You are on page 1of 3

Bà Huyện Thanh Quan

1. Tiểu sử
- Tên thật: Nguyễn Thị Hinh (
- Quê quán: làng Nghi Tàm, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay
thuộc Hà Nội)
- Gia đình:

+ Cha: Nguyễn Lý (1755 – 1837) đỗ thủ khoa năm 1783, là một cựu
thần nhà Lê

+ Chồng: ông Lưu Nguyên Ôn (Lưu Nghị), người làng Nguyệt áng,
huyện Thanh Trì, làm Tri huyện Thanh Quan (Đông Hưng, tỉnh Thái
Bình) thời vua Nguyễn

 Thường được gọi theo chức vụ của chồng là Bà Huyện Thanh


Quan
- Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760 – 1825)
- Con người:
+ nổi tiếng là một nữ sĩ học rộng, tài cao
+ là một người có tính tình đoan chính, thanh tao, một người có học
thức thường nghĩ ngợi đến nhà, đến nước
- Cuộc đời:
+ từng được vua Tự Đức (có thuyết là vua Minh Mạng) mời vào
làm “Cung trung giáo tập” dạy học cho các cung phi và công chúa.

+ sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn bốn
con về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến hết đời.

2. Sự nghiệp văn chương


- Bắt nguồn từ cái nôi của gia đình khoa bảng và từ mảnh đất quê hương
bà, làng Nghi Tàm, nơi công chúa Từ Hoa, con gái vua Thần Tông nhà
Lý vào thế kỷ XII đã lập trại dạy cung nữ trồng dâu nuôi tằm
- các tác phẩm của bà để lại cho hậu thế là rất ít ỏi, hầu hết viết bằng
chữ Nôm, theo thể Đường luật
- Hiện tìm được những bài sau: 

 Thăng Long thành hoài cổ 


 Qua chùa Trấn Bắc
  Qua Đèo Ngang
  Chiều hôm nhớ nhà
 Tức cảnh chiều thu
 Cảnh đền Trấn Võ
 Cảnh Hương sơn.
- các tác phẩm của bà đều gây được tiếng vang lớn trên thi đàn Việt Nam, thể
hiện tấm lòng nhớ nước thương nhà hồn hậu, đau đáu khôn nguôi; một tài năng
thiên bẩm về thi phú mà không phải ai cũng có được.

- Tác phẩm nổi bật nhất: Qua Đèo Ngang - một bức tranh tả cảnh và tình đẹp nao
lòng

- Phong cách nghệ thuật:

+ Là một trong số ít nhà thơ có thể trung hòa được sự gò bó, bị hạn
chế của thơ Đường luật và cái nông của thơ Nôm

+ Các tác phẩm của bà vừa có sự cổ kính cần có, vừa có sự gần gũi
giản dị.

+tâm trạng và hồn thơ của bà mang đậm màu sắc thương nước
thương dân, hoài niệm về quá khứ vàng son.

+ Thơ bà như lời tự sự mượn cảnh nói tình, vừa gần gũi vừa mênh mang,
và có cả nỗi buồn của sự cô đơn.

3. Nữ danh sĩ tài đức của đất Kinh Kỳ

You might also like