Giai cấp thứ ba chỉ tiêu thụ mà không sản xuất (Quý tộc, tăng lữ,
cảnh sát,..)
Phê phán của Marx:
+ Lý thuyết tiêu thụ của Ông bị Marx phê phán gay gắt, rằng R.Malthus chỉ chú
trọng đến lượng cầu sinh hoạt mà đã bỏ qua lượng cầu tư liệu sản xuất, hơn nữa
theo R.Malthus, trọng tâm của vấn đề thực hiện là thực hiện lợi nhuận.
+ Tìm đến giai cấp địa chủ và tầng lớp không sản xuất khác, nhưng tầng lớp này
lấy phương tiện thanh toán ở đâu để mua phần sản phẩm có giá trị bằng lợi
nhuận
Kế thừa: Keynes đã công khai tuyên bố rằng, học thuyết của ông được kế thừa trực
tiếp những tư tưởng của R.Malthus, đặc biệt là thuyết tiêu thụ.
Thứ nhất, R.Malthus là một trong những người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng kinh tế
sáng lập ra thuyết trọng cầu - cơ sở của học thuyết Keynes.
Thứ hai, Lực lượng tăng tiêu dùng chủ yếu nhờ vào tiêu dùng nhà nước. Nhà nước tác
động tăng tổng cầu là cơ sở tư tưởng của nhà nước tác động trực tiếp vào kinh tế. Điều
này cũng được sống dậy trong học thuyết của Keynes khi ông cho rằng nhà nước có
vai trò điều tiết tổng cầu để điều tiết kinh tế vĩ mô.
Câu 5 (Chương 7 - Karl Marx): Lý thuyết tái sản xuất tư bản xã hội của K.Mark.
Ý nghĩa.
Lý luận tái sản xuất tổng tư bản xã hội của Karl Marx dựa trên hai nguyên lý:
1 - Toàn bộ sản phẩm xã hội chia thành 2 khu vực lớn: tư liệu sản xuất và tư liệu sinh
hoạt. Nền sản xuất xã hội chia thành 2 ngành lớn ứng với 2 khu vực: sản xuất tư liệu
sản xuất, sản xuất tư liệu sinh hoạt. Trong mỗi khu vực tư bản chia thành hai bộ phận:
tư bản khả biến (v) và tư bản bất biến (c).
2 - Giá trị của tổng sản phẩm hàng năm trong mỗi khu vực phân giải thành: c+v+m
Karl Marx đưa ra 6 giả định - những giả định này làm đơn giản hóa việc tính toán
nhưng không làm sai lệch bản chất của vấn đề đang nghiên cứu
(1) Tái sản xuất tư bản xã hội được nghiên cứu trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
thuần túy. Trong xã hội chỉ có mối quan hệ kinh tế giữa giai cấp tư sản và giai
cấp công nhân.
(2) Giá trị của tư bản cố định được chuyển hết vào giá trị của sản phẩm trong một
năm.
(3) Giá cả bằng giá trị
(4) Tỷ suất giá trị thặng dư bằng 100%
(5) Cấu tạo hữu cơ của tư bản trong mỗi khu vực không đổi (lưu ý: c/v không đổi
không có nghĩa là c/v của cả 2 khu vực bằng nhau)
(6) Không xét đến vấn đề ngoại thương

Tái sản xuất giản đơn: là tái sản xuất với quy mô như cũ, trong điều kiện nhà tư bản
dùng toàn bộ giá trị thặng dư cho tiêu dùng cá nhân.
- Marx đưa ra điều kiện cơ bản của tái sản xuất giản đơn tư bản chủ nghĩa là:
I(v+m) = IIc
tổng khối lượng hàng hóa TLSX mới được sản xuất ra trong năm của KVI phải
bù đắp được TLSX đã tiêu dùng trong năm của KVII.
Tái sản xuất mở rộng: là khi nhà tư bản tăng thêm tư liệu sản xuất, thuê thêm công
nhân, biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản bất biến phụ thêm và tư bản khả
biến phụ thêm)
- Điều kiện cơ bản của tái sản xuất mở rộng là cần có tích lũy ở khu vực I:
I (v+m) > II c
trường hợp sản xuất dựa trên một tư bản đang tăng lên thì I(v+m) phải bằng IIc
cộng với bộ phận thặng dư mới sáp nhập thêm vào tư bản cộng với tư bản bất
biến phụ thêm, cần thiết để mở rộng sản xuất khu vực II.
Ý nghĩa:
- Lý luận tái sản xuất là một trong những cống hiến lớn nhất của Karl Marx cho khoa
học kinh tế. Ông là người đầu tiên trong lịch sử học thuyết kinh tế đã diễn tả được
toàn bộ quá trình tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã hội, mô tả được quá
trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TBCN.
- Phân chia nền sản xuất thành 2 khu vực.
- việc phân biệt rõ nét TLSX và TLTD có vai trò quan trọng trong việc phân tích tái
sản xuất tư bản xã hội.
Câu 6 (Chương 7 - Karl Marx): Lý thuyết tích lũy của K.Marx. Ý nghĩa.
Lý thuyết tích lũy:
Tiếp tục phát triển lý luận giá trị thặng dư, Marx nghiên cứu quá trình tích lũy tư bản,
nghiên cứu sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản. Chứng minh tích lũy tư bản là
sự chuyển hóa một phần GTTD thành TBBB phụ thêm, TBKB phụ thêm và sử dụng
chúng vào quá trình sản xuất, trong đó tỷ trọng của TBBB tăng nhanh hơn TBKB.
Ông phân tích tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Ông chỉ ra: quá trình tái
sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, đồng thời là quá
trình tái sản xuất ra quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Những nguyên nhân làm tăng
tích lũy tư bản, làm cho CNTB phát triển cũng đồng thời là nguyên nhân phá vỡ quan
hệ sản xuất TBCN, dẫn đến sự thay thế phương thức sản xuất TBCN bằng một
phương thức sản xuất mới.
Ý nghĩa:
Câu 7 (Chương 8 - Kế thừa và phát triển K.Marx): Lý thuyết kinh tế của
K.Kautsky.
(1) Sự giải thích của các cuộc khủng hoảng sản xuất thừa và sự sụp đổ của
CNTB.
+ Ông cho rằng trong thời kỳ đại CN, tiêu dùng xã hội chỉ là tiêu dùng của những
nhà tư bản và của công nhân. Do vậy, nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng
thừa trong CNTB là do tình trạng tiêu dùng dưới mức của giai cấp CN. Sự tiêu
dùng quá mức này không được bù lại bằng sự tiêu dùng quá mức của giai cấp
bóc lột vì giai cấp tư sản không thể tiêu dùng hết gttd do đó dẫn đến các cuộc
khủng hoảng thừa.
+ Sự sụp đổ kinh niên không thể chịu đựng nổi đối với đại đa số dân cư sẽ dẫn tới
chỗ thiết lập CNXH.
(2) Chủ nghĩa đế quốc
K.Kautsky cho rằng, chủ nghĩa đế quốc chỉ là một chính sách riêng biệt, là xu
hướng của các nước công nghiệp phát triển cao, muốn làm cho kv nông nghiệp phải
phụ thuộc vào nó. Thời kỳ CNDQ, các nhà tư bản các nước khác nhau có thể dùng
biện pháp hướng nghiệp để xây dựng một nền kinh tế thế giới có tổ chức.
Tạo ra ảo tưởng rằng CNTB có thể phát triển một cách hòa bình không có
khủng hoảng.
(3) Về con đường đi lên CNXH và nền kinh tế XHCN.
Xây dựng CNXH bằng các biện pháp thông qua nghị viện ở các nước tư bản,
pháp chế bảo hộ cho lao động, mở rộng phạm vi sản xuất của nhà nước,.. mà không
cần chuyên chính vô sản.
Là sự kết hợp giữa tính kế hoạch của nhà máy với sự phát triển tự phát của
phân công lao động và thị trường. Ông phủ nhận học thuyết đấu tranh giai cấp và
chuyên chính vô sản trong học thuyết Marx. Ông cho rằng, nền kinh tế XHCN là kết
quả của tự phát của sự phát triển lực lượng sản xuất. Nó ra đời không cần đấu tranh
giai cấp và cách mạng.
Câu 8 (Chương 8 - Kế thừa và phát triển K.Mark): Đóng góp mới của Lenin
trong lý thuyết kinh tế.
(1) Những tư tưởng phát triển về lý thuyết chung về tư bản
(2) Lý luận về chủ nghĩa tư bản độc quyền hay chủ nghĩa đế quốc (Cái này là đóng
góp lớn nhất)
(3) Những lý luận về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trong
điều kiện nước Nga Xô Viết, qua đó có những đóng góp vào lý luận về thời kỳ
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội nói chung.
Câu 9 (Chương 9 - Tân cổ điển): Quan niệm giá trị của phái Tân cổ điển ở Anh.
So sánh với quan niệm giá trị của phái Cổ điển.
Quan niệm về giá trị:
- Áp dụng một cách độc lập phân tích biên vào lý thuyết cầu và phát triển khái niệm
tính hữu dụng biên (Marginal Utility)
- Tiên phong phân tích biên ở cấp độ hộ gia đình
- Giá trị phụ thuộc tính hữu dụng, phụ thuộc vào tiêu dùng và nó xuất hiện không phải
trong quá khứ mà trong tương lai, giá trị phụ thuộc tính hữu dụng biên quy định giá trị
hàng hóa… và với lý luận giá trị này thì có thể giải thích được bất cập trong nguyên lý
giá trị lao động của các nhà cổ điển trong việc giải thích các vật cổ, quý hiếm, có
những giá trị lớn và ngày nay không thể sản xuất ra được.
- Khi phát triển lý thuyết về trao đổi, Jevons đã chỉ ra một cách chính xác rằng giả sử
nguồn cung cố định của hai hàng hóa được nắm giữ bởi hai cá nhân,thì giá của những
hàng hóa này và những khối lượng được được trao đổi sẽ phụ thuộc vào tính hữu dụng
biên của HH đối với 2 cá nhân.
- Jevons loại bỏ giả định cung là cố định và phân tích mối quan hệ giữa chi phí, nguồn
cung, tính hữu dụng biên và giá cả:
+ chi phí sx quy định cung
+ cung quy định mức độ cuối cùng của tính hữu dụng
+ mức độ cuối cùng của tính hữu dụng quy định giá trị.
từ đó đi đến kết luận rằng giá cả quy định giá trị.
Tuy nhiên, quan điểm của Jevon có những hạn chế được phân tích trong 3 trường hợp:
TH1: khi cung là hoàn toàn không co giãn thì giá phụ thuộc vào cung cầu, chi phí sản
xuất có thể không có một ảnh hưởng nào lên cung. Việc cho rằng giá chỉ phụ thuộc
vào cầu thôi cũng không thỏa mãn.
TH2: khi cung hoàn toàn co giãn, và chi phí SX không đổi, giá phụ thuộc hoàn toàn
vào chi phí sản xuất dù cho cầu có tăng lên hay giảm đi.
TH3: khi đường cung dốc lên, thì giá phụ thuộc vào chi phí biên của hàng hóa cuối
cùng được sản xuất ra. Với cầu cho trước, chi phí sản xuất hay cung quy định mức giá
trong trường hợp này cả cung và cầu quy định mức giá.
So sánh: Kế thừa và phát triển so với cổ điển

Câu 10 (Chương 10 - Keynes): Lý thuyết số nhân đầu tư của J.M.Keynes. Ý


nghĩa của lý thuyết này. Liên hệ vận dụng ở Việt Nam hiện nay.
Lý thuyết số nhân đầu tư: Keynes tìm ra số nhân đầu tư biểu hiện MQH giữa đầu tư
với thu nhập và việc làm.
- Keynes cho rằng: quy luật tâm lý thông thường là khi thu nhập thực tế tăng thì
tiêu dùng sẽ tăng nhưng không nhanh bằng. - quy luật này được diễn đạt một
tương đối chính xác.
- dCw/dYw là khuynh hướng tiêu dùng biên: cho biết số gia tăng sản lượng sắp
tới sẽ được chia như thế nào giữa tiêu dùng và đầu tư.
deltaYw = deltaCw +deltaIw.
hoặc deltaYw = k. deltaIw. trong đó 1-1/k là khuynh hướng tiêu dùng biên; k là
số nhân đầu tư cho biết khi có một lượng thêm về đầu tư tổng hợp thì thu nhập
sẽ tăng thêm một lượng bằng k lần mức gia tăng đầu tư.
- Ông cho rằng: khuynh hướng tiêu dùng biên lớn thì số nhân đầu tư càng lớn, vì
thế biến động về việc làm cũng nhiều hơn ứng với một biến động nhất định về
đầu tư. Cố gắng của công chúng để tiêu dùng một phần số thu nhập tăng thêm
sẽ làm kích thích sản xuất cho đến mức thu nhập mới tại nên một số dự trữ tiết
kiệm đủ để phù hợp với số đầu tư tăng thêm. Số nhân cho biết lượng việc làm
tăng thêm khi tạo ra một khoản thu nhập tăng thêm đủ để khuyến khích họ tiến
hành tiết kiệm thêm nữa.
- Nếu khuynh hướng tiêu dùng cận biên không lớn hơn số 0 bao nhiêu thì những
biến động nhỏ về đầu tư sẽ dẫn tới biến động nhỏ tương ứng về việc làm.do
vậy để tạo ra tình trạng việc làm đầy đủ cần một lượng lớn về đầu tư. Keynes
đã chứng minh tình trạng việc làm đầy đủ là rất khó đạt được, nhất là tình trạng
có việc làm đầy đủ trong thời gian dài.

Ý nghĩa:
- Dưới tác động của số nhân, sự cân bằng mong muốn tiết kiệm và mong muốn
đầu tư có thể được thực hiện ở mức công ăn việc làm không đủ. Tức là cung và
cầu hàng hóa có thể cân bằng mà không cần thực hiện cân bằng trên thị trường
lao động. Nền kinh tế vẫn có thể đi vào cân bằng cùng với sự tồn tại của thất
nghiệp.
- Việc tìm ra số nhân đầu tư là một đóng góp lớn của keynes cho lý thuyết điều
tiết vĩ mô nền kinh tế, cho việc phân tích nền kinh tế ở tầm vĩ mô.
- Keynes là người đầu tiên đưa ra khái niệm số nhân đầu tư trên cơ sở tiếp thu
khái niệm số nhân mà ông gọi là số nhân việc làm của Richard Ferdinand
Kahn.
- Chứng minh được rằng cần có sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động
kinh tế. Trong điều kiện công ăn việc làm không đủ, đầu tư tư nhân thông qua
tác động của số nhân làm tăng thu nhập quốc dân, tạo ra tiết kiệm bằng độ lớn
bản thân nó, vd: chi tiêu chính phủ thông qua tác động số nhân tạo ra nguồn
trang trải của bản thân nó.
- Hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa trải qua khủng hoảng trầm trọng thì những tư
tưởng và chính sách đề xuất của Keynes đã đóng góp tích cực vào vực dậy nền
kinh tế. lý thuyết của ông cx ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chính sách của
các chính phủ tư sản .
Liên hệ vận dụng ở Việt Nam
Câu 11 (Chương 11 - Chủ nghĩa tự do mới): Quan niệm của phái trọng Tiền về
nguyên nhân của thất nghiệp. Liên hệ tính thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Theo phái trọng Tiền, thất nghiệp có nguồn gốc từ hai nguyên nhân khác nhau:
tự nguyện và do sai lầm của chính phủ. Thất nghiệp tự nguyện sẽ xảy ra khi mức tiền
công thấp không đủ sức hấp dẫn và lôi cuốn những người có sức lao động, nhưng khi
cầu về lao động tăng, cân bằng với mức cung về lao động thì tiền công sẽ đạt tới sự
công bằng, và như vậy theo họ tiền công sẽ biến động tùy thuộc vào cân bằng cung-
cầu lao động. Và khi tiền công đủ sức hấp dẫn thì hiện tượng thất nghiệp sẽ giảm dần.
Liên hệ tính thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay:
Câu 12 (Chương 11 - Chủ nghĩa tự do mới): Quan niệm của M.Friedman về
chính sách tiền tệ của nhà nước trong thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh. Liên hệ
chính sách tiền tệ ở Việt Nam.
Lý thuyết tiền tệ của FRIEDMAN:
Friedman đã vận dụng học thuyết về cầu tài sản vào tiền tiện, phân tích qua 3 bước:
- Thứ nhất, tiền tệ là một tài sản tiêu dùng. Ông cho rằng cầu về tiền tệ tùy thuộc
vào ba tập hợp yếu tố:
+ Tài sản tổng cộng cần giữ dưới các hình thức đa dạng, tương tự như các
khoản ngân sách.
+ Giá cả và hiệu suất của hình thức tài sản của cải
+ Thị hiếu và sở thích ưu tiên của các tác nhân kinh tế sở hữu chúng.
- Thứ hai, cầu về tiền tệ là hàm các hiệu suất của 5 hình thức tài sản “có” mà
người ta có thể dùng để giữ của.
+ tiền tệ là “khoản nợ” mà người ta chấp nhận khi trả các món nợ tương
ứng với một giá trị danh nghĩa.
+ trái phiếu là khoản nợ mang lại thu nhập cho dòng thu nhập theo thời
gian.
+ cổ phiếu là “khoản nợ” mang lại cho các phần góp vốn được hưởng theo
tỷ lệ khoản tiền lãi các DN thu được.
+ Các tài sản vật chất (tư bản)
+ Tư bản con người.
- Thứ 3, ông đưa ra một quan niệm về một quan hệ hàm số ổn định cho cầu tiền
Md/P = f(Yp,rb - rm,re - rm, 𝝅e - rm)
+ Friedman nhận thấy có nhiều tài sản có thể thay thế cho tiền, có nhiều
thứ ngoài lãi suất tác động đến toàn bộ nền kinh tế.
+ Friedman không cho rằng lợi tức kì vọng của tiền rm là hằng số như
Keynes, vì vậy thay đổi trong lãi suất chỉ tác động rất nhỏ đối với cầu
tiền: Md/P = f(Yp)
+ Friedman cho rằng biến động ngẫu nhiên trong cầu tiền là nhỏ bé và do
vậy cầu tiền có thể dự đoán một cách chính xác bởi hàm cầu tiền. Khi
kết hợp với việc cho rằng cầu tiền là không nhạy cảm với lãi suất, ông
cho rằng tốc độ quay vòng của tiền là có khả năng dự đoán cao: V =
Y/f(Yp).
Kết luận: Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nên tăng khối lượng tiền tệ, còn trong
thời kỳ hưng thịnh nên giảm mức cung tiền.
Liên hệ chính sách tiền tệ ở Việt Nam:

You might also like