You are on page 1of 7

Lịch sử

1.Biết đc những thành tựu đạt đc của Liên Xô trong công cuộc xây dựng đất nc ?
*Thành tựu:
- Công nghiệp: chiếm sản lượng lớn trong sản lượng công nghiệp thế giới, đứng
thứ 2 sau Mĩ
- Nông nghiệp: tang 16% trung bình/ năm
-Khoa học – kĩ thuật: chiếm lĩnh không gian
-1957: phóng thành công vệ tinh nhân tạo
+1961: phóng tàu “Phương Đông” cùng nhà du hành Gagarin bay vòng quanh trái
đất
- Chính trị -xã hội : Đời sống nhân dân đc nâng cao, trình độ dân trí tang
- Đối ngoại :
+ Duy trì hòa bình thế giới
+ Ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc
+Ủng hộ các nước XHCN
2.Hiểu đc các nước Đông Âu thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà nước dân chủ
-Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân(1945-1949)
-Cải cách ruộng đất
-Quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn
-Thực hiện quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân3. Giải thích đc sự
không thành công của công cuộc cải cách Gooc-ba-chop
Tháng 3/1985,  M Gooc -ba – chop  tiến hành cải tổ đất nước theo đường lối “cải
cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
Sau 6 năm, do không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, lại thiếu một đường lối
chiến lược toàn diện, nhất quán nên đất nước Xô Viết khủng hoảng toàn diện:

  –    Kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường vội vã, thiếu sự điều tiết của nhà nước
nên gây ra hỗn loạn, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
  –   Chính trị và xã hội: mất ổn định (xung đột sắc tộc, ly khai liên bang..),thực
hiện đa nguyên chính trị làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

4.Xác định được nguyên nhân cơ bản làm sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu:

*Liên Xô

- Hoàn cảnh:
+ Năm 1973 tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng , yêu cầu các nước phải
thực hiện cải cách
+ Cuộc CMKH-KT công nghệ phát triển nhanh như vũ bảo
 Khiến cho nền kinh tế thì suy yếu ,KH-KT thì lạc hậu
 Liên Xô bị trì tuệ khủng hoảng (về KT,XH,KH-KT)
-Nội dung:
+ Bắt đầu cải tổ kinh tế nhưng không thành công
 Chuyển sang cải tổ chính trị thực hiện chế độ tổng thống đa đảng
- Mục đích: Khắc phục sai lầm trước đó . Xây dựng CNXH đúng với bản chất
nhân văn tốt đẹp của nước
-Hậu quả:
+ 19-8-1991: một cuộc đảo chính nhằm lật đổ Gooc-ba-chóp nhưng không thành
công, ĐCS bị đình chỉ hoạt động, chính quyền Liên Bang gần như bị tê liệt hoàn
toàn
+22-12-1991: các nước cộng hòa li thai, thành lập các quốc gia độc lập (SNG)
+23-12-1991:Gooc-ba- chop tuyên bố từ chức tổng thống lá cờ Liên Bang Xô Viết
bị hạ trên điện Crem-li, đánh dấu sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô sau 14 năm tồn
tại
*ĐÔNG ÂU:
-Hậu quả:
+ Qua các cuộc tổng tuyển cử,các phe đối lập thắng thế, dành được chính quyền,
các đảng cộng sản đều bị thất bại không còn nắm quyền
+Tên nước thay đổi theo hướng chung , chỉ gọi là nước cộng hòa
+Sự sụp đổ chế độ chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô chấm dứt sự tồn tại của hệ
thống CNXH. Ngày 28-6-1991 SEV ngừng hoạt động . Ngày 1-7-1991 Vac-sa-va
giải thể
 Là những tổn thất hết sức nặng nề đối với cách mạng ,thế giới và các lực
lượng dân chủ, trên ở cả nước
5.Biết được nét nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi
-Miền Nam Châu Phi:
+ Dim-ba-bu-ê:1980
+Na-mi-bi-a:1990
+Cộng hòa Nam Phi: 1993
-Năm 1993,chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai đã bị xóa bỏ hơn 3 thế kỉ tồn tại
*Ý nghĩa: Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn
6.Biết được phong trào đấu tranh giành độc lập của 3 nhân dân nước Ăng- gô la,
Mô -dăm bích, Ghi-nê Bít-xao
- Miền Nam Châu Phi :
+ Ăng -gô-la: 9/1974
+Mô-dăm-bích: 6/1975
+Ghi-nê Bít-xao: 11/1975
*Ý nghĩa: Thể hiện thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu
Phi
7.Thời cơ thuận lợi để các nước Đông Nam Á tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền trong cuối năm 1945
-Ngay khi được tin Phát xít Nhật đầu hàng , nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã
nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa vũ trang, lật đổ ách thống trị phát xít, thành lập chính
quyền cách mạng, tiêu biểu là các nước indonexia,Việt Nam và Lào
+ Indonexia: 17/8/1945
+Việt Nam: 2/9/1945
+Lào:12/10/1945
8.Cuối những năm 70 của thế kỉ xx, hình thức tồn tại của chủ nghĩa thực dân :
- Từ cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối
cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc ( A-pác -thai ) , tập trung ở ba nước
miền nam châu phi là Rô- đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi
9.Biết được nét nổi bật về tình hình chính và kinh tế sau CTTG II:
*Châu Á:
1. Chính trị:
-Sau 1945,cao trào giải phóng dân tộc lan rộng khắp châu á
-Cuối những năm 50, phần lớn các nước giành được độc lập: Trung Quốc , Ấn Độ,
Indonexia
-Nửa sau Thế kỉ xx, tình hình Châu Á không ổn định
+Các nước đế quốc tiến hành chiến tranh xâm lược, nhất là khu vực Đông Nam Á
+Xung đột, li khai , khủng bố ở một số nước Thái Lan , Ấn Độ, Pa-ki-xtan
2.Kinh tế
-Phát triển nhanh, tiêu biểu : Nhật, Singapo, Trung Quốc, Hàn Quốc,..
-Kinh tế Ấn Độ phát triển nhanh chóng: cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp,
công nghệ phần mềm, thép , xe hơi,..
*Đông Nam Á:
-Trước năm 1945 hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của thực dân phương
Tây ( trừ Thái Lan)
-Sau năm 1945: các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập
-Ba nước giành độc lập sớm nhất : Indonexia ,Việt Nam , Lào
-Mĩ thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO)
10. Biết được thành tựu nổi bật trong công cuộc cải cách của Trung Quốc:
- Kinh tế phát triển nhanh chong, xếp thứ 7 thế giới
-Đời sống nhân dân được nâng cao
11.Nêu được sự ra đời và phát triển của Asean:
* Sự ra đời của Asean
a) Mục tiêu:
Hợp tác kinh tế , văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa
bình ổn định khu vực
b)Sự thành lập
- 8/8/1967:tại Băng Cốc ( Thái Lan ).Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời
(ASEAN)
-Với 5 nước thành viên : Thái Lan ,Malaysia, Indonexia, Singapo, Philippin
-2/1976: Hiệp ước bali xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước
thành viên ->Đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN
-Hiệp ước bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước
thành viên như: cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau , giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình,
hợp tác phát triển có kết quả,…
*Sự phát triển của Asean:
-1984: Brunây (thành viên 6)
-1995: Việt Nam ( thành viên 7)
-1997: Mianma+ Lào (thành viên 8,9)
-1999:Campuchia (thành viên 10)
-Năm 1992, Asean quyết định biển Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tự do
-Năm 1994, Asean lập diễn đàn khu vực ( ARF)
12. Giải thích nhận định về sự phát triển kinh tế Châu Á
– Các nước châu Á đã trở thành những nước xuất khẩu vốn ròng nhưng vẫn là
những nước nhận đầu tư nước ngoài lớn nhất. Sức mạnh kinh tế đã cho phép các
nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ mở rộng hoạt động và tầm ảnh
hưởng trong các vấn đề thế giới, dẫn đến sự chuyển đổi dần quyền lực từ phương
Tây sang phương Đông.  Ngoài ra, cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm gần
đây cũng đã góp phần thúc đẩy quá trình này.
– Sự đa dạng về văn hóa, kinh tế và chính trị rất lớn đã không làm dừng lại tiến
trình hội nhập kinh tế. Và các vấn đề về đói nghèo, sự chênh lệch, vấn đề năng
lượng, và hệ sinh thái đang xấu đi bị phơi bày. Những vấn đề gây ra lạm phát và
tham nhũng cũng tồn tại ở các nước đang phát triển ở châu Á
13.Hiểu đc mục tiêu,nguyên tắc hoạt động của Asean
* Mục tiêu:
Hợp tác kinh tế , văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa
bình ổn định khu vực
*Nguyên tắc hoạt động:
-Hiệp ước bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước
thành viên như: cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau , giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình,
hợp tác phát triển có kết quả,…
14.Điểm khác nhau công cuộc cải cách giữa Liên Xô và Trung Quốc:
15.Phân tích được sự không ổn định của Châu Á nửa sau TKXX
-Nửa sau Thế kỉ xx, tình hình Châu Á không ổn định
+Các nước đế quốc tiến hành chiến tranh xâm lược, nhất là khu vực Đông Nam Á
+Xung đột, li khai , khủng bố ở một số nước Thái Lan , Ấn Độ, Pa-ki-xtan
16.Suy luận sự can thiệp của mĩ vào khu vực ĐNÁ
 Là quá trình diễn biến của hàng loạt các chính sách, biện pháp chính trị, ngoại giao
và quân sự của Mỹ nhằm thực hiện những mục tiêu của họ tại khu vực Đông
Dương (trong đó Việt Nam là trọng tâm). Quá trình này được coi là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến sự kéo dài của Chiến tranh Đông Dương và cũng là sự châm ngòi
cho Chiến tranh Việt Nam diễn ra sau đó. Vai trò của Mỹ đã dần dần đi từ viện trợ,
cố vấn cho tới việc trực tiếp tham chiến.

Theo các sự kiện chính thức, sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam được coi là bắt
đầu vào năm 1964, khi các nhóm quân viễn chinh Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng.
Tuy nhiên thực tế những hạt mầm của sự can thiệp này đã được gieo từ rất lâu
trước đó, ngay từ năm 1948 khi Chiến tranh Đông Dương đang diễn ra, và kéo dài
tới tận năm 1975, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc với sự thất bại của Hoa Kỳ và
sự sụp đổ của chính phủ bản xứ thân Mỹ là Việt Nam Cộng hòa.
17. Đánh giá cơ hội VN tham gia tổ chức Asean

 Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là
cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.

  + Tạo điều kiện để nền kinh tế có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta
với các nước trong khu vực.

  +  Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tiến trên thế
giới để phát triển kinh tế.

  +  Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.

  +  Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật, quân sự,… với
các nước trong khu vực.

You might also like