You are on page 1of 1

NỘI DUNG ĐỀ TÀI BÁO CÁO CUỐI KỲ

HỌC PHẦN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
NỘI DUNG
Đề tài 1: Chính sách cai trị của thực dân Pháp và thái độ chính trị của các giai cấp,
tầng lớp sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tàn dư của những chính sách
cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam hiện nay.
Đề tài 2: Làm rõ nhận định sau: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ
đại trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, trở thành nhân tố hàng đầu
quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đề tài 3: Chủ trương và biện pháp của Đảng nhằm giải quyết tình thế đất nước
“ngàn cân treo sợi tóc” sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay.
Đề tài 4: Chủ trương của Đảng để chống lại các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở
Việt Nam từ đó làm rõ yếu tố thời cơ để đưa đến đại thắng mùa xuân năm 1975.
Đề tài 5: Từ Hiệp định Giơnevơ đến Hiệp định Pari và bài học kinh nghiệm rút ra
cho ngoại giao của Việt Nam hiện nay.
Đề tài 6: Phân tích những đột phá lớn dẫn tới đổi mới và làm chín muồi nhận thức
và quyết sách đổi mới của Đảng. Theo Anh (chị) đâu là khâu đột phá của mọi đột
phá?
Đề tài 7: Sự phát triển nhận thức của Đảng từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 đến Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011). Quá trình vận dụng Cương
lĩnh của Đảng trong việc xây dựng chính sách đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện
nay.
Đề tài 8: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011-2020) đã xác định ba đột phá
chiến lược và được Đại hội Đảng lần thứ XIII (1/2021) tiếp tục bổ sung và phát
triển. Anh (chị) hãy làm rõ ba đột phá chiến lược và sinh viên cần làm gì để thực
hiện thành công ba đột phá chiến lược đó.
Đề tài 9: Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vai trò của sinh viên để xây dựng thành
công nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Đề tài 10: Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa trong thời kỳ đổi
mới và vai trò của sinh viên trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

You might also like