You are on page 1of 4

Câu 1. Ý nghĩa sự ra đời Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết ?

-Đối với Liên Xô

+Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Nga và Chính phủ tư sản lâm thời

+ Xác lập chế độ XHCN trên toàn lãnh thổ Liên Xô

+Thể hiện quyền dân tộc tự quyết, sự liên minh đoàn kết của các nước Cộng hòa Xô Viết đồng minh

+Tạo sức mạnh tổng hợp để Liên Xô tập trung vào xây dựng CNXH và bảo vệ đất nước, chiến thắng ngoại
xâm

-Đối với thế giới:

+Chứng minh học thuyết mác lê nin là đúng

+Xác lập mô hình nhà nước mới đối lập với mô hình nhà nước TBCN, tác động lớn đến quan hệ quốc tế

+Cổ vũ đấu tranh của các dân tộc bị áp bức

+Để lại bài học về con đường cứu nước và giải phóng dân tộc, về mô hình nhà nước sau khi giành chính
quyền

Câu 2. Nguyên nhân sụp đổ của mô hình Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông âu ?

-Chủ quan:

+Các nhà lãnh đạo của Đảng, nhà nước đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc đề ra và thực hiện
các đường lối, chính sách cải tổ

+Những hạn chế của mô hình KT-XH không được nhận thức đầy đủ và sửa chữa tích cực

+Chưa khai thác tốt thành tích của KH-KT. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng hụt sâu
so với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

+Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ và dân chủ hình thức đã làm suy giảm sự nhiệt tình của quần
chúng và động lực phát triển của xã hội. Xu hướng dân tộc chủ nghĩa và li khai xuất hiện. Niềm tin vào
đảng, nhà nước của các tầng lớp nhân dân suy giảm

-Khách quan:

+Sự chống phá các thế lực thù địch nhằm thay đổi chế độ chính trị - xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

So sánh cuộc cải tổ của Liên Xô năm 1985 và mở cửa của Trung Quốc 1978

-Khi Liên Xô và Trung Quốc bị khủng hoảng về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: Để sửa chữa những
thiếu sót, sai lầm đưa đất nước thoát khỏi suy thoái, khủng hoảng, tiến kịp với xu thế thời đại, Liên Xô
tiến hành cải tổ (3 – 1985); còn Trung Quốc tiến hành cải cách – mở cửa (12-1978), đặc biệt là thông qua
Đại hội lần thứ XII (9 – 1982) và Đại hội lần thứ XIII (10 – 1987).

• Những điểm giống nhau:

+ Thực hiện đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm.
+ Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết
của nhà nước

+ Mở rộng quyền tự do dân chủ, đổi mới mọi mặt đời sống xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân.

• Những điểm khác nhau

+ Liên Xô chủ trương chuyển nền kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường nhưng chưa làm được. Trung
Quốc cải cách – mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt nhằm hiện đại hóa và
xây dựng chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ văn minh
(phù hợp với hoang cảnh, đặc điểm, bản sắc Trung Quốc, ...)

+ Liên Xô thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên chính trị, dân chủ công khai. Trung Quốc kiên trì 4
nguyên tắc: chủ nghĩa xã hội; chuyên chính dân chủ nhân dân; Đảng Cộng sản lãnh đạo; Chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông

Câu 3 . Nét chính về Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay?

- Từ năm 1991, sau sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, CNXH không còn là hệ thống thế
giới. Tuy vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước vẫn tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh
như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba

- Nét nổi bật từ năm 1991 đến nay:

+Trung Quốc: Tiếp tục triển khai đường lối cải cách – mở cửa, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, với
mục tiêu hiện đại hóa và xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc

+Việt Nam:

* Qua hơn 3 thập kỉ tiến hành đổi mới (1986 đến nay), đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập
trung bình

* Công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh

* Uy tín, vị thế trên trường quốc tế được nâng cao

+Lào:

* Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước vượt qua nhiều khó khăn

* Kinh tế tăng trưởng cao trong nhiều năm

* Đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện

+Cu-Ba:

* Không có nhiều thành tựu đột phá, mặc dù có những dấu hiệu cải cách nhất định về kinh tế - xã hội

* Đang trong tình trạng bị cấm vận từ bên ngoài

Câu 4. Nguyên nhân khiến thực dân Phương Tây xâm lược Đông Nam Á . Quá trình xâm lược Đông
Nam Á của thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX diễn ra như thế nào ?
- Nguyên nhân khiến thực dân phương Tây xâm lược Đông Nam Á:

Nguyên nhân khách quan

+ Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển chủ nghĩa đế quốc mạnh
mẽ, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,... nên đang tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

Nguyên nhân chủ quan

+ Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.Nằm trên đường hàng hải từ Tây
sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.

+ Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.

+ Tài nguyên, thiên nhiên: Là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây

hương liệu, động vật, khoáng sản,...

+ Dân cư: Có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.

- Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây

* Đối với Đông Nam Á hải đảo

+ Năm 1511, thực dân Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma -lắc – ca nay thuộc Ma –lai – xi – a

+ Giữa thế kỉ XVI, Phi – líp – pin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược. Năm 1898, Phi – líp – pin
trở thành thuộc địa của Mỹ

+ Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu xâm lược In – đô – nê – xi -a,Xin – ga – po, Bru – nây rơi vào
tay thực dân Anh.

+ Từ thế kỉ XVI đến đầu TK XX, thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á hải
đảo.

* Đối với Đông Nam Á lục địa

+ Sau hơn 60 năm (1826 – 1885), thực dân Anh mới chiếm được Miến Điện (Mi -an – ma).

+ Thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh gần nửa thế kỉ (1858 – 1893) mới hoàn thành quá trình xâm
chiếm ba nước Đông Dương.

=> Đến đầu TK XX các nước phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á. Vương quốc
Xiêm (Thái Lan) tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở
thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

Câu 5 Nguyên nhân Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc

địa của các nước phương Tây.


- Năm 1892, Ra -ma V đã tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu của nước phương Tây như cải
cách kinh tế, cải cách hành chính, giáo dục, cải cách ngoại giao,... đã tạo cho nước Xiêm phát triển theo
hướng tư bản chủ nghĩa .

- Ra – ma V đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước
Xiêm vừa lợi dụng được vị trí nước “đệm” giữa hai đế quốc Anh và Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng
phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền của đất nước.

- Nhờ vậy, Xiêm không bị rơi vào tình trạng trở thành thuộc địa như các nước trong khu vực, vẫn giữ
được độc lập mặc dù chịu sự lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

You might also like