You are on page 1of 5

Những thuận lợi và khó khăn trong thời kỳ

quá độ ở Việt Nam hiện nay


I. Việt Nam quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN có những thuận lợi và
khó khăn đan xen với nhau.
1. Điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam
- Xuất phát: Xã hội thuộc địa, nửa phong kiến => trình độ lực lượng sản xuất
thấp kém
- Trải qua chiến tranh kéo dài, bị tàn phá nặng nề => để lại hậu quả nặng nề.
+ VD: Ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin với môi trường và sức khỏe
của con người Việt Nam: Gây bệnh ung thư, đột biến gen, dị tật bẩm sinh, … và
di truyền qua nhiều thế hệ. Hiện nay: 4,8 triệu người VN bị phơi nhiễm, trong đó
hơn 3 triệu người là nạn nhân; ngoại trừ người trực tiếp tham gia kháng chiến bị
nhiễm, còn khoảng 75.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 2, 35.000 nạn nhân thuộc
thế hệ thứ 3, …
- Hậu quả của tàn dư của chế độ thực dân, phong kiến còn nhiều trên tất cả các
lĩnh vực.
+ VD: Trong giáo dục vẫn còn tư tưởng coi mục đích của việc học cốt để
đi thi chứ không phải học do nhu cầu muốn trang bị tri thức, học theo phương
pháp thuộc lòng chứ không theo cách sáng tạo, …
- Sự chống phá của các thế lực thù địch: muốn ngăn cản, phá hoại chế độ XHCN
và nền độc lập dân tộc của VN.
+ VD: Bịa đặt các thông tin sai sự thật trên các trang mạng xã hội: Lợi
dụng việc đấu tranh chống tham nhũng để xuyên tạc là “thanh trừng nội bộ”,
“chuẩn bị ghế nhân sự cho đại hội Đảng”, … để gây hoang mang, kích động dư
luận xã hội, phá vỡ khối đoàn kết trong Đảng, chia rẽ Đảng với toàn dân.
 Thuận lợi:
+ Duy trì và phát huy truyền thống yêu nước
+ Nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú
+ Sự lãnh đạo của Đảng với nhiều kinh nghiệm lãnh đạo Cách mạng trong
quá trình đấu tranh giành chính quyền cũng như trong công cuộc xây dựng và
đổi mới đất nước
2. Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
- Các nước phát triển đang dần chuyển sang nền kinh tế tri thức, cách mạng khoa
học và công nghệ phát triển mạnh mẽ. => Thúc đẩy các quốc gia mở cửa hội
nhập quốc tế.
- Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa sâu
sắc
=> Ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trên thế giới
- Đối với Việt Nam:
+ Tạo ra nhiều rào cản, khó khăn và thử thách do VN có xuất phát điểm đi
lên xây dựng CNXH rất thấp:
 Sự hạn chế về cơ cấu, trình độ học vấn, chuyên môn của giai cấp
công nhân
 Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao: chuyên gia kỹ thuật, cán bộ
quản lý, …
 Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: đặt ra
nguy cơ về vấn đề suy thoái đạo đức, lối sống thực dụng, thiếu tính
nhân văn tác động đến cả nhân dân, cán bộ, đảng viên.
=> Đó là một thách thức lớn trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất
nước cũng như quá trình xây dựng Đảng, đào tạo nền tảng chính trị xã hội vững
chắc trong từng lớp Đảng viên.
+ Thời cơ:
 Tận dụng thành tựu của các nước đi trước: thành tựu khoa học công
nghệ, thành tựu về kinh nghiệm tổ chức quản lí, … VD: Công ty cổ
phần Giống cây trồng Trung ương – Vinaseed thông qua hợp tác với
Nhật Bản, Trung Quốc, … đã nghiên cứu làm chủ 5 tổ hợp công
nghệ bao gồm 20 công nghệ lõi giúp tạo ra các giống lúa có năng
suất từ 6-10 tấn/ha, chất lượng gạo đạt chuẩn quốc tế.
 Cơ hội giao lưu, hợp tác, tìm kiếm nguồn vốn, công nghệ và quản lí.
=> Nâng cao trình độ dân trí, sự hiểu biết lẫn nhau, … VD: Tính
đến tháng 8/2020, đã có 32.539 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 137
quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động tại VN, đóng góp trực
tiếp vào GDP và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

 Cách mạng khoa học, công nghệ là cơ hội để VN phát triển nhưng đồng
thời cũng đặt ra nhiều thách thức
3. CNXH trên thế giới
- Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu => niềm tin vào CNXH giảm sút
- Các nước với chế độ xã hội khác nhau, trình độ phát triển khác nhau cùng
tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia,
dân tộc
+ VD: Quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa Việt Nam và Trung
Quốc: Dù còn tồn tại những tranh chấp về vấn đề biển đảo nhưng
hai nước vẫn tiếp tục duy trì trao đổi, tiếp xúc thường xuyên giữa
các lãnh đạo để thúc đẩy cơ chế giao lưu, hợp tác.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng
theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ
nghĩa xã hội
+ VD: Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu không làm
thay đổi tính chất của thời đại ngày nay – thời kì quá độ lên CNXH. Trong
thực tế, ở nhiều quốc gia, giai cấp công nhân, giai cấp cộng sản vẫn là lực
lượng chính trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển, đi lên chủ
nghĩa xã hội.
 Tổng kết: Dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng quá độ lên
CNXH bỏ qua chế độ TBCN vẫn là sự lựa chọn duy nhất đúng, khoa học,
phản ánh đúng qui luật phát triển khách quan của cách mạng VN trong
thời đại ngày nay.
II. Tư tưởng của Đảng về con đường đi lên CNXH bỏ qua CNTB
1. Tư tưởng của Đảng
- Đại hội IX của ĐCS VN xác định: Con đường đi lên của nước ta là sự phát
triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí
thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu,
kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt
về khoa học và công nghê, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền
kinh tế hiện đại.
- Tư tưởng này cần được hiểu với những nội dung:
+ Thứ nhất: quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là con đường cách
mạng tất yếu khách quan
+ Thứ hai: Bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị
của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN.
+ Thứ ba: Phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được
+ Thứ tư: Tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là
sự nghiệp khó khăn, phức tạp và lâu dài => đòi hỏi quyết tâm chính trị cao và
khát vọng lớn của toàn Đảng, toàn dân.
2. Một số thành quả:
- Trải qua hơn 30 năm với công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và
lãnh đạo, đất nước đã thu được những thành quả đáng kể:
+ Quy mô nền kinh tế tăng nhanh:
 Trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế
giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản, như cà
phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ... luôn duy trì
ở mức cao

 Kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Trong giai
đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân
hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân
đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đều có mức tăng
trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8%.
Năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19
nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước
tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.

+ Phát triển gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa – xã hội

 Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 22%


năm 2005; 9,45% năm 2010, 7% năm 2015 và còn dưới 3% năm
2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều).
 Xây dựng hệ thống y tế hoàn chính, kiểm soát được dịch bệnh, chủ
động sảng xuất vaccine, …

+ Hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế ngày càng nâng cao

 Tham gia các tổ chức quốc tế: ASEAN, APEC, …


 Năm 2020, đảm nhận 3 trọng trách: Ủy viên không Thường trực
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch
AIPA
 Củng cố và khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của con đường đi lên
CNXH, bỏ qua CNTB ở nước ta
 Tạo điều kiện, cơ sở cho việc tiếp tục vững bước trên con đường phát triển
đất nước

You might also like