You are on page 1of 3

TỰ LUẬN SỬ

Câu 1: Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành
thuộc địa của các nước tư bản phương Tây?
- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:
+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự,
giáo dục,…
+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm
hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.
- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":
+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.
+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.
+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ
gìn chủ quyền của đất nước.
Câu 2: Nêu tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại
- CNTB hiện đại vẫn có tiềm năng phát triển vì dựa trên những nhân tố sau:
+ Tiềm năng của CNTB được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt có tiềm lực kinh tế hùng
hậu.
+ CNTB đã có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ và cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế, xã hội. Các nước tư bản phát triển trở
thành các trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh
tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.
+ Khả năng quản lí và thích ứng cao.
- CNTB hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức:
+ CNTB thường đối mặt với những nguy cơ khủng hoảng. Họ là tác nhân gây nên nhiều cuộc
khủng hoảng trên thế giới như: khủng hoảng kinh tế (1929-1933), khủng hoảng năng lượng
(1973),…
+ Tồn tại nhiều hạn chế không thể khắc phục như tình trạng bạo lực, phân biệt chủng tộc,…
+ Những khuyết điểm về mặt xã hội như: chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội,

Câu 3: Những thách thức và triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
THÁCH THỨC :
+ Sự chênh lệch về trình độ phát triển khu vực, tình trạng nghèo đói và thất nghiệp, cạnh tranh
kinh tế quốc tế, và sự phụ thuộc vào nguồn lực ngoại quốc.
+ Chính trị VN gặp nhiều hạn chế về tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và quyền công dân. Các
vấn đề như tham nhũng, thất thoát nguồn lực và bất công xã hội cũng đang gây áp lực lên
chính quyền.
+ Đối mặt với các vấn đề xã hội như bất bình đẳng thu nhập, chất lượng giáo giục y tế và vấn
đề môi trường.
+ Vấn đề xung đột tại biển Đông chưa được giải quyết. Thế lực thù địch trong và ngoài nước.
TRIỂN VỌNG :
+ Có tiềm năng phát triển KT lớn với vị trí địa lý thuận lợi, dân số trẻ và lao động giá rẻ.
+ Tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do và thu hút được nhiều vốn đầu tư nước
ngoài.
+ Việt Nam đang tiến hành các cải cách chính trị nhằm tăng cường sự minh bạch và trách
nhiệm của chính quyền.
+ Đạt được nhiều thành tựu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt
là trong lĩnh vực giáo dục và y tế.
+ Hội nhập quốc tế, vị thế của VN ngày càng được khẳng định trên thương trường quốc tế.
Câu 4: Quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á.
- Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông
Nam Á thông qua các hoạt động buôn bán, truyền giáo. Thông qua các thương điếm, các nước châu
Âu mở rộng giao thương và từng bước chuẩn bị cho quá trình xâm lược.
+ Thế kỉ XVI, Phillipin bị Tây Ban Nha xâm lược nhưng đến năm 1898 trở thành thuộc địa của Mĩ.
+ Thế kỉ XVI, Hà Lan xâm lược Indonesia, nhưng mãi đến giữa TK XIX mới hoàn thành.
+ Đầu TK XX, Anh hoàn thành xâm lược Malaysia, Singapo và Brunay.
+ Ở lục địa, Anh xâm lược Miến Điện; Pháp xâm lược 3 nước Đông Dương; Xiêm cải cách đất nước
thoát khỏi cảnh bị đô hộ nhưng bị phụ thuộc vào nước ngoài.
Câu 5: Học sinh cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay?

- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập và lao động sản xuất; có mục đích, động cơ học tập, làm
việc và lý tưởng sống đúng đắn.
- Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước.
- Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời
vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn
xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị
văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc.
- Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp
khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường; phòng chống tệ nạn xã hội; tham gia các hoạt
động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động thiện nguyện,…
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
Câu 6: Những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối vs các thuộc địa. Liên hệ thực tế ở
Việt Nam.
- Ảnh hưởng tích cực: Sau hơn bốn thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số
thay đổi ở khu vực Đông Nam Á như:
+ Gắn kết khu vực với thị trường thế giới;
+ Du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng,…
+ Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục....
- Ảnh hưởng tiêu cực: chế độ thực dân đã để lại hậu quả nặng nề đối với các quốc gia Đông
Nam Á.
+ Về chính trị - xã hội: chính sách “chia để trị" của thực dân phương Tây là một trong những
nguyên nhân dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt ở các quốc gia Đông Nam
Á, đồng thời gây ra nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.
+ Về kinh tế: chế độ thực dân để lại một hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu. Phần lớn
các nước trong khu vực bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng
hóa của phương Tây.
+ Về văn hóa: thực dân phương Tây áp đặt nền văn hóa nô dịch, thi hành chính sách ngu dân
và hạn chế hoạt động giáo dục đối với nhân dân các nước thuộc địa.
♦ Liên hệ Việt Nam: Ở Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp đã để lại những hậu
quả nặng nề trên mọi lĩnh vực. Ví dụ như:
- Về chính trị:
+ Từ một quốc gia thống nhất, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành 3
xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc Kì là xứ bảo hộ; Trung Kỳ là xứ nửa bảo hộ; Nam Kỳ là xứ
thuộc địa. Tên nước Việt Nam bị xóa trên bản đồ chính trị thế giới.
+ Thực dân Pháp cũng lập ra nhiều xứ tự trị, làm phức tạp các mối quan hệ vùng miền, tôn
giáo, tộc người.
- Về kinh tế:
+ Sự của du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy đem lại một số chuyển biến tích
cực, tuy nhiên, đó chỉ là sự chuyển biến mang tính cục bộ ở một số ngành nghề, một số địa
phương.
+ Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, lạc hậu, phát triển thiếu cân đối và lệ thuộc
nặng nề vào kinh tế Pháp;
- Về xã hội: hầu hết các giai cấp, tầng lớp nhân dân ở Việt Nam bị áp bức, bóc lột nặng nề,
lâm vào cảnh nghèo khổ, bần cùng. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân
Pháp xâm lược bao trùm xã hội, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh yêu nước.
- Về văn hóa: đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp
(hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ); nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam bị xói
mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội, như: cờ bạc, mại dâm, hút
thuốc phiện,…

You might also like