You are on page 1of 8

Tên học phần: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học

Mã học phần: POLI200313


Giảng viên: ThS. Trịnh Bá Phương
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Lưu Thanh Duy
MSSV: 49.01.101.025 – Nhóm: 2

Yêu cầu: TRẢ LỜI MỘT CÁCH NGẮN GỌN CÁC CÂU HỎI SAU

Bài làm

CHƯƠNG 2

1. Phương thức lao động của GCCN?

Phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại

2. Vị trí của GCCN trong quan hệ sản xuất?

Là lực lượng lao động

3. Đặc điểm của giai cấp công nhân là gì?

Lao động bằng phương thức công nghiệp; Là đại biểu cho LLSX, PTSX tiên tiến;
Tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và tâm lí lao động

4. Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp?

Là những nhiệm vụ mà giai cấp cần thực hiện để đạt được mục đích xoá bỏ xã hội
cũ lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ

5. Mục tiêu cao nhất của sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân là gì?

Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, xác lập hình thái KT-XH Cộng sản chủ
nghĩa

6. Nội dung cốt lõi trong lĩnh vực kinh tế?

Giải phóng mình khỏi sự bóc lột tư bản, công hữu hoá tư liệu sản xuất

7. Nội dung cốt lõi trong lĩnh vực chính trị?

Thiết lập nhà nước kiểu mới mang bản chất GCCN

8. Nội dung cốt lõi trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng?
Cải tạo cái cũ lỗi thời lạc hậu, xây dựng cái mới tiến bộ lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin
làm nền tảng

9. Sứ mệnh lịch sử của GCCN không phải thay thế hình thức bóc lột mà là?

Xoá bỏ hoàn toàn hình thức bóc lột

10. Nguồn gốc sự bóc lột là gì?

Mâu thuẫn giữa LLSX và TBCN về tư hữu TLSX

11. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?

Địa vị kinh tế; Địa vị chính trị - xã hội

12. Đảng Cộng sản ra đời khi nào?

Ra đời vào tháng 2 năm 1848

13. Tại sao Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất?

Vì lãnh đạo GCCN thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử

14. Sức mạnh của Đảng Cộng sản nằm ở đâu?

Ở GCCN, mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân

15. Công nhân hiện nay có còn sứ mệnh lịch sử không?

Vẫn còn

16. Tại sao công nhân hiện nay vẫn còn sứ mệnh lịch sử?

Vì vẫn còn mâu thuẫn về tư hữu TLSX và bị bóc lột giá trị thặng dư

17. Điểm tương đồng của giai cấp công nhân hiện nay so với giai cấp công nhân thế kỷ XIX?

Vẫn là LLSX hàng đầu, bị bóc lột sức lao động trong quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, không sở hữu phương tiện sản xuất và phải bán sức lao động của mình để
kiếm sống.

18. Những biến đổi và khác biệt của giai cấp công nhân hiện đại so với công nhân thế kỷ
XIX?

Xu hướng “trí tuệ hoá” tăng nhanh; Xu hướng ”trung lưu hoá” gia tăng
19. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay ở các nước
XHCN và TBCN khác nhau như thế nào?

Nội dung kinh tế; Chính trị - xã hội; Văn hoá, tư tưởng

20. Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam như thế nào?

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta và bóc lột nhân dân Việt Nam. Ra đời trước
giai cấp tư sản dân tộc. Phần lớn xuất thân từ nông dân. Chịu sự áp bức, bóc lột của
đế quốc, phong kiến và tư sản

21. Đặc điểm tương đồng và khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công
nhân quốc tế?

Tương đồng: Đại diện LLSX tiên tiến, mang của cải vật chất cho xã hội; bị CNTB
bóc lột; mang bản chất tiên tiến, cách mạng, kỉ luật, quốc tế

Khác biệt: GCCN Việt Nam ra đời khi Pháp xâm lược nên phát triển chậm và mang
nhiều tâm lí tiền nông. Ra đời trước GCTS Việt Nam, đối kháng trực tiếp với tư bản
và tay sai

22. Lợi ích của giai cấp công nhân Việt Nam thống nhất với lợi ích dân tộc vì?

Vì GCCNVN trưởng thành và giác ngộ Chủ nghĩa Mác – Lênin, có truyền thống yêu
nước, chống giặc ngoại xâm và gắn bó mật thiệt với các nhân dân.

23. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của?

Là kết quả của quá trình đấu tranh chống áp bức, bất công của nhân dân Việt Nam
dưới ách thực dân Pháp, cùng với sự phát triển của phong trào công nhân và yêu
nước

24. Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay?

Tăng nhanh số lượng và chất lượng, đi đầu trong đẩy mạnh CNH, HĐH; Đa dạng
về cơ cấu nghề nghiệp; Nắm vững khoa học công nghệ tiến tiến và được đào tạo theo
chuẩn

25. Công nhân trong khu vực nào đóng vai trò chủ đạo?

Công nhân trong khu vực công nghiệp đóng vai trò chủ đạo

26. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam?
GCCN là giai cấp lãnh đạo cách mạnh thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam, đại diện
cho PTSX tiên tiến, đi đầu trong xây dựng CNXH, sự nghiệp CNH, HĐH trên các
nội dung kinh tế, chính trị xã hội và văn hoá tư tưởng

27. Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam được xác định tại những văn kiện nào của Đảng?

Văn kiện Đảng toàn tập; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII

CHƯƠNG 3

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

- Chủ nghĩa xã hội được tiếp cận theo những khía cạnh nào?

Phong trào thực tiễn, đấu tranh của nhân dân chống áp bức; Trào lưu tư tưởng, lí luận phản ánh lí
tưởng giải phóng của nhân dân lao động; Một khoa học – CNXHKH là khoa học về SMLS của
GCCN; Một chế độ xã hội tốt đẹp, giai đầu của xã hội CSCN

- Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa được phân kỳ như thế nào?

Gồm phân kỳ chuyển tiếp (tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa) và phân kỳ cộng sản chủ
nghĩa

- Giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là?

Chủ nghĩa xã hội

- Nguyên tắc phân phối trong chủ nghĩa xã hội là?

“Làm theo năng lực, hưởng theo lao động”

- Nguyên tắc phân phối trong chủ nghĩa cộng sản là?

“Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”

- Điều kiện để thực hiện phân phối theo lao động?

Quản lí và sở hữu phương tiện sản xuất; công việc và đóng góp cá nhân; tiền lương; ý thức và
trách nhiệm cộng đồng

- Điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội?

Kinh tế và chính trị xã hội


- Điều kiện kinh tế - xã hội dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là?

Ra đời của công nghiệp cơ khí, LLSX được cơ khí hoá, hiện đại hoá mang tính xá hội hoá cao

- Điều kiện chính trị - xã hội dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa xã hội?

Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá của LLSX với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN đối với
TLSX

- Chủ thể xã hội trong chủ nghĩa xã hội là?

Nhân dân lao động

- Nhà nước trong chủ nghĩa xã hội là nhà nước mang bản chất của?

Giai cấp công nhân

II. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

- Có mấy kiểu quá độ?

2 kiểu

- Quá độ trực tiếp diễn ra ở đâu?

Những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển

- Quá độ gián tiếp diễn ra ở đâu?

Những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển

- Thế giới đã diễn ra hình thức quá độ nào?

Gián tiếp

- Thời kỳ quá độ bắt đầu khi nào?

Thường bắt đầu sau một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công, không có thời gian cụ thể

- Tầm quan trọng của thời kỳ quá độ?

Rất to lớn vì giúp quốc gia định hướng phát triển

- Tính tất yếu của thời kỳ quá độ?

Mang tính tất yếu khách quan để thay thế xã hội tư bản cũ bất công
- Tính chất của thời kỳ quá độ?

Mang tính lịch sử - các mạng; tính đấu tranh giai cấp; biến đổi kinh tế - xã hội; tính quốc tế…

- Đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?

Nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập

- Đặc điểm chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?

GCCN nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, xây dựng xã hội không giai
cấp

- Đặc điểm xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?

Đảng Cộng Sản xây dựng tư tưởng vô sản, nền văn hoá mới XHCN

- Đặc điểm văn hóa – tư tưởng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?

Xoá bỏ bất công, tệ nạn xã hội và tàn dư của xã hội trước để lại, thiết lập công bằng trên nguyên
tắc phân phối theo lao động

III. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

- Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện như thế nào?

Vừa thuận lợi vừa khó khăn đan xen

- Hình thức quá độ của Việt Nam?

Gián tiếp

- Đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

- Nhận thức mới về con đường phát triển của đất nước trong thời kỳ quá độ được khẳng
định tại đại hội nào?

Đại hội IX

- Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản, hiểu như thế nào cho
đúng? Bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa
là bỏ qua cái gì?
Việt Nam bỏ qua chủ nghĩa tư bản là bỏ qua những áp bức bóc lột và những tàn dư, bất công của
xã hội cũ, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá và thành tựu mà xã hội cũ mang lại, không phủ
nhận hoàn toàn. Bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự thống trị của
giai cấp tư sản

- Văn kiện xác định đặc trưng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là những văn kiện nào?

Văn kiện Đảng toàn tập; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI; Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII

- Đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội Việt Nam là gì?

Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và do dân làm chủ

- So sánh các đặc trưng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam năm 1991 và năm 2011

1991:

 Kinh tế: Năm 1991, Việt Nam vẫn đang trong quá trình tiếp tục thực hiện chính sách Đổi
mới (bắt đầu từ năm 1986) để chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước
 Chính trị: Việt Nam duy trì hệ thống chính trị đơn đảng do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo.
 Văn hóa - xã hội: Các chính sách phát triển văn hóa, giáo dục nhằm nâng cao dân trí và
bảo tồn văn hóa dân tộc, khuyến khích tinh thần tự lực tự cường trong xã hội.

2011:

 Kinh tế: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được phát triển rõ nét hơn với
sự tăng trưởng ổn định, kinh tế mở cửa sâu rộng hơn trong hội nhập quốc tế
 Chính trị: Việt Nam tiếp tục phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
với các chính sách đổi mới
 Văn hóa - xã hội: Đặc trưng bởi sự phát triển của giáo dục, văn hóa, và khoa học công
nghệ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao.

- “Đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” là
nhận định tại văn kiện nào?

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII

- Mục tiêu của Việt Nam tới năm 2025, 2030 và 2045 là gì?
2025: Kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

2030: Kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng

2045: Kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Có mấy phương hương xây dựng chủ nghĩa xã hội?

8 phương hướng

- Đại hội XIII xác định mấy định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030?

12 định hướng

- Chín mối quan hệ cần giải quyết trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội?

1- Giữa ổn định, đổi mới và phát triển; 2- giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; 3- giữa tuân
theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; 4- giữa phát triển lực
lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; 5- giữa
Nhà nước, thị trường và xã hội; 6- giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; 7- giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa; 8- giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; 9- giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý
và nhân dân làm chủ

- Bốn trụ cột phát triển là gì?

Kinh tế - Chính trị - Văn hoá, xã hội – Môi trường

- Ba khâu đột phá là gì?

Hoàn thiện thể chế;


Phát triển nguồn nhân lực;
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.

You might also like