You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ

Nội dung 1: Quá trình phát triển phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á-Phi-Mĩ la tinh
1. Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
TL: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đầu tiên ở Đông Năm Á với thắng lợi của
cách mạng Inđônêsia (17-8-1945), Việt Nam (2-9-1945), Lào (12-10-1945).
- Sau đó phong trào giải phóng dân tộc lan sang Nam Á, Bắc Phi, Mỹ La tinh. Nhiều quốc gia
giành được độc lập:
+ Ấn Độ (1946-1950).
+ Ai Cập (1953).
+ An-giê-ri (1954-1962).
+ Năm 1960, có 17 nước châu Phi giành độc lập được gọi là “Năm châu Phi”.
+ Cu Ba (1959).
-> Đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc căn bản
bị sụp đổ.
2. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
TL: Tiêu biểu là cuộc đấu tranh chống ách thống trị của Bồ Đào Nha và giành độc lập của
nhân dân 3 nước:
+ Ghi-nê-bít-xao (9/1974).
+ Mô-dăm-bich (6/1975).
+ Ăng-gô-la (11/1975).
3. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
TL: - Tiêu biểu là cuộc đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc ở miền nam châu phi.
->Kết quả: Chế độ Apacthai bị xoá bỏ ở: Rôđêđia (1980), Tây Nam Phi (1990), Cộng hòa
Nam Phi (1993) và Nen-xơn Ma-đe-la được bầu làm tổng thống Nam Phi năm 1994.
Nội dung 2: Các nước châu Á :
1. Tình hình chung:
TL: Từ nửa cuối thế kỉ XX tình hình một số khu vực không ổn định: Đông Nam Á và Trung
Đông.
- Sau chiến tranh lạnh: Nhiều vụ tranh chấp biên giới và ly khai xảy ra: Ấn Độ và Paskixtan
hoặc ở Xrilanca, Philíppin, Inđônêxia…..
- Cũng từ nhiều thập kỉ qua một số nước đạt thành tựu to lớn về kinh tế như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Xingapo…
* Ấn Độ: Sau khi giành được độc lập (1950), Ấn Độ bắt tay vào xây dựng đất nước và đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn: “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, công nghệp phần mềm,
công nghiệp thép, xe hơi…
2. Trung Quốc:
TL: a) Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
- Ngày 1/10/1949, nước Cộng Hoa nhân dân trung Hoa ra đời.
=> Ý nghĩa: Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân Trung Quốc và thế giới.
b) Công cuộc cải cách mở cửa (từ 1978 đến nay):
- Tháng 12/1978, Đảng đề ra đường lối đổi mới.
* Nội dung:
+ Xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc.
+ Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
+ Thực hiện cải cách mở cửa nhằm đưa TQ trở thành quốc gia giàu mạnh văn minh.
* Thành tựu:
+ Kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới: 9,6%/năm.
+ Đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt.
+ Địa vị trên trường quốc tế nâng cao.
* Đối ngoại:
+ Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Việt Nam…
+ Mở rộng quan hệ quốc tế.
+ Thu hồi Hồng Kông (7/1997), Ma-Cao (12/1999).
+ Địa vị Trung Quốc ngày càng cao trên trường Quốc tế.

Nội dung 3: Các nước Đông Nam Á


1. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945
TL: - Trước 1945: Hầu hết là thuộc địa của thực dân phương tây (trừ Thái Lan).
- Sau năm 1945:
+ Sau khi Nhật đầu hàng, một số nước nổi dậy giành chính quyền: In-đô-nê-xi-a và Việt Nam
(8/1945), Lào (10/1945).
- Đến Giữa những năm 50, các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập
- Từ giữa những năm 50, tình hình Đông Nam Á căng thẳng: Mỹ thành lập khối SEATO
(1954) và tiến hành chiến tranh xâm lược VN. Các nước trong khu vực có sự phân hóa trong
đường lối đối ngoại.
2. Sự ra đời của tổ chức ASEAN:
TL: Hoàn cảnh thành lập:
+ Do nhu cầu hợp tác giữa các nước ĐNÁ.
+ Hạn chế ảnh hưởng của đế quốc bên ngoài.
- Thành lập: 8-8-1967 ASEAN được thành lập tại Băng-côc với 5 thành viên: Inđônêxia,
Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan.
- Mục tiêu hoạt động: Hợp tác về kinh tế văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy
trì hòa bình và ổn định khu vực.
* Nguyên tắc:
+ Tôn trọng, không can thiệp nội bộ nhau.
+ Giải quyết tranh chấp bằng hòa bình.
+ Hợp tác và phát triển.
-Từ cuối những năm 1970 đến nay, các nước ASEAN đạt được nhiều thành tựu trong xây
dựng đất nước, phát triển kinh tế tiêu biểu: Xingapo, Thái Lan, Malaixia.
3. Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”:
TL: - Sau chiến tranh lạnh và nhất là sau khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, xu hướng
chung của ASEAN là mở rộng thành viên mới:
+ Hiện nay, ASEAN có 11 nước thành viên. Nhiều nước ngoài khu vực tham gia 2 tổ chức
trên.
Thời gian Sự kiện
8/8/1967 ASEAN thành lập tại Băng Cốc gồm 5 nước: Thái Lan, Indo,
Mã Lai, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.
1/1984 Kết nạp Bru-nây.
1992 Việt Nam ký hiệp ước Bali, trở thành quán sát viên.

7/1995 Kết nạp Việt Nam.


1997 Kết nạp Lào và Mi-an-ma.
1999 Kết nạp Cam-pu-chia.
1992 Thành lập khu mậu dịch tự do (AFTA).
1994 Thành lập diễn đàn khu vực ARP.

Nội dung 4: Các nước châu Phi


1. Tình hình chung:
TL: -> Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đòi độc lập ở châu Phi diễn ra sôi nổi, nổ
ra sớm nhất ở Bắc Phi. Nhiều nước giành được độc lập.
+ Ai Cập (1953).
+ An-giê-ri (1954 -1962).
+ Năm 1960, 17 nước châu Phi giành độc lập -> “Năm châu Phi”.
- Sau khi giành độc lập các nước Châu Phi bắt tay vào xây dựng đất nước và đạt nhiều thành
tựu. Tuy nhiên nhiều nước vẫn còn ở trong tình trạng đói
nghèo, lạc hậu, thậm chí xung đột, nội chiến.
- Hiện nay, Châu Phi đã thành lập nhiều tổ chức khu vực để giúp đỡ, hợp tác cùng nhau phát
triển lớn nhất là Liên minh châu Phi (AU).
2. Cộng hòa Nam Phi:
TL: - Cộng hòa Nam Phi nằm ở cực Nam châu Phi (diện tích 1,2 triệu km2, dân số 43,6 triệu
người). Trong đó, 75,2% là người da đen, 11,2% da màu, 13,6% da trắng.
- Năm 1961, Cộng hòa Nam Phi tuyên bố độc lập:
+ Hơn 3 thế kỉ, chính quyền thực dân da trắng ở Nam Phi thi hành chính sách phân biệt
chủng tộc (Apácthai) tàn bạo.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da đen kiên trì đấu tranh
chống chủ nghĩa A-pác- thai.
- Kết quả:
+ Năm 1993, chế độ Apácthai bị xóa bỏ ở Nam Phi.
+ Năm 1994, Nen-xơn Man-đê -la trở thành Tổng thống da đen đầu tiên.
- Hiện nay Nam Phi bắt tay vào xây dựng đất nước và đạt nhiều thành tựu đáng kể.

Nội dung 5: Các nước Mĩ la tinh


1. Những nét chung:
TL: + Trước chiến tranh các nước Mĩ La Tinh là những quốc gia độc lập nhưng trở thành
“sân sau” và là thuộc địa kiểu mới của Mĩ
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai nhất là từ những năm 1960 một cao trào đấu tranh đã diễn
ra ở các nước Mĩ la tinh nhằm thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ và cải cách tiến bộ,
nâng cao đời sống nhân dân.
+ Từ đầu những năm 1990, các nước đã thu được nhiều thành tựu trong củng cố độc lập dân
tộc, cải cách dân chủ. Tuy nhiên ở một số nước cũng gặp một số khó khăn: kinh tế tăng
trưởng chậm, tranh giành quyền lực giữa các phe phái.
2. Cu Ba – Hòn đảo anh hùng:
TL: * 26/7/1953, 135 thanh niên yêu nước do Phi-đen Cat-tơ-rô chỉ huy tấn công pháo đài
Môn-ca-đa. Cuộc tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa đã mở đầu thời kỳ đấu tranh vũ trang.
+ Cuộc đấu tranh của nhân dân Cu-ba diễn ra kiên cường, vượt qua muôn vàn khó khăn.
Ngày 1-1-1959 chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, cách mạng Cu-Ba thành công.
+ Sau khi thắng lợi, chính phủ Cu-ba đã tiến hành các cải cách dân chủ: Cải cách ruộng đất,
quốc hữu hóa các xí nghiệp xây dựng chính quyền cách mạng, phát triển kinh tế, văn hoá,
giáo dục… bộ mặt đất nước đã có nhiều thay đổi sâu sắc.
+ Trong nửa thế kỉ qua, vượt qua sự bao vây cấm vận của Mĩ và sự sụp đổ của Liên Xô, Cu-
ba vẫn đứng vững và tiếp tục đạt những thành tích mới.
ĐỀ CƯƠNG SỬ
1. Phong trào khởi nghĩa độc lập diễn ra ở đâu đầu tiên sau chiến tranh thế giới thứ 2?
Châu Á
2. Tháng 8 – 1945, khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, nước nào đã giành được
chính quyền? Indonesia, Việt Nam, Lào
3. Năm 1960 được gọi là gì ở các nước Châu Phi? “Năm châu Phi”
4. Cuối những năm 70 của TK XX đến những năm 90 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực
dân chỉ tồn tại dưới hình thức nào? Chế độ/Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
5. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân căn bản sụp đổ vào khoảng thời
gian nào? Giữa những năm 60 của thế kỷ XX
6. Những năm 74, 75 thuộc địa của Bồ Đào Nha bị tan rã bởi quốc gia nào? Đông
Timor/Indonesia
7. Năm 1997 diễn ra sự kiện gì ở Trung Quốc? Sự kiện “Chuyển giao Hồng Kông”
8. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, biến đổi lớn nhất của Châu Á là gì? Phong trào giải
phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước: Indonesia, Việt Nam, Lào

LỊCH SỬ
Câu 1: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “Một chương mới mở ra trong lịch sử khu
vực Đông Nam Á” vì:
*Trước những năm 90 của thế kỉ XX: tình hình các nước Đông Nam Á không ổn định. Đặc
biệt về chính trị, có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại giữa các nước.
* Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX (Chiến tranh lạnh kết thúc)
- Tình hình chính trị khu vực cải thiện rõ rệt bằng vấn đề Campuchia được giải quyết bằng
việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991).
- Sự phát triển của tổ chức ASEAN thông qua việc mở rộng thành viên: 01/1984 Brunây,
07/1995 Việt Nam, 09/1997 Lào và Myanma, 04/1999 Campuchia.

+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu
vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.

+ Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây
dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.

- Sự phát triển của khu vực Đông Nam Á:

+ Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
+ Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.

Câu 2: Những thay đổi của tình hình châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai:

Về chính trị - xã hội:

 Cuối những năm 1950, phần lớn các nước Châu Á đã dành được độc lập, trong đó có
nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a....
 Sau đó, châu Á không ổn định bởi cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc
nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á.
 Một số nước châu Á diễn ra xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc phong trào li
khai.
Về kinh tế:

 Nhiều nước đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Xin-ga-po…
 Ấn Độ diễn ra cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp và phát triển công nghiệp
phần mềm, thép, xe hơi.
(Theo em, sự thay đổi có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các nước châu Á từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai đến nay chính là sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi sau chiến tranh, hầu hết
các nước đều chịu hậu quả nghiêm trọng , nền kinh tế hầu như đều khủng hoảng và bắt đầu
lại từ đầu. Vì vậy, sau khi dành được độc lập, một số nước châu Á đã gây dựng và phát triển
kinh tế là điều quan trọng và cần thiết. Là động lực để các nước khác tiếp thu và học hỏi để
phát triển kinh tế, đẩy lùi chiến tranh và nạn đói nghèo... )

Câu 3:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai nhất là từ những năm 1960 một cao trào đấu tranh đã diễn
ra ở các nước Mĩ la tinh nhằm thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ và cải cách tiến bộ,
nâng cao đời sống nhân dân.
+ Từ đầu những năm 1990, các nước đã thu được nhiều thành tựu trong củng cố độc lập dân
tộc, cải cách dân chủ. Tuy nhiên ở một số nước cũng gặp một số khó khăn: kinh tế tăng
trưởng chậm, tranh giành quyền lực giữa các phe phái.

Câu 4: Vai trò của Phi-đen Caxtoro


- Tháng 3/1952, Mỹ giúp Ba-ti-xta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940, cấm
các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước…
- Nhân dân Cu Ba đấu tranh chống chế độ độc tài Ba-ti-xta dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-
xtơ-rô.
- Ngày1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cu Ba thành lập.
- Sau khi cách mạng thành công, Cu ba tiến hành cải cách dân chủ, chống lại bao vây cấm
vận của Mĩ.
- Năm 1961, Cuba tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
-. Làm cầu nối ngoại giao với nhiều nước XHCN trong đó có VNam
=> Vai trò của Phiđen Cátxtơrô đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba là đưa nước này
trở thành một nước dân chủ tiến bộ.

Câu 5: Đặc điểm chính của ptrao chủ nghĩa dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau 1945.

1945 sự tăng cường nhân dân để đánh đổ chế độ thuộc địa, tìm kiếm độc lập chính trị và
kinh tế, xây dựng xã hội công bằng và công việc của lực lượng dân tộc đã thay đổi đáng
kể.
. Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Á-Phi-Mỹ La Tinh?
TL: Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Á-Phi-Mỹ La Tinh:
- Phong trào giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ ở các nước Á, Phi và Mỹ La-tinh. Hệ thống thuộc địa
và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài từ nhiều thế kỉ đã bị sụp đổ hoàn toàn.
- Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc dấy lên mạnh mẽ ở các nước
Á, Phi và Mỹ La-tinh và đạt thắng lợi đầu tiên ở Đông Nam Á với cuộc cách mạng tại Indonesia (17-
8-1945), Việt Nam (2-9-1945), và Lào (12-10-1945). Sau đó, phong trào này lan sang nhiều nơi khác
dẫn đến việc nhiều quốc gia giành độc lập, bao gồm Ấn Độ, Ai Cập, An-giê-ri, Cu-ba, và nhiều quốc
gia khác.
- Trong giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX, tiêu biểu là cuộc đấu
tranh chống ách thống trị của Bồ Đào Nha và giành độc lập của nhân dân 3 nước:
+ Ghi-nê-bít-xao (9/1974)
+ Mô-dăm-bich (6/1975)
+ Ăng-gô-la (11/1975)
- Trong giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh
chống phân biệt chủng tộc tại Nam Phi nổi lên. Kết quả của cuộc đấu tranh này là chế độ A-pác-thai
bị xoá bỏ ở nhiều nơi, Nen-xơn Man-đê-la được bầu làm tổng thống Nam Phi năm 1994.

You might also like