You are on page 1of 95

1

1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác – Lênin.
Quá trình hình thành và phát triển của kinh tế học chính trị Mác - Lênin:
1. Giai đoạn 1843 - 1848
Đây là giai đoạn hình thành cơ sở triết học và phương pháp luận của C.Mác và Ăngghen
để đi vào nghiên cứu kinh tế chính trị. Lúc đầu các ông là những người dân chủ cách
mạng, tích cực tham gia phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ, bảo vệ lợi ích của nông
dân, đòi tự do báo chí và bắt đầu tìm hiểu những vấn đề về kinh tế. Các ông đã xây dựng
thế giới quan phương pháp luận khoa học - Phương pháp duy vật biện chứng. Đồng thời
các ông chuyển từ lập trường dân chủ sang lập trường chủ nghĩa cộng sản.
Trong giai đoạn này, các ông viết một số tác phẩm sau:
"Bản thảo kinh tế-triết học" (1844); "Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị"
(1844); "Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh" (1844); "Hệ tư tưởng Đức" (1846); "Sự
khốn cùng của triết học" (1847); "Lao động làm thuê và tư bản" (1849); "Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản" (1848).
Trong những tác phẩm trên, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được coi là mốc mở đầu
của thời đại mới trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế. Đây
là tác phẩm trình bày một cách xúc tích nhất những tư tưởng, quan điểm về: triết học,
kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen. Thể
hiện cụ thể như sau:
- Các ông đã khẳng định cơ sở kinh tế là nhân tố quyết định chính trị, tư tưởng của thời
đại, sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Đặc biệt khi xã hội có giai cấp, thì lịch sử xã hội là lịch sử đấu tranh giai cấp và đấu tranh
giai cấp là động lực phát triển của xã hội loài người (các ông đã vượt khỏi tư tưởng duy
tâm và siêu hình).
- Các ông đã xác định được đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là nghiên cứu mặt
xã hội của quá trình sản xuất và trao đổi những của cải vật chất nhất định của một xã hội.,
đồng thời các ông đi vào nghiên cứu các khái niệm, phạm trù, quy luật của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa: hàng hóa, tiền tê, tư bản, giá trị, sở hữu... và đi đến kết luận:
những người cộng sản có nhiệm vụ xóa bỏ chế độ tư hữu.
- Các ông khẳng định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là phương
thức tồn tại vĩnh viễn, nó tất yếu sẽ bị tiêu vong và được thay thế bằng một phương thức
phát triển cao hơn - đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Sứ mệnh lịch sử này
là do giai cấp công nhân đảm nhận.
2. Giai đoạn 1848 - 1895

1
2

Đây là giai đoạn xây dựng và hoàn thành học thuyết kinh tế của C.Mác và Ph.Ăngghen,
hạt nhân là bộ Tư bản.
Từ 1848 - 1856, các ông chuyển việc nghiên cứu từ lĩnh vực triết học sang lĩnh vực kinh
tế chính trị, trước hết là đi vào tìm hiểu tình hình chính trị, xã hội của thế giới và đã viết
một số tác phẩm: "Đấu tranh giai cấp ở Pháp" (1848-1850); "Ngày mười tám Sương mù
của Loui Bonaparte"; "Cách mạng và phản cách mạng ở Đức" (1851-1852).
Từ 1857 - 1858, C.Mác viết bản thảo kinh tế đầu tiên (không được xuất bản). Ở đây,
C.Mác trình bày những quan điểm của mình về đối tượng, phương pháp nghiên cứu của
kinh tế chính trị; về hàng hóa, tiền tệ, tư bản, lợi nhuận, lợi tức và về tuần hoàn, chu
chuyển của tư bản.
Đến năm 1859, C.Mác viết tác phẩm "Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị". Trong
tác phẩm này ông tiếp tục trình bày những tư tưởng của mình về duy vật lịch sử, về hàng
hóa, giá trị, tiền tệ.
Từ 1861 - 1863 C.Mác viết bản thảo kinh tế thứ hai gồm 23 quyển với 1472 trang và lấy
tên là "Tư bản". Trong bản thảo này, ông trình bày quá trình chuyển hóa của tiền thành tư
bản, giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối, lợi nhuận bình quân, và sơ đồ tái sản xuất tư
bản xã hội.
Từ 1864 - 1865 C.Mác viết bản thảo thứ ba và chuẩn bị tư liệu cho bản thảo thứ tư.
Trong bản thảo thứ ba, ông trình bày về các loại hình tư bản.
Như vây, C.Mác dự kiến bộ Tư bản của ông gồm 4 quyển:
Quyển I: Quá trình sản xuất của tư bản.
Quyển II: Quá trình lưu thông của tư bản.
Quyển III:Toàn bộ quá trình sản xuất của tư bản chủ nghĩa.
Quyển IV: Phê phán lịch sử lý luận giá trị thặng dư.
Năm 1867, Quyển I bộ Tư bản được xuất bản bằng tiếng Đức, sau đó được tái bản
bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Do điều kiện phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân và sức khoẻ, ông thể tiếp tục xuất bản những quyển tiếp theo.
Sau khi C.Mác mất, Ăngghen kế tục sự nghiệp của ông. Ăngghen chỉnh lý và cho xuất
bản 2 quyển tiếp theo vào những năm: 1885 và 1894.
Ăngghen cùng Mác viết tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta, khi Mác mất ông đã viết
tác phẩm Chống Đuyrinh để bảo vệ và phát triển học thuyết kinh tế của Mác. Thông qua
tác phẩm này Ăngghen đã khái quát bộ Tư bản thành ba bộ phận: Triết học Mácxít; Kinh
tế chính trị mácxít; Chủ nghĩa xã hội khoa học.

2
3

3. Những đóng góp của Mác và Ăng-ghen trong kinh tế chính trị
- Mác đưa ra quan điểm mới về đối tượng và phương pháp cỉa Kinh tế chính trị (Mà
phương pháp trừu tượng hóa khoa học và phương pháp duy vật biện chứng là nền tảng).
- Mác đưa ra quan điểm lịch sử về sự phát triển kinh tế vào việc phân tích các phạm trù,
các quy luật kinh tế.
- Dựa trên quan điểm lịch sử, Mác thực hiện một cuộc cách mạng về học thuyết giá trị -
lao động (giải quyết được bết tắc cảu các trào lưu tư tưởng kinh tế trước đây).
- Công lao to lớn của Mác là xây dựng học thuyết giá trị thặng dư, hòn đá tảng của
chủ nghĩa Mác.
- Công lao to lớn của Mác còn thể hiện ở một loạt phát hiện khác nhau như phân tích
tích lũy tư bản, sự bần cùng hóa giai cấp vô sản, nghuyên nhân nạn thất nghiệp...
- Mác, Ăngghen đã dự đoán về những nội dung của xã hội tương lai.
- Lý luận kinh tế Mácxít đã vạch ra mâu thuẫn cơ bản của xác hội tư bản, vạch ra quy luật
vận động tất yếu của lịch sử. 

2. Lý luận của C. Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa.


1. Sản xuất hàng hóa
1.1 Khái niệm sản xuất hàng hóa
Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người
sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đồi, mua bán.
1.2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa không xuất hiện dồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài người. Nền
kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện:
Một là, phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các
lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo ncn sự chuycn môn hóa của những người sản xuất thành
những ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người thực hiện sản xuất một hoặc một số
loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sán phẩm khác
nhau. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản
phẩm với nhau.
Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.

3
4

Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những người sản xuất
độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu
dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao đồi
dưới hình thức hàng hóa. C.Mác viết: “chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc
lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa. Sự tách
biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra
đời và phát triền.
Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thề sản xuất hiện khách quan dựa
trên sự tách biệt về sở hữu. Xã hội loài người càng phát triển, sự tách biệt về sở hữu càng
sâu sắc, hàng hóa được sản xuất ra càng phong phú.
Khi còn sự tổn tại của hai diều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý chí chủ quan
mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được. Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa, sc
làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng. Với ý nghĩa đó, cần khẳng định,
nền sán xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự túc.
2. Hàng hóa
2.1 Khái niệm và thuộc tính của hàng hỏa
* Khái niệm hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, cỏ thể thỏa mãn nhu cầu nào đỏ của con người thông
qua trao đôi, mua hán.
Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường.
Hàng hóa có thể ở dạng vật thề hoặc phi vật thê.
* Thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thế thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người.
Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu cầu cho tiêu
dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất.
Giá trị sử dụng chỉ được thực hhiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Nền sản xuất càng
phát triển, khoa học, công nghệ càng hiện đại, càng giúp cho con người phát hiện ra nhiều
và phong phú hơn các giá trị sử dụng của sản phẩm.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua.
Cho nên, nếu là người sản xuất, phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa do

4
5

mình sản xuất ra sao cho ngày càng dáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người
mua.
- Giá trị của hàng hóa
Đẻ nhận biết được thuộc tính giá trị, xét trong quan hệ trao đổi.
Thí dụ, có một quan hệ trao đổi như sau: xA = yB
Ở đây, số lượng X đơn vị hàng hóa A, được trao đổi lấy số lượng y đơn vị hàng hóa B.
Tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau này được gọi là giá trị trao đổi.
Vấn đề đặt ra là: tại sao giữa các hàng hóa có giá trị sừ dụng khác nhau lại trao đổi được
với nhau, với những tỷ lệ nhất định?.
Sở dĩ các hàng hóa trao đồi được với nhau là vì giữa chúng có một điểm chung. Điểm
chung đó không phải là giá trị sử dụng mặc dù giá trị sử dụng là yếu tố cần thiết đề quan
hộ trao đồi được diễn ra. Điểm chung đó phải nằm ở trong cả hai hàng hóa.
Nếu gạt giá trị sừ dụng hay tính có ích của các sản phẩm sang một bên thì giữa chúng có
điểm chung duy nhất: đều là sản phẩm của lao động; một lượng lao động bằng nhau đẵ
hao phí để tạo ra số lượng các giá trị sử dụng trong quan hệ trao đồi đó.
Trong trường hợp quan hệ trao đổi đang xét, lượng lao động đã hao phí đê tạo ra X đơn vị
hàng hóa A dúng bằng lượng lao động đã hao phí để tạo ra y đơn vị hàng hóa B. Đó là cơ
sở để để các hàng hóa có giá trị sừ dụng khác nhau trao đôi được với nhau theo tỷ lệ nhất
định; một thực thể chung giống nhau là lao động xã hội đã hao phí để sản xuất ra các
hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. Lao dộng xã hội đã hao phí đề tạo ra hàng hóa là
giá trị hàng hóa.
- Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tỉnh trong hàng hóa.
Giá trị hàng hóa biêu hiện mối quan hệ kinh tế giữa nhũng người sản xuất, trao đổi hàng
hóa và là phạm trù có tính lịch sử. Kill nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi đó có
phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị;
giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi. Khi trao đối người ta ngầm so sánh lao động đã
hao phí ẩn dấu trong hàng hóa với nhau.
Trong thực hiộn sản xuất hàng hóa, đề thu được hao phí lao động đã kêt tinh người sản
xuât phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng đê được thị trường châp nhận. Hàng hóa phải
được bán đi.
Hàng cá nhân là một loại hàng hóa mà nếu được một người tiêu dùng rồi thì người khác
không the dùng dược nữa. Kem là một loại hàng cá nhân. Khi bạn ăn cái kem của mình
thì người bạn của bạn sẽ không lấy que kem đó mà ăn nữa. Khi ta mặc áo quần, thì bất kể
ai khác đều không được cùng lúc mặc những quần áo đỏ nữa.

5
6

Hàng công cộng là một loại hàng hóa mà thậm chí nếu có một người dùng rồi, thì những
người khác vẫn còn dùng được. Bầu không khí trong sạch là một loại hàng hóa công
cộng. Quốc phòng hoặc an toàn công cộng công vậy. Neu như các lực lượng vũ trang bảo
vệ đất nước khỏi hiểm nguy, thì việc bạn hưởng an toàn không vì lý do nào lại càn trở
những người khác cũng hưởng an toàn.
Hàng khuyến dụng là những hàng hóa mà xã hội nghĩ rằng người dân ncn tiêu dùng hoặc
tiêp nhận, cho dù thu nhập của họ ở mức nào đi chăng nữa. Hàng khuyên dụng thường
bao gồm y tế, giáo dục, nhà ờ và thực phẩm.Mọi người nên có đầy đủ nơi ăn chốn ờ và
tiến hàng các bước để đảm bảo điểu đó.
2.2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với lao động sản xuất hàng
hóa, C.Mác phát hiện ra rằng, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người
sản xuất hàng hỏa có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động.
- Lao động cụ thể
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định.
Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương pháp lao động
riêng và kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.
Các loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị sừ dụng khác nhau.
Phân công lao động xã hội càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành nghề khác nhau, các
hình thức lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng, càng có nhiều giá trị sử dụng khác
nhau.
- Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng là lao dộng xã hội của người sản xuất hàng hoá không kề đến hình
thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hoá
về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá.
Đến đây, có thể nêu, giá trị hàng hỏa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh
trong hàng hoá. Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đồi các giá trị sử dụng khác
nhau.
Trước C.Mác, D.Ricardo cũng đã thấy dược các thuộc tính của hàng hóa. Nhưng
D.Ricardo lại không thể lý giải thích dược vì sao lại có hai thuộc tính đó. Vượt lên so với
lý luận của D.Ricardo, C.Mác phát hiện, cùng một hoạt động lao động nhưng hoạt động
lao động đó có tính hai mặt. C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của

6
7

lao động sản xuất hàng hóa. Phát hiện này là cơ sở đề C.Mác phân tích một cách khoa
học sự sản xuất giá trị thặng dư sẽ được nghiên cứu tại chương 3.
Lao động cụ thề phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa bởi việc sản
xuất cái gì, như thế nào là việc riêng của mỗi chủ thề sản xuất.
Lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa, bởi lao
động của mỗi người là một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thong phân công
lao động xã hội. Do ycu cầu của mối quan hệ này, việc sản xuất và trao đồi phải được
xem là một thể thống nhất trong nên kinh tê hàng hóa. Lợi ích của người sản xuất thông
nhất với lợi ích của người tiêu dùng. Người sản xuất phải thực hiện trách nhiệm xã hội
đối với người tiêu dùng, người tiêu dùng đến lượt mình lại thúc đầy sự phát triển sản
xuất. Mâu thuân giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi sản phẩm do
những người sản xuât hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù hợp với nhu câu xã hội, hoặc
khi mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí mà xã hội có thể chấp nhận được.
Khi đó, sẽ có một số hàng hóa không bán được. Nghĩa là có một số hao phí lao động cá
biệt không được xã hội thừa nhận. Mâu thuẫn này tạo ra nguy cơ khủng hoàng tiềm ẩn.
2.3 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Lượng giá trị của hàng hóa
Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao dộng đã hao phí để tạo
ra hàng hóa.
Lượng lao động dã hao phí được tính bằng thời gian lao động. Thời gian lao động này
phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của đơn vị sản xuất cá biệt,
mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thòi gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng
nào đỏ trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình,
cường độ lao động trung bình.
Trong thực hành sản xuất, người sản xuất thường phải tích cực đồi mới, sáng tạo nhằm
giảm thời gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình xuống mức thấp hơn
mức hao phí trung bình cần thiết. Khi đó sẽ có được ưu thế trong cạnh tranh.
Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao hàm:
hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yêu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu dùng dồ
sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao động mới kết tinh thêm.
Các nhân to ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

7
8

Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã hội cân
thiết đê sản xuât ra hàng hóa đó, cho nên, về nguyên tắc, những nhân tố nào ảnh hưởng
tới lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết đề sản xuất ra một đơn vị hàng hóa tất sẽ ảnh
hưỏrng tói lượng giá trị của đơn vị hàng hóa. Có những nhân tố chủ yếu sau:
Một là, năng suất lao động.
Năng suất lao động là là năng lực sản xuất của người lao động, được tính hằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiêt trong
một đơn vị hàng hóa. Do vậy, năng suât lao động tăng lên, sẽ làm cho lượng giá trị trong
một đơn vị hàng hóa giảm xuông. “Như vậy là đại lượng giá trị của một hàng hóa thay
đồi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và tỷ lệ nghịch với sức
sản xuất của lao động”.
Vì vậy, trong thực hành sản xuất, kinh doanh cần chú ý, để có thồ giảm hao phí lao động
cá biệt, cần phải thực hiện các biện pháp để góp phần tăng năng suất lao động.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm: i) trình độ khéo léo trung bình của
người lao động; ii) mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy
trình công nghệ; iii) sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuât; iv) quy mô và hiệu xuât của
tư liệu sản xuât; v) các điều kiện tự nhiên.
Khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của một đơn vị hàng
hóa, cằn chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động với lượng giá trị của
một đơn vị hàng hóa.
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản
xuất.
Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khấn trương, tích cực của hoạt động lao động.
Trong chừng mực xót riêng vai trò của cường độ lao động, việc tăng cường độ lao động
làm cho tổng số sản phâm tăng lên. Tổng lượng giá trị của tất cả các hàng hóa gộp lại
tăng lên. Song, lượng thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sán xuất một đơn vị
hàng hóa không thay đổi. Do chỗ, tăng cường độ lao động chỉ nhấn mạnh tăng mức độ
khấn trương, tích cực của hoạt động lao động thay vì lười biêng mà sản xuất ra số lượng
hàng hóa ít hơn.
Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp, việc tăng cường độ lao
động cũng có ý nghĩa rất quan trọng tronạ việc tạo ra số lượng các giá trị sử dụng nhiều
hơn, góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội. Cường độ lao động chịu ảnh hưởng
của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghe thành thạo của người lao

8
9

động, công tác tô chức, ký luật lao động... Neu giải quyết tốt những vấn đề này thì người
lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do đó tạo ra nhiều hàng
hóa hơn.
Hai là, tính chất phức tạp của lao động.
Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động gian đơn và lao động
phức tạp.
Lao động giàn đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống,
chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
Lao động phức tạp là những hoạt dộng lao dộng yêu cầu phải trải qua một quá trình đào
tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá
trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội
lên. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và người lao động xác định mức
thù lao cho phù hợp với tính chất của hoạt động lao dộng trong quá trình tham gia vào
các hoạt động kinh tế xã hội.
3. Tiền tệ
3.1 Nguồn gốc và bản chất của tiền
Giá trị của hàng hóa là trừu tượng, chúng ta không nhìn thấy giá trị như nhìn thấy hình
dáng hiện vật của hàng hóa; giá trị của hàng hóa chỉ được bộc lộ ra trong quá trình trao
đổi thông qua các hình thái biểu hiện của nó. Theo tiến trình lịch sử phát triển của sản
xuất và trao đổi hàng hóa, những hình thái của giá trị cũng trải qua quá trình phát triển từ
thấp tới cao. Quá trình này cũng chính là lịch sử hình thành tiền tệ. Nghiên cứu lịch sử
hình thành tiền tệ sẽ giúp lý giải một cách khoa học nguyên nhân vì sao tiền có thể mua
được hàng hóa. Cụ thể:
- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
 Đây là hình thái ban đầu của giá trị xuất hiện trong thời kỳ sơ khai của trao đổi hàng hóa.
Khi đó, việc trao đối giữa các hàng hóa với nhau mang tính ngẫu nhiên. Người ta trao đồi
trực tiếp hàng hóa này này lấy hàng hóa khác.
Thí dụ, có phương trình trao đổi như sau: 1A = 2B.
Ở đây, giá trị ẩn chứa trong hàng hóa A được biểu hiện ra ở hàng hóa B; với thuộc tính tự
nhiên của mình, hàng hóa B trở thành hiện thân của giá trị của hàng hóa A. Sở dĩ như vậy
là vì bản thân hàng hóa B cũng có giá trị. Hàng hóa A mà giá trị sừ dụng của nó được
dùng đố biểu hiện giá trị của hàng hóa B được gọi là hình thái vật ngang giá.

9
10

- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng


Khi trình độ phát triển của sản xuất hàng hóa được nâng lên, trao đồi trở nên thường
xuyên hơn, một hàng hóa có thổ được đặt trong mối quan hệ với nhiều hàng hóa khác.
Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng xuất hiện.
Thí dụ: 1A = 2B; hoặc = 3C; hoặc = 5D; hoặc = ...
Đây là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn. Trong dó, giá trị của 1 đơn vị hàng hóa A
được biểu hiện ở 2 đơn vị hàng hóa B hoặc 3 đơn vị hàng hóa C; hoặc 5D hoặc...
Hình thái vật ngang giá đã dược mở rộng ra ở nhiều hàng hóa khác nhau. Hạn chế của
hình thái này ở chỗ vẫn chỉ là trao đồi trực tiếp với những tỷ lệ chưa cố định.
- Hình thái chung của giá trị
Việc trao đổi trực tiếp sẽ trở nên không còn thích hợp khi trình độ sản xuất hàng hóa phát
triển cao hơn, chủng loại hàng hóa càng phong phú hơn. Trình độ sán xuất này thúc đẩy
sự hình thành hình thái chung của giá trị.
Thí dụ: 2B; hoặc 3C; hoặc 5D; hoặc ... = 1A.
Ở đây, giá trị của các hàng hóa B; hàng hóa C; hàng hóa D hoặc nhiều hàng hóa khác đều
biểu thị giá trị của chúng ở một loại hàng hóa làm vật ngang giá chung là hàng hóa A.
Tuy vậy, giữa các vùng lãnh thổ khác nhau trong cùng một quốc gia có thể có những quy
ước khác nhau về loại hàng hóa làm vật ngang giá chung. Khắc phục hạn chế này, hình
thái giá trị phát triển hơn xuất hiện.
- Hình thái tiền
Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng
hóa và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình hình có nhiêu vật làm ngang giá chung sẽ
gây trở ngại cho trao đôi giữa các địa phương trong một quôc gia. Do đó, đòi hỏi khách
quan là càn có một loại hàng hóa làm vật ngang giá chung thống nhất.
Thí dụ: 2B; 3C; 5D;... = 0,1 gr vàng.
Vàng trong trường hợp này trở thành vật ngang giá chung cho thế giới hàng hóa. Vàng
trở thành hình thái tiền của giá trị. Tiền vàng trong trường hợp này trở thành vật ngang
giá chung cho thế giới hàng hóa vì tiền có giá trị. Lượng lao động xã hội đã hao phí trong
đơn vị tiền được ngầm hiểu đúng bằng lượng lao dộng dã hao phí để sản xuất ra các đơn
vị hàng hóa tương úng khi dem đặt trong quan hệ với tiền.
Như vậy, tiền, về bản chất, là một loại hàng hóa đặc biệt, là kốt quà của quá trình phát
triển của sản xuât và trao đôi hàng hóa, tiền xuất hiện là yêu tô ngang giá chung cho thế
giới hàng hóa. Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa. Tiền phán ánh lao động xã

10
11

hội và mối quan hệ giữa nhũng người sán xuất và trao đổi hàng hóa. Hình thái giản đơn là
mầm mống sơ khai của tiền.
Quan niệm về tiền trong kinh tế vi mô
Tiền là bất cứ một phương tiộn nào được thừa nhận chung đề thanh toán cho việc giao
hàng hoặc đổ thanh toán nợ nằn. Nó là phương tiện trao đồi. Những chiếc răng chó ở
quân đảo Admiralty, các vỏ sứ ở một sô vùng châu Phi, vàng thế kỷ 19 đều là các ví dụ
về tiền. Điều cằn nói không phái hàng hóa vật chất phải sử dụng mà là qui ước xã hội cho
răng nó sẽ được thừa nhận không bàn cãi với tư cách là một phương tiện thanh toán.
3.2 Chức năng của tiền
Tiền có năm chức năng như sau:
- Thước đo giá trị
Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác.
Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền phải có giá trị. Để thực hiện chức
năng đo lường giá trị, không nhất thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với một lượng
vàng nhất định một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể thực hiện được như vậy, vì giữa giá trị
của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ
này là thời gian lao động xã hội cần thiết đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó.
Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giả cả hàng hóa.
Giá cả hàng hóa như vậy, là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá trị là
cơ sở của giá cả. Trong các điều kiện khác không thay đồi, nếu giá trị của hàng hóa càng
lớn thì giá cả của hàng hóa càng cao và ngược lại. Giá cả của hàng hóa có thể lên xuống
do tác động bởi nhiều yếu tố như: Giá trị của hàng hóa; Giá trị của tiền; Ảnh hường của
quan hệ cung - cầu.
- Phương tiện lưu thông
Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền được dùng làm môi giới cho quá
trình trao đồi hàng hóa.
Để thực hiện chức năng làm phương tiện lưu thông, yêu cầu phải có tiền mặt (tiền đúc
bằng kim loại, tiền giấy). Trong thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền không
nhất thiết phải có đủ giá trị. Đây là cơ sở cho việc các quốc gia công nhận và phát hành
các loại tiền giấy khác nhau. Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm cho
quá trình trao đồi, mua bán trở nên thuận lợi, mặt khác, đồng thời làm cho hành vi mua,
hành vi bán tách rời về không gian và thời gian. Do đó, có thế tiềm ẩn khả năng khủng
hoảng.

11
12

- Phương tiện cất trữ


Thực hiện phương tiện cất trữ, tiền rút ra khỏi quá trình lưu thông đổ đi vào cất trữ. Thực
hiện phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị như tiền vàng, tiền bạc. Tiền cất trữ có tác
dụng là dự trữ tiền cho lưu thông, sẵn sảng tham gia lưu thông. Khi sản xuất hàng hóa
phát triển, lượng hàng hóa nhiều hơn, tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nền
sản xuất giảm, lượng hàng hóa giảm, một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông, đi vào cất
trữ.
- Phương tiện thanh toán
Tiền được dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa...Trong tình hình đó, tiền làm
phương tiện thanh toán. Thực hiện chức năng thanh toán, có nhiều hình thức tiền khác
nhau được chấp nhận. Chức năng phương tiện thanh toán của tiền gắn liền với chế độ tín
dụng thương mại, tức mua bán thông qua chế độ tín dụng.
Ngày nay việc thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ người ta có thể sử
dụng tiền ghi sổ, hoặc tiền trong tài khoản ngân hàng, tiền điện tử, bitcoin...
- Tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia, tiền làm chức năng tiền tệ thế
giới. Lúc này tiền được dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc te giữa các nước
với nhau. Đe thực hiện chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng hoặc
những đồng tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.
4. Dịch vụ và quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa thông
thường ở điều kiện ngày nay
Nội dung trình bày ở mục này thể hiện sự nghiên cứu có tính chất làm rõ thêm một số
khía cạnh mà sinh thời, C.Mác chưa có điều kiện nêu ra một cách đầy đủ.
4.1 Dịch vụ
Dịch vụ là một loại hàng hóa, nhưng đó là loại hàng hóa vô hình.
Để có được các loại dịch vụ, người ta cũng phải hao phí sức lao động và mục đích của
việc cung ứng dịch vụ cũng là nhằm thỏa mãn nhu cầu của người có nhu cầu về loại hình
dịch vụ đó. Giá trị của dịch vụ cũng là lao động xã hội tạo ra dịch vụ. Giá trị sử dụng của
dịch vụ không phải là phục vụ trực tiếp người cung ứng dịch vụ.
Thời kỳ C.Mác nghiên cứu, dịch vụ chưa phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Khi đó, khu
vực chiếm ưu thế của nền kinh tế vẫn là sản xuất hàng hóa vật thề hữu hình. Khu vực
dịch vụ chưa trở thành phố biến. Cho nên trong lý luận của mình, C.Mác chưa có điều
kiện đề trình bày về dịch vụ một cách thật sâu sắc. Điều này làm cho nhiều người ngộ
nhận cho rằng, C.Mác chỉ biết tới hàng hóa vật thể. Trái lại, theo C.Mác, dịch vụ, nếu đó

12
13

là dịch vụ cho sản xuất thì nó thuộc khu vực hàng hóa cho sản xuất, còn dịch vụ cho tiêu
dùng thì nó thuộc phạm trù hàng hóa cho tiêu dùng, về tổng quát, dịch vụ, về thực chất
cũng là một kiểu hàng hóa mà thôi.
Khác với hàng hóa thông thường, dịch vụ là hàng hóa không thể cất trữ. Việc sản xuất và
tiêu dùng dịch vụ được diễn ra đồng thời. Trong điều kiện ngày nay, do sự phát triền của
phân công lao động xã hội dưới tác động của sự phát triển khoa học công nghệ, dịch vụ
ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu văn minh của con người.
4.2 Quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa thông thường ở điều
kiện ngày nay
Nên sản xuất hàng hóa ngày nay hình thành quan hệ mua bán nhiều yếu tố có đặc diêm
nhận dạng khác với hàng hóa thông thường như đã nghiên cứu. Sự khác biệt này xét theo
nghĩa chúng có các đặc trưng như: có giá trị sử dụng, có giá cả, có thể trao đổi, mua bán
nhưng lại không do hao phí lao động trực tiếp như cách tạo ra các hàng hóa thông thường
khác.
Khi xuất hiện hiện tượng trao đổi, mua bán các hàng hóa đặc biệt như vậy, làm cho nhiều
người ngộ nhận cho rằng lý luận về hàng hóa của C.Mác không còn phù hợp. Thực chất
do họ chưa phân biệt được hàng hóa và những yếu tố khác hàng hóa thông thường. Sau
đây sẽ xem xét quan hệ trao đồi trong trường hợp một số yếu tố điển hình đang có nhiều
tranh luận hiện nay:
- Quan hệ trong trường hợp trao đổi quyền sử dụng đất
Khi thực hiện mua, bán quyền sử dụng đất, nhiều người lầm tưởng dó là mua bán đất đai.
Trên thực tế, họ trao đổi với nhau quyền sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất, có giá trị sử dụng, có giá cả nhưng không do hao phí lao động tạo ra
theo cách như các hàng hóa thông thường. Giá cả của quyền sử dụng đất chịu tác động
của nhiều yếu tố: giá trị của tiền, quan hệ cung cầu, đầu cơ, sự khan hiếm, do tốc độ đô
thị hóa, công nghiệp hóa, gia tăng dân số...
Trong xã hội hiện dại, xuất hiện hiện tượng một bộ phận xã hội trở nên có số lượng tiền
nhiều (theo quan niệm thông thường là giàu có) do mua bán quyền sử dụng đất. Bản chất
của hiện tượng này là gì?
Xét về bản chất, số lượng tiền đó chính là hệ quả của việc tiền từ túi chủ thể này, chuyển
qua túi chủ thể khác. Tiền trong trường hợp như vậy là phương tiện thanh toán, không
phải là thước đo giá trị. Nhưng do thực tế, có nhiều tiền là có thề mua được các hàng hóa
khác, nên gây ra sự ngộ nhận rằng có nhiều giá trị. Do vậy, nhiều người cho rằng đất đai
cũng tạo ra giá trị. Thực tế họ chưa phân biệt được giá trị và của cải. Từng cá nhân có thể
trở nên giàu có nhờ trao đổi, mua bán quyền sử dụng đất, do so sánh số tiền mà họ bỏ ra

13
14

với số tiền mà họ thu được là có chênh lệch dương. Xét trên phạm vi toàn xã hội, không
thề có một xã hội giàu có nếu chỉ mua, bán quyền sử dụng đất.
- Quan hệ trong trao đổi thương hiệu (danh tiếng)
Ngày nay, thương hiệu của một doanh nghiệp cũng có thể được trao đổi, mua bán, được
định giá, tức chúng có giá cả, thậm chí có giá cả cao. Thương hiệu hay danh tiếng, là kết
quả của sự nỗ lực của sự hao phí sức lao động của người nắm giữ thương hiệu, thậm chí
là của nhiều người. Do đó, giá cả của thương hiệu, nhất là những thương hiệu nổi tiếng
thường rất cao. Điểm cần chú ý là, thương hiệu chỉ có thể được hình thành dựa trên một
kiểu sản xuất hàng hóa, dịch vụ thực mới có giá cả cao.
Bên cạnh đó, ngày nay có hiện tượng, một số ít cầu thủ bóng đá nổi tiếng cũng dược trả
giá rất cao khi các câu lạc bộ chuyển nhượng. Sự thực, các câu lạc bộ mua, bán sức lao
động để thực hiện hoạt động đá bóng trên sân cỏ. Nhưng do hoạt dộng đá bóng đó gắn
với cơ thề sinh học của cầu thủ, nên người ta nhầm tưởng đó là mua bán danh tiếng của
anh ta. Sở dĩ giá cả của các vụ chuyển nhượng các cầu thủ tài năng thường rất cao là vì sự
khan hiếm của tài năng và những lợi ích kỷ vọng thu dược trong các trận thi đấu có sự
tham gia của cầu thủ đó. Giá cả trong các vụ chuyển nhượng như vậy vừa phản ánh giá trị
hoạt động lao động đá bóng, vừa phán ánh yếu tố tài năng, vừa phản ánh quan hệ khan
hiếm, vừa phản ánh lợi ích kỷ vọng của câu lạc bộ nhận chuyển nhượng.
- Quan hệ trong trao đổi, mua bản chửng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá
Ngày nay, chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) do các công ty, doanh nghiệp cổ phàn phát
hành, chứng quyền do các công ty kinh doanh chứng khoán chứng nhận và một số loại
giấy tờ có giá (ngân phiếu, thương phiếu) cũng có thề mua bán, trao đổi và đem lại lượng
tiền lớn hơn cho người mua, bán.
Chứng khoán, chứng quyền, các loại giấy tờ có giá khác cũng có một số đặc trưng như
hàng hóa, mang lại thu nhập cho người mua, bán. Sự phát triển của các giao dịch mua,
bán chứng khoán, chứng quyền dần thúc đẩy hình thành một loại thị trường yếu tố có tính
hàng hóa phái sinh, phân biệt với thị trường hàng hóa (dịch vụ thực) - thị trường chứng
khoán, chứng quyền. C.Mác gọi những hàng hóa này là tir bản già, để phân biệt với tư
bản tham gia quá trình sản xuất trao đổi hàng hóa thực trong nền kinh tế.
Để có thể được mua, bán, các loại chứng khoán, chứng quyền hoặc giấy tờ có giá đó phải
dựa trên cơ sở sự tồn tại của một tổ chức sản xuất kinh doanh có thực. Người ta không
mua các loại chứng khoán, chứng quyền, giấy tờ có giá không gắn với một chủ thể sản
xuất kinh doanh thực trong nền kinh tế. Do đó, chứng khoán, chứng quyền là loại yếu tố
phái sinh, nó có tính hàng hóa, bản thân chúng không phải là hàng hóa như hàng hóa
thông thường.

14
15

Sự giàu có của các cá nhân có được do số lượng tiền tăng lên sau mỗi giao dịch cũng thực
chất là sự chuyển tiền từ người khác vào trong túi của anh ta. Tiền trong trường hợp này
cũng thực hiện chức năng thanh toán, không phản ánh giá trị của chứng khoán. Giá cả
của chứng khoán phán ánh lợi ích kỷ vọng mà người mua có thê có dược. Xã hội cần phải
dựa trên một nền sản xuất có thực mới có thề giàu có được. Toàn thể xã hội không thể
giàu có được bằng con đường duy nhất là buôn, bán chứng khoán, chứng quyền.
Mặc dù thị trường chứng khoán, chứng quyền là một kênh rất quan trọng để một số chủ
thề làm giàu và thúc đẩy các giao dịch vốn cho nền kinh tế, song thực tế cũng cho thấy,
có nhiều người giàu lên, cũng có nhiều người rơi vào tình trạng khánh kiệt khi chứng
khoán không mua, bán được.

3. Thị trường và các quy luật của thị trường.


Các quy luật của kinh tế thị trường
a) Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng
hóa ở mỗi thời kì nhất định .
Khi tiền mới chỉ thực hiện chức năng là phương tiện lưu thông ,thì số lượng tiền cần thiết
cho lưu thông được tính theo công thức :
M=P.Q/V
Trong đó :
M :là lượng tiền cần thíêt cho lưu thông
P :là mức giá cả
Q :là khối lừợng hàng hóa đem ra lưu thông
V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ
Tức :
M= Tổng giá cả hàng hóa đem ra lưu thông / số vòng luân chuyển trung bình của một
đơn vị tiền tệ
Khi tiền thực hiện cả chức năng phương tiện thanh toán thì số lượng cần thiết cho lưu
thông được xác định như sau :
b. Quy luật giá trị
– Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị :
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa Quy luật giá
trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó ,tức trên cơ sở
hao phí lao động xã hội cần thiết .
Trong sản xuất quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao

15
16

động cá biệt của mình phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết ,có như
vậy họ mới có thể tồn tại được .Còn trong trao đổi hay lưu thông phải thực hiện theo
nguyên tắc ngang giá .Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng
lao động như nhau hoặc trao đổi mua bán hàng hóa phải thực hiện với giá cả bằng gía trị .
Cơ chế tác động của quy luật giá trị được thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị.
-Tác động của quy luật giá trị
Trong nền sản xuất hàng hóa quy luật giá trị có 3 tác động sau:
(+)Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa :
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất ,nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị ,hàng hóa bán chạy và
lãi cao những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất ,đầu tư thêm tư liệu sản xuất và
sức lao động .Mặt khác ,những người sản xuất hàng hóa khác nhau cũng có thể chuyển
sang sản xuất mặt hàng này ,do đó tư liệu sản xúât và sức lao động ở ngành này tăng lên
quy mô sản xuất ngày càng mở rộng.
Thứ hai,nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị sẽ bị lỗ vốn.Tình hình đó
buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất
mặt hàng khác làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi ở ngành
khác lại có thể tăng lên.
Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng gía trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản
xuất mặt hàng này.
Như vậy quy luật gía trị đã tự động điều tiết tỉ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao
động vào các ngành sản xuất khác nhau đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy lụât giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng
hóa từ nơi có giá trị thấp đến nơi có giá cả cao và do đó góp phần làm cho hàng hóa giữa
các vùng có sự cân bằng nhất định .
(+)Kích thích cải tiến kĩ thuật ,hợp lí hóa sản xuất tăng năng xuất lao động hạ giá thành
sản phẩm.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau nhưng trên thị trường thì
các hàng hóa thì đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động cá biệt khác
nhau ,nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao
động xã hội cần thiết .Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp
hơn mức lao hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ đựơc nhiều lãi và càng thấp hơn càng
lãi .Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tíên kĩ thuật ,hợp lí hóa sản
xuất ,cải tiến tổ chức quản lí ,thực hiền tiết kịêm …nhằm tăng năng xuất lao động ,hạ chi
phí sản xuất.

16
17

Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn.Nếu người
sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng xuất lao động xã
hội không ngừng tăng lên ,chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
(+)Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu ,nghèo.
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức lao
động hao phí xã hội cần thiết ,khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần
thiết sẽ thu được nhiều lãi ,giàu lên có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất ,mở rộng sản
xuất kinh doanh,thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.
Ngược lại những người sản xuất hàng hóa nào có mức lao động cá biệt lớn hơn mức hao
phí lao động xã hội cần thiết ,khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ ,nghèo
đi ,thậm chí có thể phá sản,trở thành lao động làm thuê.
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất
TBCN ,cơ sở ra đời của CNTB. Như vậy quy luật giá trị vừa có tác động tích cực vừa có
tác động tiêu cực .Do đó đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển ,nhà
nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực của nó ,đặc
biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng
XHCN ở nước ta hiện nay.
C. Cạnh tranh và quan hệ cung cầu
– Cạnh tranh :
Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng
hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Cạnh tranh có thể diễn ra giữa những người sản xuất và người tiêu dùng Trong cuộc cạnh
tranh này người ta có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau .
Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc
đẩy sản xuất phát triển.Nó buộc người sản xuất phải thường xuyên năng động nhạy
bén ,thường xuyên cải tiến kĩ thuật ,áp dụng tiến bộ khoa học,công nghệ nâng cao tay
nghề hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng xuất chất lượng và hiệu quả kinh
tế .Đó chính là cạnh tranh lành mạnh.Thực tế cho thấy ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có
biểu hiện độc quyền thì ở đó thường trì trệ bảo thủ ,kém phát triển.
Bên cạnh mặt tích cực cạnh tranh cũng có mặt tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành
mạnh như dùng những thủ đoạn vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật nhằm thu được
nhiều lợi ích nhất cho mình gây tổn hại đến lợi ích của tập thể ,xã hội cộng đồng như làm
hàng giả ,buôn lậu ,trốn thuế ,ăn cắp bản quyền tung tin phá hoại uy tín đối thủ ,hoặc
cạnh tranh làm tăng sự phân hóa giau nghèo hoặc tổn hại đối với môi trường sinh thái …

17
18

– Quan hệ cung cầu và gía cả hàng hóa


(+)Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán .Như vậy cầu là nhu cầu nhưng không phải là
nhu cầu bất kì mà là nhu cầu được đảm bảo bằng số lượng tiền tương ứng gọi là nhu cầu
có khả năng thanh toán .Quy mô của cầu phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu như :thu
nhập ,sức mua của đồng tiền ,giá cả hàng hóa ,lãi xuất thị hiếu của người tiêu dùng …
trong đó giá cả là yếu tố có í nghĩa đặc biệt quan trọng .
(+)Cung là tổng số hàng hóa có ở thị trường hoặc có khả năng thực tế cung cấp cho thị
trường .Cung biểu hiện kết quả sản xuất dưới hình thức hàng hóa .Như vậy cung do sản
xuất quyết định nhưng cung không phải bao giờ cũng đồng nhất với sản xuất .Ví
dụ :những sản phẩm sản xuất để tự tiêu thụ hoặc không có khả năng đưa tới thị trường thì
không nằm trong cung .Cụ thể lượng cung phụ thuộc chủ yếu vào số lượng ,chất lượng
các yếu tố sản xuất ,chi phí sản xuất ,giá cả hàng hóa trong đó cũng như cầu giá cả là yếu
tố có vai trò đặc biệt quan trọng .
Cung và cầu có quan hệ chặt chẽ với nhau .Cầu xác định cung và ngược lại cung xác định
cầu .Cầu xác định khối lượng ,cơ cấu của cung về hàng hóa: hỉ có những hàng hóa nào có
cầu thì mới được sản xuất,cung ứng ,hàng hóa nào tiêu thụ được nhiều ,nhanh nghĩa là có
cầu lớn sẽ được cung ứng nhiều và ngựơc lại .Đến lượt mình cung tác động đến cầu ,kích
thích cầu :những hàng hóa được sản xuất cung ứng phù hợp với nhu cầu ,thị hiếu sở thích
của người tiêu dùng sẽ được ưa thích hơn ,bán chạy hơn ,làm cho cầu về chúng tăng
lên .Vì vậy người sản xuất hàng hóa phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu ,thị hiếu ,sở
thích của người tiêu dùng ,dự đoán sự thay đổi của cầu ,phát hiện các nhu cầu mới ..,để
cải tiến chất lượng ,hình thức mẫu mã cho phù hợp ;đồng thời phải quảng cáo để kích
thích cầu ..
Cung- cầu không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng tới giá cả:
Khi cung = cầu , thì giá cả = giá trị
Khi cung > cầu , thì giá cả < giá trị
Khi cung < cầu , thì giá cả > giá trị
Đồng thời giá cả cũng có tác động đến cung và cầu .Nhìn chung trong cơ chế thị trường
khi không có sự nhất trí giữa cung và cầu ,thì giá cả có tác động đìêu tíêt đưa cung và cầu
trở về xu hướng cân bằng nhau .Ví dụ :khi cung >cầu ,giá cả sẽ giảm xuống ,khi giá cả
gỉam thì cầu sẽ tăng lên ngược lại cung sẽ giảm dần và như vậy cung và cầu lại trở về xu
thế cân bằng .Đó cũng chính là cơ chế tự điều chỉnh của nền kinh tế hàng hóa .
Như vậy chúng ta thấy rằng :cạnh tranh,cung-cầu ,giá cả .gía trị là những yếu tố luôn đi
liền với nhau và cùng tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa.

4. Thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường.

18
19

1. Người sản xuất


Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị
trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm các nhà sản
xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ... Họ là những người trực tiếp tạo ra của cái
vật chất, sản phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu dùng.

Người sản xuất là những người sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh và
thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà
còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa
trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa
chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố nào sao cho có
lợi nhất.

Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách

nhiệm đối với con người, trách nhiệm cung cấp những hàng hóa dịch vụ không làm tổn
hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.

2. Người tiêu dùng


Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đề thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững
của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực
quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.

Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất. Do đó, trong điều
kiện nền kinh tế thị trường, người ticu cùng ngoài việc thỏa mãn nhu càu của mình, cần
phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

Lưu ý, việc phân chia người sản xuất, người tiêu dùng chỉ có tính chất tương dối để thấy
được chức năng chính của các chủ thề này khi tham gia thị trường. Trên thực tế, doanh
nghiệp luôn đóng vai trò vừa là người mua cũng vừa là người bán.

3. Các chủ thể trung gian trong thị trường


Chủ thể trung gian là những cá nhân, tổ chức dảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể
sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi dưới tác động của phân công lao động xã hội,
làm cho sự tách biệt tương dối giữa sản xuất và trao đổi ngày càng sâu sắc. Trên cơ sở đó

19
20

xuất hiện những chủ thể trung gian trong thị trường. Những chủ thể này có vai trò ngày
càng quan trọng để kết nối, thông tin trong các quan hệ mua, bán.

Nhờ vai trò của các trung gian này mà nền kinh tế thị trường trở nên sống động, linh hoạt
hơn. Hoạt dộng của các trung gian trong thị trường làm tăng cơ hội thực hiện giá trị của
hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Các chủ thể trung gian làm
tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên ăn khớp
với nhau.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, các chủ thể trung gian thị
trường không phải chỉ có các trung gian thương nhân mà còn rất nhiều các chủ thể trung
gian phong phú trên tất cả các quan hệ kinh tế như: trung gian môi giới chứng khoán,
trung gian môi giới nhà đất, trung gian môi giới khoa học công nghệ...Các trung gian
trong thị trường không những hoạt động trên phạm vi thị trường trong nước mà còn trên
phạm vi quốc tế. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại hình trung gian khồng phù hợp với các
chuẩn mực đạo đức (lừa đảo, môi giới bất hợp pháp...). Những trung gian này cần được
loại trừ.

4. Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, nhà nước thực hiộn chức năng quản lý
nhà nước về kinh té đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật
của thị trường.

Với trách nhiệm như vậy, một mặt, nhà nước thực hiện quản trị phát triển nền kinh tế
thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế tốt nhắt cho các chủ thể kinh tế phát huy sức
sáng tạo của họ. Việc tạo ra các rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh từ phía
nhà nước sẽ làm kìm hãm động lực sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Các rào
cản như vậy phải được loại bỏ. Việc này đòi hỏi mỗi cá nhân có trách nhiệm trong bộ
máy quản lý nhà nước cần phải nhận thức được trách nhiệm của mình là thúc đầy phát
triển, không gây cản trờ sự phát triền của nền kinh tế thị trường.

Cùng với đó, nhà nước còn sử dụng các công cụ kinh tế để khắc phục các khuyết tật của
nền kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả.

Quan niệm của Kinh tế vi mô về vai trò của chính phủ

Chính phủ điều chinh các khuyết tật của thị trường độc quyền, ô nhiễm nhằm khuyến
khích hiệu quả. Các chương trình của chính phù khuyến khích công bằng. Chính phủ ổn
định kinh tế vĩ mô.

20
21

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi, các hoạt động của
các chủ thề đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường; đồng
thời chịu sự điều tiết, can thiệp của nhà nước qua việc thực hiện hệ thống pháp luật và các
chính sách kinh tế. Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở từng nước,
từng giai đoạn có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp của chính phủ đối với thị
trường, song tất cả các mô hình đều có điềm chung là không thề thiếu vai trò kinh tế của
nhà nước.

5. Lý luận của C. Mác về giá trị thặng dư.

1.1. Học thuyết giá trị thặng dư


Học thuyết giá trị thặng dư được hình thành trên cơ sở học thuyết giá trị - lao động mà
trực tiếp là việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Việc phát
hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận,
đem đến cho lý thuyết giá trị - lao động một cơ sở khoa học thực sự.
Khi nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư, C.Mác chỉ rõ giá trị thặng dư là lao động
không công của công nhân cho nhà tư bản chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất nhờ
tính chất đặc biệt của loại hàng hoá sức lao động. Đồng thời C.Mác khẳng định rằng: Sản
xuất ra giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Quy luật giá trị
thặng dư đòi hỏi sản xuất giá trị thặng dư ngày càng nhiều cho các nhà tư bản bằng cách
tăng cường bóc lột lao động làm thuê trên cơ sở mở rộng sản xuất và phát triển kỹ thuật.
C. Mác chỉ ra có hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối, đồng
thời chỉ ra sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của sản xuất giá trị
thặng dư tương đối.
Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì:
Quy luật này không những vạch rõ mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản
xuất giá trị và giá trị thặng dư mà còn vạch rõ phương thức mà các nhà tư bản sử dụng để
kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động và tăng năng suất lao động để tăng cường
bóc lột công nhân làm thuê.
Quy luật giá trị thặng dư ra đời cùng với sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa,
tồn tại và phát huy tác dụng cùng với sự tồn tại và vận động của nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa.
Quy luật giá trị thặng dư chi phối các quy luật kinh tế khác, như: Quy luật lợi nhuận, quy
luật lợi nhuận bình quân, quy luật lợi nhuận siêu ngạch,…
Quy luật này quyết định toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng
thời đây cũng là nguyên nhân làm cho mâu thuẫn cơ bản và nói chung toàn bộ mâu thuẫn
của xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, thoạt nhìn, việc mua bán sức lao động cũng giống như mua bán các hàng hóa
thông thường khác, nhưng ẩn sau quan hệ “thuận mua vừa bán” đó là sự bóc lột tinh vi
21
22

của nhà tư bản đối với người công nhân. Do đó, “sản xuất giá trị thặng dư” chỉ là sự bóc
lột lao động không công của công nhân một cách tinh vi của nhà tư bản.

1.2. Nền kinh tế tri thức


Theo tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự
sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển
kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nền kinh tế tri thức có những đặc điểm cơ bản sau:
Trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; cơ cấu nền kinh
tế tri thức có sự biến đổi sâu sắc theo hướng các ngành kinh tế dựa vào tri thức ngày càng
tăng và chiếm ưu thế; công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực;
nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hoá; mọi hoạt động trong nền kinh tế tri thức
đều liên quan đến vấn đề toàn cầu hoá kinh tế.
Trong nền kinh tế tri thức, một ngành được coi là ngành kinh tế tri thức khi hàm lượng
giá trị do tri thức mang lại chiếm khoảng 70% tổng giá trị của ngành đó. Tương ứng, một
nền kinh tế được coi là nền kinh tế tri thức khi tổng sản phẩm các ngành kinh tế tri thức
chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm trong nước. Từ sự dịch chuyển kinh tế thế giới như
trên, nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác mang giá trị lý luận và thực tiễn.

6. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường.

1. Lợi nhuận
Để làm rõ bản chất của lợi nhuận, C.Mác bắt đầu phân tích làm rõ chi phí sản xuất.

1.1 Chí phỉ sản xuất


Mục đích của nhà tư bản là thu hồi được giá trị tư bản đã ứng ra từ giá trị hàng hóa đã
bán được. Khái niệm chi phí sản xuất xuất hiện trong mối quan hệ đó.

Ví dụ:
Để sản xuất hàng hóa nhà tư bản phải đầu tư khối lượng tổng tư bản có giá trị là
1.000.000 USD.

Trong đó:

Mua máy móc: 500.000 USD. Máy móc này được sử dụng trong 10 chu kỷ sản xuất (giả
định là 10 năm).

22
23

Nghĩa là mỗi năm sẽ khấu hao 50.000 USD, phần này sẽ được chuyển vào giá trị hàng
hóa của 1 năm.

Nguyên nhiên vật liệu cho một năm: 400.000 USD

Tư bản khả biến: 100.000 USD cho 1 năm;

Tỷ suất giá trị thặng dư: 100%

Trong trường họp như vậy, giá trị hàng hóa dược tạo ra trong một năm là:

450.000c + 100.000v + 100.000m = 650.000

Nếu trong giá trị 650.000 USD trừ đi 100.000 USD là giá trị thặng dư thì chỉ còn lại
550.000 USD. Phần này được gọi là chi phí sản xuất.

Khái niệm chi phí sản xuất:


Chi phỉ sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giả trị của hàng hỏa, bù lại giá cả của những tư
liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá ra của sức lao động đã được sử dụng để sản xuất ra hàng
hóa ấy.

Đó là chi phí mà nhà tư bản đã bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa.

Chi phí sản xuất được ký hiệu là k.

Về mặt lượng, k = c+v.

Khi xuất hiện phạm trù chí phí sản xuất thì giá trị hàng hóa G = c + (v+m) sẽ biểu hiện
thành: G = k + m.

Chi phí sản xuất có vai trò quan trọng: bù đắp tư bản về giá trị và hiện vật, đảm bảo điều
kiện cho tái sản xuất trong kinh tế thị trường; tạo cơ sở cho cạnh tranh, là căn cứ quan
trọng cho cạnh tranh về giá cả bán hàng giữa các nhà tư bản.

1.2 Bản chất lợi nhuận


Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có một
khoáng chênh lệch. Cho nên sau khi bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà tư bản không
những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số chênh lệch bằng giá trị thặng
dư. số chênh lệch này C.Mác gọi là lợi nhuận.

Ký hiệu lợi nhuận là p.


23
24

Khi đó giá trị hàng hóa được viết là: G = k + p

Từ đó p = G - k.

Từ cách tính toán trên thực tế như vậy, người ta chỉ quan tâm tới khoan chênh lệch giữa
giá trị hàng hóa bán được với chi phí phải bỏ ra mà không quan tâm đến nguồn gốc sâu
xa của khoản chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư chuyển hóa thành. Thậm chí, với nhà
tư bản, lợi nhuận còn được quan niệm là do tư bản ứng trước sinh ra.

C.Mác khái quát: giá trị thặng dư, được quan niệm là con đè của toàn bộ tư bản ứng
trước, mang hình thái chuyền hóa là lợi nhuận.

Điều đó có nghĩa, lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biổu hiện của giá trị thặng dư trôn
bề mặt nền kinh tế thị trường.

Nhà tư bản cá biệt chi cần bán hàng hóa với giá cả cao hơn chi phí sản xuất là đã có lợi
nhuận. Trong trường hợp bán đúng bằng chi phí sản xuất là không có lợi nhuận. Bán
hàng hóa thấp hơn giá trị và cao hơn chi phí sản xuât cung có thê đã có lợi nhuận. Trong
trường hợp này, lợi nhuận nhỏ hơn giá trị thặng dư. Lợi nhuận chính là mục tiêu, động
cơ, động lực của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, lợi nhuận khi được đo bằng số tuyệt đối chỉ phản ánh quy mô của hiệu quả
kinh doanh mà chưa phản ánh rõ mức độ hiệu quả của kinh doanh, do đó cần được bố
sung bằng số đo tương đối là tỷ suất lợi nhuận.

1.3 Tỷ suất lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận
* Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước
(ký hiệu là p ’).

Tỷ suất lợi nhuận được tính theo công thức:

\(p' = \frac{p}{{c + v}} \times 100\% \)

Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản.

Tỷ suất lợi nhuận thường dược tính hàng năm, từ đây hình thành khái niệm tỷ suất lợi
nhuận hàng năm. Mặc dù lợi nhuận có vai trò quan trọng đối với kinh doanh tư bản chủ
nghĩa, vì sự hiện diện của nó thể hiện hiệu quả kinh tế, tuy nhiên so với lợi nhuận thì tỷ
suất lợi nhuận phản ánh đầy đủ hơn mức độ hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, tỷ suất

24
25

lợi nhuận với tư cách là số đo tương đối của lợi nhuận, đã trở thành động cơ quan trọng
nhất của hoạt động cạnh tranh tư bản chủ nghĩa.

Như vậy, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận là những phạm trù thể hiện lợi ích kinh tế của nhà
tư bản trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, từ đó các nhà tư bản muốn làm giàu
và làm giàu nhanh cần phải tìm ra cách thức để có được tỷ suất lợi nhuận cao nhất.

* Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận


Quan sát từ công thức tính tỳ suất lợi nhuận có thể thấy, những nhân tố nào ảnh hưởng tới
giá trị của tử số hoặc mẫu số, hoặc cả tử số cả mẫu số của phân thức cũng sẽ ảnh hưởng
tới tỷ suất lợi nhuận. C.Mác nêu ra các nhân tố sau:

Thứ nhất, tỷ suất giá trị thặng dư. Sự gia tăng của tỷ suất giá trị thặng dư sẽ có tác dộng
trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi nhuận.

Thứ hai, cấu tạo hữu cơ tư bản. cấu tạo hữu cơ c/v tác động tới chi phí sản xuất, do đó tác
động tới lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

Thứ ba, tốc độ chu chuyển của tư bản. Nếu tốc độ chu chuyền của tư bản càng lớn thì tỷ
lệ giá trị thặng dư hàng năm tăng lên, do đó, tỷ suất lợi nhuận tăng.

Thứ tư, tiết kiệm tư bản bất biến.Trong điều kiện tư bản khả biến không đồi, nếu giá trị
thặng dư giữ nguyên, tiết kiệm tư bản bất biến làm tăng tỷ suất lợi nhuận.

1.4 Lợi nhuận bình quân


Cạnh tranh giữa các ngành là cơ chế cho sự hình thành lợi nhuận bình quân.

Ở các ngành sán xuất kinh doanh khác nhau, do có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ
thuật và tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành cũng khác nhau.

Giả sử có ba ngành sản xuất (cơ khí, dệt và da), vốn của các ngành đều bằng nhau (bang
100 đơn vị tiền tệ), tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng nhau (bằng 100%), tốc độ chu
chuyển của vốn ở các ngành đều bằng nhau.

Do đặc điểm của mồi ngành sản xuất khác nhau, nên cấu tạo hữu cơ của vốn (tư bản) ở
từng ngành khác nhau, tỷ suất lợi nhuận ở các ngành khác nhau (xem bảng).

Ngành sản Chi phí sản m' P' GCS


m (P') p
xuất xuất (%) (%) X
Cơ khí 80 c + 20 V 100 2 20 30 3 130

25
26

0 % 0
3 30 3
Dệt 70 c + 30 V 100 30 130
0 % 0
4 30 3
Da 60 c + 40 V 100 40 130
0 % 0

Ở đây, tỷ suất lợi nhuận ở ngành da là cao nhất, nên các doanh nghiệp ở ngành cơ khí
(thậm trí cả ở ngành dệt) sẽ di chuyển vốn của mình sang đầu tư vào ngành da.

Đến một thời điểm nhất định, sản phẩm của ngành da sẽ tăng lên (cung lớn hơn câu), làm
cho giá cả hàng hoá ở ngành da sẽ hạ xuống thấp hơn giá trị của nó và tỷ suất lợi nhuận ở
ngành này giảm xuống.

Ngược lại, sản phẩm của ngành cơ khí sẽ giảm đi (cung nhỏ hơn cầu), nên giá cả sẽ cao
hơn giá trị và do đó tỷ suất lợi nhuận ở ngành cơ khí sẽ tăng lên.

Nếu tỷ suất lợi nhuận ở ngành cơ khí cao hơn ngành da thì các doanh nghiệp lại chuyển
vốn đầu tư vào ngành cơ khí. Đây gọi là hiện tượng tự do di chuyển vốn sản xuất kinh
doanh. Sự tự do di chuyển vốn vào các ngành chỉ tạm dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ở tất
cả các ngành đều xấp xỉ bằng nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân(p').

Về cách tính, lợi nhuận bình quân (ký hiệu là p ) được tính theo tý suât lợi nhuận bình
quân (là con sô trung bình của các tỷ suất lợi nhuận, ký hiệu là P').

Tỷ suất lợi nhuận bình quân được tính bằng số bình quân gia quyền của các tỷ suất lợi
nhuận như sau:

\(\overline {p'} = \frac{{\sum p }}{{\sum {(c + v)} }} \times 100\% \)

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh giữa các ngành tất yếu dẫn tới hình thành lợi
nhuận bình quân.

Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của như tư bản như nhau đầu tư vào các
ngành khác nhau (ký hiệu là p ).

Nếu ký hiệu giá trị tư bản ứng trước là K thì lợi nhuận bình quân được tính như sau:

\(\overline P = \overline {P{'_x}} K\)

26
27

Khi lợi nhuận chuyền hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị của hàng hóa chuyển hóa
thành giá cá sản xuất. Giá cả sản xuất được tính như sau: \(GC{\rm{SX = k + }}\overline
P \)

Những điều kiện hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân, giá cả sản
xuất bao gồm: tư bản tự do di chuyển và sức lao động tự do di chuyến. Trong nền kinh tế
thị tnrờng tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận bình quân đã trả thành căn cứ cho các doanh
nghiệp lựa chọn ngành nghề, phương án kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất.

1.5 Lợi nhuận thương nghiệp


Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, do sự phân công lao động xã hội, xuất
hiện bộ phận chuyên môn hóa việc lưu thông hàng hóa. Bộ phận này gọi là tư bản thương
nghiệp.

Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa.

Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư
bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp do nhà tư bản thương nghiệp đã giúp cho
việc tiêu thụ hàng hóa.

Cách thức thực hiện là nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho nhà tư bản thương nghiệp
với giá cả cao hơn chi phí sản xuất dể đến lượt nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hóa
đúng giá trị của hàng hóa.

Khi đó lợi nhuận thương nghiệp là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán song giá bán
không nhất thiết phải cao hơn giá trị. vẻ bề ngoài này làm cho người ta nhầm tưởng việc
mua bán đã tạo ra lợi nhuận cho nhà tư bản thương nghiệp. Trái lại, lợi nhuận thương
nghiệp thực chất là một phần của giá trị thặng dư.

2. Lợi tức
Trong nền kinh tế thị trường, luôn xuất hiện hiện tượng có chủ thể thì có lượng tiền nhàn
rỗi, trong khi lại có những chủ thổ khác lại càn tiền đề mở rộng sản xuất kinh doanh. Tình
hình đó thúc đẩy hình thành quan hệ cho vay và đi vay. Người cho vay sẽ thu được lợi
tức. Người di vay phải trả lợi tức cho người cho vay. Vậy lợi tức đó từ đâu?.

Người đi vay thu được lợi nhuận bình quân, do phải đi vay tiền của người khác cho nên
người đi vay phải khấu trừ một phần của lợi nhuận bình quân thu được để trả cho người
cho vay.

27
28

Vậy là, lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay phải trả cho người
cho vay vì đã sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người cho vay. Đây là quan hệ kinh tế
phản ánh quan hệ lợi ích giữa người đi vay với người cho vay. Song về thực chất, lợi tức
đó là một phần của giá trị thặng dư mà người đi vay đã thu được thông qua sử dụng tiền
vay đó.

Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản có đặc điểm:

Thứ nhất, quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu.

Chủ thề sở hữu tư bản không phải là chủ thể sử dụng, chủ thể sử dụng tư bản chỉ được sử
dụng trong một thời hạn nhất định và không có quyền sở hữu.

Thứ hai, là hàng hóa đặc biệt.

Người bán không mất quyền sở hữu, người mua chỉ được quyền sừ dụng trong một thời
gian. Sau khi sử dụng, tư bản cho vay không mất giá trị sử dụng và giá trị mà được bảo
tồn, thậm chí còn tăng thêm.

Giá cả của tư bản cho vay được quyết định bởi giá trị sử dụng của nó là khả năng thu
được lợi nhuận bình quân, do đó không những không được quyết định bởi giá trị, mà còn
thấp hơn nhiều so với giá trị

Thử ba, là hình thái tư bản phiến diện nhất song được sùng bái nhất.

Tư bản cho vay vận động theo công thức T - T’, tạo ra ảo tưởng là tiền đẻ ra tiền không
phản ánh rõ nguồn gốc của lợi tức cho vay.

Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và tư bản cho vay. Nếu ký hiệu tỷ suất lợi
tức là z’, tư bản cho vay là TBCV, thì công thức tính tỷ suất lợi tức như sau:

\(Z' = \frac{Z}{{TBCV}} \times 100\% \)

Tỳ suất lợi tức chịu ảnh hưởnẹ của các nhân tố chủ yếu là tỷ suất lợi nhuận bình quân và
tình hình cung cầu về tư bản cho vay.

Trong điều kiện quan hệ tín dụng ngày càng phát triển, các mô hình sản xuất kinh doanh
ngày càng được đồi mới không ngừng, nền kinh tế thị trường thúc đầy hình thành các
công ty cổ phần. Các công ty này phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu. Các loại cổ
phiếu, trái phiếu này được C.Mác gọi là tư bản giả do nó được giao dịch tách biệt tương

28
29

đối với quá trình sán xuất kinh doanh thực. Tư bản giả được mua bán trên thị trường
chứng khoán.

Với sự phát triển của sản xuất, kinh doanh và khoa học công nghệ, thị trường chứng
khoán ngày càng phát triền mạnh mẽ, trở thành một loại hình thị trường chuyên biệt phục
vụ các quan hệ giao dịch mua bán chứng khoán.

Với sự phát triển của thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán, trong những
năm gần đây, các công ty chứng khoán còn phát hành các chứng quyền, các chứng quyền
này cũng được mua bán đem lại thu nhập cho người có chứng quyền.

3. Địa tô tư bản chủ nghĩa


Tư bản kinh doanh nông nghiệp là bộ phận tư bản xã hội đàu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp.

Cũng như các nhà tư bản ki inh doanh trên các lĩnh vực khác, nhà tư bản kinh doanh trên
lĩnh vực nông nghiệp cũng thu được lợi nhuận bình quân.

Khác với các chủ thể kinh doanh khác, nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp
phải trả một lượng tiền cho địa chủ vì đã thuê đất của họ.

Đe có tiền trả cho địa chủ, ngoài số lợi nhuận bình quân thu được tương tự như kinh
doanh trên các lĩnh vực khác, nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp còn thu
thêm được một phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân nữa, tức là lợi
nhuận siêu ngạch, lợi nhuận siêu ngạch này phải trả cho địa chủ dưới dạng địa tô.

C.Mác khái quát, địa tô là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi
nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả cho địa
chủ.

Theo C.Mác, có các hình thức địa tô như: i) Địa tô chênh lệch. Trong đó, địa tô chênh
lệch I là địa tô mà địa chủ thu được do chỗ cho thuê ruộng đất tốt và độ màu mỡ cao, điều
kiện tự nhiên thuận lợi. Địa tô chênh lệch II là địa tô mà địa chủ thu được do chỗ cho
thuê mảnh đất đã dược đầu tư, thâm canh và làm tăng độ màu mỡ của đất. ii) Địa tô tuyệt
đối, là địa tô mà địa chủ thu được trên mảnh đất cho thuê, không kề độ màu mỡ tự nhiên
thuận lợi hay do thâm canh. Đó là phần lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình
quân được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị nông sản và giá cả sản xuất chung của
nông sản.

C.Mác ký hiệu địa tô là R.

29
30

Trong thực tế đời sống kinh tế, địa tô là một trong những căn cứ để tính toán giá cả ruộng
đất khi thực hiện bán quyền sử dụng đất cho người khác.

Về nguyên lý, giá cả mộng đất được tính trên cơ sở so sánh với tỷ lệ lãi suất ngân hàng,
theo công thức:

Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của C.Mác không những chỉ rõ bản chất quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách
kinh tế liên quan đến thuê, đến điều tiết các loại địa tô, đến giải quyết các quan hệ đất
đai... nhằm kết hợp hài hoà các lợi ích, khuyến khích thâm canh, sử dụng đất đai tiết
kiệm, phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá bền vững./.

7. Quan hệ lợi ích trong nền KTTT.

1. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế

1.1 Lợi ích kinh tế


Khái niệm lợi ích kinh tế
Để tồn tại, phát triển, con người cần được thoả mãn các nhu cầu vật chất cũng như nhu
cầu tinh thần. Lợi ích thu được khi con người được thỏa mãn nhu cầu của mình. Lợi ích
có thể là lợi ích vật chất, có thể là lợi ích tinh thần.

Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải được
nhận thức và đặt trong moi quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhắt định của nền
sản xuất xã hội đỏ.

Trong mỗi điều kiện lịch sử, tuỳ từng bối cảnh mà vai trò quyết dịnh đối với hoạt động
cua con người là lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thân. Nhưng xuyên suốt quá trình tồn tại
của con người và đời sống xã hội thì lợi ích vật chất đóng vai trò quyết định thúc đẩy
hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức cũng như xã hội.

Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của
con người.

Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế

30
31

Xét về bản chất, lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các
chủ thề trong nền sản xuất xã hội.

Các thành viên trong xã hội xác lập các quan hệ kinh tế với nhau vì trong quan hệ đó hàm
chứa những lợi ích kinh tế mà họ có thổ có được, về khía cạnh này, Ph. Ănghen viết:
“những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết dưới hình
thái lợi ích. Các quan hệ xã hội luôn mang tính lịch sử, do vậy, lợi ích kinh tế trong mỗi
giai đoạn cũng phản ánh bản chất xã hội của giai đoạn lịch sử đó.

Về biểu hiện, gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích tuông ứng: lợi ích
của chủ doanh nghiệp trước hết là lợi nhuận, lợi ích của người lao động là thu nhập. Tất
nhiên, với mỗi cá nhân, trong các mối quan hệ xã hội tông hợp gắn với con người đó,
mặc dù có khi thực hiện hoạt dộng kinh tế, trong nhất thời, không phải luôn đặt mục tiêu
lợi ích vật chất lên hàng đầu. Song, về lâu dài, đã tham gia vào hoạt động kinh tế thì lợi
ích kinh tế là lợi ích quyết định. Nếu không thấy được vai trò này của lợi ích kinh tế sẽ
làm suy giảm động lực hoạt động của các cá nhân. Nghiên cứu về sự phân phối giá trị
thặng dư trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cho ta thấy, mỗi chủ thể tham gia vào quá
trình phân phối giá trị thặng dư đó, với vai trò của mình mà có được những lợi ích tưorng
ứng. Đây chính là nguyên tắc đảm bảo lợi ích phù hợp với vai trò của các chủ thể.

Khi đề cập tới phạm trù lợi ích kinh tế có nghĩa hàm ý rằng, lợi ích đó được xác lập trong
quan hệ nào, vai trò của các chủ thể trong quan hệ đó thể hiện chủ thể đó biểu hiện như
thế nào, chẳng hạn họ là chủ sở hữu, hay nhà quản lý; là lao động làm thuê hay trung gian
trong hoạt động kinh tế; ai là người thụ hưởng lợi ích, quyền hạn và trách nhiệm của các
chủ thể đó, phưong thức để thực hiện lợi ích càn phải thông qua các biện pháp gì...Trong
nền kinh tế thị trường, ở đâu có hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động ở đó có quan hệ
lợi ích và lợi ích kinh tế.

Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thề kinh tế - xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế được biểu hiện vô cùng phong phú. Mặc
dù vậy, điềm chung của hết thảy các hoạt động đó là hướng tới lợi ích. Xét theo nghĩa
như vậy, có thể khái quát vai trò của lợi ích kinh tế trên một số khía cạnh chủ yếu sau:

- Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể vả hoạt động kỉnh tế - xã hội

Con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết là để thỏa mãn các nhu cầu vật chất,
nâng cao phưorng thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của mình. Trong nền
kinh tế thị trường, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cẩu vật chất tùy thuộc vào
mức thu nhập. Do đó, mức thu nhập càng cao, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu
cầu vật chất càng tốt. Vì vậy, mọi chủ thề kinh tế đều phải hành động để nâng cao thu
31
32

nhập của mình. Thực hiện lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội, đặc biệt của người dân
vừa là cơ sở bảo đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội, vừa là biểu hiện của sự phát
triển. “Nước độc lập mà dân không được hưởng ấm no, hạnh phúc thì độc lập cũng không
có ý nghĩa gì”.

Về khía cạnh kinh tế, tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động trước hết vì lợi ích chính
đáng của mình. Tất nhiên, lợi ích này phải đảm bảo trong sự liên hệ với các chủ thể khác
trong xã hội. Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất trước hết phụ thuộc
vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà xã hội có được. Mà tất cả các nhân tố
đó lại là sản phẩm của nền kinh tế và phụ thuộc vào quy mô và trình độ phát triển của nó.
Theo đuổi lợi ích kinh tế chính đáng của mình, các chủ thổ kinh tế đã đóng góp vào sự
phát triền của nền kinh tế. Vì lợi ích chính đáng của mình, người lao động phải tích cực
lao động sản xuất, nâng cao tay nghề, cải tiến công cụ lao dộng; chủ doanh nghiệp phái
tìm cách nâng cao hiệu quả sừ dụng các nguồn lực, dáp ứng các nhu cầu, thị hiếu của
khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, thay dổi mẫu mã, nâng cao tinh
thần trách nhiệm trong phục vụ người tiêu dùng... Tất cả những diều đó đều có tác dụng
thúc đẩy sự phát trien của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế và nâng cao đời sống của
người dân.

- Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.

Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất còn phụ thuộc địa vị của con
người trong hệ thống quan hệ sán xuất xã hội nên để thực hiện được lợi ích của mình các
chủ thể kinh tế phải đấu tranh với nhau đề thực hiện quyền làm chủ đối với tư liệu sản
xuất. Đó là cội nguồn sâu xa của các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong lịch sử - một
động lực quan trọng của tiến bộ xã hội. “Động lực của toàn bộ lịch sừ chính là cuộc đấu
tranh của các giai cấp và những xung đột về quyền lợi của họ” và “nguồn gốc vấn đè
trước hết là những lợi ích kinh tế mà quyền lực chính trị phải phục vụ với tư cách phương
tiện”. Như vậy, mọi vận động của lịch sử, dù dưới hình thức như thế nào, xét đến cùng,
đều xoay quanh vấn đề lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế.

Lựi ích kinh tế đưực thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện lợi
ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội.

Lợi ích kinh tế mang tính khách quan và là động lực mạnh mõ đề phát triển kinh tế - xã
hội. C.Mác đã chỉ rõ: “Cội nguồn phát triển của xã hội không phải là quá trình nhận thức,
mà là các quan hệ của đời sống vật chất, tức là các lợi ích kinh tế của con người”.

Điều cân lưu ý là, chỉ khi có sự đồng thuận, thông nhất giữa các lợi ích kinh tế thì lợi ích
kinh tế mới thực hiện được vai trò của mình. Ngược lại, việc theo đuổi những lợi ích kinh
32
33

tế không chính đáng, không hợp lý, không họp pháp sẽ trở thành trở ngại cho sự phát
triển kinh tế - xã hội.

Ở Việt Nam, trong một thời gian rất dài, vì rất nhiều lý do, các lợi ích kinh tế, nhất là lợi
ích cá nhân, không được chú ý đúng mức. Hiện nay, trong điều kiện cơ chế thị trường,
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là: coi lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động
kinh tế; phải tôn trọng lợi ích cá nhân chính đáng. Điều này góp phần tạo động lực cho sự
phát triển đất nước ta trong những năm vừa qua.

1.2 Quan hệ lợi ích kinh tế


* Khái niệm về quan hệ lợi ích kinh tế
Quan hệ lợi ích kinh tể là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người,
giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh
tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm
mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất
định.

Như vậy, quan hệ lợi ích kinh tế có biểu hiện hết sức phong phú, quan hệ đỏ có thể là các
quan hộ theo chiều dọc, giữa một tố chức kinh tế với một cá nhân trong tổ chức kinh tế
đó. Cũng có thể theo chiều ngang giữa các chủ thể, các cộng đồng người, giữa các tổ
chức, các bộ phận hợp thành nền kinh tế khác nhau. Trong điều kiện hội nhập ngày nay,
quan hệ lợi ích kinh tế còn phải xét tới quan hệ giữa quốc gia với phàn còn lại của thế
giới.

* Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế
Sự thống nhất của quan hệ lợi ích kinh tế:

Chúng thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể
khác. Do đó, lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực
tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện. Chẳng hạn, mỗi cá nhân người lao động có lợi ích
riêng của mình, dồng thời các cá nhân dó lại là bộ phận cấu thành tập thể doanh nghiệp
và tham gia vào lợi ích tập thể dó. Doanh nghiệp hoạt dộng càng có hiệu quả, lợi ích
doanh nghiệp càng được đảm bảo thì lợi ích người lao động càng được thực hiện tốt: việc
làm được đảm bảo, thu nhập ổn định và được nâng cao... Ngược lại, lợi ích người lao
động càng được thực hiện tốt thì người lao động càng tích cực làm việc, trách nhiệm với
doanh nghiệp càng cao và từ đó lợi ích doanh nghiệp càng được thực hiện tốt.

33
34

Trong nền kinh tế thị trường, sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào đều được thực hiện
thông qua thị trường. Điều đó có nghĩa là, mục tiêu của các chủ thế chỉ được thực hiện
trong mối quan hệ và phù hợp với mục tiêu của các chủ thề khác. Như vậy, khi các chủ
thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung hoặc các mục tiêu thống nhất với nhau thì các
lợi ích kinh tế của các chủ chể đó thống nhất với nhau. Chẳng hạn, để thực hiện lợi ích
của mình, doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao chắt lượng sản phẩm, thay đổi mẫu
mã sản phẩm... thì lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội thống nhất với nhau. Chủ doanh
nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận thì nền kinh tế, đất nước càng phát triển.

Sự mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế


Các quan hệ lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có thể hành động
theo những phương thức khác nhau đê thực hiện các lợi ích của mình. Sự khác nhau đó
đến mức đối lập thì trở thành mâu thuẫn. Ví dụ, vì lợi ích của mình, các cá nhân, doanh
nghiệp có thể làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế... thì lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp và
lợi ích xã hội mâu thuẫn với nhau. Khi đó, chủ doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi
nhuận, lợi ích kinh tế của người tiêu dung, của xã hội càng bị tồn hại.

Lợi ích của những chủ thể kinh tế có quan hệ trực tiếp trong việc phân phối kết quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh cũng có thể mâu thuẫn với nhau vì tại một thời điềm kct quả
hoạt động sản xuất, kinh doanh là xác định. Do đó, thu nhập của chủ thể này táng lên thì
thu nhập của chủ thể khác giảm xuống. Chẳng hạn, tiền lưong của người lao động bị bớt
xên sẽ làm tăng lợi nhuận của chủ doanh nghiẹp; nhà nước giảm thuế sẽ làm lợi nhuận
doanh nghiệp tăng...

Khi có mâu thuẫn thì việc thực hiện lợi ích này có thể sẽ ngăn cản, thậm chí làm tồn hại
đến các lợi ích khác. Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột xã hội.
Do vậy, điều hoà mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế buộc các chủ thể phải quan tâm và
trở thành chức năng quan trọng của nhà nước nhằm ồn định xã hội, tạo động lực phát
triền kinh tế - xã hội.

Trong các hình thức lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân là cơ sở, nền tảng của các lợi ích khác.
Các nguyên nhân chủ yếu là, thứ nhất nhu cầu cơ bản, song còn trước hết thuộc về các cá
nhân, quyết định hoạt động của các cá nhân; thứ hai, thực hiện lợi ích cá nhân là sơ sở để
thực hiện các lợi ích khác vì cá nhân cấu thành nên tập thể, giai cấp, xã hội... “Dân giàu”
thì “nước mạnh”. Do dó, lợi ích cá nhân chính đáng cần được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế


Các quan hộ lợi ích trong nền kinh tế thị trường chịu tác động của nhiều nhân tố, cụ thể
như sau:

34
35

Thứ nhất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Là phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người, lợi ích kinh tế
trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, mà điều này lại phụ
thuộc vào trình độ phát triền lực lượng sản xuất. Do đó, trình độ phát triền của lực lượng
sản xuất càng cao, việc đáp ứng lợi ích kinh tế của các chủ thể càng tốt. Quan hộ lợi ích
kinh tế vì vậy, càng có điều kiện đề thống nhất với nhau. Như vậy, nhân tố đầu tiên ảnh
hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế của các chủ thể là lực lượng sản xuất. Chính vì vậy,
phát triển lực lượng sản xuất trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các quốc gia.

Thứ hai, địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội.
Quan hệ sản xuất, mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quyết định vị trí,
vai trò của mỗi con người, mỗi chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế -
xã hội. Do đó, không có lợi ích kinh tế nằm ngoài những quan hệ sản xuất và trao đối, mà
nó là sản phẩm của những quan hệ sản xuất và trao đổi, là hình thức tồn tại và biêu hiện
của các quan hệ sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước.
Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan, bằng nhiều
loại công cụ, trong đó có các chính sách kinh tế - xã hội. Chính sách phân phối thu nhập
của nhà nước làm thay đôi mức thu nhập và tương quan thu nhập của các chủ thể kinh tế.
Khi mức thu nhập và tương quan thu nhập thay đổi, phương thức và mức độ thỏa mãn
các nhu cầu vật chất cũng thay đổi, tức là lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tc giữa
các chủ thể cũng thay đối.

Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế.


Bản chất của kinh tế thị trường là mở cửa hội nhập. Khi mở cửa hội nhập, các quốc gia có
thể gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, lợi ích kinh
tế của các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất hàng hóa tiêu thụ trên thị trường nội địa có
thê bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Đất nước có thề phát triển
nhanh hơn nhưng cũng phải đối mặt với các nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi
trường... Điều đó có nghĩa là hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ và nhiều
chiêu đên lợi ích kinh tế của các chủ thê.

* Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường
Trong điều kiện kinh tế thị trường, ở đâu có hoạt động kinh tế, ở đó có quan hệ lợi ích.
Trong đó, có một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản sau đây:

Một là, quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Người lao động là người có đủ thể lực và trí lực để lao động, tức là có khả năng lao động.
Khi họ bán sức lao động sẽ nhận được tiền lương (hay tiền công) và chịu sự quản lỷ, điều
35
36

hành của người sử dụng lao động. Bản chất của tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao
động, chỉ đủ đê tái sản xuất sức lao động. Người sử dụng lao động là chủ doanh nghiệp
(nhà tư bản trong ÊNTB), cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê
mướn, sử dụng lao động theo hợp đông lao động. Là người trả tiền mua hàng hóa sức lao
động nên người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý quá trình làm việc của người
lao động. Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động thể hiện tập trung ở lợi nhuận mà
họ thu được trong quá trình kinh doanh. Lợi ích kinh tế của người lao động thề hiện tập
trung ở thu nhập (trước hết là tiền lương, tiền thưởng) mà họ nhận được từ việc bán sức
lao động của mình cho người sử dụng lao động. Lợi ích kinh tế của người lao động và
người sử dụng lao động có quan hệ chặt chõ, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.

Sự thống nhất về lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động thể hiện:
néu người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động kinh tế trong điều kiện bình thường
họ sẽ thu được lợi nhuận, thực hiện được lợi ích kinh tế của mình; đồng thời, họ sẽ tiếp
tục sử dụng lao động nên người lao động cũng thực hiện được lợi ích kinh tế của mình vì
có việc làm, nhận được tiền lương. Ngược lại, nếu người lao động tích cực làm việc, lợi
ích kinh tế của họ được thực hiện thông qua tiền lương được nhận, đồng thời, góp phần
vào sự gia tăng lợi nhuận của người sử dụng lao động. Vì vậy, tạo lập sự thống nhất trong
quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sừ dụng lao dộng là điều kiện quan trọng
thực hiện lợi ích kinh tế của cả hai bên.

Tuy nhiên, quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sừ dụng lao động còn có
mâu thuẫn. Tại một thời điểm nhất định, thu nhập từ các hoạt động kinh tế là xác định
nên lợi nhuận của người sử dụng lao động tăng lên thì tiền lương của người lao dộng
giảm xuống và ngược lại. Vì lợi ích của mình, người sử dụng lao động luôn tìm cách cắt
giảm tới mức thấp nhất các khoản chi phí trong đó có tiền lương của người lao động đề
tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, tiền lương là điều kiện để tái sản xuất sức lao động nên mức
tiền lương thấp nhất người sử dụng lao động phải trả cho người lao động là mức tiền
lương tối thiểu. Vì lợi ích của mình, người lao dộng sẽ đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ
làm, bãi công... Nếu mâu thuẫn không được giải quyết hợp lý sẽ ảnh hường xấu tới các
hoạt động kinh tế.

Để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, người lao động và người sử dụng lao động đã thành
lập các tổ chức riêng. Công đoàn là tổ chức quan trọng nhất bảo vệ quyền lợi người lao
động. Người sử dụng lao động có các nghiệp đoàn, hội nghề nghiệp... Trong xã hội hiện
đại, đấu tranh giữa các bên cân phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Hai là, quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.

36
37

Những người sử dụng lao động có quan hệ lợi ích kinh tế chặt chẽ với nhau. Trong cơ
ché thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ của nhau, từ
đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ. Những người sử dụng lao
động liên két và cạnh tranh với nhau trong ửng xử với người lao động, với những người
cho vay vốn, cho thuc đất, với nhà nước, trong chiêm lĩnh thị trường...Trong cơ chê thị
trường, mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sừ dụng lao động làm cho họ cạnh
tranh với nhau quyết liệt. Iiộ quả tất yếu là các các nhà doanh nghiệp có giá trị cá biệt cao
hơn giá trị xã hội và các rủi ro khác bị thua lỗ, phá sán... bị loại bỏ khỏi thương tnrờng.
Đông thời, những người thu được nhiều lợi nhuận sẽ phát triển nhanh chóng.

Những người sừ dụng lao động không chỉ cạnh tranh trong cùng ngành, mà còn cạnh
tranh giữa các ngành, bằng việc di chuyển vốn (tư bản) từ ngành này sang ngành khác.
Từ đó hình thành tỷ suât lợi nhuận bình quân, tức là những người sừ dụng lao động đã
chia nhau lợi nhuận theo vôn đóng góp. Sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế
giữa những người sử dụng lao động biểu hiện tập trung ở lợi nhuận bình quân mà họ
nhận được.

Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liên kết chặt chẽ
với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Quan hệ chặt chẽ về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng
lao động làm cho họ trở thành đội ngũ doanh nhân. Trong cơ chế thị trường, đội ngũ này
đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội nên cần được tôn vinh, tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển.

Ba là, quan hệ lợi ích giữa những người lao động.


Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao dộng. Để thực hiện lợi ích
kinh tế của mình, người lao động không chỉ phải quan hệ với người sử dụng lao dộng, mà
còn phải quan hệ với nhau. Nêu có nhiều người bán sức lao động, người lao động phải
cạnh tranh với nhau. Hậu quả là tiền lương của người lao động bị giảm xuồng, một bộ
phận người lao động bị sa thải. Nếu những người lao động thông nhất được với nhau, họ
có thề thực hiện được các yêu sách của mình (ở một chừng mực nhất định) đối với giới
chủ (những người sử dụng lao dộng).

Để hạn chế mâu thuẫn lợi ích kinh tế trong nội bộ, đặc trưng với những người sử dụng
lao động, những người lao động đã thành lập tổ chức riêng. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
giữa những người lao động trong giải quyet các mối quan hệ là rất cần thiết nhưng phải
dựa trên các quy định của pháp luật.

Bốn là, quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.
Trong cơ chế thị trường, cá nhân tồn tại dưới nhiều hình thức. Người lao động, người sử
dụng lao động đcu là thành viên của xã hội nên mỗi người đều có lợi ích cá nhân và có
37
38

quan hệ chặt chẽ với lợi ích xã hội. Nếu người lao động và người sử dụng lao động làm
việc theo đúng các quy định của pháp luật và thực hiện được các lợi ích kinh tế của mình
thì họ đã góp phàn phát triển nền kinh tế, thực hiện lợi ích kinh tế của xã hội. Khi lợi ích
kinh tế của xã hội dược thực hiện, xã hội phát triển sẽ tạo lập môi trường thuận lợi để
người lao động và người sử dụng lao động thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế của mình.
Ngược lại, nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động này sinh mâu thuẫn
không giải quyết được; hoặc người lao động và người sử dụng lao dộng cộng tác với
nhau là hàng giả, hàng nhái, trôn thuê... thì lợi ích kinh tế của xã hội sẽ bị tôn hại. Biêu
hiện là nền kinh tế chậm phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân chậm được cải
thiện... Từ đó ảnh hưởng xấu đến lợi ích kinh tế của các chủ thể, trong đó có lợi ích kinh
tế của người lao động và người sử dụng lao động.

Sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, xã hội quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân
nên lợi ích xã hội đóng vai trò định hướng cho lợi ích cá nhân và các hoạt động thực hiện
lợi ích cá nhân. Lợi ích xã hội là cơ sở của sự thống nhất giữa các lợi ích cá nhân, tạo ra
sự thống nhất trong hoạt động của các chủ the khác nhau trong xã hội. Ph. Ảngghen đã
từng khẳng định: “Ớ đâu không có lợi ích chung thì ờ đó không thổ có sự thống nhất về
mục dích và cũng không thề có sự thống nhất về hành động được”. Quan hệ lợi ích giữa
các chủ thể trên cho thấy, lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội có quan hệ nhiều chiều.

Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực, liên kết với nhau trong
hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng (lợi ích cá nhân, tổ chức) của họ hình thành
nên “lợi ích nhóm”. Đó là các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức chính trị, xã hội, các
nhóm dân cư chung một số lợi ích theo vùng, theo sở thích... Các cá nhân, tố chức hoạt
động trong các ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau, liên kết với
nhau trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng mình hình thành nen “nhóm lợi
ích”. Đó là mô hình liên kết giữa 4 nhà trong nông nghiệp: nhà nông - nhà doanh nghiệp -
nhà khoa học - nhà nước; mô hình liên kết trên thị trường nhà ở: nhà doanh nghiệp kinh
doanh bất động sản - ngân hàng thương mại - người mua nhà...

“Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” nếu phù hợp với lợi ích quốc gia, không gây tồn hại
đén các lợi ích khác cần được tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện vì đât nước có thêm động
lực phát triển; ngược lại, khi chúng mâu thuẫn với lợi ích quốc gia, làm tồn hại các lợi ích
khác thì cần phái ngăn chặn.

Trong thực tế, “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” có sự tham gia của công chức, viên chức
hoặc các cơ quan công quyền nhiều khả năng se tác động tiêu cực đôn lợi ích xã hội và
các lợi ích kinh tế khác vì quyên lực nhà nước sẽ bị lạm dụng và phục vụ cho lợi ích của
các cá nhân. Điều cần lưu ỷ, “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” tiêu cực thường không lộ

38
39

diộn. Vì vậy, việc chống “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” tiêu cực vô cùng khó khăn. Để
bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, việc chống “lợi ích nhóm”
và “nhóm lợi ích” tiêu cực phải được thực hiện quyết liệt, thường xuyên.

* Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu
Mặc dù có nhiều quan hệ lợi ích đan xen, tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường
dịnh hướnẹ xã hội chủ nghĩa, có hai phương thức cơ bản để thực hiện lợi ích kinh tế gồm:

Thứ nhất, thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc thị trường.
Các quan hệ lợi ích, các chủ thể lợi ích kinh tế mặc dù đa dạng, song để có thề thực hiện
được lợi ích của mình, trong bối cảnh kinh tế thị trường cần phải căn cứ vào các nguyên
tắc của thị trường. Đây là phương thức pho biến trong mọi nền kinh tế thị trường, bao
gồm cả kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Thứ hai, thực hiện lợi ích kinh tế theo chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức
xã hội.

Khi thực hiện lợi ích kinh tế, nếu chỉ căn cứ theo nguyên tắc thị trường, tất yếu sẽ dẫn
đến những hạn chế về mặt xã hội. Do đó, đề khắc phục những hạn chế của phương thức
thực hiện theo nguyên tắc thị trường, phương thức thực hiện lợi ích dựa trên chính sách
của nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội càn phải được chú ý nhằm tạo sự bình
đắng và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

2. Vai trò nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích
Hài hòa các lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của các chủ
thể, trong đó mặt mâu thuẫn được hạn chế, trách được va chạm, xung đột; mặt thong nhất
được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó tạo động
lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế, góp phần thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế, đặc
biệt là lợi ích xã hội.

Để có sự hài hòa giữa các lợi ích kinh tế chỉ có kinh tế thị trường là không đù vì các lợi
ích kinh tế luôn vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau, mà cần có sự can thiệp của nhà
nước. Bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế là sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ
lợi ích kinh tế bằng các công cụ giáo dục, pháp luật, hành chính, kinh tế... nhằm gia tăng
thu nhập cho các chủ thề kinh tế; hạn chế mâu thuẫn, tăng cường sự thống nhất; xừ lý kịp
thời khi có xung đột.

2.1 Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lọi ích
của các chủ thế kinh tế

39
40

Các hoạt động kinh tế bao giờ cũng cũng diễn ra trong một môi trường nhất định. Môi
trường càng thuận lợi, các hoạt động kinh tế càng hiệu quả và không ngừng mở rộng.
Môi trường vĩ mô thuận lợi không tự hình thành, mà phải dược nhà nước tạo lập. Tạo lập
môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế trước hết là giữ vững ổn định về chính trị.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã thực hiện rất tốt điều này. Nhờ đó, các nhà đàu
tư trong nước và ngoài nước rất yên tâm khi tiến hành đầu tư. Tiếp tục giữ vững ồn định
về chính trị là góp phần bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế ở Viẹt Nam.

Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đòi hỏi phải xây dựng dược môi
trường pháp luật thông thoáng, bảo vệ được lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế
trong và ngoài nước, dặc biệt là lợi ích của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia còn phải tuân thù các chuẩn
mực và thông lệ quốc tế. Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật của nước ta đã và
dang thay đổi tích cực. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất hiện nay là tuân thù pháp luật.

Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế tất yếu phải đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng của nền kinh tế (bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, dường
hàng không...; hệ thống cầu cống; hệ thống điện, nước; hệ thống thông tin liên lạc...).
Nhờ phát triển kết cấu hạ tầng được coi là một trong ba đột phá lớn, trong những năm
vừa qua, kết cấu hạ tầng của nền kinh tế nước ta đã được cải thiện rất đáng kề, đáp ứng
nhu càu của các hoạt động kinh tế. Môi trường vĩ mô về kinh tế đòi hỏi nhà nước phải
đưa ra được các chính sách phù hợp với nhu cẩu của nen kinh tế trong từng giai đoạn.
Thực tế cho thấy, các chính sách kinh tế của Việt Nam đang từng bước đáp ứng ycu cầu
này.

Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế còn là tạo lập môi trường văn hóa
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường. Đó là môi trường trong đó con người
năng động, sáng tạo; tôn trọng kỷ cương, pháp luật; giữ chữ tín...

2.2 Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội
Do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể và tác động của các quy luật thị trường,
sự phân hóa về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư làm cho lợi ích kinh tế của một bộ phận
dân cư được thực hiện rât khó khăn, hạn chế. Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách,
trước hết là chính sách phân phối thu nhập nhằm bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, một mặt, phải thừa nhận sự chênh lệch về mức thu
nhập giữa các tập thể, các cá nhân là khách quan; nhưng mặt khác phải ngăn chặn sự
chênh lệch thu nhập quá đáng. Sự phân hóa xã hội thái quá có thể dẫn đến căng thẳng,
thậm chí xung đột xã hội. Đó là những vấn đề mà chính sách phân phối thu nhập cần phải
tính đến. Phân phối không chỉ phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, mà còn phụ thuộc vào sản

40
41

xuất. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, hàng hóa, dịch vụ càng dồi
dào, chất lượng càng tốt, thu nhập của các chủ thể càng lớn. Do đó, phát triển mạnh mẽ
lực lượng sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ đê nâng cao thu nhập cho các chủ thể
kinh tế. Đó chính là những điều kiện vật chất đế thực hiện ngày càng đầy đủ sự công
bằng xã hội trong phân phối.

2.3 Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực dối với sự phát
triển xã hội
Lợi ích kinh tế là kết quả trực tiếp của phân phối thu nhập. Phân phối công bằng, hợp lý
góp phần quan trọng đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế. Do đó, nhà nước phải tích cực,
chủ động thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập.

Hiện nay, công bằng trong phân phối có hai quan niệm chính: công bằng theo mức độ
(căn cứ vào mức thu nhập mà mỗi chủ thể nhận được) và công bằng theo chức năng (căn
cứ vào đóng góp trong việc tạo ra thu nhập). Mỗi quan niệm đều có ưu điểm và nhược
điềm nen cần sử dụng két hợp cả hai quan niệm này. Trước hết, nhà nước phải chăm lo
đời sống vật chất cho mọi người dân. Ở mỗi giai đoạn phát triển, người dân phải đạt được
mức sống tối thiều. Để làm được điều này, nhà nước cần thực hiện có hiệu quả các chính
sách xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát
triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên thoát đói nghèo vững chắc ở các
vùng nghèo và các bộ phận dân cư nghèo, khắc phục tư tưởng bao cấp, ý lại. Chú trọng
các chính sách ưu đãi xã hội, vận động toàn dân tham gia các hoạt động đên ơn đáp
nghĩa, uống nước nhớ nguồn. Đẩy mạnh các hoạt dộng nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ người
nghèo, đồng bào các vùng gặp thiên tai... Tiếp theo, nhà nước cần có các chính sách
khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, tạo điều kiện và giúp dỡ họ bằng mọi biện
pháp, về nguyên tắc, người dân dược làm tất cả những gì luật pháp không cấm; luật pháp
chỉ cấm những hoạt động gây tồn hại lợi ích quốc gia và các lợi ích hợp pháp khác.

Đề lợi ích kinh tế thật sự là động lực của các hoạt động kinh tế, người lao động và người
sử dụng lao động phải có nhận thức và hành động đúng trong lĩnh vực phân phối thu
nhập. Họ cần phải hiếu được các nguyên tắc phân phối của kinh tế thị trường để có sự
phân chia hợp lý giữa tiền lương và lợi nhuận; chủ doanh nghiệp phải hiểu và tự nguyện
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế... Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hiểu biết về
phân phối thu nhập cho các chủ thể kinh tế - xã hội là những giải pháp rất cần thiết đề
loại bỏ những đòi hỏi khồng hợp lý về thu nhập. Trong trường hợp người lao động và
người sử dụng lao động không tự nhận thức và thực hiện được, nhà nước cần có sự tư
vấn, điều tiết họp lý.

41
42

Bên cạnh đó, trong cơ chế thị trường, thu nhập từ các hoạt động bất hợp pháp như buôn
lậu, làm hàng giả, hàng nhái; lừa đảo; tham nhũng... tồn tại khá phổ biến. Các hoạt động
này càng gia tăng, càng làm tồn hại lợi ích kinh tế của các chủ thề làm ăn chân chính. Đẻ
chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp, bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế. Trước
hết, phải có bộ máy nhà nước liêm chính, có hiệu lực. Bộ máy nhà nước phải tuyển dụng,
sử dụng được những người có tài, có tâm; sảng lọc được những người không đủ tiêu
chuẩn. Cán bộ, công chức nhà nước phải được đãi ngộ xứng đáng và chịu trách nhiệm
đến cùng mọi quyết định trong phạm vi, chức trách của họ. Nhà nước phải kiềm soát
được thu nhập của công dân, trước hết là thu nhập của cán bộ, công chức nhà nước.
Trước pháp luật, mọi người dân và cán bộ, công chức nhà nước phải thực sự bình đẳng;
mọi vi phạm phải được xét xử theo quy định của pháp luật. Thực hiện công khai, minh
bạch mọi cơ chế, chính sách và quy định của nhà nước... Nhờ đó, người dân, doanh
nghiệp và cán bộ, công chức nhà nước hiểu rõ được quyền lợi, trách nhiệm của mình.
Đồng thời, các cơ quan công quyền, cán bộ, công chức nhà nước được giám sát, tránh
được tình trạng lạm quyền, thiếu trách nhiệm, tham nhũng...

Cùng với đó, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quà của hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý
vi phạm là đặc biệt cần thiết. Thực hiện tốt hoạt động này không chỉ nhằm khắc phục các
bất cập, thực hiện công bằng xã hội, mà quan trọng hơn là ngăn chặn các hình thức thu
nhập bất hợp pháp.

2.4 Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không được giải quyết sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến động lực của các hoạt động kinh tế. Do đó, khi các mâu thuẫn phát
sinh cần được giải quyêt kịp thời. Muốn vậy, các cơ quan chức năng của nhà nước cần
phải thường xuyên quan tâm phát hiện mâu thuẫn và chuân bị chu đáo các giải pháp đôi
phó. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là phải có sự tham gia của
các bên liên quan, có nhân nhượng và phải đặt lợi ích đât nước lên trên hết.

Ngăn ngừa là chính nhưng khi mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế bùng phát có thề dẫn
đến xung đột (đình công, bãi công...). Khi có xung đột giữa các chủ thể kinh tế, cần có sự
tham gia hòa giải của các tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là nhà nước. /.

8. Tích lũy tư bản, các nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản.
Để giải thích và hiểu về tích lũy tư bản là gì thì theo kinh tế chính trị Mác – Lênin đây là
việc biến một bộ phận giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, còn trong các lý luận kinh tế
học khác, nó đơn giản là sự hình thành tư bản (tăng lượng vốn dưới hình thức tư bản cố
định và lưu kho của chính phủ và tư nhân).

42
43

Muốn mở rộng sản xuất nhà tư bản không thể tiêu dùng hết giá trị thặng dư mà chia thành
2 phần :một phần tích luỹ để mở rộng sản xuất, một phần để tiêu dùng cá nhân và gia
đình nhà tư bản. Do đó đặc trưng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là tái sản xuất mở
rộng. Muốn vậy, cần phát triển một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Việc
biến giá trị thặng dư trở lại tư bản gọi là tích lũy tư bản. Như vậy, thực chất của tích luỹ
tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.
Ngoài ra khi nghiên cứu tích luỹ và tái sản xuất mở rộng tư bản ta có thể rút ra hai kết
luận vạnh rõ hơn bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:
 + Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm một
tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. C.MAC nói rằng: tư bản ứng trước chỉ là giọt
nước trong dòng sông tích luỹ mà thôi
+ Quá trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền sản xuất hàng hoá biến thành
quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Việc trao đổi giữa người lao động và nhà tư bản dẫn
đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm một phần lao động của người công nhân,
mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó. Như vậy đã có sự thay đổi căn
bản trong quan hệ sở hữu. Nhưng sự vi phạm đó không vi phạm quy luật giá trị.
Động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ
nghĩa tư bản – quy luật giá trị thặng dư, quy luật này chỉ rõ mục đích sản xuất của nhà tư
bản là giá trị và sự tăng thêm giá trị.

Bản chất của tích lũy tư bản


Có thể thấy hình thái xã hội của quá trình sản xuất là như thế nào đi nữa thì bao giờ đó
cũng phải có tính chất liên tục hay cứ từng chu kì một, phải không ngừng trải qua cùng
những giai đoạn ấy. Xã hội không thể ngừng tiêu dùng, thì xã hội cũng không thể ngừng
sản xuất. Vì vậy xét trong mối liên hệ không ngừng và trong tiến trình không ngừng của
nó, mọi quá trình sản xuất xã hội đồng thời cũng là quá trình tái sản xuất.
Điều kiện của sản xuất đồng thời cũng là những điều kiện của tái sản xuất. Không một xã
hội nào có thể sản xuất không ngừng tức là tái sản xuất, mà lại không liên tục chuyển hoá
lại một phần sản phẩm nhát đinh của nó thành tư liệu sản xuất, hay thành những yếu tố
của quá trình sản xuất mới.
Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại không ngừng với quy mô năm sau
lớn hơn năm trước. Muốn tái sản xuất mở rộng nhà tư bản phải mua thêm tư liệu sản
xuất, thuê thêm công nhân do đó giá trị thặng dư tích lũy được phải chia làm hai phần:
Một phần để thuê thêm công nhân, một phần để mua thêm tư liệu sản xuất.
Tái sản xuất giản đơn không phải là hình thái điển hình của chủ nghĩa tư bản. Hình thức
tiến hành của chủ nghĩa tư bản là tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất ra của cải vật chất,
quan hệ sản xuất, sức lao động của con người, môi trường sống của con người.
Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản
Một số nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản gồm có: Trình độ bóc lột giá trị
thặng dư; Năng suất lao động; Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng; quy
mô của tư bản ứng trước

43
44

Thứ nhất: Về trình độ bóc lột giá trị thặng dư khi muốn tăng khối lượng giá trị
thặng dư, nhà tư bản phải tăng thêm máy móc, thiết bị và công nhân
Nhưng nhà tư bản có thể không tăng thêm công nhân mà bắt số công nhân hiện có tăng
thời gian lao động và cường độ lao động; đồng thời, tận dụng một cách triệt để công suất
của số máy móc hiện có, chỉ tăng thêm nguyên liệu tương ứng.
Thứ hai: Năng suất lao động
Năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm.
Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ: Một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất
định, phần dành cho tích luỹ có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của
nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước. Hai là, một lượng giá trị
thặng dư nhất định dành cho tích luỹ cũng có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư
liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước.
Thứ ba: Về chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật
của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Còn tư bản tiêu dùng là phần
giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kì sản xuất
dưới dạng khấu hao. Do đó, có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Sự
chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất.
Thứ tư: Quy mô của tư bản ứng trước
Với trình độ bóc lột không thay đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản
khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến
càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, do đó tạo điều kiện tăng
thêm quy mô của tích luỹ tư bản. Từ sự nghiên cứu bốn nhân tố quyết định quy mô của
tích luỹ tư bản có thể rút ra nhận xét chung là để tăng quy mô tích luỹ tư bản, cần khai
thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để công
suất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu.

9. Lý luận của Lênin về độc quyền trong nền KTTT.

1. Lý luận của V.I. Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền
Tồng kết thực tiễn vai trò của độc quyền trong nền kinh tế các nước tư bản phát triển nhất
giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế ký XX, V.I.Lênin khái quát năm đặc điềm của độc
quyền tư bản chủ nghĩa như sau:

1.1 Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn
Dưới chủ nghĩa tư bản tích tụ và tập trung sản xuất cao, biểu hiện số lượng các xí nghiệp
tư bản lớn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế, nhưng nắm giữ và chi phối thị trường.

Sự tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao như vậy đã trực tiếp dẫn đến hình thành các
tổ chức độc quyền. Vì một mặt, do số lượng các doanh nghiệp lớn ít nên có thề dễ dàng
thoả thuận với nhau; mặt khác, các doanh nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh

44
45

tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng thoả
hiệp với nhau để nắm lấy địa vị độc quyền.

KJii mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các tổ chức độc quyền hình thành theo liên kết
ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau
theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên két dọc, mở
rộng ra nhiều ngành khác nhau.

Về mặt lịch sử, các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản từ thấp đến cao, bao gồm: Cartel
(Các-ten), Syndicate (Xanh-đi-ca), Trust (Tờ-rớt), Consortium (Công-xoóc-xi-om).

Cartel là hình thức tổ chức độc quyền trong đó các xí nghiệp tư bản lớn ký các hiộp nghị
thoả thuận với nhau về giá cả, sản lượng hàng hóa, thị trường tiêu thụ, kỷ hạn thanh
toán,...

Các xí nghiệp tư bản tham gia Cartel vẫn độc lập cả về sản xuất và lưu thông hàng hóa.
IIọ chỉ cam kết thực hiện đúng hiệp nghị đã ký, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo quy dịnh
của hiệp nghị. Vì vậy, Cartel là liên minh độc quyền không vững chắc. Trong nhiều
trường hợp những thành viên thấy ở vào vị trí bất lợi đã rút ra khỏi Cartel, làm cho Cartel
thường tan vỡ trước kỷ hạn.

Syndicate là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn Cartel. Các xí nghiệp tư
bản tham gia Syndicate vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông hàng
hóa (mọi việc mua, bán do một ban quán trị chung của Syndicate đảm nhận). Mục đích
của Syndicate là thống nhất đâu mối mua và bán đế mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng
hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

Trust là hình thức độc quyền cao hơn Cartel và Syndicate. Trong Trust thì cả việc sản
xuất, tiêu thụ hàng hóa đều do một ban quản trị chung thống nhất quản lý. Các xí nghiệp
tư bản tham gia Trust trở thành những cổ đông để thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.

Consortium là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức
độc quyền trên. Tham gia Consortium không chi có các xí nghiệp tư bản lớn mà còn có
cả các Syndicate, các Trust, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh
tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc như vậy, một Consortium có thể có hàng trăm xí
nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm các nhà tư bản
kếch xù.

1.2  Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bán tài chinh và hệ thống tài phiệt
chi phối

45
46

Song song với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp, trong ngân hàng
cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong
ngân hàng.

Quy luật tích tụ, tập trung trong ngân hàng cũng giống như trong công nghiệp, do quá
trình cạnh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị phá sán hoặc bị thôn tính và hình thành
những ngân hàng lớn.

Khi sán xuất trong ngành công nghiệp tích tụ, tập trung ở mức độ cao, thì các ngân hàng
nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín phục vụ cho công việc kinh doanh của các doanh nghiệp
công nghiệp lớn. Trong điều kiện đó, các ngân hàng vừa và nhỏ phải tự sáp nhập vào các
ngân hàng lớn hoặc phải phá sản trước quy luật khốc liệt của cạnh tranh. Quá trình này đã
thúc đẩy các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời.

Sự xuất hiện, phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan
hệ giữa các doanh nghiệp ngân hàng và công nghiệp, làm cho ngân hàng có vai trò mới:
từ chỗ ngân hàng chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, thì nay đã nắm được
hàu hết lượng tiền tệ của xã hội nên có quyền lực “vạn năng”, khống chế mọi hoạt động
của nền kinh tế xã hội.

Dựa trên địa vị người chủ cho vay, độc quyền ngân hàng “cử” đại diện của mình vào các
cơ quan quản lý của độc quyền công nghiệp đê theo dõi việc sừ dụng tiền vay hoặc các tổ
chức độc quyền ngân hàng còn trực tiếp đầu tư vào công nghiệp. Trước sự khống chế và
chi phối ngày càng mạnh mẽ của ngân hàng, một quá trình xâm nhập tương ứng trở lại
của các độc quyền công nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra. Các tổ chức độc quyền công
nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng băng cách mua cô phần của các ngân
hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng. Quá trình độc quyền hoá trong công
nghiệp và ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau làm nảy sinh một loại hình tư bản mới,
gọi là tư bản tài chính.

V.I.Lênin viết: "Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của
một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các
nhà công nghiệp".

Sự phát triền của tư bản tài chính dần dần dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ những
nhà tư bán kếch XÌI chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của toàn xã hội, gọi là tài
phiệt (hay đầu sỏ tài chính, trùm tài chính).

Các tài phiệt thực hiện sự thống trị của mình thông qua “chế độ tham dự”. Thực chất của
“chế độ tham dự” là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính mua số cổ phiếu

46
47

khống chế, chi phối một cônẹ ty lớn nhất - công ty gốc gọi là "công ty mẹ"; công ty này
lại mua được cổ phiếu khống chế, thống trị các "công ty con"; "công ty con" đến lượt nó
lại chi phối các "công ty cháu",...

Nhờ có “chế độ tham dự” và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích như vậy,
bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, mà tài phiệt có thể khống chế và điều tiết được một
lượng tư bản lớn gấp nhiều lần.

Ngoài "chế độ tham dự", tài phiệt còn sử dụng những thủ đoạn như lập công ty mới, phát
hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng
đất... để thu lợi nhuận độc quyền cao. về mặt chính trị, hệ thống các nhà tài phiệt chi phối
mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là chi phối các chính sách đối nội, đối
ngoại của nhà nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng, do
chúng thống trị được về kinh tế.

1.3 Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến


Đối với các tập đoàn độc quyền, việc đưa tư bản ra nước ngoài để tìm kiếm nơi đầu tư có
lợi nhất trở thành phổ biến, gắn liền với sự tồn tại của các tổ chức độc quyền.

Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm
mục dich giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.

Xuất khẩu tư bản có thể được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián
tiếp.

Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc
mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư đổ trực tiếp kinh doanh thu
lợi nhuận cao, biến nó thành một chi nhánh của “công ty mẹ” ở chính quốc. Các xí
nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn họp song phương hoặc đa phương,
nhưng cũng có những xí nghiệp toàn bộ vốn là của công ty nước ngoài.

Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc cho vay để thu lợi tức, mua cổ phần,
cố phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các
định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt
động đầu tư.

1.4 Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc
quyền

47
48

Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy
mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư
bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.

Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tò thị trường trong nước luôn gắn với
thị trường ngoài nước. Đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bán độc quyền, thị trường
ngoài nước còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước tư bản. V.I.Lônin nhận
xét: "Bọn tư sản chia nhau thế giới, không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng, mà do
sự tập trung đã tới mức dộ buộc chúng phải di vào con đường ấy để kiếm lời.

Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức mạnh kinh tế hùng hậu
lại được sự ủng hộ của nhà nước "của mình" và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng
tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của
chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên
minh độc quyền quốc tế dưới dạng Cartel, Syndicate, Trust quốc tế.

1.5 Lôi kéo, thúc đầy các chỉnh phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh hưởng
là cách thức để bảo vệ lợi ích độc quyền
V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa tư bản phát triến càng cao, nguyên liệu càng thiếu
thổn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế
giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh dể chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn".

Do sự phân chia lãnh thồ và phát triển không đều của các cường quốc tư bản, tất yếu dẫn
đến cuộc đấu tranh đòi chia lại lãnh thổ thế giới. Đó là một trong những nguyên nhân
chính dẫn đén các cuộc chiến tranh , thậm chí chiến tranh thế giới. V.I.Lênin viết: "Khi
nói đến chính sách thực dân trong thời đại chủ nghĩa đế quốc tư bản, thì cần chú ý rằng tư
bản tài chính và chính sách quốc tế thích ứng với nó... đã tạo nên hàng loạt hình thức lệ
thuộc, cỏ tính chất quá độ của các nước. Ticu biểu cho thời đại đó, không những chỉ có
hai loại nước chủ yếu: Những nước chiếm thuộc địa và nhũng thuộc địa, mà còn có nhiều
nước phụ thuộc với những hình thức khác nhau, những nước này trên hình thức thì được
độc lập về chính trị, nhưng thực tế lại mắc vào cái lưới phụ thuộc về tài chính và ngoại
giao. Từ những năm 50 của the ký XX trở đi, phong trào giải phóng dân tộc phát triển
mạnh mẽ đã làm sụp đổ và tan rã hệ thống thuộc địa kiều cũ, nhưng điều đó không có
nghĩa là chủ nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu. Trải lại, các cường quốc tư bản chuyền sang
thi hành chính sách thực dân mới, mà nội dung chủ yéu của nó là dùng viện trợ kinh tế,
kỹ thuật, quân sự để duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triến. Đứng đằng sau, hậu
thuẫn cho các hoạt động của các quốc gia tư bản luôn có vai trò của các tập đoàn tư bản
độc quyền.

48
49

Năm đặc điềm kinh tế cơ bản của độc quyền dưới chủ nghĩa tư bản có quan hệ chặt chẽ
với nhau, nói lên bản chất sự thống trị của tư bản độc quyền. Đó cũng là biểu hiện của
phương thức thực hiện lợi ích của các tập đoàn độc quyền trong giai đoạn phát triển độc
quyền của chủ nghĩa tư bán.

2. Lý luận của V.I. Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư
bản
Sự thống trị và bành trướng sức mạnh của độc quyền tư nhân trong nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa, một mặt thúc đẩy nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển, mặc khác, kìm
hãm và đe doạ tới sự ồn định của chế độ chính trị. Sự phát triển của lực lượng sản xuất,
trong tình hình đó, thúc đẩy trình độ độc quyền lên trạng thái cao hơn - độc quyền nhà
nước. Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản có các đặc trưng kinh té chủ yếu sau:

2.1 Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước
V.Í.Lênin đã từng nhấn mạnh rằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng với công
nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng và công nghiệp với
chính phủ: "Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân
hàng, ngày mai là bộ trưởng". Sự kết hợp về nhân sự được thực hiộn thông qua các đảng
phái. Chính các đảng phái này đã tạo cho tư bản độc quyền một cơ sở xã hội để thực hiện
sự thống trị và trực tiếp xây đựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước.

Đứng đẳng sau các đảng phái này là một lực lượng có quyền lực rất hùng hậu, đó chính là
các Hội chủ xí nghiệp độc quyền, như: Hội Công nghiệp toàn quốc Mỹ, Tổng Liên đoàn
công nghiệp Italia, Liên đoàn các nhà kinh tế Nhật Bản, Liên minh Liên bang công
nghiệp Đức, Hội đồng quốc gia giới chủ Pháp, Tồng Liên đoàn công thương Anh, ...
Chính các Hội chủ xí nghiệp này trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa
cho nhà nước tư sản. Các Hội chủ này hoạt động thông qua các đảng phái của giai cấp tư
sản, cung cấp kinh phí cho các đảng, quyết định về mặt nhân sự và đường lối chính trị,
kinh tế của các đảng, tham gia vào việc thành lập bộ máy nhà nước ở các cấp. Vai trò của
các hội lớn đến mức mà dư luận thế giới đã gọi chúng là “những chính phủ dằng sau
chính phủ”, “một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực” của chính quyền. Thông qua các
Hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước
với nhũng cương vị khác nhau; mặt khác, các quan chức và nhân viên chính phủ dược
“cài cắm” vào ban quản trị của các tổ chức độc quyền, giữ những chức vụ trọng yếu
chính thức hoặc danh dự hoặc trở thành những người đỡ đầu cho các tố chức độc quyền.
Sự thâm nhập lẫn nhau này (còn gọi là sự kết hợp) đã tạo ra những biểu hiện mới trong
mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến dịa
phương.

49
50

2.2 Sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước


Sở hữu trong độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản, của tư bản độc
quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn
tại, phát triển của chủ nghĩa tư bán. Nó biểu hiện không những ở chỗ sở hữu nhà nước
tăng lên mà còn ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sờ hữu nhà nước và sở hữu độc quyền
tư nhân. Hai loại sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của tồng tư bản
xã hội. Sờ hữu nhà nước không chỉ bao gồm những động sản và bất động sản cần cho
hoạt động của bộ máy nhà nước, mà gồm cả những doanh nghiệp nhà nước trong công
nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tê - xã hội, như: giao thông vận tải, giáo
dục, y tế, bảo hiểm xã hội,... Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác
nhau: xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách; quốc hữu hoá các doanh
nghiệp tư nhân bằng cách mua lại; nhà nước mua cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân;
mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân...

Sở hữu nhà nước thực hiện được các chức năng cơ bản sau: Thứ nhất, mở rộng sản xuất
tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triên của độc quyền. Thử hai, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển tư bản của các tổ chức độc quyền đầu tư vào
các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, chuyển từ những ngành ít lãi sang những
ngành kinh doanh có hiệu quả hơn một cách dễ dàng, thuận lợi. Thứ ba, làm chỗ dựa cho
sự điều tiết kinh tế của nhà nước theo những chương trình nhất định.

Cùng với sự phát triển của sở hữu nhà nước thì thị trường độc quyền cũng hình thành và
phát triển. Sự hình thành thị trường nhà nước thồ hiện ở việc nhà nước chủ động mở rộng
thị trường trong nước bằng việc bao mua sản phẩm của các doanh nghiệp độc quyên
thông qua những hợp dồng được ký kết. Việc ký kết các họp đồng giữa nhà nước và các
tổ chức độc quyền tư nhân đã giúp các tổ chức độc quyên tư nhân khắc phục được một
phân khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng thừa, góp phần bảo đảm cho quá trình tái sản
xuất được diễn ra bình thường. Các họp đồng ký kết với nhà nước giúp cho các tổ chức
độc quyền tư nhân vừa tiêu thụ được hàng hoá vừa đảm bảo lợi nhuận ổn định, vừa khắc
phục được tình trạng thiếu nhiên liệu, nguyên liệu chiến lược. Sự tiêu thụ của nhà nước
dược thực hiện qua những đơn đặt hàng của nhà nước với độc quyền tư nhân, quan trọng
hơn cả là các đơn đặt hàng quân sự do ngân sách chi mỗi ngày một tăng. Các hợp đồng
này đảm bảo cho các độc quyền tư nhân kiếm được một khối lượng lợi nhuận lớn và ổn
định, vì tỷ suất lợi nhuận của việc sản xuất các loại hàng hoá đó cao hơn hẳn tỳ suất lợi
nhuận thông thường.

2.3 Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước diều tiết nền kinh tế
Để điều tiết nền kinh tế, nhà nước tư sản sử dụng nhiều công cụ, trong đó có công cụ độc
quyền nhà nước. Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản hình thành một tồng thể những
50
51

thiết chế và thể chế kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống
chính sách, công cụ có khả năng điêu tiêt sự vận động của toàn bộ nên kinh tê quốc dân,
toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện
dưới nhiều hình thức như: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc bằng các công
cụ kinh tế và các công cụ hành chính - pháp lý, bằng cả ưu đãi và trừng phạt; bằng những
giải pháp chiến lược dài hạn như lập chương trình, kế hoạch tồng thể phát triển kinh tế,
khoa học, công nghộ, bảo vệ môi trường, bảo hiềm xã hội,... và bằng cả các giải pháp
ngắn hạn.

Các công cụ chủ yếu của nhà nước để điều tiết kinh tế và thực hiện các chính sách kinh tế
như ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ, tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch hoá
hay chương trình hoá kinh tế và các công cụ hành chính, pháp lý.

Bộ máy điều tiết kinh tế gồm cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và về mặt nhân sự có
sự tham gia của những đại biểu của tập đoàn tư bản độc quyền lớn và các quan chức nhà
nước. Bên cạnh bộ máy này còn có hàng loạt các tiểu ban được tổ chức dưới những hình
thức khác nhau, thực hiện "tư vấn" nhằm "lái" đường lối phát triển kinh tế theo mục tiêu
riêng của các tổ chức độc quyền.

Cơ chế điều tiết kinh tế độc quyền nhà nước là sự dung hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc
quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực của từng cơ chế. Hay nói cách khác, đó là cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà
nước nhằm phục vụ lợi ích của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

10. Lý luận của Lênin về độc quyền Nhà nước trong CNTB.

1. Lý luận của V.I. Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền
Tồng kết thực tiễn vai trò của độc quyền trong nền kinh tế các nước tư bản phát triển nhất
giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế ký XX, V.I.Lênin khái quát năm đặc điềm của độc
quyền tư bản chủ nghĩa như sau:

1.1 Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn
Dưới chủ nghĩa tư bản tích tụ và tập trung sản xuất cao, biểu hiện số lượng các xí nghiệp
tư bản lớn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế, nhưng nắm giữ và chi phối thị trường.

Sự tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao như vậy đã trực tiếp dẫn đến hình thành các
tổ chức độc quyền. Vì một mặt, do số lượng các doanh nghiệp lớn ít nên có thề dễ dàng
thoả thuận với nhau; mặt khác, các doanh nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh

51
52

tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng thoả
hiệp với nhau để nắm lấy địa vị độc quyền.

KJii mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các tổ chức độc quyền hình thành theo liên kết
ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau
theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên két dọc, mở
rộng ra nhiều ngành khác nhau.

Về mặt lịch sử, các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản từ thấp đến cao, bao gồm: Cartel
(Các-ten), Syndicate (Xanh-đi-ca), Trust (Tờ-rớt), Consortium (Công-xoóc-xi-om).

Cartel là hình thức tổ chức độc quyền trong đó các xí nghiệp tư bản lớn ký các hiộp nghị
thoả thuận với nhau về giá cả, sản lượng hàng hóa, thị trường tiêu thụ, kỷ hạn thanh
toán,...

Các xí nghiệp tư bản tham gia Cartel vẫn độc lập cả về sản xuất và lưu thông hàng hóa.
IIọ chỉ cam kết thực hiện đúng hiệp nghị đã ký, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo quy dịnh
của hiệp nghị. Vì vậy, Cartel là liên minh độc quyền không vững chắc. Trong nhiều
trường hợp những thành viên thấy ở vào vị trí bất lợi đã rút ra khỏi Cartel, làm cho Cartel
thường tan vỡ trước kỷ hạn.

Syndicate là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn Cartel. Các xí nghiệp tư
bản tham gia Syndicate vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông hàng
hóa (mọi việc mua, bán do một ban quán trị chung của Syndicate đảm nhận). Mục đích
của Syndicate là thống nhất đâu mối mua và bán đế mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng
hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

Trust là hình thức độc quyền cao hơn Cartel và Syndicate. Trong Trust thì cả việc sản
xuất, tiêu thụ hàng hóa đều do một ban quản trị chung thống nhất quản lý. Các xí nghiệp
tư bản tham gia Trust trở thành những cổ đông để thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.

Consortium là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức
độc quyền trên. Tham gia Consortium không chi có các xí nghiệp tư bản lớn mà còn có
cả các Syndicate, các Trust, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh
tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc như vậy, một Consortium có thể có hàng trăm xí
nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm các nhà tư bản
kếch xù.

1.2  Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bán tài chinh và hệ thống tài phiệt
chi phối

52
53

Song song với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp, trong ngân hàng
cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong
ngân hàng.

Quy luật tích tụ, tập trung trong ngân hàng cũng giống như trong công nghiệp, do quá
trình cạnh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị phá sán hoặc bị thôn tính và hình thành
những ngân hàng lớn.

Khi sán xuất trong ngành công nghiệp tích tụ, tập trung ở mức độ cao, thì các ngân hàng
nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín phục vụ cho công việc kinh doanh của các doanh nghiệp
công nghiệp lớn. Trong điều kiện đó, các ngân hàng vừa và nhỏ phải tự sáp nhập vào các
ngân hàng lớn hoặc phải phá sản trước quy luật khốc liệt của cạnh tranh. Quá trình này đã
thúc đẩy các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời.

Sự xuất hiện, phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan
hệ giữa các doanh nghiệp ngân hàng và công nghiệp, làm cho ngân hàng có vai trò mới:
từ chỗ ngân hàng chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, thì nay đã nắm được
hàu hết lượng tiền tệ của xã hội nên có quyền lực “vạn năng”, khống chế mọi hoạt động
của nền kinh tế xã hội.

Dựa trên địa vị người chủ cho vay, độc quyền ngân hàng “cử” đại diện của mình vào các
cơ quan quản lý của độc quyền công nghiệp đê theo dõi việc sừ dụng tiền vay hoặc các tổ
chức độc quyền ngân hàng còn trực tiếp đầu tư vào công nghiệp. Trước sự khống chế và
chi phối ngày càng mạnh mẽ của ngân hàng, một quá trình xâm nhập tương ứng trở lại
của các độc quyền công nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra. Các tổ chức độc quyền công
nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng băng cách mua cô phần của các ngân
hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng. Quá trình độc quyền hoá trong công
nghiệp và ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau làm nảy sinh một loại hình tư bản mới,
gọi là tư bản tài chính.

V.I.Lênin viết: "Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của
một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các
nhà công nghiệp".

Sự phát triền của tư bản tài chính dần dần dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ những
nhà tư bán kếch XÌI chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của toàn xã hội, gọi là tài
phiệt (hay đầu sỏ tài chính, trùm tài chính).

Các tài phiệt thực hiện sự thống trị của mình thông qua “chế độ tham dự”. Thực chất của
“chế độ tham dự” là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính mua số cổ phiếu

53
54

khống chế, chi phối một cônẹ ty lớn nhất - công ty gốc gọi là "công ty mẹ"; công ty này
lại mua được cổ phiếu khống chế, thống trị các "công ty con"; "công ty con" đến lượt nó
lại chi phối các "công ty cháu",...

Nhờ có “chế độ tham dự” và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích như vậy,
bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, mà tài phiệt có thể khống chế và điều tiết được một
lượng tư bản lớn gấp nhiều lần.

Ngoài "chế độ tham dự", tài phiệt còn sử dụng những thủ đoạn như lập công ty mới, phát
hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng
đất... để thu lợi nhuận độc quyền cao. về mặt chính trị, hệ thống các nhà tài phiệt chi phối
mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là chi phối các chính sách đối nội, đối
ngoại của nhà nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng, do
chúng thống trị được về kinh tế.

1.3 Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến


Đối với các tập đoàn độc quyền, việc đưa tư bản ra nước ngoài để tìm kiếm nơi đầu tư có
lợi nhất trở thành phổ biến, gắn liền với sự tồn tại của các tổ chức độc quyền.

Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm
mục dich giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.

Xuất khẩu tư bản có thể được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián
tiếp.

Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc
mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư đổ trực tiếp kinh doanh thu
lợi nhuận cao, biến nó thành một chi nhánh của “công ty mẹ” ở chính quốc. Các xí
nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn họp song phương hoặc đa phương,
nhưng cũng có những xí nghiệp toàn bộ vốn là của công ty nước ngoài.

Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc cho vay để thu lợi tức, mua cổ phần,
cố phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các
định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt
động đầu tư.

1.4 Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc
quyền

54
55

Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy
mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư
bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.

Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tò thị trường trong nước luôn gắn với
thị trường ngoài nước. Đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bán độc quyền, thị trường
ngoài nước còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước tư bản. V.I.Lônin nhận
xét: "Bọn tư sản chia nhau thế giới, không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng, mà do
sự tập trung đã tới mức dộ buộc chúng phải di vào con đường ấy để kiếm lời.

Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức mạnh kinh tế hùng hậu
lại được sự ủng hộ của nhà nước "của mình" và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng
tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của
chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên
minh độc quyền quốc tế dưới dạng Cartel, Syndicate, Trust quốc tế.

1.5 Lôi kéo, thúc đầy các chỉnh phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh hưởng
là cách thức để bảo vệ lợi ích độc quyền
V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa tư bản phát triến càng cao, nguyên liệu càng thiếu
thổn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế
giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh dể chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn".

Do sự phân chia lãnh thồ và phát triển không đều của các cường quốc tư bản, tất yếu dẫn
đến cuộc đấu tranh đòi chia lại lãnh thổ thế giới. Đó là một trong những nguyên nhân
chính dẫn đén các cuộc chiến tranh , thậm chí chiến tranh thế giới. V.I.Lênin viết: "Khi
nói đến chính sách thực dân trong thời đại chủ nghĩa đế quốc tư bản, thì cần chú ý rằng tư
bản tài chính và chính sách quốc tế thích ứng với nó... đã tạo nên hàng loạt hình thức lệ
thuộc, cỏ tính chất quá độ của các nước. Ticu biểu cho thời đại đó, không những chỉ có
hai loại nước chủ yếu: Những nước chiếm thuộc địa và nhũng thuộc địa, mà còn có nhiều
nước phụ thuộc với những hình thức khác nhau, những nước này trên hình thức thì được
độc lập về chính trị, nhưng thực tế lại mắc vào cái lưới phụ thuộc về tài chính và ngoại
giao. Từ những năm 50 của the ký XX trở đi, phong trào giải phóng dân tộc phát triển
mạnh mẽ đã làm sụp đổ và tan rã hệ thống thuộc địa kiều cũ, nhưng điều đó không có
nghĩa là chủ nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu. Trải lại, các cường quốc tư bản chuyền sang
thi hành chính sách thực dân mới, mà nội dung chủ yéu của nó là dùng viện trợ kinh tế,
kỹ thuật, quân sự để duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triến. Đứng đằng sau, hậu
thuẫn cho các hoạt động của các quốc gia tư bản luôn có vai trò của các tập đoàn tư bản
độc quyền.

55
56

Năm đặc điềm kinh tế cơ bản của độc quyền dưới chủ nghĩa tư bản có quan hệ chặt chẽ
với nhau, nói lên bản chất sự thống trị của tư bản độc quyền. Đó cũng là biểu hiện của
phương thức thực hiện lợi ích của các tập đoàn độc quyền trong giai đoạn phát triển độc
quyền của chủ nghĩa tư bán.

2. Lý luận của V.I. Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư
bản
Sự thống trị và bành trướng sức mạnh của độc quyền tư nhân trong nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa, một mặt thúc đẩy nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển, mặc khác, kìm
hãm và đe doạ tới sự ồn định của chế độ chính trị. Sự phát triển của lực lượng sản xuất,
trong tình hình đó, thúc đẩy trình độ độc quyền lên trạng thái cao hơn - độc quyền nhà
nước. Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản có các đặc trưng kinh té chủ yếu sau:

2.1 Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước
V.Í.Lênin đã từng nhấn mạnh rằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng với công
nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng và công nghiệp với
chính phủ: "Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân
hàng, ngày mai là bộ trưởng". Sự kết hợp về nhân sự được thực hiộn thông qua các đảng
phái. Chính các đảng phái này đã tạo cho tư bản độc quyền một cơ sở xã hội để thực hiện
sự thống trị và trực tiếp xây đựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước.

Đứng đẳng sau các đảng phái này là một lực lượng có quyền lực rất hùng hậu, đó chính là
các Hội chủ xí nghiệp độc quyền, như: Hội Công nghiệp toàn quốc Mỹ, Tổng Liên đoàn
công nghiệp Italia, Liên đoàn các nhà kinh tế Nhật Bản, Liên minh Liên bang công
nghiệp Đức, Hội đồng quốc gia giới chủ Pháp, Tồng Liên đoàn công thương Anh, ...
Chính các Hội chủ xí nghiệp này trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa
cho nhà nước tư sản. Các Hội chủ này hoạt động thông qua các đảng phái của giai cấp tư
sản, cung cấp kinh phí cho các đảng, quyết định về mặt nhân sự và đường lối chính trị,
kinh tế của các đảng, tham gia vào việc thành lập bộ máy nhà nước ở các cấp. Vai trò của
các hội lớn đến mức mà dư luận thế giới đã gọi chúng là “những chính phủ dằng sau
chính phủ”, “một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực” của chính quyền. Thông qua các
Hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước
với nhũng cương vị khác nhau; mặt khác, các quan chức và nhân viên chính phủ dược
“cài cắm” vào ban quản trị của các tổ chức độc quyền, giữ những chức vụ trọng yếu
chính thức hoặc danh dự hoặc trở thành những người đỡ đầu cho các tố chức độc quyền.
Sự thâm nhập lẫn nhau này (còn gọi là sự kết hợp) đã tạo ra những biểu hiện mới trong
mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến dịa
phương.

56
57

2.2 Sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước


Sở hữu trong độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản, của tư bản độc
quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn
tại, phát triển của chủ nghĩa tư bán. Nó biểu hiện không những ở chỗ sở hữu nhà nước
tăng lên mà còn ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sờ hữu nhà nước và sở hữu độc quyền
tư nhân. Hai loại sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của tồng tư bản
xã hội. Sờ hữu nhà nước không chỉ bao gồm những động sản và bất động sản cần cho
hoạt động của bộ máy nhà nước, mà gồm cả những doanh nghiệp nhà nước trong công
nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tê - xã hội, như: giao thông vận tải, giáo
dục, y tế, bảo hiểm xã hội,... Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác
nhau: xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách; quốc hữu hoá các doanh
nghiệp tư nhân bằng cách mua lại; nhà nước mua cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân;
mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân...

Sở hữu nhà nước thực hiện được các chức năng cơ bản sau: Thứ nhất, mở rộng sản xuất
tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triên của độc quyền. Thử hai, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển tư bản của các tổ chức độc quyền đầu tư vào
các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, chuyển từ những ngành ít lãi sang những
ngành kinh doanh có hiệu quả hơn một cách dễ dàng, thuận lợi. Thứ ba, làm chỗ dựa cho
sự điều tiết kinh tế của nhà nước theo những chương trình nhất định.

Cùng với sự phát triển của sở hữu nhà nước thì thị trường độc quyền cũng hình thành và
phát triển. Sự hình thành thị trường nhà nước thồ hiện ở việc nhà nước chủ động mở rộng
thị trường trong nước bằng việc bao mua sản phẩm của các doanh nghiệp độc quyên
thông qua những hợp dồng được ký kết. Việc ký kết các họp đồng giữa nhà nước và các
tổ chức độc quyền tư nhân đã giúp các tổ chức độc quyên tư nhân khắc phục được một
phân khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng thừa, góp phần bảo đảm cho quá trình tái sản
xuất được diễn ra bình thường. Các họp đồng ký kết với nhà nước giúp cho các tổ chức
độc quyền tư nhân vừa tiêu thụ được hàng hoá vừa đảm bảo lợi nhuận ổn định, vừa khắc
phục được tình trạng thiếu nhiên liệu, nguyên liệu chiến lược. Sự tiêu thụ của nhà nước
dược thực hiện qua những đơn đặt hàng của nhà nước với độc quyền tư nhân, quan trọng
hơn cả là các đơn đặt hàng quân sự do ngân sách chi mỗi ngày một tăng. Các hợp đồng
này đảm bảo cho các độc quyền tư nhân kiếm được một khối lượng lợi nhuận lớn và ổn
định, vì tỷ suất lợi nhuận của việc sản xuất các loại hàng hoá đó cao hơn hẳn tỳ suất lợi
nhuận thông thường.

2.3 Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước diều tiết nền kinh tế
Để điều tiết nền kinh tế, nhà nước tư sản sử dụng nhiều công cụ, trong đó có công cụ độc
quyền nhà nước. Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản hình thành một tồng thể những
57
58

thiết chế và thể chế kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống
chính sách, công cụ có khả năng điêu tiêt sự vận động của toàn bộ nên kinh tê quốc dân,
toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện
dưới nhiều hình thức như: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc bằng các công
cụ kinh tế và các công cụ hành chính - pháp lý, bằng cả ưu đãi và trừng phạt; bằng những
giải pháp chiến lược dài hạn như lập chương trình, kế hoạch tồng thể phát triển kinh tế,
khoa học, công nghộ, bảo vệ môi trường, bảo hiềm xã hội,... và bằng cả các giải pháp
ngắn hạn.

Các công cụ chủ yếu của nhà nước để điều tiết kinh tế và thực hiện các chính sách kinh tế
như ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ, tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch hoá
hay chương trình hoá kinh tế và các công cụ hành chính, pháp lý.

Bộ máy điều tiết kinh tế gồm cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và về mặt nhân sự có
sự tham gia của những đại biểu của tập đoàn tư bản độc quyền lớn và các quan chức nhà
nước. Bên cạnh bộ máy này còn có hàng loạt các tiểu ban được tổ chức dưới những hình
thức khác nhau, thực hiện "tư vấn" nhằm "lái" đường lối phát triển kinh tế theo mục tiêu
riêng của các tổ chức độc quyền.

Cơ chế điều tiết kinh tế độc quyền nhà nước là sự dung hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc
quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực của từng cơ chế. Hay nói cách khác, đó là cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà
nước nhằm phục vụ lợi ích của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

11. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt
Nam đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nó được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.[1]
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của thời kỳ Đổi Mới, thay
thế nền kinh tế kế hoạch bằng nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị trường.
Những thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Cụm từ "định
hướng xã hội chủ nghĩa" mang ý nghĩa là Việt Nam chưa đạt đến chủ nghĩa xã hội mà
đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng cho một hệ thống xã hội chủ nghĩa trong tương
lai. Mô hình kinh tế này khá tương đồng với mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa (socialist market economy) của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó các mô hình
kinh tế tập thể, nhà nước, tư nhân cùng tồn tại, và khu vực nhà nước giữ vai trò chủ đạo. [2]

58
59

Cải cách dẫn đến thành lập[sửa | sửa mã nguồn]


Những cải cách kinh tế đổi mới được Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ năm 1986
trong Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Những cải cách này đã tạo ra một vai trò
lớn hơn cho các lực lượng thị trường trong việc phối hợp hoạt động kinh tế giữa các
doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ, và cho phép sở hữu tư nhân của các doanh
nghiệp nhỏ và tạo ra một sàn giao dịch chứng khoán cho cả doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp ngoài quốc doanh.[3]
Các cải cách kinh tế nhằm tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam nền kinh tế kế hoạch
kiểu Liên Xô và hướng tới một nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị trường với
mục đích trở thành một giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa.[4] Mục tiêu của hệ thống kinh tế này là cải thiện lực lượng sản xuất của nền
kinh tế, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc cho nền tảng của chủ nghĩa xã hội và
cho phép Việt Nam hội nhập tốt hơn với nền kinh tế thế giới.
Đầu những năm 1990, Việt Nam đã chấp nhận một số lời khuyên cải cách của Ngân hàng
Thế giới về tự do hóa thị trường, nhưng từ chối các chương trình điều chỉnh cơ cấu và các
điều kiện viện trợ đòi hỏi tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.[5]

Cơ sở lý luận[sửa | sửa mã nguồn]
Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Marx cổ điển về phát triển kinh tế và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, cho rằng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xuất hiện khi điều kiện vật chất đã
được phát triển đến khi đủ để các mối quan hệ xã hội chủ nghĩa phát triển. Mô hình thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa được coi là một bước quan trọng để đạt được sự tăng
trưởng và hiện đại hóa kinh tế cần thiết trong khi cùng tồn tại trong nền kinh tế thị trường
toàn cầu và hưởng lợi từ thương mại toàn cầu.[6] Đảng Cộng sản Việt Nam đã tái khẳng
định cam kết của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với những
cải cách của thời kỳ Đổi Mới.[7]
Mô hình kinh tế này được bảo vệ từ quan điểm của chủ nghĩa Marx, trong đó tuyên bố
rằng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chỉ có thể xuất hiện sau khi phát triển nền tảng chủ
nghĩa xã hội thông qua việc thiết lập nền kinh tế thị trường và kinh tế trao đổi hàng hóa,
và chủ nghĩa xã hội sẽ chỉ xuất hiện sau khi giai đoạn này hoàn thành vai trò lịch sử của
nó, và sẽ biến đổi theo xu hướng dần tự chuyển hóa.[8] Những người ủng hộ mô hình này
cho rằng hệ thống kinh tế của Liên Xô và các quốc gia vệ tinh đã cố gắng đi từ nền kinh
tế tự nhiên sang nền kinh tế kế hoạch bằng các mệnh lệnh hành chính mà không trải qua
giai đoạn cần thiết để phát triển nền kinh tế thị trường.[9]

Đặc trưng
Các đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được
thể hiện ở những điểm sau:

59
60

 Là nền kinh tế hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của
nhà nước.
 Là nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành phần kinh tế, trong
đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
 Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng
thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ
thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
 Là nền kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh".
 Là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.

Hạn chế[sửa | sửa mã nguồn]


Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong quá trình thực hiện, chính phủ Việt Nam chưa
tạo được môi trường kinh doanh thật sự lành mạnh, bình đẳng. Hiến pháp đã quy định
kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nhưng cũng quy định các thành phần kinh tế là
bình đẳng, cùng hợp tác và cùng cạnh tranh. Tuy nhiên, trong thực tiễn, khu vực kinh tế
tư nhân không có nhiều cơ hội tiếp cận vốn, đất đai, thông tin, mất nhiều cơ hội trong đấu
thầu cũng như tiếp cận thị trường như khu vực kinh tế nhà nước. Trong khi đó, doanh
nghiệp nhà nước vẫn được "ưu ái" về mọi phương diện, chiếm nguồn lực lớn nhưng lại sử
dụng không hiệu quả, nhiều dự án thất thoát, làm ăn thua lỗ, gây tổn hại lớn cho nhà nước
và xã hội.[10] Điển hình là 12 đại dự án thua lỗ của ngành Công Thương đã để thiệt hại
hàng chục nghìn tỷ đồng, mất rất nhiều năm không thể giải quyết dứt điểm.[11] Ngoài ra,
cơ chế "xin - cho" trong khu vực nhà nước đã thúc đẩy hình thành khu vực hưởng lợi trên
lưng người khác (rent-seeking) thu lợi nhờ các đặc quyền hoặc độc quyền kinh doanh. [12]
Hệ thống pháp luật của Việt Nam còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, nhiều Bộ Luật ban
hành một thời gian chưa thi hành đã phải sửa, không ít Luật đã ban hành nhưng không đi
vào thực tiễn. Việc lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp, các chuyên gia khi xây dựng
pháp luật vẫn mang tính chung chung, chưa thực sự đảm bảo công khai minh bạch, đôi
khi vẫn có tính áp đặt, đẩy cái khó cho doanh nghiệp. Trong khi đó, những người làm
luật, bộ máy quản lý gần như không phải chịu trách nhiệm khi xây dựng pháp luật thiếu
tính thực tiễn, thiếu đồng bộ, gây tổn hại cho nền kinh tế.[10]
Việc quản lý kém hiệu quả các nguồn tài nguyên kinh tế khiến tình trạng tham nhũng xảy
ra thường xuyên trong bộ máy quan liêu cồng kềnh dẫn đến đầu tư nhà nước vào nền
kinh tế đạt hiệu quả thấp. Chi phí đầu tư công mà Việt Nam phải bỏ ra để tạo ra giá trị gia
tăng cao hơn nhiều quốc gia khác trong khu vực. Hệ số ICOR của Việt Nam trong các
năm 2001-2006 là 5,1, nghĩa là cần 5,1 đồng vốn đầu tư để tăng được một đồng GDP, cao
gấp 1,5-2 lần nhiều nước trong khu vực trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Đặc biệt,
trong giai đoạn 2006-2010, chỉ số này đã tăng lên 10,52, tức là gấp khoảng 3,5 lần Hàn
Quốc và Đài Loan giai đoạn 1961-1980, gấp 2,5 lần Thái Lan giai đoạn 1981-1995 và
Trung quốc giai đoạn 2001-2006.[13] Theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

60
61

tỉnh (PCI) năm 2016 của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát
triển Quốc tế Hoa Kỳ công bố, có khoảng 66% doanh nghiệp tại các tỉnh có chỉ số cạnh
tranh mức trung bình đã phải "móc hầu bao" cho các khoản không chính thức. Việc các
doanh nghiệp phải mất nhiều chi phí để "bôi trơn" đã ảnh hưởng đến môi trường cạnh
tranh, nản lòng các nhà đầu tư.[10]

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]


Cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ ràng, cụ thể
và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trong
những nguyên nhân mà Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra là do mô hình này hoàn toàn
mới, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.[14][15]

 Về câu hỏi thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trong một buổi nói chuyện về các vấn
đề kinh tế ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vào cuối năm 2013 đã trả lời
rằng, "Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ
đó mà đi tìm".[14]
 Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập, "định hướng xã hội chủ nghĩa" là phải bảo đảm sự
công bằng tương đối về xã hội và chế độ an sinh xã hội phổ cập đối với người dân.
[16]
 Điều này giống với mục tiêu của nền kinh tế thị trường xã hội của nước Đức và
khác với nền kinh tế thị trường tự do của nước Mỹ (ở Mỹ, nhà nước không quản lý
tập trung quỹ bảo hiểm xã hội và có tới trên 40 triệu người dân không có bảo hiểm y
tế).[16] Tuy nhiên, có những thực tiễn vừa qua lại đi ngược lại, ví dụ như việc tăng phí
bệnh viện và phí học đường đang trở thành gánh nặng cho người nghèo. Ông Lập đặt
vấn đề: "Câu hỏi tại sao sau hơn hai mươi năm chuyển sang kinh tế thị trường mà
cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn èo uột như vậy và chủ yếu lấy cơ chế xin-cho
làm tôn chỉ hành động, không tăng được năng lực cạnh tranh,... phải chăng đã tìm
được câu trả lời từ chính sự mập mờ của khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa" này?" Hậu quả của việc không xác định mô hình kinh tế và duy trì các
mối quan hệ không rõ ràng giữa nhà nước và thị trường sẽ biến các doanh nghiệp
thành các chủ thể phụ thuộc ngày càng lớn hơn vào nhà nước.[17]
 Tại hội thảo "Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn
2015- 2035", ông Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển, đánh giá
rằng: "Quá trình đổi mới tư duy sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa trong vòng 15 năm vừa qua là hành trình "dò đá qua sông". Quá trình này
rất dò dẫm về lý thuyết, lý luận, nhận thức về mô hình mới vẫn chưa rõ ràng nên gây
khó cho việc hoạch định chính sách".[15]
12. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và các
quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.

61
62

Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam thời
gian qua
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (CNTB), C. Mác đã
dự báo về xã hội tương lai trên những nét đại thể. C. Mác cho rằng, với sự phát triển
mạnh mẽ của lực lượng sản xuất xã hội, dẫn đến phá vỡ trật tự, kết cấu của quan hệ sản
xuất tư bản, mở đường, xác lập quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ phát triển cao
của lực lượng sản xuất để thúc đẩy một phương thức sản xuất mới ra đời. C. Mác khẳng
định, sự phát triển của xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa ở giai đoạn cao, lúc đó,
nhà nước tự tiêu vong và khi ấy kinh tế hàng hóa (kinh tế thị trường) cũng không còn tồn
tại1. V.I.Lênin cũng cho rằng: chủ nghĩa xã hội (CNXH) là sản phẩm của nền đại công
nghiệp cơ khí và nếu không có kỹ thuật tư bản chủ nghĩa quy mô lớn được xây dựng trên
những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại… thì không thể nói đến CNXH được.
Tuy nhiên, trước khi không còn cơ sở tồn tại, bản thân nhà nước và kinh tế thị trường
(KTTT) lại cần thiết cho quá trình xây dựng thành công một xã hội mới, xã hội cộng sản
chủ nghĩa2.
Đại hội VII (tháng 6/1991) khẳng định những thành tựu trong phát triển KTTT ở nước ta
bước đầu đã hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời, Đại hội khẳng định, mục tiêu phát triển
KTTT chính là để xây dựng CNXH. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên CNXH ở Việt Nam được Đại hội VII thông qua đã thể hiện rõ điều đó: “Phát triển
một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa”3.
Tuy nhiên, dù đã có quan điểm manh nha về KTTT từ Đại hội VI khi xác định xây dựng
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thì phải đến Đại hội IX, thuật ngữ “Phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mới chính thức được sử dụng trong Văn
kiện của Đảng4. Đến Đại hội X của Đảng (năm 2006), 5 thành phần kinh tế được xác lập
trong nền kinh tế nước ta, gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế
tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Vị trí, vai trò của từng thành phần
kinh tế trong nền kinh tế quốc dân đã được nhận thức rõ ràng và xác định cụ thể. Đến Đại
hội XI của Đảng (năm 2011) đã phát triển và hoàn thiện thêm một bước đặc trưng kinh tế
của CNXH, trong đó Đảng ta xác định: “Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật
đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng
phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”5.
Đặc biệt, Đại hội XII của Đảng đã có những bổ sung đáng kể với sự hiện diện khá toàn
diện và cụ thể các thành tố cấu thành nền kinh tế, thể hiện bước tiến trong nhận thức lý
luận của Đảng về mô hình kinh tế Việt Nam, đó là: nền KTTT định hướng XHCN Việt
Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của KTTT, đồng thời bảo
đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền
KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ

62
63

phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một
động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng,
hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật…
Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phát triển nền KTTT
định hướng XHCN, trong phần định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 nêu
rõ: “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh”6.

Những kết quả tích cực và những vấn đề đặt ra


Nhìn lại 35 năm đổi mới, có thể thấy, những sự đổi mới tư duy sáng suốt của Đảng ta đã
mang lại cho đất nước nhiều thành tựu: tăng trưởng kinh tế, vị thế của đất nước trên
thương trường ngày càng cao, từ một đất nước thiếu lương thực nay trở thành một trong
những quốc gia xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới… Tuy nhiên, bên cạnh việc đánh
giá những kết quả trong chủ trương phát triển nền KTTT định hướng XHCN, Đảng ta
cũng chỉ ra những bất cập, hạn chế, như: việc xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định
hướng XHCN ở nước ta thực hiện còn chậm; một số quy định pháp luật, cơ chế, chính
sách còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định, nhất quán; còn có biểu hiện lợi ích cục
bộ, chưa tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực phát triển.
Hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế
còn nhiều hạn chế. Việc tiếp cận một số nguồn lực xã hội chưa bình đẳng giữa các chủ
thể kinh tế.
Cải cách hành chính còn chậm. Môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thực sự thông
thoáng, mức độ minh bạch, ổn định chưa cao. Quyền sở hữu tài sản chưa được bảo đảm
thực thi nghiêm minh. Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chưa được xác lập thật
sự theo cơ chế thị trường…
Quản lý nhà nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của KTTT và hội nhập quốc tế;
hiệu lực, hiệu quả chưa cao; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm… Giữa nhận thức lý luận
và tổ chức thực hiện, vận dụng học thuyết kinh tế Mác – Lênin ở nước ta vẫn còn khoảng
cách, như việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường; thực hiện bình đẳng
giữa các thành phần kinh tế; tăng trưởng kinh tế gắn kết với tiến bộ và công bằng xã
hội… trên thực tế còn nhiều bất cập…

Một số mục tiêu và định hướng để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
Nghị quyết số 11-NQ/TW đề ra mục tiêu: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng thành công và vận

63
64

hành đồng bộ, thông suốt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong đó,
mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, sẽ hoàn thiện đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chế
KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Trước những xu thế mới của toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế gắn với sự bùng nổ, phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong phát triển nền KTTT
định hướng XHCN ở Việt Nam, cần quan tâm một số vấn đề sau:
Một là, nhận thức rõ quá trình xây dựng và hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN ở
Việt Nam. Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan
của KTTT, thông lệ quốc tế, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với điều
kiện phát triển của đất nước trong từng giai đoạn. Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận
cấu thành của thể chế kinh tế. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an
ninh.
Hai là, nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam chính là nền KTTT hiện đại, có sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để hạn chế các mặt tiêu cực của nền KTTT cũng
như những tác động làm cho các quan hệ kinh tế thay đổi về cách thức và phương thức
mới theo hướng phát triển tốt hơn, hiệu quả hơn, trong thời gian tới, cần đổi mới nội dung
và phương thức lãnh đạo của Đảng về kinh tế – xã hội. Cụ thể, cần tăng cường lãnh đạo
việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về kinh tế – xã hội. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận và xây dựng, ban hành nghị quyết của Đảng về kinh tế – xã
hội. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của Đảng, đáp ứng yêu
cầu lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống
chính trị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong Đảng và
trong xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng thể chế KTTT
định hướng XHCN…
Ba là, để có một nền KTTT định hướng XHCN phát triển, đòi hỏi phải có môi trường
công khai, minh bạch, có bộ máy nhà nước tinh gọn, đủ năng lực điều hành và quản lý
nền kinh tế, đưa nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, chất lượng và hiệu quả.
Theo đó, đổi mới phương thức quản lý nhà nước về kinh tế; thực hiện đúng đắn và đầy đủ
chức năng của Nhà nước trong nền KTTT. Tiếp tục rà soát, cơ cấu lại bộ máy nhà nước
theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của các
thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, trọng tâm là các hoạt
động hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án nhân dân các cấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của người dân và doanh nghiệp…
Bốn là, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; có
chính sách đột phá tháo gỡ những vướng mắc, tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp phát
triển trên cơ sở đẩy mạnh đồng bộ cải cách hành chính và cải cách tư pháp.

64
65

Nền KTTT không có sự phân biệt đối xử đối với các đối tượng và chủ thể trên thị trường.
Nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam được định hướng theo đuổi mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Năm là, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp. Theo đó, phát huy vai trò
giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã
hội. Mở rộng thu thập ý kiến đánh giá từ doanh nghiệp và người dân đối với quá trình
triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội – nghề nghiệp tham gia vào các chương
trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, thúc đẩy các hình thức liên kết doanh
nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, phát triển thị trường…
13. Cách mạng công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã
hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới.[1] Trong
thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế
bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp"
thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19.
Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ
nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Ảnh hưởng của nó diễn ra ở Tây Âu và Bắc
Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và sau đó là toàn thế giới.
Ý kiến về thời gian diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất không thống nhất, nhưng
nói chung là ở nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19. Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt. [2] Sau
đó, với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia
công sắt thép được cải thiện và than đá sử dụng với khối lượng lớn. Thương mại mở rộng
tạo điều kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt. Bên cạnh đó, đường
giao thông được nâng cấp lớn cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi
nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng năng
suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 19
tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thập kỷ 1860, khi các tiến bộ
kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển điện tín, điện thoại, đường sắt và việc áp dụng
dây chuyền sản xuất hàng loạt. Đến cuối thế kỷ 19, động lực của Cách mạng công nghiệp
lần 2 chủ yếu là động cơ đốt trong và máy móc sử dụng điện. Năm 1914, năm bắt
đầu Thế chiến thứ nhất, giai đoạn thứ hai này kết thúc.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bắt đầu khoảng 1960, khi có các tiến bộ về hạ tầng
điện tử, máy tính và công nghệ kĩ thuật số trên nền tảng là sự phát triển của chất bán dẫn,
siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980)
và Internet (thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ 20, quá trình này cơ bản hoàn thành

65
66

nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài
chính châu Á nổ ra là bước đánh dấu giai đoạn thứ ba kết thúc.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư[3] bắt đầu vào đầu thế kỷ 21, tiếp sau những thành tựu
lớn từ lần thứ 3 để lại, được hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách mạng số, với
những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things,
S.M.A.C, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới,... Hiện tại cả thế giới đang ở trong giai
đoạn đầu của cuộc cách mạng này và là chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển
tiến đến để theo kịp với xu hướng thế giới và mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển
của con người.
Tác động của cách mạng công nghiệp là vô cùng sâu rộng. Không chỉ làm thay đổi đời
sống con người, các cuộc cách mạng công nghiệp còn dẫn tới sự thay đổi toàn diện hình
thái kinh tế – xã hội. Sau cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, giai cấp tư sản đã tích lũy
đủ tài sản và quyền lực, dẫn tới việc chủ nghĩa tư bản đã thắng thế chế độ phong kiến.
Sau cách mạng công nghiệp lần thứ hai, các nhà máy lớn sản xuất theo dây chuyền đã
thay thế các xưởng sản xuất nhỏ, dẫn tới việc chủ nghĩa tư bản độc quyền đã thay thế chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, đồng thời giai cấp công nhân và một số phong trào chính
trị đi theo chủ nghĩa xã hội đã hình thành. Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba dẫn tới sự
ra đời của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn sẽ làm
thay đổi hình thái kinh tế - xã hội của nhân loại thêm một lần nữa.

Điều kiện ra đời


Nguyên nhân
Sau thời kỳ Thập tự chinh, những chiến binh trở về mang theo những vật phẩm quý giá
và mới lạ với xã hội châu Âu thời bấy giờ như nước hoa, các loại gia vị mới, các sản
phẩm bằng thép,... Việc này thúc đẩy việc trao đổi mua bán của các thương nhân châu
Âu.[4] Vào thế kỷ 15, kinh tế hàng hóa ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị
trường tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông,
mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông.
Tại Tây Âu, tầng lớp quý tộc cũng tăng lên, do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, cao
cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm (dâu tằm
tơ), ngà voi,... đã tăng vọt.
Trong khi đó, Con đường tơ lụa mà người phương Tây đã biết từ thời cổ đại lúc đó lại
đang bị Đế quốc Ottoman theo đạo Hồi chiếm giữ khiến cho hoạt động giao thương của
phương Tây không thể qua đây được, vì vậy chỉ có cách tìm một con đường đi mới trên
biển.
Lúc đó người Tây Âu đã có nhiều người tin vào giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ cũng đã
đóng được những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, có khả năng vượt đại dương, mỗi
tàu lại đều có la bàn và thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm cho những
thủy thủ dũng cảm.[4]
Những phong trào tri thức tại Châu Âu

66
67

Những phong trào tri thức tại Châu Âu đã tạo ra nền tảng kiến thức cho các cuộc cách
mạng công nghiệp ở châu lục này.
Những cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỉ 15–16
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong phong trào phát kiến địa lý.
Năm 1415 một trường hàng hải do Hoàng tử Henrique sáng lập và bảo trợ. Từ đó, hàng
năm người Bồ Đào Nha tổ chức những cuộc thám hiểm men theo bờ biển phía tây châu
Phi.[5]
Năm 1486, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do Bartolomeu Dias chỉ huy đã tới được cực
nam châu Phi, họ đặt tên mũi đất này là mũi Hảo Vọng.[5][6]
Năm 1497, Vasco da Gama đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha tới được Ấn Độ.
Ông được phong làm Phó vương Ấn Độ[7]
Người Tây Ban Nha lại đi tìm Ấn Độ theo hướng Mặt Trời lặn. Năm 1492, một đoàn
thám hiểm do Cristoforo Colombo chỉ huy đã tới được quần đảo miền trung châu Mĩ,
nhưng ông lại tưởng là đã tới được Ấn Độ.[4] Ông gọi những người thổ dân ở đây
là Indians. Sau này, một nhà hàng hải người Ý là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra Ấn
Độ của Colombo không phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với
người châu Âu. Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. Vùng đất mới đó
sau này mang tên America.[4]
Năm 1519–1522, Ferdinand Magellan đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu
tiên đi vòng quanh thế giới. Một hạm đội gồm 5 tàu với 265 người đã vượt Đại Tây
Dương tới bờ biển phía đông của Nam Mỹ. Họ đã đi theo một eo biển hẹp gần cực nam
châu Mỹ và sang được một đại dương mênh mông ở phía bên kia. Suốt quá trình vượt đại
dương mênh mông đó, đoàn tàu buồm của Magellan hầu như không gặp một
cơn bão đáng kể nào. Ông đặt tên cho đại dương mới đó là Thái Bình Dương. Magellan
đã thiệt mạng ở Philippines do trúng tên độc của thổ dân. Đoàn thám hiểm của ông cũng
chỉ có 18 người sống sót trở về được tới quê hương. 247 người thiệt mạng trên tất cả các
vùng biển và các hòn đảo trên thế giới vì những nguyên nhân khác nhau. Những thành
công lớn nhất mà chuyến đi đạt được là lần đầu tiên con người đã đi vòng quanh thế giới.
Tác dụng của những cuộc phát kiến địa lý
Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh
cho giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu
biết mới về địa lý, thiên văn, hàng hải, sinh vật học,...
Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa trên thế giới diễn ra
do các cá nhân có nguồn gốc văn hóa khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người
khai phá vùng đất mới, những quân nhân...[8]
Một làn sóng di cư lớn trên thế giới trong thế kỉ 16–18 với những dòng người châu Âu di
chuyển sang châu Mĩ, châu Úc.[8] Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê
hương xứ sở sang châu Mĩ.[9][10]

67
68

Hoạt động buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ty buôn bán tầm cỡ quốc tế
được thành lập.
Những cuộc phát kiến địa lý này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc
thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân.[11]
Thắng lợi của phong trào cách mạng tư sản (thế kỷ 16–18)
Sự phát triển của thị trường trên quy mô toàn thế giới đã tác động tới sự phát triển của
nhiều quốc gia, trước hết là các nước bên bờ Đại Tây Dương, sự thay đổi về mặt chế độ
xã hội sẽ diễn ra là điều tất yếu. Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh về mặt kinh tế
nhưng họ chưa có địa vị chính trị tương xứng, chế độ chính trị đương thời ngày càng cản
trở cách làm ăn của họ. Thế kỉ 16-18 đã diễn ra nhiều cuộc cách mạng tư sản ở Tây
Âu và Bắc Mỹ.
Bước chuyển đó đã được thực hiện qua hàng loạt những cuộc cách mạng tư
sản như: Cách mạng tư sản Hà Lan (1566-1572), Cách mạng tư sản Anh (1640-
1689), Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (1775–1783), Cách mạng tư sản Pháp (1789–
1799),...
Các cuộc biến động xã hội đó tuy cách xa nhau về không gian, thời gian cũng cách xa
nhau hàng thế kỉ nhưng đều có những nét giống nhau là nhằm lật đổ chế độ lạc hậu
đương thời, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển. Với sự thắng lợi của các
cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời của các quốc gia tư bản, công nghiệp thương
nghiệp đã có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Lịch sử nhân loại đang bước sang một giai
đoạn văn minh mới.

Khởi đầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cuộc cách mạng công nghiệp được khởi đầu tại Anh với các nhà phát minh tiên phong
đều là những người Anh.[12]
Điều kiện ra đời Cách mạng công nghiệp ở Anh
Phong trào Khai sáng tại Châu Âu đã sản sinh ra hàng loạt các nhà bác học nổi tiếng
như Isaac Newton với những phát kiến vĩ đại trong toán học, vật lý học, hóa học, tự nhiên
học tạo ra nền tảng tri thức cho các tiến bộ trong kỹ nghệ sản xuất.
Về tự nhiên, Anh có nhiều mỏ than, sắt và các mỏ này lại nằm gần nhau, điều đó rất
thuận lợi về mặt kinh tế khi khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Các dòng sông ở Anh
tuy không dài nhưng sức chảy khá mạnh, đủ để chạy các máy vận hành bằng sức
nước. Hải cảng Anh thuận lợi để đưa hàng hóa đi khắp thế giới. Về nguyên liệu, Anh có
thuận lợi là nguồn lông cừu trong nước và bông nhập từ Mỹ, đó là những nguyên liệu cần
thiết cho ngành dệt.
Về mặt xã hội, giai cấp quý tộc Anh sớm tham gia vào việc kinh doanh và họ trở thành
tầng lớp quý tộc mới, có quyền lợi gắn liền với tư sản, có cách nhìn của tư sản. Nhu cầu
về lông cừu đã dẫn tới phong trào đuổi những người nông dân ra khỏi ruộng đất để các
nhà quý tộc biến đất đai đó thành đồng cỏ nuôi cừu. Lực lượng nông dân bị dồn đuổi ra

68
69

khỏi ruộng đất đã cung cấp một lượng lớn lao động cho các công trường thủ công ở
các thành thị.
Về mặt kinh tế, Anh quốc có thể bóc lột tài nguyên từ các thuộc địa rộng lớn để làm
nguồn vốn cho công nghiệp hóa, tiêu biểu là Ấn Độ. Nhà kinh tế học nổi tiếng Utsa
Patnaik dựa trên dữ liệu chi tiết về thuế và mậu dịch thương mại trong gần hai thế kỷ, đã
tính toán rằng thực dân Anh đã bòn rút khoảng 45.000 tỷ USD (theo thời giá năm 2017)
của Ấn Độ trong giai đoạn 1765 đến 1938, lớn gấp 17 lần GDP của nước Anh năm 2017.
Thuộc địa Ấn Độ đã phải cung phụng để nước Anh phát triển. Cuộc cách mạng công
nghiệp tại Anh phụ thuộc lớn vào tài chính từ những phi vụ chiếm đoạt có hệ thống ở Ấn
Độ.[13].
Thành tựu của Cách mạng công nghiệp
Năm 1733, John Kay[14] đã phát minh ra "thoi bay" (flying shuttle).[15] Phát minh này đã
làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.
Năm 1764, James Hargreaves đã chế được chiếc xe kéo sợi kéo được 16–18 cọc sợi một
lúc, giúp tăng năng suất gấp 8 lần. Ông lấy tên con gái mình là Jenny để đặt cho máy đó.
Năm 1769, Richard Arkwright đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng sức
vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.
Năm 1779, Cromton đã cải tiến máy với kỹ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, vải
dệt ra vừa đẹp vừa bền
Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Edmund
Cartwright. phát minh này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.
Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy
dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt.
Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow (Scotland) đã phát
minh ra máy hơi nước.[16] Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào.
Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa.
Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách
luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất
lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc.
Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng
thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất
lượng thép hồi đó.
Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1814, Stephenson phát
minh ra chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa
đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu
Âu và châu Mỹ.
Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái
chèo hay những cánh buồm.[17]

69
70

Những hệ quả của Cách mạng công nghiệp


Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một nhiều dẫn tới
quá trình đô thị hóa thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu người dần hình
thành. Làm chuyển biến nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc,
nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.
Giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng. Với điều kiện sống cực khổ lúc
đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 14 đến 16 giờ, họ bị bóc lột nặng nề được trả đồng
lương chết đói, điều kiện ăn ở tồi tàn nên những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã
sớm nổ ra.
Năm 1811–1812, ở Anh đã nổ ra phong trào đập phá máy móc. Đó là một biểu hiện đấu
tranh bộc phát.
Bãi công là một hình thức đấu tranh phổ biến của giai cấp vô sản. Nhiều cuộc bãi công
cũng đã nổ ra. Ở Anh, 1836–1848 còn nổ ra phong trào Hiến chương.
Quyết liệt hơn, ở Pháp, Đức còn nổ ra những cuộc khởi nghĩa.[18] Năm 1831–1834
tại Lyon (Pháp)[19] và Silesia (Đức)[20] đã nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Những cuộc đấu
tranh này chứng tỏ giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi thay
đổi sự thống trị của giai cấp tư sản.[19]
Tại các thuộc địa, người dân bản xứ cũng bị giới chủ tư bản tại các nước chính quốc
(Anh, Pháp) bóc lột nặng nề. Trong toàn bộ lịch sử 200 năm cai trị của Anh tại Ấn Độ,
hầu như không có sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người. Trong nửa cuối thế kỷ 19,
thu nhập bình quân của dân Ấn Độ đã giảm một nửa. Tuổi thọ trung bình của người Ấn
giảm 20% từ năm 1870 đến 1920. Hàng chục triệu người đã chết đói do chính sách mà
thực dân Anh gây ra[13].
Ngoài ra cách mạng công nghiệp còn gây ra một số hệ quả tiêu cực như: Bùng nổ dân số,
ô nhiễm môi trường, giai cấp tư sản bóc lột sức lao động của giai cấp vô sản nên đã gây
ra mâu thuẫn giữa hai giai cấp này

Các cuộc cách mạng công nghiệp


Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Bài chi tiết: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ thế kỷ XVIII đến XIX ở châu Âu và Mỹ.
Đó là thời kỳ mà hầu hết nông nghiệp, xã hội nông thôn đã trở thành công nghiệp và đô
thị. Ngành công nghiệp sắt và dệt, cùng với sự phát triển của động cơ hơi nước, đóng vai
trò trung tâm trong Cách mạng Công nghiệp.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 2


Bài chi tiết: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

70
71

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ năm 1870 đến năm 1914, ngay trước Thế
chiến I. Đó là giai đoạn tăng trưởng của các ngành công nghiệp đã có từ trước và mở
rộng các ngành mới, như thép, dầu, điện, và sử dụng điện để sản xuất hàng loạt. Các tiến
bộ kỹ thuật chủ yếu trong giai đoạn này bao gồm điện thoại, bóng đèn, đĩa hát và động cơ
đốt trong,...[21]
Cách mạng công nghiệp lần thứ 3
Bài chi tiết: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, tạm được xem là cuộc cách mạng kỹ thuật số,
đề cập đến sự tiến bộ của công nghệ từ các thiết bị cơ điện tử tương tự sang công nghệ số
ngày nay. Kỷ nguyên bắt đầu vào những năm 1980 và vẫn đang diễn ra. Những tiến bộ
trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bao gồm máy tính cá nhân, internet và
công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).Tiến bộ trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ
ba bao gồm các máy tính cá nhân, internet, công nghệ thông tin và mạng xã hội.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xây dựng dựa trên những Kỹ thuật số, cuộc cách
Mạng, đại diện cho những cách mới công nghệ trở nên nhúng trong xã hội và ngay cả cơ
thể con người.[22] Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đánh dấu bởi công nghệ mới
đột phá trong một số trường, bao gồm cả robotics, trí thông minh nhân tạo, công nghệ
nano, công nghệ sinh học, Internet Vạn Vật, in 3D và xe tự lái.
Trong cuốn sách của mình mang tên "Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư" của Giáo
sư Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã mô
tả cuộc cách mạng lần thứ tư này khác biệt cơ bản với ba lần trước, đặc trưng chủ yếu là
những tiến bộ trong công nghệ. Các công nghệ này có tiềm năng tiếp tục kết nối hàng tỷ
người trên web, cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh và tổ chức, giúp tái tạo môi trường
tự nhiên bằng cách quản lý tài sản tốt hơn. [21]
"Làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" là chủ đề của Hội nghị thường niên
Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2016 tại Davos-Klosters, Thụy Sĩ.

Phát minh khoa học kỹ thuật


Vào thế kỷ 17 và 18, khoa học đã đạt được những thành tựu lớn đặc biệt trong các
ngành thiên văn, vật lý, hóa học, y học.
Người phát triển và ủng hộ tính đúng đắn của học thuyết Copernicus là nhà bác
học Đức, Johannes Kepler. Kepler đã đưa ra 3 định luật về sự chuyển động của các thiên
thể. Định luật thứ nhất, ông khẳng định Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, không
những thế ông còn xác định được quỹ đạo chuyển động của nó không phải là đường tròn
mà là hình elíp. Định luật thứ hai, Kepler chứng minh vận tốc chuyển động của hành
tinh tăng lên khi đang tới gần Mặt Trời và giảm dần khi nó chuyển động xa Mặt Trời.

71
72

Định luật thứ ba, ông đã xác lập được công thức toán học giữa thời gian cần để hành
tinh chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời và khoảng cách giữa nó với Mặt Trời.
Galileo Galilei, một nhà thiên văn học người Ý đã chế tạo ra kính thiên văn để quan sát
bầu trời. Galilei cũng là người ủng hộ nhiệt tình học thuyết Copernicus. Ông còn là người
trực tiếp làm thực nghiệm về sự rơi tự do trên tháp nghiêng Piza. Có thể nói Galilei là
người tiến hành hàng loạt thí nghiệm một cách có hệ thống. Vì vậy, sau này người ta coi
Galilei là cha đẻ của phương pháp thực nghiệm khoa học.
Một nhà vật lý người Anh, William Gilbert trong một quyển sách xuất bản năm 1600 đã
giải thích Trái Đất như một cục nam châm khổng lồ tạo ra một từ trường (nhưng không
mạnh), điều đó làm kim la bàn chỉ xoay về hướng Bắc.[23] Ông còn nghiên cứu về hiện
tượng tĩnh điện. Ông thấy rằng không chỉ có hổ phách khi bị chà xát mới hút các vật nhẹ
mà có những thứ khác như thủy tinh,... cũng có tính chất như vậy. Ông gọi đó là "hiện
tượng hổ phách" - electric (từ electron theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là "hổ phách").
Isaac Newton là một nhà bác học người Anh, ông được coi là nhà vật lý vĩ đại nhất
của thế kỉ 18. Đóng góp vĩ đại nhất của Newton nằm trong 3 định luật mang tên ông mà
nổi bật là định luật Vạn vật hấp dẫn. Có thể coi Newton là hòn đá tảng của nền vật lý cổ
điển. Tác phẩm vĩ đại của Newton là Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên.[24]
Về hóa học, Joseph Priestley là một luật sư người Anh đã khám phá ra oxy.[25]
Y học cũng có nhiều tiến bộ. Andreas Vesalius, một nhà khoa học người Bỉ đã cho in
cuốn sách về cấu trúc cơ thể người. Để viết được cuốn sách này, ông đã phải nghiên cứu
rất nhiều tử thi. Ông phê phán những người chỉ biết vùi đầu vào những cuốn sách của các
nhà y học thời cổ đại.
William Harvey, một nhà sinh lý người Anh đã nghiên cứu rất nhiều về hệ tuần hoàn
của chim, cá, ếch.[26] Ông đã mô tả về hệ tuần hoàn máu trong cơ thể người qua quyển
sách Tiến hành giải phẫu đối với sự chuyển động của tim và máu trong cơ thể loài vật.
Vào thế kỷ 19, cuộc cách mạng tri thức trong thế kỷ 18 đã tạo điều kiện cho những tiến
bộ ở những thế kỷ sau đó.[27]
John Dalton, một giáo viên người Anh cho rằng mọi vật chất đều cấu tạo bởi các nguyên
tử.[28] Nguyên tử của các chất khác nhau thì có khối lượng khác nhau. Các nguyên tử hợp
thành từng đơn vị (bây giờ ta gọi là phân tử). Ông còn miêu tả chúng bằng những công
thức hóa học.
Một phát minh vĩ đại về mặt hóa học là Bảng hệ thống tuần hoàn năm 1869 của Dmitri
Mendeleev, một nhà hóa học Nga. Ông đã sắp xếp các chất hóa học thành từng nhóm
theo khối lượng riêng, tính chất riêng của chúng. Ông còn dự đoán một số chất mà loài
người sẽ phát hiện ra để lấp vào chỗ trống trong bảng tuần hoàn của ông với một sự chính
xác đáng kinh ngạc.
Năm 1800, Alessandro Volta (Ý) đã chế tạo ra pin do tác động của hoạt động hóa học.
Năm 1831, Michael Faraday đã chứng minh dòng điện sẽ xuất hiện khi ta di chuyển ống

72
73

dây qua một từ trường. Phát minh của Faraday đã tạo cơ sở cho việc chế tạo ra máy phát
điện sau này.
Năm 1860 James Clerk Maxwell, một nhà khoa học người Scotland, đã đưa ra lý thuyết
giải thích ánh sáng bản chất cũng là một dạng của sóng điện từ mà trong khoảng mắt
người nhìn thấy được. Tới năm 1885, Heinrich Hertz đã chứng minh được tốc độ khác
nhau của các loại sóng điện từ khác nhau. Sau này người ta lấy tên Hertz để đặt cho đơn
vị đo chu kỳ.[29]
Năm 1895, một nhà khoa học người Đức khác là Wilhelm Röntgen đã tạo ra một loại tia
có thể đâm xuyên qua các vật thể rắn, ánh sáng không thể xuyên qua được. Ông gọi đó
là tia X.[30]
Năm 1898, hai nhà bác học Pierre Curie và Marie Curie đã tinh chế được chất radium và
phát hiện ra tính phóng xạ của nó.[31][32]
Về mặt thông tin, phát minh quan trọng phải kể tới là năm 1876 Alexander Graham
Bell đã phát minh ra máy điện thoại đầu tiên.[33] 1879 Thomas A. Edison đã có những cải
tiến vượt bậc cho các bằng sáng chế trước đó về bóng đèn dây tóc, nhờ đó mà lần đầu
tiên, con người đã có thể dùng điện để thắp sáng các bóng đèn.[34] Cũng vào thời điểm
này, Nikola Tesla đã có rất nhiều phát minh mang tính cách mạng trong lĩnh vực điện từ
trường, chế tạo các máy phát điện xoay chiều, các loại động cơ điện nhiều pha, đồng thời
đặt nền móng cho việc truyền tải và phân phối điện xoay chiều sau này.[35] Ông cũng là
người đi tiên phong trong việc nghiên cứu về radio[36] và tia X.[37]
Về mặt kĩ thuật, đầu thế kỉ 19 khí đốt và gas đã được người Anh và Pháp đưa vào phục
vụ cuộc sống. 1897 một kĩ sư người Đức là Rudolf Diesel đã chế ra một loại động cơ đốt
trong không cần bugi, sử dụng dầu cặn nhẹ. Động cơ Diesel chính là mang tên ông.[38]
Về y học, phát minh quan trọng của thế kỉ 19 phải kể tới Louis Pasteur, ông đã đế ra cách
ngừa bệnh mới là sử dụng vaccine.[39]
Về sinh học, phát minh quan trọng của thế kỉ 19 phải kể tới Charles Darwin.[40] Năm 1859
Darwin đã cho ra đời tác phẩm Nguồn gốc các loài qua con đường chọn lọc tự nhiên.
Trong tác phẩm đó ông trình bày 3 ý tưởng chủ yếu: đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự
nhiên, sự tồn tại của giống thích ứng với môi trường tốt nhất đã trở thành cơ sở của học
thuyết tiến hóa cổ điển.
Về di truyền học, Gregor Mendel (Áo) đã đưa ra học thuyết chứng minh sự di truyền
những phẩm chất của thế hệ trước cho thế hệ sau qua những phân tử cực nhỏ, mà sau này
được gọi là gene.
Về tâm lý học, cuối thế kỷ 19 có hai phát minh quan trọng là của Ivan
Pavlov và Sigmund Freud. Pavlov đã phát hiện ra phản xạ có điều kiện. Thử nghiệm của
Pavlov đã giải thích nhiều hành vi của con người không giải thích được bằng lý trí, thực
tế chỉ là sự phản ứng máy móc trước các kích thích đã trở thành tập tính. Còn học thuyết
của Freud thì giải thích nhiều hành động của con người xuất phát từ những nhu cầu, ước
muốn tiềm ẩn. Freud đã tạo ra ngành phân tâm học.

73
74

Phát minh học thuyết chính trị


Vào thế kỷ 19 ra đời học thuyết về quyền tự do cá nhân và quốc gia dân tộc.
Những cuộc cách mạng tư sản đã tạo điều kiện giải phóng con người khỏi những sự kiềm
chế độc đoán của chế độ phong kiến. Con người ngày càng có ý thức về quyền tự do của
các cá nhân và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trong điều kiện như vậy, những học
thuyết về quyền tự do cá nhân và quyền của các dân tộc đã được hình thành.
Về quyền tự do cá nhân phải kể tới những tư tưởng của John Stuart Mill qua tác phẩm
Luận về tự do. Mill đã nêu lên nguyên tắc là cá nhân có thể làm bất cứ điều gì miễn là
không hại tới người khác, không ảnh hưởng tới quyền tự do của người khác. Trong thực
tế cuộc sống, việc thực hiện nguyên tắc này còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí
và sự nghiêm minh của pháp luật.
Alexis de Tocqueville thì viết tác phẩm Nền dân chủ Hoa Kỳ. Qua tác phẩm này, ông cho
rằng trào lưu dân chủ đang lên là không thể nào ngăn cản được. Ông ca ngợi tinh thần
dân chủ, sự thành công và sức mạnh vật chất của nước Mỹ, nhưng ông cũng đồng thời
phê phán tính cách thiếu tế nhị, ngạo mạn, thực dụng của nền văn hóa Mỹ theo cách nhìn
của người Pháp.
Về quyền của các dân tộc thì lại có hai xu hướng trái ngược nhau. Xu hướng thứ nhất cho
rằng mỗi dân tộc đều có quyền chọn cách sống riêng cho dân tộc mình, không dân tộc
nào khác có quyền xâm phạm. Nhà ái quốc người Ý Giuseppe Mazzini đã để cả cuộc đời
mình kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm này. Các cuộc đấu tranh của những nhà yêu
nước ở vùng Balkan chống lại sự thống trị của ngoại bang cũng là một cách bảo vệ quan
điểm đó.
Xu hướng thứ hai thì ngược lại, một số nhà lý luận của các dân tộc lớn thì cho là dân tộc
mình siêu đẳng hơn, có sứ mệnh phải giúp các dân tộc khác khai hóa văn minh, chỉ bảo
cho các dân tộc kém hơn cách sống hợp lý. Họ còn lợi dụng học thuyết của Darwin về
cạnh tranh sinh tồn để áp dụng vào xã hội. Lý luận này được giới thực dân rất ủng hộ vì
nó chứng minh cho sự "cần thiết" của các cuộc chiến tranh xâm lược các vùng đất chưa
phát triển.
Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội đã xuất hiện từ thế kỉ 16 với tác phẩm về Utopia của
Sir Thomas More, tư tưởng này phản ánh ước mơ một xã hội công xã nông thôn thanh
bình dựa trên nền sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp. Các nhà tư tưởng
chủ nghĩa xã hội của thế kỉ 19 đã thấy sự tất yếu của một xã hội công nghiệp. Từ đó họ
nảy sinh tư tưởng xây dựng một hạn chế bóc lột, hạn chế sự cách biệt giàu nghèo, khắc
phục những mặt tiêu cực của xã hội tư bản. Tiêu biểu cho các nhà xã hội chủ nghĩa không
tưởng của thế kỉ 19 là Saint Simon, Charles Fourier và Robert Owen.
Saint Simon nhận thấy mâu thuẫn giữa các nhà một bên là các nhà tư sản giàu có và một
bên là những người làm thuê rất nghèo khổ. Ông chủ trương xây dựng một xã hội mới do
"những nhà công nghiệp sáng suốt" điều hành, trong đó mọi người đều lao động theo kế
hoạch và được hưởng thụ bình đẳng. Để xây dựng một xã hội như vậy, ông chủ trương
thuyết phục các nhà tư bản chứ không theo con đường bạo lực cách mạng.
74
75

Charles Fourier cũng phê phán sự bất công của xã hội tư bản, ông vạch rõ "sự nghèo khổ
sinh ra từ bản thân sự thừa thãi". Ông vạch ra dự án xây dựng các công xã Falange trong
đó mọi người đều lao động, coi lao động là nguồn vui. Trong các công xã có sự kết hợp
giữa công nghiệp với nông nghiệp. Sự hưởng thụ sản phẩm được chia theo tỉ lệ: 5/12 cho
lao động, 4/12 cho tài năng, 3/12 cho những người góp vốn xây dựng Falange. Ông kêu
gọi những người giàu có góp vốn xây dựng Falange, nhưng lời kêu gọi của ông chẳng
được ai đáp lại.
Robert Owen vốn xuất thân từ một người làm thuê, biết làm ăn và trở thành ông chủ. Ông
đã bỏ vốn của mình ra làm gương, xây dựng một cơ sở làm ăn. Trong cơ sở của Owen tài
sản được coi là của chung, mọi người đều cùng làm việc mỗi ngày là 10 giờ, có nhà trẻ
cho công nhân nữ gửi con nhỏ, lợi nhuận làm ra được thì chia công bằng,... Việc làm đó
của ông sau này đã bị thất bại vì sản phẩm của xưởng ông làm ra không đủ sức cạnh
tranh trên thị trường. Ông bỏ sang Mỹ thí nghiệm ý tưởng của mình lần nữa nhưng cũng
thất bại và cuối cùng phải bỏ về Anh trong cảnh nghèo khó.
Học thuyết của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng đầy tính nhân đạo nhưng đều thất
bại khi đem ra thi hành. Nói như chúng ta ngày nay là thiếu tính khả thi. Tuy vậy, những
tư tưởng của họ đã ảnh hưởng quan trọng tới sự ra đời học thuyết về chủ nghĩa xã hội
khoa học sau này do Karl Marx xây dựng.[41]
Kark Marx và Friedrich Engels đã xây dựng về học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học qua
tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản xuất bản tháng 2 năm 1848.[42]
Trong Tuyên ngôn Marx và Engels đã chứng minh lịch sử loài người là lịch sử của sự
phát triển của các hình thái kinh tế xã hội nối tiếp thay thế nhau, xã hội sau sẽ tạo ra năng
suất lao động cao hơn xã hội trước. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển trong xã hội
có giai cấp. Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản sẽ dẫn tới sự xuất hiện một xã hội mới
công bằng hơn, tiến bộ hơn. Giai cấp công nhân, tổ chức ra chính đảng của mình lãnh đạo
một cuộc cách mạng vô sản, tiến lên xây dựng chính quyền của mình và thiết lập mối
quan hệ giữa công nhân các nước theo tinh thần quốc tế vô sản.
Đầu thế kỉ 20, Vladimir Ilyich Lenin đã phát triển thêm lý luận của Marx và Engels và
vận dụng lý luận đó vào hoàn cảnh nước Nga, chỉ đạo phong trào đấu tranh ở Nga đi tới
thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.[43]

Thành tựu văn học nghệ thuật


Văn học
Lịch sử thời cận đại đã được văn học châu Âu phản ánh một cách sinh động, đặc biệt
là văn học Pháp.
Sau thất bại của Napoléon Bonaparte và sự phục hồi tạm thời của các thế lực bảo hoàng,
ở Pháp đã xuất hiện một dòng văn học lãng mạn thể hiện sự nuối tiếc một thời vàng son
đã qua của giới quý tộc. Đại biểu cho trào lưu này là François-René de Chateaubriand.

75
76

Victor Hugo là một nhà văn tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn tiến bộ. Ông thể hiện sự
thông cảm với những người nghèo khổ qua các tác phẩm Những người khốn khổ, Nhà
thờ Đức bà Paris. Qua các tác phẩm, Hugo thể hiện lòng khát khao muốn vươn tới một
xã hội tốt đẹp, công bằng và chan chứa tình nhân đạo.
Xã hội tư bản khắc nghiệt, tàn bạo cũng đã được phản ánh qua dòng văn học hiện
thực mà tiêu biểu là Honoré de Balzac. Những tác phẩm tiêu biểu của ông như Eugénie
Grandet, Miếng da lừa,... và nhiều tác phẩm khác. Những tác phẩm đó của Balzac đã
được tập hợp trong bộ Tấn trò đời. Những tác phẩm như Đỏ và đen của Stendhal, Viên
mỡ bò của Guy de Maupassant cũng phản ánh xã hội tư bản đầy bất công, tàn bạo.
Văn học Nga của thế kỉ 19 cũng có những đóng góp quan trọng với các tác phẩm
như Chiến tranh và hoà bình của Lev Nikolayevich Tolstoy. Những nhà văn tên tuổi
khác của nền văn học Nga thế kỉ 19 phải kể tới là Ivan Sergeyevich Turgenev, Nikolai
Vasilevich Gogol, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, Bielixki...
Nghệ thuật
Âm nhạc thời cận đại thế kỷ 18 với sự đóng góp của những nhạc sĩ lớn như Johann
Sebastian Bach, Wolfgang Amadeus Mozart, thì đến thế kỷ 19 có sự đóng góp vĩ đại
của Ludwig van Beethoven, Frédéric Chopin...
Hội họa theo xu hướng lãng mạn thường đi tìm những phương trời xa lạ. Danh
họa Eugène Delacroix) thường vẽ những kị sĩ Ả Rập, những cuộc đi săn. Đến cuối thế kỉ
19, danh họa người Tây Ban Nha Francisco Goya đã vẽ những cảnh tàn khốc trong cuộc
chiến tranh chống Napoléon.
Điêu khắc thế kỷ 19 không để lại nhiều tác phẩm như thời Phục Hưng. Nhà điêu
khắc Frédéric Bartholdi đã hoàn thành bức tượng Nữ thần Tự do để Chính phủ Pháp gửi
tặng nước Mỹ. Một phiên bản nhỏ, cao gấp 1,5 lần người thật của bức tượng này cũng
được đặt tại Hà Nội ở một công viên Vườn hoa Bà Đầm, tiếc rằng phiên bản này ngày
nay không còn nữa. Chúng ta chỉ còn thấy dấu vết qua đồng 50 xu tiền Đông Dương xưa
kia.
Khải Hoàn Môn ở Paris và nhiều dinh thự ở Paris cũng còn giữ lại được một số tác phẩm
điêu khắc giá trị của thế kỷ 19.
Kiến trúc Âu – Mỹ của thế kỷ 19 rất đa dạng, thể hiện một sự giao lưu văn hóa rộng mở.
Nét mới về kiến trúc giai đoạn này là quan điểm hiện thực xâm nhập vào kiến trúc qua
các vật liệu mới như thép, bê tông, kính dày. Một nhà kiến trúc Louis Sulivan đã đưa vào
các công trình kiến trúc tư tưởng công năng. Theo ông, các công trình kiến trúc phải được
thiết kế phù hợp với chức năng của chúng. Chẳng hạn một ngân hàng hiện đại không thể
giống một đền đài tôn giáo, một thương xá không thể giống một lâu đài trung cổ. Đặc
biệt là kiến trúc hành chính thời kì này thể hiện một phong cách rõ rệt mà tiêu biểu là tòa
nhà Quốc hội Mỹ (1793-1851) và tòa nhà Quốc hội Anh (1840-1865).
Thế kỷ 19 đã đánh dấu bước ngoặt căn bản chuyển từ lao động bằng tay sang lao động
bằng máy. Loài người đã chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công

76
77

nghiệp. Nền văn minh công nghiệp đã tạo ra cách nhìn mới, kéo theo những biến đổi lớn
về chính trị, văn hóa, xã hội. Loài người bước vào một giai đoạn mới của văn minh nhân
loại.

14. Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển và phương thức thích ứng
của VN.

Những tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc xây dựng
chính phủ điện tử tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng
     Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến nhiều cơ hội xong cũng tiềm ẩn không ít
thách thức đối với toàn nhân loại, mà đặc trưng là sự hợp nhất về mặt công nghệ, nhờ đó
xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa
hệ thống ảo và thực thể. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng chưa từng
có trong lịch sử nhân loại, với sự hội tụ mang tính đột phá của nhiều công nghệ hiện đại
mới, có tác động sâu sắc đến các hệ thống chính trị, kinh tế – xã hội trên toàn cầu, bao
gồm 15 lĩnh vực chủ đạo, đó là: (1) Dữ liệu lớn (Big data); (2) Đô thị thông minh; (3)
Tiền ảo; (4) Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI); (5) Năng lượng tái tạo; (6)
Công nghệ màng mỏng (Fintech); (7) Thương mại điện tử; (8) Người máy (Robot); (9)
Công nghệ in 3D; (10) Công nghệ nano; (11) Công nghệ sinh học; (12) Internet kết nối
vạn vật (Internet of things- IoT); (13) Kết nối thực ảo; (14) Các nền kinh tế chia sẻ; (15)
Khử muối lọc nước ngọt từ nước biển và quản lý chất thải rắn. 
     Nắm bắt được xu hướng phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 Đảng và Nhà nước
ta đã đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật cụ thể liên quan đến vấn đề này.
Ngày 04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường
năng lực tiếp cận công nghiệp 4.0 để nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực góp
phần đáp ứng yêu cầu cấp bách, giúp nước ta tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm
thiểu những tác động tiêu cực đối với Việt Nam. Ngày 01/01/2018, Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội
và dự toán ngân sách nhà nước. Đây được coi là chủ tương đúng đắn thể hiện những
“bước đi” thận trọng, chắc chắn, sự quyết tâm của Việt Nam nhằm tận dụng được những
cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Có thể nhận thấy những lợi ích mà
cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cho nước ta đó là:
     Một là, nhờ ứng dụng hiện đại của công nghệ thông tin mang lại người dân có nhiều
77
78

cơ hội tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, giám sát và phản biện đối với các cơ
quan công quyền, trong đó có Chính phủ. Người dân dễ dàng, thuận tiện tìm kiếm thông
tin; mức độ tin cậy, độ phong phú của thông tin gia tăng; tiết kiệm được thời gian và công
sức. Đồng thời, Chính phủ tiếp cận được những thông tin phản hồi từ phía người dân,
doanh nghiệp trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn, từ đó có dự báo, chủ động điều chỉnh
cho phù hợp, kịp thời và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách
tốt nhất.
     Hai là, tạo ra cơ hội để nguồn nhân lực của bộ máy nhà nước nói chung, Chính phủ
nói riêng có điều kiện giao lưu với thế giới thông qua việc trao đổi chuyên gia, hợp tác
khoa học và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, tạo động lực để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia và cán bộ, công chức, viên chức.
     Ba là, ứng dụng Big Data kết hợp với AI đã và đang mang lại nhiều lợi ích giúp
Chính phủ dự đoán được tỷ lệ thất nghiệp, xu hướng nghề nghiệp của tương lai để có điều
chỉnh phù hợp. Trong đó Chính phủ sẽ ưu tiên tập trung đầu tư cho một số hạng mục có
triển vọng phát triển, cắt giảm chi tiêu, kích thích tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm thời gian,
công sức, tiền bạc, nâng cao chất lượng các dịch vụ công.
    Với tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, xác định nhiệm vụ xây dựng chính
quyền điện tử là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, UBND tỉnh Bình Phước đã ban
hành kế hoạch về xây dựng khung kiến trúc chính quyền điện tử với mục đích triển khai
xây dựng chính phủ điện tử. Phấn đấu đến hết năm 2020, Bình Phước xây dựng xong
chính quyền điện tử tiến tới xây dựng chính quyền số. Năm 2018 - 2020, giai đoạn tập
trung phát triển với Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 12 / 9 / 2018 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bình Phước. Đây là chủ trương quan
trọng, cấp bách trong công cuộc xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Bình Phước giai đoạn
2018 - 2020, định hướng đến năm 2025 để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh
nghiệp. Giai đoạn 2021-2026, Bình Phước xác định 3 trụ cột phát triển đó là xây dựng
chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số. Tất cả các hoạt động của chính quyền và hồ
sơ của công dân, doanh nghiệp phải số hóa, đưa lên môi trường số. Đến năm 2025, tỉnh
phấn đấu kinh tế số sẽ chiếm 20% GRDP trên địa bàn. Bình Phước lựa chọn những lĩnh
vực người dân và doanh nghiệp đang cần ưu tiên chuyển đổi trước, với tinh thần lấy

78
79

người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ. Kế hoạch này nhằm tăng cường khả
năng kết nối, chia sẻ hạ tầng thông tin giữa các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương, từ cấp tỉnh đến cấp xã phường, thị trấn với mục đích phục vụ người dân, doanh
nghiệp ngày càng tốt hơn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên tất cả lĩnh
vực. Với những nỗ lực của mình tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả đột phá,
được Bộ, ngành và các địa phương đánh giá cao.
     Một số đề xuất giải pháp từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc phát triển
chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số và nền kinh tế số 
     Về giải pháp chung:
     Thứ nhất, cần thiết phải có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về tư duy và nhận thức của
cán bộ, công chức, viên chức và người dân về Chính phủ điện tử, trong đó cần nhận thức
đúng và cách làm đúng. Trong đó ưu tiên và tập trung vào công tác xây dựng thể chế,
chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh phát triển, hạn chế nhũng
nhiễu của bộ máy hành chính gây ra.
     Thứ hai, tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước theo đúng tinh thần Hiến pháp
năm 2013, trên tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con
người, quyền công dân theo hướng công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình khách
quan, rõ ràng. Đồng thời, thu hút sự tham gia rộng rãi các thành phần xã hội vào cải thiện
dịch vụ công của Chính phủ.
     Thứ ba, cần đẩy mạnh cải cách mạnh mẽ bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn,
hiệu quả và hiệu lực. Xây dựng đội ngũ công chức chất lượng, chuyên nghiệp, đáp ứng
đòi hỏi của thực tiễn khách quan. Có cơ chế phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ
người có tài năng trong hoạt động công vụ.
      Thứ tư, Chính phủ cần tập trung đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao về AI, xây
dựng nguồn dữ liệu mở và tạo ra mối liên kết giữa các trường đại học với nguồn trí thức.
Nâng cao hơn nữa chất lượng các chương trình đào tạo đại học, đặc biệt trong các ngành
đào tạo phục vụ CMCN 4.0.
     Thứ năm, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực thi công
vụ trước Chính phủ, chính quyền, trước Nhân dân và dân tộc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ
trên cần đổi mới thể chế chính trị, đổi mới thể chế kinh tế, trong đó hoạt động cải cách
hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí cần phải được chú trọng hơn. 

79
80

Thứ sáu, tăng cường chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, hiệu quả, để
tận dụng và tiếp thu những thành tựu mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, từ đó có
sự vận dụng chọn lọc, sáng tạo, phù hợp vào thực tiễn của đất nước ta và yêu cầu của thời
đại.
      Để xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) hướng tới chính quyền số và nền kinh tế
số, tỉnh Bình Phước cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp cơ bản sau:
      Thứ nhất, giải pháp về thể chế - tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai xây dựng phát
triển Chính quyền điện tử
 Tiếp tục rà soát, bổ sung ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật theo quy
định để hoàn thiện cơ sở pháp lý và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế hỗ trợ, chính sách thu hút,
khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp lớn
về CNTT - truyền thông đầu tư phát triển công nghiệp CNTT; Nghiên cứu, xây dựng cơ
chế ưu đãi nhằm thu hút các nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia công nghệ thông
tin và an toàn an ninh thông tin giỏi làm việc cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn. Xây
dựng các cơ chế cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư, triển khai xây dựng CQĐT trên
địa bàn tỉnh.  Xây dựng các quy chế, quy định liên quan đến bảo đảm an toàn an ninh
thông tin, quy trình giải quyết, xử lý các thủ tục hành chính liên thông điện tử giữa các cơ
quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hệ
thống thông tin liên thông các cấp trên địa bàn tỉnh.  Tăng cường công tác đánh giá chỉ số
ứng dụng CNTT xây dựng CQĐT, đưa chỉ số này thành một trong các tiêu chí để xét
duyệt thi đua, khen thưởng các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác
quản lý nhà nước về CNTT, tham mưu, đề xuất, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị
thực hiện triển khai CQĐT theo đúng kiến trúc và lộ trình thực hiện.
     Thứ hai, giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức đổi mới tư duy, phương thức
điều hành 
Đẩy mạnh các công tác tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của chính quyền
điện tử. Trong đó, tăng cường các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin
đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, các trang mạng xã hội. Nâng cao
nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về sự cấp thiết của chuyển đổi số toàn diện
trên địa bàn. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức

80
81

chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích
cực hưởng ứng công cuộc chuyển đổi số tại địa phương. Đổi mới phương thức điều hành,
thực thi công vụ theo các phân tích, dự báo từ cơ sở dữ liệu, từ thông tin tổng hợp tại
IOC. Tăng cường phổ cập kiến thức CNTT trong xã hội (đặc biệt là nhân dân ở vùng sâu,
vùng xa), góp phần nâng cao dân trí giúp người dân tiếp cận với các ứng dụng phổ cập và
đem lại những lợi ích hữu hiệu cho người dân.
     Thứ ba, giải pháp về kỹ thuật 
 Xây dựng nền tảng kỹ thuật chia sẻ dữ liệu, làm cơ sở cho việc kết nối liên thông; thực
hiện kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản và điều hành với Trục liên thông quốc
gia để khai thác gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị. Để
đảm bảo lợi ích cho ngươi dân và doanh nghiệp cần bảo mật thông tin, có như vậy mới
xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử bền vững. Tái cấu trúc, tối ưu hóa sử
dụng hạ tầng công nghệ thông tin hiện có, hướng tới sử dụng chung hạ tầng công nghệ
thông tin, phần mềm quản lý, giảm đầu tư chồng chéo, trùng lặp, lãng phí nguồn lực. Ưu
tiên sử dụng các giải pháp công nghệ, phần mềm, hệ thống được nghiên cứu, làm chủ bởi
các tổ chức, doanh nghiệp trong nước. Tận dụng tính năng của các mạng xã hội, di động
thông minh truyền tải thông tin cho người dân, doanh nghiệp. 
     Thứ tư, giải pháp hành chính 
 Ban hành các quy định về thực hiện gửi - nhận văn bản trên mạng; quy định về thực hiện
văn phòng không giấy; quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc hỗ trợ,
hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục trực tuyến. Tiếp tục đẩy mạnh
cải cách hành chính, củng cố và kiện toàn cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy chính
quyền địa phương các cấp, nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả điều hành, tạo môi
trường đầu tư, môi trường kinh doanh thông thoáng nhằm thu hút các nhà đầu tư và huy
động các nguồn lực. Quy định tất cả mọi cơ quan đều phải sử dụng chữ ký số. Triển khai
thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ liên quan đến xây dựng chính quyền
điện tử. Cùng với đó là việc phát triển các hệ thống nền tảng dịch vụ công, y tế, giáo dục,
nông nghiệp, giao thông, thương mại điện tử… phục vụ  chuyển đổi sô các lĩnh vực. Xây
dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, ưu tiên các cơ sở dữ liệu nền tảng phát triển
Chính quyền số. Đảm bảo an toàn thông tin cho hoạt động của cơ quan Nhà nước, trong
đó duy trì hoạt động Trung tâm Giám sát an toàn thông tin mạng, Trung tâm điều hành đô

81
82

thị thông minh IOC … 


     Thứ năm, giải pháp về nguồn nhân lực 
 Hình thành đội ngũ CNTT chuyên sâu; bổ sung, kiện toàn, nâng cao trình độ đội ngũ cán
bộ chuyên trách CNTT tại các cơ quan, đơn vị. Bố trí biên chế để có hệ thống CQĐT đủ
mạnh và đội ngũ vận hành CQĐT; có chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài đối với đội ngũ cán
bộ CNTT làm việc tại các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh. Đào tạo, nâng cao
trình độ cán bộ, công chức về CNTT. Tăng cường liên kết hợp tác trong đào tạo CNTT,
đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ kỹ sư, chuyên gia về CNTT. Đồng thời, tỉnh
cũng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin có chiều sâu, ổn
định, lâu dài.
     Thứ sáu, giải pháp về tài chính
 Tăng cường chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho ứng dụng và phát triển CNTT tại các
cơ quan trong hệ thống chính trị. Quan tâm đầu tư kinh phí cho việc hoàn thiện hệ thống
pháp lý, chuẩn hoá thông tin… Hàng năm tiếp tục bố trí kinh phí từ ngân sách (khoảng
1% trên tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh) để đảm bảo duy trì, phát triển ứng dụng
CNTT của tỉnh. Tập trung đầu tư cho một số dự án trọng điểm có tính đột phá và tạo nền
móng cho hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng và phát triển CNTT. Huy động nguồn lực đầu tư
phát triển hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của địa phương. Nâng cấp hạ
tầng thiết bị và ứng dụng đồng bộ, hiện đại sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người dân,
doanh nghiệp và sự chuyển đổi của chính quyền. Kêu gọi thêm các nguồn đầu tư, hỗ trợ
từ các doanh nghiệp, người dân và nguồn các chương trình mục tiêu của Chính phủ,
nguồn ODA. Tỉnh Bình Phước sẽ tiếp tục tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật, trong đó
triển khai hệ thống mạng cáp quang, phủ sóng 4G, 5G trên toàn tỉnh; xây dựng cơ chế
chính sách để phổ cập điện thoại thông minh, Internet đến 100% các hộ dân trên địa bàn;
nâng cấp trung tâm dữ liệu của tỉnh mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng,
Nhà nước.
1. Nhận diện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động đến thế giới đương
đại

Với sự phát triển mạnh mẽ của internet tốc độ cao, điện toán công suất mạnh và cảm biến
có kích thước ngày càng nhỏ với giá ngày càng rẻ, cuộc cách mạng số được khởi nguồn
trong cách mạng công nghiệp (CMCN) 3.0 đang đạt đến giai đoạn đỉnh điểm để tạo được
sự kết nối ngày càng chặt chẽ giữa thế giới thực và không gian số với hàng chục tỷ vật

82
83

thể và hàng tỷ người được kết nối với nhau thông qua internet kết nối vạn vật (IoT) để tạo
ra dữ liệu lớn làm cơ sở cho sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ phá vỡ
(disruptive technologies) giúp tạo ra những thay đổi lớn trong mọi mặt của thế giới
đương đại. Trong thời đại ngày nay, mọi hoạt động diễn ra trong thế giới thực được sự hỗ
trợ ngày càng mạnh mẽ bởi các hoạt động trên không gian số, giúp thế giới trở nên ngày
một hiệu quả và thông minh hơn. Những đột phá công nghệ trong CMCN 4.0 đang làm
thay đổi những nền tảng phát triển kinh tế và xã hội như sở hữu, qui mô sản xuất, các
khâu trung gian, tầm quan trọng tương đối của các loai nguồn lực.

Trong lĩnh vực kinh tế, sự thay đổi đáng kể về tầm quan trọng của các nguồn lực đang vẽ
lại bản đồ kinh tế thế giới có lợi cho các nền kinh tế ‘thâm dụng” công nghệ gắn với cuộc
cách mạng số (cốt lõi của CMCN 4.0), và làm giảm vị thế của các nền kinh tế ‘thâm
dụng” tài nguyên khoáng sản hay ‘thâm dụng” lao động. Do vậy các quốc gia thuộc hai
nhóm sau phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng để không bị
bỏ lại phía sau trong cuộc chạy đua toàn cầu.

Bản đồ doanh nghiệp cũng đang được vẽ lại với sự gia tăng mạnh vai trò của các doanh
nghiệp công nghệ hoạt động chủ yếu trên không gian số: nếu vào năm 2006, trong 6 tập
đoàn có vốn hoá lớn nhất thế giới thì chỉ có 1 tập đoàn công nghệ (Microsoft)[1] thì đến
đầu năm 2018, cả 7 tập đoàn có vốn hoá lớn nhất thế giới đều là các công ty công nghệ
đang dẫn dắt cuộc cách mạng số và là chủ nhân của các nền tảng (platforms) giúp các tập
đoàn này nắm trong tay những nguồn tài nguyên số khổng lồ và vẫn tiếp tục tăng nhanh
chóng[2].

Trong lĩnh vực xã hội và chính trị, nhờ dựa vào các nền tảng số, mạng truyền thông xã
hội (social media) đang lấn lướt truyền thông đại chúng để chi phối nhiều lĩnh vực của
cuộc sống đương đại. Tuy nhiên, cũng giống như trong lĩnh vực kinh tế, bên cạnh những
lợi ích to lớn mà các nền tảng số mang lại, nhiều chuyên gia có quan ngại rằng các tập
đoàn nắm giữ các nền tảng này đang có vị thế độc quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của
hàng triệu người, các luồng tin tức và thông tin trực tuyến. Các vụ vi phạm dữ liệu, tấn
công mạng, lừa đảo, vi phạm quyền riêng tư, phá hoại bầu cử… cho thấy sự cấp thiết
phải có một mô hình mới về quản trị nhà nước ở nhiều nước trên thế giới để nắm bắt cơ
hội và giảm thiểu thách thức trong kỷ nguyên số.

Nhìn chung bất cứ quốc gia hay doanh nghiệp nào cũng đều phải nỗ lực đẩy mạnh quá
trình chuyển đổi số (digital transformation) để tận dụng và phát triển nguồn tài nguyên số
có vai trò ngày càng gia tăng trong tương quan so sánh với với các nguồn tài nguyên
truyền thống như đất đai, tài nguyên khoáng sản, vốn, lao động…

2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Việt Nam


a. Việt Nam đang ở đâu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Với việc nhấn mạnh cả vào mức độ ứng dụng công nghệ cũng như các yếu tố bổ sung

83
84

như chất lượng của thể chế, chất lượng nguồn nhân lực và tinh thần khởi nghiệp, một số
chuyên gia đã xây dựng phương pháp để định vị mức độ tham gia của các quốc gia vào
quá trình chuyển đổi số. Điều này cũng phù hợp với tính qui luật về mối quan hệ giữa
mức độ ứng dụng công nghệ cũng như chất lượng của các yếu tố bổ trợ với thu nhập bình
quân đầu người ở các quốc gia. Trong phương pháp này, công nghệ được đo bằng Chỉ số
ứng dụng Kỹ thuật số (Digital Adoption Index - DAI). DAI dựa trên ba chỉ số phụ bao
gồm các doanh nghiệp, người dân và chính phủ, với mỗi chỉ số phụ được gán một trọng
số như nhau: DAI (Kinh tế) = DAI (Doanh nghiệp) + DAI (Người dân) + DAI (Chính
phủ). Mỗi chỉ số phụ là mức trung bình đơn giản của một số các chỉ số được chuẩn hóa
đo lường tỷ lệ áp dụng công nghệ của các nhóm có liên quan. Tương tự như vậy, các yếu
tố bổ trợ được đo bằng giá trị trung bình của ba chỉ số phụ: khởi nghiệp của doanh
nghiệp; số năm học được điều chỉnh theo kỹ năng; và chất lượng của thể chế.

Bằng việc ứng dụng phương pháp nêu trên, báo cáo của Ngân hàng thế giới đã xếp hạng
các quốc gia trên thế giới trong quá trình chuyển đổi số. Trong hình này, các nước trên
thế giới được chia làm 3 nhóm theo thứ tự tăng dần về mức độ chuyển đổi số: (i) mới bắt
đầu; (ii) quá độ; (iii) chuyển đổi. Các nước cũng được phân loại làm 4 nhóm theo mức
thu nhập bình quân đầu người: (i) thu nhập thấp; (ii) thu nhập trung bình thấp; (iii) thu
nhập trung bình cao; (iv) thu nhập cao. Việt Nam được phân loại thuộc nhóm nước ở
trong giai đoạn quá độ của quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, cho dù Việt Nam có vị trí
khá tích cực trong tương quan với các nước có cùng trình độ phát triển, đất nước vẫn ở
trong nhóm quá độ trong quá trình số hóa và do vậy cần phải có nhiều nỗ lực để có thể
nắm bắt cơ hội trong cuộc cách mạng số - nội dung cốt lõi của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư.   Liên quan đến năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, nghiên
cứu gần đây về mức độ sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 của các doanh nghiệp thuộc các
ngành công nghiệp do Bộ Công thương cho thấy chỉ có một tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp
công nghiệp của Việt Nam đã bắt đầu ứng dụng các công nghệ điển hình của CMCN 4.0

b. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

(1) Tác động ở cấp độ nền kinh tế

Trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, Việt Nam hưởng lợi nhiều từ chiến lược
“Trung Quốc cộng một - China Plus One Strategy” của nhiều tập đoàn đa quốc gia với
công nghệ tiên phong dẫn dắt các chuỗi giá trị toàn cầu. Các tập đoàn này đã và đang
chuyển nhà máy gia công lắp ráp của mình ra khỏi Trung Quốc để đến các địa điểm “nằm
ngoài Trung Quốc song gần với Trung Quốc” nhằm một mặt tránh chi phí lao động đang
tăng lên nhanh chóng ở các vùng ven biển của Trung Quốc, mặt khác vẫn tận dụng được
ngành công nghiệp hỗ trợ rất phát triển ở quốc gia nay để nhập khẩu linh kiện cũng như
dễ dàng xuất khẩu để bán sản phẩm cho tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng nhanh chóng
ở Trung Quốc. Nhờ lợi thế về địa kinh tế của mình, Việt Nam hiện đang là một điểm đến
ưa thích của làn sóng FDI mới, qua đó tham gia nhiều hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu,
là một “công xưởng lắp ráp” mới của nền kinh tế thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của

84
85

các ngành công nghiệp chế tạo thâm dụng lao động có định hướng xuất khẩu đang có tác
động đáng kể đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá trình này giúp Việt Nam rút
lao động ra khỏi nông nghiệp để chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp và
dịch vụ với năng suất và thu nhập cao hơn, qua đó mở ra nhiều cơ hội để đất nước thực
hiện hiệu quả quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng,
chuyển sang quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bền vững hơn.

Tuy nhiên “cửa sổ cơ hội” đó của Việt Nam đang bị thu hẹp lại dưới tác động của cuộc
cách mạng công nghệ đang tăng tốc, với đặc trưng cơ bản sự kết nối ngày một chặt chẽ
giữa thế giới thực (physical systems) với không gian số (cyber systems) được nhiều
chuyên gia gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong trung đến dài hạn, công
nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu,
bắt đầu phá vỡ nhiều phương thức sản xuất truyền thống trong nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ, tạo ra những cơ hội và thách thức mới tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng và
bất bình đẳng cũng như giảm nghèo ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Những công nghệ phá vỡ (disruptive technologies) cũng đang làm thay đổi tương quan
sức mạnh giữa các nhóm nền kinh tế trên thế giới, với vai trò của các nền kinh tế “thâm
dụng công nghệ” gia tăng trong tương quan so sánh với các nền kinh tế “thâm dụng tài
nguyên”. Các nền kinh tế “thâm dụng lao động” – cạnh tranh chủ yếu dựa trên lợi thế về
lao động giá rẻ, trong đó có Việt Nam, cũng có xu hướng chịu ảnh hưởng bất lợi do quá
trình số hóa và tự động hóa đang tăng tốc làm giảm đáng kể lợi thế này trong trung đến
dài hạn. Cụ thể, trong cuộc CMCN 4.0, ngành công nghiệp chế tạo (kể cả khâu gia công
lắp ráp) bắt đầu “hồi hương” trở lại các nước phát triển, cũng như có xu hướng ở lại
Trung Quốc – nơi có việc sử dụng người máy đang gia tăng rất nhanh - nhằm đưa sản
phẩm đến gần với thị trường tiêu thụ cuối cùng và gắn chặt hơn với các trung tâm nghiên
cứu và thiết kế.

Hệ quả là lợi thế của Việt Nam về chi phí lao động thấp có thể sẽ bị suy giảm đáng kể,
ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành công nghiệp chế tạo là ngành có tầm quan trọng
đặc biệt đối với các nền kinh tế kém phát triển trong nỗ lực bắt kịp với các nền kinh tế
tiên tiến hơn. Do vậy Việt Nam cần có những nỗ lực lớn nhằm tận dụng tối đa “cửa sổ cơ
hội” hiện có trước khi ngành công nghiệp chế tạo quay trở lại các nước phát triển hay
dừng không chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc, cũng như ứng phó với khả năng của một sự
chuyển hướng khác từ Việt Nam sang các nước đang phát triển khác (Thái Lan,
Indonesia, Campuchia và Myanmar) đang nỗ lực cạnh tranh để thu hút FDI nói chung và
các tập đoàn công nghệ đa quốc gia nói riêng.

(2) Tác động đến các ngành, lĩnh vực

Nhóm ngành năng lượng


Nhóm ngành này cung cấp các đầu vào chiến lược cho nền kinh tế. Tuy nhiên tác động có
sự khác biệt giữa dầu khí và điện năng, do có một sự khác biệt căn bản giữa hai phân

85
86

ngành này: dầu khí có thể xuất nhập khẩu được và do vậy chịu sự chi phối của giá thế
giới, trong khi đó điện năng cơ bản là không.

Ngành dầu khí của Việt Nam hiện nay đang chịu áp lực rất lớn, trước tiên là do sự suy
giảm tăng trưởng của Trung Quốc. Việc đầu tàu của kinh tế thế giới “ngốn nhiều năng
lượng và nguyên vật liệu” này chạy chậm lại ảnh hưởng mạnh đến các ngành dầu khí và
khai thác tài nguyên. Một nguyên nhân khác mang tính căn bản và có tác động dài hạn
hơn là do có những đột phá trong lĩnh vực năng lượng (khai thác dầu đá phiến, sản xuất
năng lượng tái tạo, ắc qui trữ điện) và vận tải (ô tô điện với chi phí sản xuất và giá giảm
nhanh, kinh tế chia sẻ như Uber hay Grab taxi), nhu cầu đối với dầu thô khó có thể tăng
mạnh. Ngay tại Trung Quốc, như đã nêu trên, nền kinh tế đang chuyển sang “thâm dụng
công nghệ” hơn.

Điều đó có thấy những thách thức mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam phải đối mặt
là mang tính dài hạn, đòi hỏi phải có một quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ, điều mà một
quốc gia dầu mỏ như Ả rập Xê-Út đã bắt đầu phải thực hiện. Đồng thời, cần điều chỉnh
một cách căn bản và dài hạn các thông số liên quan đến dầu thô trong việc xây dựng các
kế hoạch thu chi ngân sách để có các giải pháp phù hợp.

Ngành điện có thể được hưởng lợi khá nhiều nhờ những đột phá trong công nghệ năng
lượng tái tạo, trước hết là công nghệ ứng dụng năng lượng mặt trời cũng đã tiến bộ rất
nhiều ở một số nước tiên tiến như Mỹ, Đức v.v… với tiềm năng phổ biến nhanh trên toàn
cầu nhờ giá sản xuất giảm đáng kể.

Ở Việt Nam, năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời đã có những đột phá rõ rệt. Tuy
hiện nay công suất của các dự án đang hoạt động trong các lĩnh vực điện gió và điện mặt
trời còn khá khiêm tốn song số lượng và công suất của các dự án đăng ký tăng vọt. Về
mặt địa lý, một số địa phương có nhiều nắng và gió ở miến Trung và Tây Nguyên như
Ninh Thuận, Bình Thuận, Đăklắk, Khánh Hòa hay ở miền Nam như Tây Ninh đang đứng
trước những cơ hội lớn để phát triển các loại hình năng lượng này.

Ngành tài chính - ngân hàng


Sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức giao dịch mới trong kỷ nguyên số

Cho đến nay, tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực có nhiều thay đổi nhất
khi thế giới bước vào kỷ nguyên số. CMCN 4.0 đang làm thay đổi hoàn toàn cách thức
ngân hàng giao tiếp với khách hàng và kênh phân phối sản phẩm dịch vụ. Trong khoảng
mười năm trở lại đây, sự xuất hiện của điện thoại thông minh (Smartphone) đã thay đổi
hoàn toàn cách con người giao tiếp và tương tác, kéo theo sự thay đổi trong kênh phân
phối, mạng lưới bán hàng và cách thiết kế sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng.

Kênh bán hàng qua Internet, ngân hàng dựa trên điện thoại di động (mobilebanking,
tablet banking), mạng truyền thông xã hội (Social Media), phát triển ngân hàng kỹ thuật

86
87

số, giao dịch không giấy tờ có xu hướng phát triển mạnh. Theo báo cáo về mobile
banking được thực hiện bởi KPMG tháng 7/2015, ngân hàng di động đang là xu hướng
phát triển mạnh nhất và là kênh lớn nhất với khối lượng giao dịch nhiều nhất. Ngày càng
có nhiều khách hàng chuyển sang sử dụng máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông
minh để tiến hành các giao dịch với ngân hàng. Đến năm 2020, các ngân hàng sẽ bán sản
phẩm của mình với tỷ lệ là 40% online. Internet và điện toán đám mây là xu hướng để
giao dịch dễ dàng.

Trong kỷ nguyên số, những xu hướng quan trọng có tiềm năng tác động đến lĩnh vực tài
chính, ngân hàng ở Việt Nam bao gồm:

Xu hướng “ngân hàng không giấy” sẽ trở nên phổ biến dẫn đến giảm dần vai trò của các
chi nhánh ngân hàng
Nhiều liên kết kinh doanh mới trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính đang xuất hiện
Mô hình ngân hàng số đang dần thay thế mô hình ngân hàng truyền thống
Tài chính kỹ thuật số thúc đẩy tài chính bao trùm (financial inclusion)
Công nghệ số giúp ước lượng điểm tín dụng từ các dấu vết kỹ thuật số
Ngành du lịch
Ngành du lịch là ngành công nghiệp không khói, có giá trị về mặt kinh tế, văn hóa và an
ninh quốc phòng. Hơn nữa, phân tích số liệu cho thấy, du lịch là ngành có xu hướng tăng
trưởng tích cực trong khi thương mại toàn cầu có xu hướng chậm lại và suy giảm rõ nét
kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.

Một đặc trưng quan trọng của ngành du lịch không phải chịu cạnh tranh mặt đối mặt trên
thị trường du lịch toàn cầu cũng như ít chịu những tác động tiêu cực của quá trình tự
động hóa. Các yếu tố đầu vào của ngành du lịch chính là con người và các thiết bị khác
như nhà ở, nội thất đi kèm, các phương tiện vận chuyển v.v.,, Trong đó, chi phí nhân
công chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí và sẽ ít chịu tác động bởi hội nhập hay sự tự
động hóa. Sản phẩm của ngành du lịch mang tính chuyên biệt, gắn liền với đặc trưng của
từng địa danh, từng vùng miền. Sản phẩm du lịch của vùng cao không thể so sánh được
với sản phẩm du lịch của vùng biển hay ngược lại bởi mỗi loại hình sẽ cho những trải
nghiệm khác nhau.

Như vậy đối với ngành du lịch, hội nhập quốc tế không gây sức ép cạnh tranh quốc tế mặt
đối mặt, những lại đem đến những cơ hội về mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư mở
rộng khai thác các tiềm năng du lịch, tăng lượng khách du lịch do các điều kiện về thủ tục
xuất nhập cảnh trở nên dễ dàng hơn, quảng bá du lịch giữa các quốc gia nhanh chóng và
thuận tiện. Bên cạnh đó hội nhập quốc tế cũng tạo điều kiện để các quốc gia tiếp cận công
nghệ mới dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, qua đó giúp giảm chi phí và tăng cường khả
năng tiếp cận các dịch vụ du lịch với giá rẻ hơn, chất lượng cao hơn.

Trong khi đó, nền tảng công nghệ số có ảnh hưởng trực tiếp khi 4 loại hình cơ bản của
ngành du lịch là dịch vụ cung cấp chỗ nghỉ, nhà hàng ăn uống, các tour tham quan và

87
88

phương tiện di chuyển đều có thể ứng dụng tốt trên các nền tảng công nghệ số. Cụ thể là
sử dụng nền tảng mạng thông tin www và các ứng dụng (apps) trên các thiết bị thông
minh để quảng cáo, bán hàng, quản lý và chăm sóc khách hàng trong việc cung cấp các
dịch vụ liên quan, cũng như sự ra đời của các xu hướng và hình thức kinh doanh mới
trong ngành du lịch.

Tiếp thị bằng kỹ thuật số “digital marketing” - một khái niệm mới xuất hiện những năm
gần đây khi công nghệ số tiến bộ vượt bậc trong lưu trữ thông tin và mạng Internet được
phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới đã có ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch nói
riêng và ngành dịch vụ nói chung. “Digital marketing” tạo ra 5 xu hướng mới trong du
lịch, đó là:

Sự gia tăng của nền kinh tế trải nghiệm (The Rise of the experience economy).
Khách hàng hiện có trong hệ thống mạng xã hội (Customers existing within a social
ecosystem).
Sự lên ngôi của các khuyến nghị (recommendations are king).
Cá nhân hóa siêu dữ liệu (personalisation with big data).
Thực tế ảo (virtual reality).
Việt Nam cần tận dụng những cơ hội này để phát triển ngành du lịch.

3. Kết luận và khuyến nghị chính sách

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với tốc độ nhanh đang làm thay đổi
bối cảnh toàn cầu và có tác động ngày một gia tăng đến Việt Nam, cả tác động tích cực
cũng như bất lợi. Với tư cách là người tiêu dùng, tất cả người dân đều được hưởng lợi do
hàng hóa và dịch vụ sẽ phong phú hơn và giá cả hợp lý hơn. Tuy nhiên, trong trung hạn
nhiều lao động có thể sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là lao động ít kỹ năng nên phải chịu tác
động mạnh mẽ của quá trình tự động hóa đang tăng tốc ở các nước phát triển.

Việc phân tích nhận diện CMCN 4.0, với bản chất là sự kết nối chặt chẽ giữa không gian
thực và không gian số, cũng như kinh nghiệm của nhiều nước trong việc tận dụng các cơ
hội và vượt lên thách thức của cuộc cách mạng số cho những gợi mở về việc Việt Nam
cần phải làm gì để tiệm cận tốt nhất đối với CMCN 4.0. Những hàm ý của CMCN 4.0 đối
với Việt Nam có thể tóm lược như sau:

•  Nếu như Việt Nam đã bị lỡ nhịp trong ba cuộc cách mạng công nghiệp trước thì lại có
cơ hội không nhỏ trong cuộc CMCN 4.0 với bản chất là sự tăng tốc và diễn ra trong mọi
lĩnh vực của quá trình số hóa. Vị trí vượt trội của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số
trong tương quan so sánh với các nước có trình độ phát triển tương đồng, tức là các nước
có thu nhập trung bình thấp, cũng như năng lực của lớp trẻ Việt Nam về toán là minh
chứng cho điều đó. Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cần phải là chiến lược xuyên suốt
để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và mang tính bao trùm ở Việt Nam.

88
89

• Để tối đa hóa được những cơ hội, giảm thiểu những thách thức của CMCN 4.0, Việt
Nam cần giải quyết tốt ba bài toán lớn. Thứ nhất là đảm bảo thể chế không bị tụt lại trong
cuộc chạy đua với công nghệ để mở đường cho các công nghệ và phương thức sản xuất
mới (được các chuyên gia gọi là nền kinh tế mới – new economy) đi vào cuộc sống.
Những mâu thuẫn nảy sinh liên quan đến phương thức chia sẻ như Uber hay Airbnb trên
thế giới cũng như ở Việt Nam là những minh chứng. Thứ hai là phải có cách thức thúc
đẩy để đảm bảo kỹ năng không bịt tụt lại so với công nghệ. Nếu không sẽ dẫn đến những
bất ổn xã hội do có một nhóm ít kỹ năng sẽ bị tụt lại phía sau.Thứ ba, không thể thúc đẩy
công nghệ nếu như những vấn đề cơ cấu vẫn còn tồn đọng và những cơ chế thị trường cơ
bản chưa được xác lập.

• Học tập kinh nghiệm ứng phó của các nước khác, đặc biệt là các nước đi trước trong
CMCN 4.0 là hết sức quan trọng, giúp Việt Nam có thể tránh được những vấn đề mà các
nước đó gặp phải.

Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, Việt Nam sẽ có khả năng thu
hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến hơn, và sớm thực hiện được mục tiêu
trở thành nước được công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Trong trường hợp ngược lại,
khoảng cách phát triển với các nước đi trước sẽ tiếp tục gia tăng.

Do vậy Việt Nam cần thực hiện một chương trình nghị sự kép: (i) tiếp tục giải quyết
những vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường còn tồn đọng từ giai đoạn tăng
trưởng nóng trước đây, (ii) nhanh chóng tận dụng những cơ hội và vượt lên những thách
thức mới xuất hiện liên quan đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc
trên phạm vi toàn cầu. Nội dung của kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi
mô hình tăng trưởng cần phải bao gồm những nội dung liên quan đến cả hai nhóm này.

15. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.


Từ quá trình nhận thức về “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế”…

Trước Đại hội IX năm 2001, văn kiện của Đảng chỉ nói đến “quốc tế hóa”, chưa đề cập
tới “toàn cầu hóa”. Từ Đại hội IX của Đảng, Việt Nam đề cập đến “toàn cầu hóa kinh tế”.
Khi đó, Báo cáo chính trị Đại hội IX nhận định: “Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế
khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước
phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu
thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh” (1). Qua
hai nhiệm kỳ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng, Việt Nam nhấn mạnh tới “toàn cầu hóa
kinh tế”. Đến Đại hội XI của Đảng (năm 2011), Việt Nam chuyển từ nhận thức về “toàn
cầu hóa kinh tế” sang nhận thức về “toàn cầu hóa”. Báo cáo chính trị Đại hội XI nhận
định: “Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy

89
90

quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức”(2). Đại hội XII của Đảng (năm
2016) tiếp tục khẳng định: “Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công
nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh”(3). Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng
(năm 2021) nhấn mạnh: “Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng đang
phải đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc...”(4).

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự phiên thảo luận thứ
hai Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới
(G20) với chủ đề: “Xây dựng tương lai bền vững, bao trùm và có sức chống chịu” bằng
hình thức trực tuyến, ngày 22-11-2020_Ảnh: TTXVN)
Cùng với nhận thức về toàn cầu hóa, Việt Nam từng bước tiến hành hội nhập quốc tế. Đại
hội IX của Đảng đã đề ra chủ trương: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo
tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự
chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”(5). Đại hội X của Đảng (năm 2006) tiến thêm
một bước trong nhận thức và hành động hội nhập quốc tế; đề ra chủ trương: “Chủ động
và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực
khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia
tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”(6). Đến Đại hội XI của Đảng, Việt
Nam nhấn mạnh đến hội nhập quốc tế: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu
mạnh”(7).

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát
triển năm 2011) đã xác định 8 phương hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó
phương hướng thứ năm là: “Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu
nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”(8). Cương lĩnh đặt ra
yêu cầu: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và
phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;
nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội
chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội trên thế giới”(9). Ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số
22-NQ/TW “Về hội nhập quốc tế”. Một trong những nhiệm vụ tổng quát mà Đại hội XII
của Đảng đề ra là: “Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa
dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định,
tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao vị thế, uy tín
của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”(10). Đại hội XII đề ra chủ trương: “Nâng cao
hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, xây dựng và
triển khai chiến lược tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế, thương
mại quan trọng, ký kết và thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

90
91

trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích của đất nước… Đẩy
mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục -
đào tạo và các lĩnh vực khác”(11). Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng đưa ra định
hướng lớn bao quát những vấn đề phát triển quan trọng của đất nước trong giai đoạn 10
năm tới, trong đó “tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa,
đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; bảo vệ
vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị
thế, uy tín quốc tế của Việt Nam. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế,
tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Nâng cao khả năng chống chịu của nền
kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ
thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với
các cam kết quốc tế. Thực hiện nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình
linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất nước trong từng giai đoạn”(12).

Như vậy, từ Đại hội IX của Đảng đến nay, quan điểm của Đảng về “toàn cầu hóa” và
“hội nhập quốc tế” ngày càng đầy đủ và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc
hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Từ nhận thức về “quốc
tế hóa” đã phát triển thành nhận thức về “toàn cầu hóa kinh tế” và đi đến nhận thức về
“toàn cầu hóa”. Trên cơ sở thực tiễn về “toàn cầu hóa”, Đảng và Nhà nước ta đưa ra chủ
trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”, “chủ động và tích cực hội nhập
kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác” và ngày nay là
chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, “nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế
quốc tế”, “đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công
nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác”.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi thông điệp tới phiên
họp cấp cao kỷ niệm 25 năm Hội nghị Thế giới về Phụ nữ lần thứ IV với chủ đề: “Thúc
đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái”(trong khuôn khổ Tuần
lễ cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 75), ngày 10-1-2020_Ảnh: TTXVN
… đến bối cảnh mới của “toàn cầu hóa” hiện nay

Những năm gần đây, ở Việt Nam, cũng như trên thế giới, có ý kiến cho rằng, “toàn cầu
hóa” đang chững lại; thậm chí có ý kiến đề cập đến “phi toàn cầu hóa”. Luồng ý kiến này
nhấn mạnh đến xu hướng gia tăng hoạt động bảo hộ ở nhiều nước trên thế giới, đến cuộc
chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc và những tranh chấp về thương mại giữa các trung
tâm kinh tế lớn của thế giới, đến việc Mỹ đe dọa rút và đã rút khỏi một vài định chế quốc
tế... Do vậy, câu hỏi đặt ra hiện nay là phải chăng toàn cầu hóa đang chững lại? Việc trả
lời câu hỏi này là một trong những cơ sở căn bản để Đại hội XIII của Đảng hoạch định
đường lối phát triển đất nước trong những năm tiếp theo.

Xét về bản chất, “toàn cầu hóa” là quá trình hình thành nên “cái toàn cầu”, phân biệt với
“cái khu vực” (chỉ liên quan đến những khu vực địa - kinh tế - chính trị nhất định trên thế
giới), “cái phe, khối” (chỉ liên quan đến các tập hợp lực lượng trên thế giới), “cái quốc

91
92

gia - dân tộc” (chỉ liên quan đến từng đất nước). Xã hội loài người ngày nay, với nền kinh
tế thế giới, nền chính trị thế giới và nền văn minh nhân loại, cho thấy toàn cầu hóa đã tiến
rất xa và sâu rộng; đồng thời, khẳng định “toàn cầu hóa” thực sự là một xu thế khách
quan, không thể đảo ngược. Điều rõ ràng là, dù còn rất nhiều hạn chế, khiếm khuyết hay
khuyết tật... trong cả ba hệ thống lớn nói trên, nhưng nhu cầu phát triển nội tại, tự thân
của xã hội loài người chính là gốc rễ quy định xu thế toàn cầu hóa. Điều đáng chú ý là
tiến trình toàn cầu hóa không diễn ra một cách tuyến tính, mà có những bước nhảy vọt,
gắn với các cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất xã hội loài người. Có thể khẳng
định rằng, trong thời gian tới, khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng
công nghiệp 4.0) bùng nổ, nhất định sẽ có bước nhảy vọt mới trong tiến trình toàn cầu
hóa, toàn cầu hóa hoàn toàn không chững lại.

Sự gia tăng các hoạt động bảo hộ trong những năm gần đây không đồng nghĩa với việc
chia cắt thị trường thế giới thành những thị trường quốc gia hay phe, khối biệt lập, không
làm đứt đoạn các dòng đầu tư xuyên quốc gia, không làm mất đi các vấn đề toàn cầu nảy
sinh trong quá trình phát triển kinh tế thế giới mà việc giải quyết chúng đòi hỏi phải tăng
cường hợp tác và những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. Có chăng, chủ nghĩa bảo
hộ chỉ đặt ra những “trở ngại” mới về thuế quan và phi thuế quan cho lưu thông hàng
hóa, dịch vụ và đầu tư, mà những trở ngại này luôn tồn tại trong tiến trình toàn cầu hóa.
Những số liệu thống kê của thế giới về thương mại và đầu tư cho thấy rất rõ rằng, bất
chấp sự gia tăng của các hoạt động bảo hộ trong những năm gần đây, thương mại thế giới
và đầu tư quốc tế vẫn tăng lên.

Việc hình thành “cái toàn cầu” trong quá trình toàn cầu hóa kéo theo việc ra đời các định
chế toàn cầu, như Liên hợp quốc và các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)... Các định
chế này không phải là “nhất thành, bất biến”, cơ chế hoạt động của chúng phải luôn cần
đổi mới, cập nhật cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của “cái toàn cầu”. Đây là sự
thích nghi, bảo đảm sức sống, nâng cao tính hiệu quả của các định chế quốc tế, chứ
không phải và càng không thể ngăn cản tiến trình toàn cầu hóa. Bước phát triển mới của
toàn cầu hóa gắn với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tất yếu kéo theo
những đổi mới, cải tổ, cải cách các định chế toàn cầu hiện có và có thể ra đời những định
chế quản trị toàn cầu mới.

Yêu cầu đặt ra đối với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc chủ
trì phiên thảo luận về quan hệ hợp tác giữa Liên hợp quốc và ASEAN trong duy trì hòa
bình và an ninh quốc tế, tháng 1-2020_Nguồn: UN
Có thể hiểu quá trình hội nhập quốc tế của một đất nước (quốc gia) là sự tham gia vào hệ
thống thế giới và trở thành một bộ phận cấu thành của chỉnh thể thế giới, trước hết là bộ
phận cấu thành của “nền kinh tế thế giới”, “nền chính trị thế giới” và “nền văn minh nhân
loại”. Sự tham gia ở đây là thông qua các hoạt động tương tác (hợp tác, cạnh tranh và đấu

92
93

tranh...) với các bộ phận cấu thành khác nhau trong “hệ thống”, bao gồm cả việc gia nhập
hay rút khỏi các “phân hệ” khác nhau trong hệ thống. Tất cả các hoạt động này đều là
hoạt động có chủ đích, nhằm: 1- Phát triển quốc gia; 2- Khẳng định bản sắc quốc gia; 3-
Giành vị thế xứng đáng cho quốc gia trong hệ thống; 4- Tham gia hoàn thiện và phát triển
hệ thống...

Cần loại bỏ lối suy nghĩ giản đơn nhưng cũng khá phổ biến hiện nay ở Việt Nam, rằng
“hội nhập quốc tế” là hình thức phát triển cao của “hợp tác quốc tế”. Vấn đề là ở chỗ
“hợp tác quốc tế” và “hội nhập quốc tế” là thuộc các lớp khái niệm khác nhau. Hợp tác
quốc tế chỉ là một trong nhiều phương thức tương tác giữa các nước với nhau; bên cạnh
hợp tác quốc tế còn có cạnh tranh, đấu tranh, liên minh, liên kết, đối đầu, chiến tranh...
Điểm cơ bản là ở chỗ, khác với khái niệm “hội nhập quốc tế”, khái niệm “hợp tác quốc
tế” không đề cập tới việc cấu thành hệ thống chỉnh thể thế giới.

Để đánh giá thực trạng hội nhập quốc tế của một quốc gia, cần lấy phạm vi, mức độ tham
gia và vị thế của quốc gia đó trong các mặt đời sống của cộng đồng quốc tế, trong các hệ
thống thế giới làm tiêu chí:

Về chiều “rộng - hẹp”, có ba cấp độ hội nhập: Một là, hội nhập hẹp, khi quốc gia hội
nhập chỉ tham gia một vài lĩnh vực trong đời sống cộng đồng quốc tế; hai là, hội nhập
tương đối rộng, khi quốc gia hội nhập tham gia phần lớn các lĩnh vực trong đời sống cộng
đồng quốc tế; ba là, hội nhập rộng, khi quốc gia hội nhập tham gia tất cả các lĩnh vực
trong đời sống cộng đồng quốc tế.

Về chiều “nông - sâu”, cũng có ba cấp độ hội nhập: Một là, hội nhập nông, khi quốc gia
hội nhập hầu như không có vị trí, vai trò trong cộng đồng quốc tế; hai là, hội nhập tương
đối sâu, khi quốc gia hội nhập có vị trí, vai trò nhất định trong cộng đồng quốc tế; ba là,
hội nhập sâu, khi quốc gia hội nhập có vị trí, vai trò đáng kể trong cộng đồng quốc tế.
Nói theo ngôn ngữ của lý thuyết hệ thống, hội nhập sâu là trường hợp quốc gia hội nhập
với tư cách là một bộ phận cấu thành hệ thống, có ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành
và phát triển “tính trồi” (emergent) của cả hệ thống; còn hội nhập nông là trường hợp
quốc gia hội nhập hầu như không có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển “tính
trồi” của cả hệ thống.

Với cách tiếp cận trên, có thể thấy, sau hai thập niên chủ động và tích cực hội nhập quốc
tế từ Đại hội IX của Đảng đến nay, Việt Nam từng bước tham gia tất cả các lĩnh vực của
đời sống chính trị - xã hội quốc tế; trở thành thành viên có trách nhiệm, có vị trí, vai trò
và ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng quốc tế, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã
hội... Điều đó có nghĩa là Việt Nam tích cực hội nhập vào chỉnh thể thế giới. Do vậy, để
phát triển đất nước trong bối cảnh mới của “toàn cầu hóa” và giai đoạn mới của “hội nhập
quốc tế”, cần quan tâm một số vấn đề lớn sau:

93
94

Thứ nhất, nhận thức đúng về “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế” để làm cơ sở cho việc
hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại. Đặc biệt, cần thấy rõ bước phát triển mới của toàn cầu hóa
trong những năm tới khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ; từ đó, tính toán sách
lược, chiến lược trong tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Thứ hai, Việt Nam hiện tham gia các mặt đời sống chính trị - xã hội quốc tế, tức là đã hội
nhập rộng vào chỉnh thể thế giới, nhưng mới chỉ dừng ở mức độ hội nhập tương đối sâu
với vị trí, vai trò nhất định trong một số lĩnh vực. Tiến trình chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế của Việt Nam đã đưa Việt Nam trở thành bộ phận cấu thành của chỉnh thể
thế giới. Tới đây, cần xác định việc giành lấy vị trí, vai trò ngày càng đáng kể trong nền
kinh tế thế giới, nền chính trị thế giới và nền văn minh nhân loại là nội dung chủ yếu của
tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Về kinh tế, cần phấn đấu giành chỗ đứng trong các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu;
ưu tiên thúc đẩy phát triển nhanh các ngành kinh tế số và công nghiệp 4.0. Cơ hội đang
mở ra cho Việt Nam ở thời hậu dịch bệnh COVID-19, không được bỏ lỡ. Muốn thế, cần
ưu tiên phát triển các mạng kết nối Việt Nam với thế giới, cả “kết nối cứng” và “kết nối
mềm”.

Tỉnh An Giang tổ chức Lễ công bố xuất khẩu lô hàng gạo thơm của Tập đoàn Lộc Trời
sang Châu Âu theo Hiệp định thương mại tự do EVFTA, ngày 22-9-2020 (Trong ảnh:
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đại biểu tham quan sản
phẩm tại Nhà máy sản xuất gạo Lộc Trời)_Ảnh: TTXVN
Về chính trị, tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn, nhất
là các nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong ASEAN. Chủ
động tham gia xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực. Thể hiện vai trò của Việt Nam “là
bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự
nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.

Về văn hóa - xã hội, cần đẩy mạnh quảng bá lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam với thế
giới; bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên, công viên địa chất, công viên
sinh thái, di sản văn hóa thế giới, cả vật thể lẫn phi vật thể; khẳng định các giá trị xã hội
và truyền thống tốt đẹp của Việt Nam, bản sắc Việt Nam; tích cực tham gia sáng tạo các
sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, khoa học... có tầm ảnh hưởng quốc tế; tham gia xử lý các
vấn đề nhân đạo trên trường quốc tế; tham gia đấu tranh với các hiện tượng, hoạt động
phi văn hóa, phản văn hóa, chống lại nhân loại... Cần đặc biệt quan tâm việc nhân thêm
và phát huy “sức mạnh mềm” của đất nước, cạnh tranh về “sức mạnh mềm” trên trường
quốc tế. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các phương tiện truyền thông
xã hội ngày càng có vai trò lớn trong quảng bá văn hóa và cả trong “xâm lăng” văn hóa,
lan tỏa các giá trị xã hội và cả làm xói mòn các giá trị xã hội, phát huy “sức mạnh mềm”
và cả hạn chế “sức mạnh mềm” của các quốc gia, phát triển ổn định xã hội và cả gây bất
ổn xã hội... Phương tiện truyền thông xã hội trở thành một hiện tượng văn hóa, một kênh

94
95

thông tin, một công cụ quản trị. Bên cạnh việc tăng cường quản lý nhà nước đối với các
phương tiện truyền thông xã hội, một số nước chủ động sử dụng và phát huy vai trò kênh
thông tin, công cụ quản trị của các phương tiện truyền thông này. Việt Nam cần có cách
tiếp cận mới đối với các phương tiện truyền thông xã hội, không chỉ dừng ở chỗ coi
chúng là đối tượng quản lý.

Thứ ba, khi triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế, luôn nảy sinh những vấn đề cần xử
lý về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Đơn cử
như, trong tiến trình hội nhập quốc tế, cần luôn điều chỉnh, sửa đổi hệ thống pháp luật
trong nước, tuy nhiên, phải có lộ trình, bước đi cẩn trọng, để vừa củng cố độc lập, tự chủ,
vừa hội nhập quốc tế thành công. Hay là vấn đề đối phó với nguy cơ lệ thuộc vào thị
trường bên ngoài, lệ thuộc kinh tế dẫn đến lệ thuộc về chính trị...; hoặc vấn đề phải đối
phó với sự xâm lăng văn hóa, xử lý hiện tượng giao thoa văn hóa trong hội nhập quốc tế,
những mâu thuẫn trong xây dựng con người Việt Nam dưới tác động của trào lưu hình
thành công dân toàn cầu, sự xâm nhập của các giá trị xã hội không phù hợp đối với nước
ta...

Thứ tư, Việt Nam cần chủ động và tích cực tham gia vào việc đổi mới, cải tổ, cải cách
hay thiết lập các định chế toàn cầu và khu vực; đóng góp nhiều hơn vào xây dựng “luật
chơi”, coi đây là lợi ích quan trọng của quốc gia.

Thứ năm, trong quá trình hội nhập quốc tế, luôn nảy sinh ngày càng nhiều những tranh
chấp. Ngoài những cơ chế quốc tế phổ biến, thế giới còn có những cơ chế giải quyết tranh
chấp quốc tế mang tính khu biệt, chuyên ngành mà ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó,
vấn đề cấp bách trong quá trình hội nhập là nâng cao năng lực phòng, chống, xử lý, giải
quyết những tranh chấp quốc tế, gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên sâu về các
lĩnh vực này./.

95

You might also like