You are on page 1of 5

Câu 16.

Vì sao nói thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là thắng lợi có ý
nghĩa lịch sử và thời đại? Hãy làm rõ trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ thành
quả của cuộc cách mạng đó?
a. Ý nghĩa
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã bảo vệ và phát triển các
thành quả của Cách mạng tháng Tám, củng cố chế độ dân chủ nhân dân, đưa đến việc giải
phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề quan trọng để Đảng quyết định đưa miền Bắc quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng, bảo vệ vững chắc miền Bắc thành hậu phương lớn, chi viện
cho tiền tuyến lớn miền Nam.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi là một đòn giáng mạnh mẽ vào hệ thống
thực dân, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. Thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, góp phần thu hẹp trận địa của chủ nghĩa đế quốc.
b. Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ thành quả của cuộc Cách mạng
- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường cảnh giác, nâng cao nhận
thức, chủ động nhận diện, cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch;
phòng tránh lên án, tố giác những âm mưu, hành động của thế lực thù địch, phản động trong
và ngoài nước; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc
gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong
công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn

hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn
hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.
- Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời thực hiện tốt
mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; gương mẫu chấp hành chính
sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân.
- Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham
gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
- Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các
hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
- Bản thân mỗi người luôn có lòng tự hào về con người, quê hương, đất nước, anh hùng hào
kiệt, danh nhân văn hoá, về non sông gấm vóc, những sản vật phong phú
Câu 17. Vì sao nói thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược là thắng
lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại? Hãy làm rõ trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo
vệ thành quả của cuộc cách mạng đó?
a.. Ý nghĩa
- Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, gỉải phóng miền Nam đã kết thúc 21 năm
chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, giành lại nền độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
cho đất nước.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân trên phạm vi cả nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên cả nước hòa bình,
thống nhất, cùng chung một nhiệm vụ chiến lược đi lên chủ nghĩa xã hội; làm tăng thêm sức
mạnh vật chất tinh thần, thể và lực cho cách mạng và dân tộc Việt Nam, nâng cao uy tín của
Đảng và dân tộc trên trường quốc tế; nâng cao khí phách, niềm tự hào và để những kinh
nghiệm quý báu cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

- Làm thất bại âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa để quốc tiến công vào chủ nghĩa xã hội và
cách mạng thế giới; đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất, dài ngày nhất của
chủ nghĩa đế quốc kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
b. Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ thành quả của kháng chiến chống Mỹ
- Như phần liên hệ câu 16

Câu 18. Thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa? Bản thân bạn nên làm gì để
góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Nhà nước pháp quyền XHCN là Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,
pháp
luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, người dân được hưởng mọi
quyền dân chủ, có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng và sở thích của mình trong
phạm vi pháp luật cho phép.
Liên hệ:
- Là sinh viên, em nhận thấy vai trò quan trọng của bản thân trong việc góp phần xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Tìm hiểu mọi mặt về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Hiến pháp, pháp luật VN
+ Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
+ Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự.
Chủ
động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật nhằm phát
triển
đất nước.
+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
+ Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, đi đầu trong công
cuộc
đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
+ Giữ gìn và bảo tồn những nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc
+ Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc cần.
+ Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác đào tạo thế hệ trẻ trở thành lực lượng lao động chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu thời đại.
+ Nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch
Câu 19. Hiện nay, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
ở nước ta đang gặp những khó khăn gì?
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn quá độ lên CNXH ở
Việt Nam. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, cần phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông
thôn, chúng ta vẫn đang gặp nhiều khó khăn xuất phát từ nhiều phía như sau:
- Nguồn nhân lực:
+ Năng suất lao động ở mức độ thấp, chậm được cải thiện
+ Chất lượng lao động thấp, tỷ trọng lao động qua đào tạo không cao, có kỹ năng, tay
nghề còn yếu, gây khó khăn trong việc tiếp nhận và áp dụng KHCN, kĩ thuật vào sản xuất
+ Ở nông thôn, lao động có trình độ văn hóa và chuyên môn thấp
+ Lao động ở nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt. Do vậy, việc sủ dụng lao động ở
vùng
nông thôn là kém hiệu quả, hiện tượng thiếu việc làm ngày cảng phổ biến
+ Lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp ít có khả năng tiếp và tham gia thị
trường kém do đó khả năng giao lưu và phát triển sản xuất hàng hóa cũng còn nhiều chế
- Khoa học công nghệ:
+ Công nghệ trong nông nghiệp vừa thiếu lại vừa lạc hậu. Việc xây dựng nền nông
nghiệp công nghệ cao chậm chuyển biến, chưa tạo đột phá để nâng cao giá trị gia tăng, tạo cơ
sở vững chắc cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững, gắn
theo chuỗi giá trị. Thiết bị và công nghệ chế biến sau thu hoạch còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng
phục vụ bảo quản chế biến còn chưa phát triển, quy mô nhỏ, tỷ lệ hao hụt, thất thoát cao.
Đầu tư cho khoa học và công nghệ còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao: Đội ngũ
khoa học nông nghiệp trình độ chưa cao, điều kiện vật chất kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu,
đào tạo còn lạc hậu, không đồng bộ; thị trường khoa học và công nghệ chưa gắn kết chặt chẽ
kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo, với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật: Quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn chưa bảo đảm cho nhu
cầu
phát triển, cơ giới hóa, hiện đại hóa, nhất là cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ trực tiếp sản xuất
nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng nông thôn còn nhiều yếu kém, chưa tạo điều kiện ứng dụng máy
móc trong sản xuất. Hệ thống đường trục chính, đường vận tải còn thiếu
- Nguồn vốn: Mức đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế và dàn trải, chưa tương
xứng với tiềm năng và đóng góp của ngành đối với nền kinh tế quốc dân. Tuy gần đây, đã có
một số doanh nghiệp lớn bắt đầu chuyển sang đầu tư cho nông nghiệp nhưng nhìn chung vẫn
ít, chưa đáp ứng yêu cầu. Đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp không đáng kể. Cơ chế chính
sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp chưa hiệu quả. Nói chung đầu tư toàn xã hội cho nông
nghiệp là rất thấp so với công sức đóng góp của ngành này cho xã hội.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Diện tích đất ngày càng kém màu mỡ, bị thu hẹp dần do chuyển đổi thành đất sinh
hoạt và công nghiệp, chất lượng đất ngày một suy giảm do hoạt động khai thác trái phép
+ Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường: biến động
thời tiết ngày càng cực đoan, bất thường, khó kiểm soát, số đợt không khí lạnh, rét đạm, rét
hại xuất hiện ngày càng nhiều; nền nhiệt Việt Nam đã tăng lên, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập
mặn kéo dài và có chiều hướng gia tăng; các đợt bão, lũ lụt phá hoại mùa màng, gây thiệt hại
lớn; mực nước biển dâng cao dẫn đến thu hẹp diện tích sản xuất.
+ Nguồn tài nguyên, đất đai còn bị lãng phí, hiệu quả sử dụng chưa cao, thất thoát
nghiêm trọng. Nhiều nguồn lực tự nhiên còn chưa được phát huy.
- Cơ chế chính sách, thị trường:
+ Cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp chưa rõ ràng, thiếu tính đột phá, hạn chế
về các chính sách cho vay tín dụng, chính sách thuế ưu đãi . Nhiều chính sách và giải pháp hỗ
trợ nông nghiệp còn chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng tốt nhất các nguồn lực vào sự phát
triển
+ Hệ thống pháp luật trong nông nghiệp chưa được hoàn thiện, điều chỉnh cho phù
hợp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc
+ Thiếu tính liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà nông nên thị
trường tiêu thụ nông sản tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người nông dân. Đối với thị trường xuất
khẩu, hàng nông sản VN thường có giá trị thấp, khả năng cạnh tranh kém.
Câu 20. Thế nào là nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc? Bản thân
bạn cần làm gì để góp phần giữ gìn, phát huy nền văn hóa đó trong bối cảnh hiện nay?
Nền vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa kế thừa và phát huy những
giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đồng thời tiếp thu có
chọn
lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.
Để góp phần giữ gìn, phát huy nền văn hoá Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, mỗi sinh
viên phải:
- Không ngừng phấn đấu, học tập theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, tu dưỡng đạo đức, rèn
luyện sức khoẻ, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh.
- Triển khai các hoạt động thiết thực, tăng cường nguồn lực, để bảo lưu, tôn vinh và phát huy
những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
- Hội nhập với thế giới nhưng phải tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hoá
nhân
loại, hòa nhập nhưng không hòa tan, làm cho nền văn hoá dân tộc hiện đại hơn, giàu có hơn,
có sức sống mãnh liệt hơn, hoà nhập chứ không hoà tan.
- Trang bị cho mình tình yêu nước, tự hào dân tộc; có ý thức tìm tòi, học hỏi, tiếp thu những
bản sắc văn hoá vốn có của dân tộc. Từ đó, có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị đó
ngày
càng đẹp đẽ hơn, vương xa hơn, không ngừng quảng bá đến trường quốc tế.
- Xây dựng bản lĩnh văn hoá, tích cực đấu tranh bài trừ các sản phẩm văn hoá độc hại, phản
động, đồi truỵ, hủ tục lạc hậu. Thẳng thắn phê phán những hành vi làm suy đồi đạo đức, chạy
theo văn hoá phương Tây mà mai một truyền thống.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý thức tự giác của mỗi
người
trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

You might also like