You are on page 1of 8

A.

Giới thiệu về cặp phạm trù “Cái riêng và cái chung”

I. Định nghĩa cặp phạm trù “Cái riêng và cái chung”


- Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình
nhất định.
+ VD:
● Cái riêng trong lịch sử xã hội là một sự kiện riêng lẻ nào đó, điển hình như Trận
Bạch Đằng vào năm 938, Chiến thắng Điện Biên Phủ vào 7/5/2004.
● Trái đất là cái riêng, nước Việt Nam là cái riêng.
- Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính... chỉ có ở
một sự vật, một kết cấu vật chất, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật
chất khác.
+ VD:
● Ở Việt Nam có những tỉnh thành khác nhau như Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh,
Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hải Phòng, v.v…
● Cái đơn nhất của của trái đất là có sự sống.
- Cái chung là cái chung là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không
những có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà còn lặp lại ở nhiều sự vật hiện tượng
khác.
+ VD:
● cái chung của các hành tinh trong hệ mặt trời là đều quay xung quanh mặt trời.
● vận động là thuộc tính chung có ở mọi dạng vật chất.
Hình 1: Mối quan hệ cái chung, cái riêng, cái đơn nhất

II. Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng theo triết học Mác - Lênin
- Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua cái riêng.
+ VD: không thể tồn tại tập A giao B nếu không tồn tại tập A và tập B.
- Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung.
+ VD: Mỗi con người đều có cá tính riêng nhưng không thể tách rời khỏi mối quan hệ
xã hội, tự nhiên và không chịu sự tác động của cái chung (quy luật sinh học, quy luật
xã hội).
- Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận,
nhưng sâu sắc hơn cái riêng.
- Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát
triển của sự vật.

III. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “Cái riêng và cái chung”
- Thứ nhất, để nhận thức được cái chung, cái bản chất ta phải xuất phát từ cái riêng.
- Thứ hai, cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên nhận thức phải
nhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo
cái riêng.
- Thứ ba, trong hoạt động thực tiễn phải vận dụng linh hoạt sự chuyển hóa giữa cái
chung và cái đơn nhất: cần tạo điều kiện cho cái đơn nhất có lợi trở thành cái chung
và cái chung bất lợi trở thành cái riêng.

B. Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam


I. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế
- Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết
nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân
thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
II. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trước khi hội nhập kinh tế
- Giai đoạn trước năm 1986: giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam còn mang nặng về
quan liêu bao cấp.

- Giai đoạn 1986-1991: Việt nam là nhà nước đang phát triển, đang trong thời kỳ quá
độ lên XHCN.
III. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tất yếu khách quan
- Có 2 lý do:
+ Cách mạng khoa học công nghệ
+ Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế:

→Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đề ra đường lối Đổi mới toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh
vực của nền kinh tế. Tại Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), thuật ngữ “hội nhập” mới bắt đầu
được đề cập trong văn kiện của Đảng: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực
và thế giới”.
IV. Cách Việt Nam vận dụng cái chung và cái riêng trong việc hội nhập kinh tế quốc tế
- Việt Nam đã cố gắng khai thác tối đa lợi ích từ "cái chung" của hội nhập kinh tế quốc
tế, trong khi vẫn giữ vững "cái riêng" trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia và phát triển
bền vững. Sự cân bằng này không chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế mà còn giúp
đảm bảo an sinh xã hội và văn hóa đặc trưng của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hóa.
V. Những thành tựu trong việc hội nhập kinh tế quốc tế
- Tham gia các Hiệp định Thương mại Đa phương và Song phương
- Tăng trưởng kinh tế ổn định và nhanh chóng
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

- Xuất khẩu sản phẩm


- Tăng cường hợp tác kinh tế với các đối tác lớn và nhỏ
- Cải thiện môi trường kinh doanh
VI. Những hạn chế của vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- Rủi ro mất cân bằng
- Sức ép từ cạnh tranh quốc tế
- Sự chênh lệch về phát triển
- Tác động đến văn hóa và xã hội
- Thách thức về môi trường và quản lý lao động.
VII. Giải pháp khắc phục những hạn chế
- Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân.
- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế đã được ký thỏa thuận.
- Đẩy mạnh nâng cao năng lực thực thi hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đẩy mạnh làm sâu sắc hơn quan hệ đối với các đối tác.

You might also like