You are on page 1of 4

Đề:

-A/c hãy phân tích quan điểm của CN Mác Leenin về thời kì quá độ lên CNXH

-Liên hệ với quan điểm quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở VN hiện nay

-Nêu vai trò và trách nhiệm của sinh viên

BL

1.

Quan điểm của CN Mác Leenin về thời kì quá độ lên CNXH

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, từ CNTB lên CNXH tất yếu phải trải qua
thời kỳ quá độ chính trị. C.Mác trong bối cảnh thế kỷ XIX ở phương Tây vấn đề kinh tế
của thời kỳ quá độ chưa đặt ra nên ông chỉ mới đề cập đến nội dung chính trị: “Giữa xã
hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ
xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và
nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính của giai cấp
vô sản”. V.I.Lênin trong điều kiện nước Nga Xôviết cũng khẳng định: “Về lý luận,
không thể nghi ngờ gì được rằng giữa CNTB và CN cộng sản, có một thời kỳ quá độ
nhất định”.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, thì hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ
nghĩa có thể chia thành 3 thời kỳ: thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội; chủ nghĩa xã hội và giai đoạn cao của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu và lâu dài. V.I.Lênin
phân tích đặc điểm kinh tế của các quốc gia quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từ đó cho rằng
có nhiều kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội: kiểu “quá độ” của các nước đã qua chủ nghĩa
tư bản và “quá độ” của những nước “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” đi
lên chủ nghĩa xã hội. Những nước bỏ qua tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội sẽ gặp
rất nhiều khó khăn, phức tạp, lâu dài vì nó chưa có tiền đề vật chất của chủ nghĩa xã
hội.. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là giai đoạn không thể bỏ qua trong việc xây
dựng chủ nghĩa cộng sản, là quy luật và xu hướng tất yếu của nhân loại.

Liên hệ với quan điểm “ Quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN” của ĐCS Việt Nam:
Kế thừa quan điểm chủ nghĩa Mác-Lenin, Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam luôn khẳng định con đường đi lên của đất nước là quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX, Đảng chỉ rõ “bỏ qua chế độ TBCN” là: “ Con đường đi lên
của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua
việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN
nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ
TBCN, đặc biệt về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất,
xây dựng nền kinh tế hiện đại.”

Quá độ lên CNXH ở Việt Nam được hiểu:

+ Thứ nhất, quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là con đường cách mạng tất yếu
khách quan.
+ Thứ hai, bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng
tầng TBCN.
--Thời kỳ quá độ ở nước ta là sự tồn tại có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội tương ứng với
nó là nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và đa dạng hóa các hình thức
phân phối; song sở hữu tư nhân TBCN và thành phần kinh tế tư nhân TBCN không
chiếm vai trò chủ đạo; vẫn còn quan hệ bóc lột và bị bóc lột, song quan hệ bóc lột
TBCN không giữ vai trò thống trị.
+ Thứ ba, tiếp thu và kế thừa những thành tựu về khoa học và công nghệ, thành tựu về
quản lí.
--Quản lí và phát triển xã hội, đặc biệt là xây dựng nền kinh tế hiện đại, phát triển nhanh
lực lượng sản xuất.
+ Thứ tư, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực
--Là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức
tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ, đòi hỏi sự quyết tâm chính trị và khát vọng
lớn của toàn Đảng, toàn dân.

Nước ta quá độ từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lực lượng sản xuất thấp, nền kinh tế
chủ yếu là sản xuất nhỏ, tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Tuy
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã gặp không ít khó khăn, thách
thức, nhưng Đảng và dân tộc ta vẫn kiên trì trên con đường đi lên CNXH và đạt được
nhiều thành tựu. Thực tiễn 30 năm đổi mới đã khẳng định: Việt Nam thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Những thành tựu
đó tạo nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển; khẳng định đường
lối đổi mới của Đảng là đúng đắn; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù
hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.

Vai trò và trách nhiệm của sinh viên

Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên, sinh viên cũng là lực lượng xã hội quan
trọng, một trong những nhân tố quyết định tương lai của tổ quốc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng nói: “Một năm khởi đầu bằng mùa xuân, một đời người khởi đầu
bằng tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của dân tộc”. Sinh viên là lực lượng kế tục, phát huy
nguồn trí tuệ nước nhà, đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân
lực chất lượng cao, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để thích ứng với những bước phát triển
mới trong khoa học và công nghệ, là nguồn lực to lớn trong việc xây dựng vào bảo vệ
chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Có thể khẳng định, con đường quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta là một sự nghiệp
lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Kế thừa những giá trị của Chủ nghĩa Mác – Lênin,
sinh viên Việt Nam cần đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, đưa đất
nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Để phát huy vai trò của mình, mỗi sinh viên cần có
trách nhiệm rèn luyện bản thân:

Một là: nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc. Sinh viên cần ý thức được vai trò là “chủ nhân tương lai của đất nước”, ra
sức học tập, rèn luyện và tư dưỡng bản thân; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công
cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời đại công nghiệp 4.0, sinh viên
nên tiếp thu các công nghệ mới, trang bị kỹ năng xã hội, năng lực chuyên môn để làm
chủ khoa học công nghệ hiện đại, cống hiến hết mình vì Tổ quốc.

Hai là: tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xây dựng lối
sống văn hóa, lành mạnh, nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên; tích cực đấu tranh
phê phán với những biểu hiện lệch lạc trong cộng đồng, xã hội, đẩy lùi cái xấu, cái ác,
thấp hèn, lạc hậu; tránh xa các tệ nạn xã hội; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu
cực ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa, làm tha hóa con người. Đây
là một động lực quan trọng để phát huy giá trị truyền thống của dân tộc, phát huy giá trị
tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung và tuổi trẻ Việt Nam nói riêng để đóng góp
vào sự phồn thịnh của đất nước.
Ba là, luôn nâng cao nhận thức chính trị, trau dồi lý tưởng cách mạng. Sự phát triển của
các thiết bị công nghệ và hệ thống mạng xã hội hiện nay đã tạo ra nhiều ảnh hưởng tích
cực và cả tiêu cực đến sinh viên. Một trong số đó là tình trạng nhiều bạn trẻ đọc những
bài báo chưa qua kiểm chứng cụ thể trên mạng xã hội, tạo cơ hội cho các thế lực thù
địch truyền bá những thông tin xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước. Nếu không có
nhận thức chính trị đầy đủ, người đọc sẽ dễ có suy nghĩ sai lệch, để lại hệ lụy khôn
lường cho tình hình an ninh xã hội. Vì vậy, sinh viên phải có trách nhiệm tự mình nâng
cao nhận thức, đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc
gia, dân tộc, tuyên truyền đến người thân, bạn bè cách tiếp nhận thông tin đúng đắn,
chính xác.

Tính tất yếu

Một là, CNXH và CNTB khác nhau về bản chất. Chủ nghĩa tư bản

You might also like