You are on page 1of 4

BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ

I.CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á


1. Biến đổi 1: Từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, lệ thuộc các
nước ĐNA đã trở thành những quốc gia độc lập
* Qúa trình giành độc lập:
- Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân ĐNA đã đấu tranh:
+ Các nước tuyên bố độc lập: Inđônêxia (8/1945); Việt Nam (9/1945); Lào
(10/1945).
+ Các nước khác giải phóng một phần lãnh thổ...
- Sau đó, các nước thực dân Âu - Mĩ quay trở lại xâm lược, nhân dân Đông Nam Á
lại tiếp tục cuộc đấu tranh chống xâm lược và thắng lợi.
* Đặc điểm:
- Thời gian: nổ ra sớm nhưng lâu dài gian khổ.
- Lãnh đạo: tư sản hoặc vô sản.
- Lực lượng tham gia: đông đảo.
- Hình thức và phương pháp đấu tranh:
+ Đấu tranh vũ trang : Việt Nam, Lào, Cam puchia, Inđônêxia
+ Đấu tranh chính trị, thương lượng thoả hiệp, đàm phán để được trao trả độc lập:
Mã Lai, Xingapo, Brunây, Philippin...
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Khách quan: Sự suy yếu của các nước đế quốc sau chiến tranh, sự lớn mạnh của
CNXH và phong trào cách mạng thế giới...
- Chủ quan: Sự lớn mạnh của các lực lượng xã hội, nhất là giai cấp tư sản và vô
sản...
*Tác động:
- Góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới.
- Góp phần làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
- Góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ
- Góp phần làm xói mòn trật tự 2 cực Ianta
* CM Lào và CM Campuchia

Cách mạng Lào (1945 – 1975)


Giai đoạn Nội dung
Năm 1945: chống Nhật Lào tuyên bố độc lập
1946-1954: kháng chiến chống Pháp Hiệp định Giơnevơ (1954), công nhận độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
1954-1975: kháng chiến chống Mĩ Hiệp định Viêng Chăn (1973) về lập lại hòa bình và
thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được kí kết.
12/1975: nước Cộng hòa nhân dân Lào ra đời.
Cách mạng Campuchia (1945 – 1993)
Giai đoạn Nội dung
1945-1954: kháng chiến chống Pháp Hiệp định Giơnevơ (1954), công nhận độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.
1954-1970 thực hiện đường lối hòa bình, trung lập
1970 - 1975 Kháng chiến chống Mĩ
1975 - 1979 Đấu tranh lật đổ tập đoàn Khơme đỏ.
1979-1993 Nội chiến và tái lập vương quốc
2. Biến đổi 2: Sau khi giành độc lập, các quốc gia vươn lên phát triển và đạt
được nhiều thành tựu
Chiến lược hướng nội Chiến lược hướng ngoại
Thời gian Những năm 50, 60 của TK XX Từ năm 60, 70 của thế kỉ XX trở đi.

Nguyên Muốn xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, - Hạn chế của chiến lược hướng nội
nhân xây dựng nền kinh tế tự chủ. - Tác động CMKHKT
Nội dung Phát triển các ngành CN sản xuất Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư,
hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản
nhập khẩu, lấy thị trường trong nước xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển
làm chỗ dựa ngoại thương.
Thành Sản xuất đã đáp ứng nhu cầu cơ bản Bộ mặt KT – XH các nước có sự biến
tựu của nhân dân trong nước đổi to lớn
Hạn chế - Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và Phụ thuộc vào vốn, thị trường nước
công nghệ. ngoài, trình độ quản lí không theo kịp
- Chi phí cao làm ăn thua lỗ, tệ tham sự phát triển của nền kinh tế, và sự yếu
nhũng, quan liêu kém của hệ thống tài chính, ngân hàng,
- Chưa giải quyết được quan hệ giữa tình trạng tham nhũng….
tăng trưởng với công bằng xã hội…

3. Biến đổi 2: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN)
* Sự thành lập
- Do nhu cầu hợp tác phát triển về kinh tế của các nước sau khi giành độc lập
- Để hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn
- Được cổ vũ bởi những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới (EEC)
→Ngày 8 - 8 - 1967, 5 nước (Indonexia, Malayxia, Thái Lan, Philippin, Singapo)
chính thức tuyên bố thành lập ASEAN.
* Mục tiêu:
- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước
thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
* Thành viên: Từ ASEAN 5 đến ASEAN 10:
- Năm 1967 có 5 nước, năm 1984 kết nạp thêm Brunây, năm 1995 kết nạp Việt
Nam, năm 1997 kết nạp thêm Lào, Mianma, năm 1999 kết nạp thêm Campuchia.
* Quá trình hoạt động:
- Giai đoạn 1967 - 1975: là tổ chức non trẻ.
- 2 - 1976: Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở ĐNA (Hiệp ước Bali) được kí kết, xác
định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên→ đánh dấu
sự khởi sắc của ASEAN. Nội dung Hiệp ước:
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
- Từ đầu những năm 90, chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề Campuchia được giải
quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện, ASEAN có điều kiện mở rộng kết
nạp thành viên mới. ASEAN chuyển trọng tâm sang hoạt động hợp tác kinh tế
(song song với hợp tác an ninh chính trị). Một chương mới mở ra trong lịch sử khu
vực Đông Nam Á.
II. ẤN ĐỘ
1. Cuộc đấu tranh giành độc lập
- Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng
Quốc Đại diễn ra mạnh mẽ từ 1945 – 1947.
- Kết quả: Anh phải nhượng bộ thực hiện “Phương án Maobattơn”: Ấn Độ bị
chia thành hai nước tự trị trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của những người theo Ấn Độ
giáo và Pakixtan của những người theo Hồi giáo.
- Không thỏa mãn với qui chế tự trị, Đảng Quốc Đại đã lãnh đạo nhân dân đấu
tranh giành độc lập hoàn toàn. Ngày 26 - 1 - 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành
lập nước Cộng hòa.
2. Công cuộc xây dựng đất nước
- Thành tựu trong nông nghiệp: Nhờ thành tựu của cuộc “cách mạng xanh”
trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 (thế kỉ XX), Ấn Độ đã tự túc được lương
thực và bắt đầu xuất khẩu (thứ 3 thế giới).
- Sản xuất công nghiệp tăng: Vào những năm 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ đứng
hàng thứ 10 trong những nước sx công nghiệp lớn nhất thế giới.
- Trong KHKT và công nghệ: thực hiện cuộc "CM chất xám" đã đưa Ấn Độ
trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
* Chính sách đối ngoại:
- Chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập, tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh
giành độc lập của các dân tộc.
- Là một trong những nước sáng lập phong trào Không liên kết.

You might also like