You are on page 1of 3

2.

1 Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Trang – giáo trình,
slide của thầy và cái t gửi)
2.1.1. Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

Việt Nam lựa chọn con đường quá độ đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Việc bỏ qua
chế độ TBCN, về cơ bản, chính là bỏ qua việc xác lập chi phối của quan hệ sản xuất
TBCN và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng bên cạnh đó tiếp thu và kế thừa
những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và
công nghệ, để phát triển nhanh trình độ của lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện
đại. Đây là lựa chọn sáng suốt của Đảng và nhân dân Việt Nam vì chỉ có CNXH mới có
chế độ dân chủ công bằng, tiến bộ xã hội. Nó phù hợp với xu thế thời đại, nguyện vọng
của toàn thể nhân dân lao động và tạo điều kiện cho nhu cầu vươn lên làm chủ xã hội
("Vấn đề “bỏ qua” chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", 2019).

Từ Đại hội lần thứ XI, Đảng và Nhà nước diễn đạt trong các văn kiện chính thức như sau:
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”. Việc này đã được
giải thích rõ trên hai phương diện. Thứ nhất, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua
chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những
thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, trong khi
bỏ qua những mặt đó, cần phải tiếp thu và kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt
được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học - công nghệ để phát triển nhanh
lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, cũng cần có sự chọn lọc
trong việc kế thừa những thành tựu này. Tại Đại hội XI, Đảng cũng khẳng định “đây là
một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm
tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải
qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế,
xã hội đan xen".Vì vậy, chúng ta cần phải phát huy tối đa những thuận lợi, đẩy lùi những
nguy cơ, thách thức để phát triển nhanh và bền vững.

2.1.2. Tính tất yếu của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Thời kì quá độ là thời kì lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên CNXH cũng đều phải
trải qua ngay cả đối với những nước có nền kinh tế phát triển. Tuỳ theo điều kiện lịch sử
mà quá trình quá độ ở mỗi nước lại có những đặc điểm riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta đã lựa chọn con đường phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa, hay là con đường phát triển rút ngắn theo phương thức quá độ gián tiếp. Đó là con
đường phát triển tất yếu khách quan, phù hợp với tiến trình phát triển lịch sử tự nhiên của
Cách mạng Việt Nam vì những lý do sau.
Thứ nhất, CNTB là xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay
bằng hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn xã hội xã
hội chủ nghĩa. Con người đang hướng tới hình thái xã hội phát triển cao hơn so với
TBCN, một xã hội vì sự nghiệp giải phóng, phát triển sự tự do và toàn diện của con
người. Ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, do đó
lựa chọn con đường đi lên XNCH của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu
thế tất yếu thời đại.

Thứ hai, chỉ có độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mới đem lại nhiều lợi ích và hạnh
phúc thực sự cho toàn thể nhân dân lao động. Từ khi thành lập, Đảng và Nhà nước đã xác
định con đường độc lập và phát triển đất nước là quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ CNTB.
Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo đã thành công, phá tan được
hai vòng xiềng xích nô lệ thực dân, đưa nhân dân thoát khỏi cảnh một cổ hai tròng.
Thành quả của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được giữ vững, cuộc sống vật
chất cũng như tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao, nhân dân có niềm tin
vào Đảng, quyết tâm đi theo Đảng.

2.1.3. Các nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ

Cả lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng con đường xây dựng CNXH không hề đơn
giản hay dễ dàng. Kiến tạo nên một xã hội mới là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại,
trường kì, đầy những gian nan, thử thách. Nhận thức được điều này, Đảng ta đã có những
chủ trương, đường lối, đề ra những phương hướng, nhiệm vụ chính. Trong đó phải kể đến
“4 trụ cột” phát triển bao gồm phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là
then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng, an
ninh là trọng yếu, thường xuyên; và “3 khâu đột phá” như hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển
kết cấu hạ tầng đồng bộ.

2.1.4. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội Việt Nam

Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam,
tổng kết thực tiễn quá trình cách mạng Việt Nam, nhất là qua hơn 30 năm đổi mới, nhận
thức của Đảng và nhân dân ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ngày càng sáng rõ. Đại hội IV (1976), nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con
đường phát triển của cách mạng nước ta mới dừng lại ở mức độ định hướng: Trên cơ sở
phương hướng đúng, hãy hành động thực tế cho câu trả lời.

Đến Đại hội VII, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa đã sáng tỏ hơn, không chi dừng ở nhận thức định hướng, định tính
mà từng bước đạt tới trình độ định hình, định lượng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), đã xác định mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước
ta với sáu đặc trưng. Đến Đại hội XI, trên cơ sở tổng kết 25 năm đổi mới, nhận thức của
Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã có bước phát triển
mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bỏ sung,
phát triển năm 2011) đã phát triển mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam với tám đặc trưng,
trong đó có đặc trưng về mục tiêu, bản chất, nội dung của xã hội xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta xây dựng, đó là:

- Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Do nhân dân làm chủ.

- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất
tiến bộ phù hợp.

- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đặc bản sắc dân tộc.

- Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau
cùng phát triển.

- Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do
Đảng Cộng sản lãnh đạo.

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

You might also like