You are on page 1of 5

II. Thời ký quá độ là gì?

Tại sao lên CNXH tất yếu phải trải qua


TKQĐ? Ở VN để rút ngắn TKQĐ lên CNXH cần làm gì?

1.Thời kì quá độ là gì?


“Là thời kì cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã hội
chủ nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền và kết
thúc khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội.”
Đây là thời kỳ đan xen, đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới. Cái cũ đã
bị lỗi thời, lạc hậu nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn,vẫn có điều kiện phục hồi
trở lại. Cái mới, cái tiến bộ thì mới ra đời chưa đủ thực lực chiến thắng hoàn
toàn cái cũ.
Bản chất nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tính
pha trộn giữa cái cũ và cái mới trên mọi các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tính chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phức tạp,
lâu dài, nhắc nhở chúng ta không được chủ quan, vội vàng, khăng khăng đi theo
con đường riêng của mình.
 Ví dụ về thời kỳ quá độ có thể bao gồm sự chuyển đổi từ chế độ chính trị
cũ sang một hình thức mới, sự chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang công
nghiệp, hoặc sự thay đổi lớn về giá trị văn hóa và xã hội trong một quốc
gia. Thời kỳ quá độ có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc thậm chí thập kỷ,
và thường là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử của một quốc gia.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
là một thời kỳ lịch sử mà: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây
dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,... tiến dần lên chủ
nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học
tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo
nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt
và lâu dài.” 1

2.Tại sao lên CNXH tất yếu phải trải qua TKQĐ?
Vì tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên thời kỳ quá độ
* Xét theo 4 khía cạnh:

 Thời kỳ quá độ và chủ nghĩa tư bản khác nhau về bản chất :

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr.13
1
Thời kỳ quá độ Chủ nghĩa tư bản

Chế độ chiếm hữu tư nhân, tư


Kinh tế Chế độ công hữu bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất

Nhà nước của nhân dân, do nhân Nhà nước của thiểu số trấn áp
Chính trị dân,vì nhân dân mang bản chất đối với đại đa số
giai cấp công nhân

Duy trì chế độ người áp bức,


Xóa bỏ áp bức bóc lột bóc lột người. Duy trì sự bất
Xã hội
bình đẳng trong xã hội

 Chủ nghĩa tư bản tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định cho thời kỳ
quá độ nhưng để cơ sở vật chất phục vụ thời kỳ quá độ cần có thời gian tổ
chức sắp xếp lại cơ sở vật chất phục vụ cho giai cấp công nhân và quần
chúng công nhân lao động. Trước đây phục vụ chủ yếu cho giai cấp thống
trị. Sức lao động người công nhân chuyển thành giá trị thặng dư và bị nhà
tư bản bóc lột. Vậy muốn cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ cho chủ nghĩa
xã hội phải có thời gian sắp xếp lại. Đối với những nước chưa qua chủ
nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội cần một thời gian dài hơn để tiến
hành đi lên chủ nghĩa xã hội. Điển hình là Cuộc cách mạng Công nghiệp
hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Đây là cuộc cách
mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế,
xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn
thế giới.[2]
 Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội: quan hệ sản xuất dựa trên sở
hữu tư liệu sản xuất. Nó không thể tự phát ra đời trong lòng chủ nghĩa tư
bản mà là kết quả của quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cải
tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới
 Xây dựng thời kỳ quá độ là một công cuộc mới và khó khăn, phức tạp
cần có thời gian để giai cấp công nhân và nhân dân lao động từng bước
làm quen với các công việc. Công nhân trước đây chưa có chính quyền.
Bây có rồi cần sử dụng chính quyền tổ chức quản lý trên tất cả các mặt.

2
3.Ở VN để rút ngắn TKQĐ lên CNXH cần làm gì?
Ở Việt Nam, để rút ngắn thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần phải thực
hiện đồng bộ nhiều giải pháp trên mọi lĩnh vực

* Về kinh tế:
 Tăng cường công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Đây là nhiệm vụ trung tâm,
hàng đầu, nhằm phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao
động và trình độ khoa học kỹ thuật.
 Phát triển kinh tế tập thể: Kinh tế tập thể đóng vai trò quan trọng trong
việc củng cố nền tảng kinh tế xã hội chủ nghĩa, cần phát triển mạnh mẽ và
nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh tế tập thể ở mọi khu vực trên đất
nước ta.
 Xóa bỏ dần các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa: Đây là một quá trình
dài hạn, cần thực hiện một cách thận trọng, từng bước, phù hợp với điều
kiện cụ thể của từng địa phương.
 Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Xây dựng nền
kinh tế thị trường có hiệu quả, hoạt động theo quy luật kinh tế thị trường,
đồng thời đảm bảo sự công bằng xã hội và định hướng xã hội chủ nghĩa.

* Về chính trị:
 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng phải giữ vai
trò tiên phong hàng đầu, gương mẫu trong quá trình xây dựng và bảo vệ
tổ quốc.
 Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Nhà nước cần thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người dân.
 Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội: Các tổ chức chính trị -
xã hội cần phải tham gia tích cực vào quá trình xây dựng đất nước, góp
phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

* Về văn hóa - xã hội:


 Nâng cao trình độ dân trí: Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao trình
độ học vấn và kỹ năng cho người lao động.
 Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Phát triển văn
hóa, nghệ thuật, khoa học, thể dục thể thao, gìn giữ và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc.
 Xây dựng lối sống mới: Nâng cao đạo đức, lối sống, xây dựng nếp sống
văn hóa, văn minh, lành mạnh.

* Về giáo dục:
3
 Cải thiện chất lượng giáo dục: Tăng cường đầu tư vào các cơ sở hạ tầng
giáo dục, xây dựng nhiều điểm trường có cơ sở vật chất hiện đại, chất
lượng; nâng cao chất lượng giáo viên, giảng viên và chương trình giảng
dạy, thường xuyên mở lớp bồi dưỡng giáo viên để học sinh có thể tiếp cận
với những phương pháp học phù hợp, sáng tạo; đảm bảo rằng mọi học
sinh đều có cơ hội tiếp cận với một giáo dục chất lượng cao.
 Phát triển giáo dục nghề nghiệp: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các học sinh học các kỹ
năng và nghề nghiệp thực tế phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
 Tăng cường giáo dục công dân: Đào tạo học sinh về kiến thức và ý thức
về các giá trị công dân, dân chủ và nhân quyền, từ đó tạo nền tảng cho sự
tham gia chính trị tích cực và xây dựng xã hội công bằng.
 Khuyến khích đổi mới và sáng tạo trong giáo dục: Thúc đẩy việc áp dụng
công nghệ mới và phương pháp giảng dạy hiện đại để tạo ra môi trường
học tập tích cực, hứng thú, khuyến khích sự sáng tạo và phát triển cá nhân
của mỗi học sinh.
 Xây dựng hệ thống giáo dục phổ cập: Đảm bảo rằng mọi trẻ em đều có cơ
hội tiếp cận với giáo dục, bao gồm cả trẻ em ở vùng sâu, vùng xa và dân
tộc thiểu số, bằng việc tăng cường các chính sách hỗ trợ và phát triển giáo
dục trên khắp quốc gia.
 Hợp tác quốc tế trong giáo dục: Tích cực hợp tác với các tổ chức quốc tế
và các đối tác địa phương để chia sẻ kinh nghiệm, tài nguyên và công
nghệ trong lĩnh vực giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu suất của
hệ thống giáo dục Việt Nam.

Bên cạnh những giải pháp trên, cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng
khác như:
 Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước: Cần tinh giản bộ máy
nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động, chống tham ô, lãng phí.
 Tăng cường quốc phòng, an ninh: Bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ
quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
 Mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế: Tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế
trên nhiều lĩnh vực, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm hay từ các nước đi
trước.

*Tài liệu tham khảo:


1. Đại hội Đảng lần thứ XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011),
tulieuvankien.dangcongsan.vn, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-
hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xi/cuong-linh-xay-dung-dat-nuoc-

4
trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-bo-sung-phat-trien-nam-2011-1528 ,
cập nhật ngày 24 tháng 9 năm 2015.
2. Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 – 2030,
tulieuvankien.dangcongsan.vn, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-
hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii/chien-luoc-phat-trien-kinh-te-
xa-hoi-10-nam-2021-2030-3735 , ngày 22 tháng 3 năm 2021.
3. Teksol, “Những cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử nhân loại”,
vnteksol.com,https://shop.vnteksol.com/cong-nghe/nhung-cuoc-cach-mang-
cong-nghiep-trong-lich-su-nhan-loai-139.html , ngày 13 tháng 12 năm 2020.

4. Tô Thị Phương Dung, “Khái niệm về thời kì quá độ? Tính tất yếu khách quan
của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?”, luatminhkhue.vn,
https://luatminhkhue.vn/khai-niem-ve-thoi-ky-qua-do-tinh-tat-yeu-khach-quan-
cua-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam.aspx , ngày 13 tháng 4
năm 2023.

You might also like