You are on page 1of 4

GIỚI HẠN ÔN TẬP

Môn Đường lối cách mạng của Đảng CSVN


1. Hãy chứng minh rằng, tiền đề cho việc giải quyết những mâu thuẫn của xã
hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tồn tại ngay chính trong
lòng xã hội Việt Nam?
2. Phân tích những đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới, trong nước những
năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tác động trực tiếp đến sự ra đời của
ĐCSVN?
3. Phân tích những bước ngoặt quan trọng trong quá trình tìm đường cứu
nước của Nguyễn Ái Quốc (1911-1920)? Tại sao trong quá trình tìm
đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc lại lựa chọn con
đường cách mạng vô sản?
4. Phân tích hệ thống quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của
Nguyễn Ái Quốc được hình thành trong những năm 1920 – 1930? Trên cơ
sở đó, chỉ rõ những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc cho kho tàng lý luận
của chủ nghĩa Mác – Lênin?
5. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng
(1920-1930)?
6. Làm rõ nét độc đáo, tính sáng tạo của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu
năm 1930)?
7. Phân tích quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
8. Phân tích quá trình Đảng CSVN nhận thức về mối quan hệ giữa hai nhiệm
vụ dân tộc và dân chủ trong thời kỳ cách mạng 1930 – 1939? Nhận thức
đó có ảnh hưởng như thế nào đến quan điểm Đảng về vấn đề tập hợp lực
lượng cách mạng những năm 1930 – 1939?
9. Phân tích quá trình hoàn thiện đường lối giải phóng dân tộc của Đảng
(1939-1941)? Tại sao chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi
từng nước của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hội nghị Trung ương 8 (5-
1941) lại trở thành một trong những động lực thúc đẩy công cuộc giải
phóng dân tộc trên bán đảo Đông Dương đi tới thắng lợi?
10. Hãy chứng minh rằng, đường lối đấu tranh giành chính quyền của Đảng
Cộng sản Việt Nam (1930-1945) là sáng tạo, phù hợp và đáp ứng yêu cầu
khách quan của xã hội Việt Nam?
11. Phân tích quá trình hoàn thiện đường lối cách mạng giải phóng dân tộc
của Đảng Cộng sản Việt Nam (1939-1941)? Ý nghĩa của đường lối đối với
cách mạng Việt Nam trong những năm 1939-1945?
12.Hãy chứng minh rằng quá trình bổ sung, điều chỉnh đường lối đấu tranh
giành chính quyền trong những năm 1941-1945 thể hiện sự lãnh đạo sáng
suốt, kiên quyết, kịp thời của Đảng?
13.Hãy chứng minh rằng chủ trương Kháng chiến, kiến quốc của Đảng những
năm 1945-1946 là tư tưởng chiến lược mới, giải quyết kịp thời những vấn
đề quan trọng về chỉ đạo chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam?
14.Chứng minh rằng, đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
của Đảng là đúng đắn, phù hợp thực tiễn, đáp ứng nhu cầu khách quan của
cuộc kháng chiến?
15.Hãy chứng minh rằng, đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã phản ánh đúng quy luật vận động của cách
mạng ở từng miền và của chung cả nước giai đoạn 1954-1975?
16.Bằng thực tiễn lịch sử, hãy chứng minh rằng, quá trình giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược trong đường lối kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước đã tạo ra sức mạnh to lớn cho cuộc kháng
chiến đi đến thắng lợi?
17. Phân tích những yếu tố chủ yếu, nền tảng làm nên thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước? Yếu tố nào là quan trọng nhất? Tại sao?
18. Phân tích nội dung cơ bản và những điều chỉnh quan trọng trong đường
lối công nghiệp hóa XHCN gắn với thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung
bao cấp (1960-1986)
19.Phân tích những đột phá đầu tiên trong đổi mới tư duy về cơ chế quản lý
kinh tế của Đảng trước năm 1986? Ý nghĩa của nó đối với việc tiếp tục đổi
mới tư duy kinh tế thời kỳ tiếp theo?
20.So sánh đường lối công nghiệp hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam trước và
sau Đổi mới (1986)?
21.Phân tích những đặc điểm cơ bản của mô hình kinh tế tổng quát suốt thời
kỳ quá độ lên CNXH? Ý nghĩa của nó đối với công cuộc xây dựng CNXH
ở nước ta hiện nay?
22.Phân tích những chuyển biến cơ bản trong tư duy kinh tế của Đảng thể
hiện qua mô hình kinh tế tổng quát suốt thời kỳ quá độ lên CNXH?
23. Phân tích sự cần thiết phải đổi mới đồng bộ các yếu tố cấu thành hệ thống
chính trị Việt Nam? Vấn đề mấu chốt nhất trong đổi mới hệ thống chính trị
ở Việt Nam hiện nay? Tại sao?
24. So sánh đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trước và Đổi
mới (1986)?
25. Phân tích vai trò đặc biệt quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc trong bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Việt Nam
hiện nay?
26. Hãy chứng minh rằng, đường lối đối ngoại đổi mới đã đáp ứng được nhu
cầu xây dựng và bảo vệ đất nước?
27. Phân tích những nội dung cơ bản của đường lối đối ngoại đổi mới và
chứng minh rằng, đường lối đó là đúng đắn, phù hợp, đáp ứng yêu cầu
thực tiễn?
28. Anh/chị hay phân tích quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội”?
29. Anh/chị hãy phân tích cơ sở nào để năm 2001 Đảng đưa ra tuyên bố:
“Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy với tất cả các nước, các
khu vực và các vùng lãnh thổ”?
30. Anh/chị hãy phân tích, tại sao phải thực hiện 3 nguyên tắc Dân tộc hóa,
khoa học hóa và đại chúng hóa trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam
trước đổi mới?
31. Anh/Chị hãy phân tích tại sao phải thành lập Hội Văn hóa cứu quốc và
Mặt trận Văn hóa cứu quốc?
32. Anh/Chị hãy phân tích tại sao công nghiệp hóa lại là tất yếu đối với Việt
Nam? Và theo anh/chị công nghiệp hóa ở Việt Nam nên bắt đầu từ ngành
nào?
33. Theo anh/chị, sai lầm lớn nhất trong đường lối công nghiệp hóa của Đảng
trước năm 1986 là gì? Tại sao?
34. Hãy phân tích tại sao Nghị quyết Đại hội III của Đảng lại xác định: Cách
mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất và cách mạng miền Nam có vai
trò quyết định trực tiếp trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
35. Anh/chị hãy phân tích, tại sao Đảng lại chủ trương triệt để giảm tô và thực
hiện cải cách ruộng đất vào tháng 11 năm 1953?
36. Anh/chị hãy phân tích, tại sao phải thực hiện đường lối chiến tranh nhân
dân toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh trong cả hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, cứu nước?
37. Anh/chị hãy phân tích tại sao Đảng lại chủ trương xây dựng Đảng là then
chốt, phát triển kinh tế là trọng tâm?
38. Anh/chị hãy so sánh các đặc trưng về chủ nghĩa xã hội qua các kỳ Đại hội
Đảng thời kỳ đổi mới?
39. Đặc trưng của Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì?
40. Tại sao nói: “Văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển
bền vững đất nước”?
41. Anh/chị hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa?
42. Theo anh/chị đặc trưng nào của thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam thể
hiện định hướng xã hội chủ nghĩa? Tại sao?
43. Anh/chị hãy chỉ ra những hạn chế của người Việt Nam đã phá vỡ mô hình
kinh tế tập thể, kế hoạch hóa, quan liêu và bao cấp?

You might also like