You are on page 1of 3

HOÀN CẢNH, NỘI DUNG, THÀNH TỰU TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

Ở VIỆT NAM
I. Hoàn cảnh

Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một mặt, tạo ra
những thuận lợi vô cùng to lớn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; mặt
khác, cũng tạo ra tâm lý chủ quan duy ý chí cản trở sự phát triển nhận thức của
Đảng. Trên nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề, tình trạng Đảng bao biện làm thay khá
nghiêm trọng, dẫn đến hệ thống chính trị bị xơ cứng, kém hiệu quả. Hoạt động của
Nhà nước và các đoàn thể quần chúng nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Tính độc
lập, chủ động của Nhà nước bị vi phạm, hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước bị
hạn chế. Kinh tế - xã hội thiếu năng động. Quyền làm chủ của Nhân dân không
được coi trọng, phát huy một cách thực chất.

Các thế lực phản động quốc tế câu kết với nhau chống phá quyết liệt cách mạng
nước ta. Chiến tranh bùng nổ ở hai đầu biên giới. Mỹ tiến hành cuộc bao vây, cấm
vận nước ta ngày càng khắc nghiệt. Sau sự kiện Campuchia, nước ta gặp rất nhiều
khó khăn trong quan hệ đối ngoại, vị thế đất nước bị giảm sút trên trường quốc tế...

Do những sai lầm trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và quản lý kinh tế,
tình hình kinh tế - xã hội đất nước ngày càng khó khăn: tốc độ tăng trưởng kinh tế
thấp, lạm phát phi mã, hiệu quả đầu tư hạn chế, đời sống Nhân dân không được cải
thiện, thậm chí nhiều mặt còn sa sút hơn... Đất nước dần lâm vào một cuộc khủng
hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.

II. Nội dung


Vào năm 1986, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, nhận thức được nhiệm vụ
và sự cần thiết của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước đã được đưa ra. Đó là sự khởi
xướng của Công cuộc đổi mới, một nỗ lực mang tính lịch sử để nâng cao sức mạnh của nền
kinh tế và chính trị Việt Nam.
Đảng đã đề ra một kế hoạch chi tiết để nâng cao năng lực quản lý và khuyến khích sự phát triển
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
a. Lĩnh vực kinh tế:
Trong lĩnh vực kinh tế, Đảng đã đổi mới nền kinh tế đất nước từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp
sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nền kinh tế Việt Nam được đẩy mạnh theo cơ chế
thị trường và định hướng lên xã hội chủ nghĩa, đồng thời chịu sự quản lý của Nhà nước. Điều
này đã tạo ra một môi trường kinh doanh mới, giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam.
Ngoài ra, Đảng ta cũng tập trung vào việc phát triển các ngành kinh tế mới, đặc biệt là các
ngành kinh tế về khoa học và công nghệ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Các
ngành này được đầu tư mạnh mẽ, hỗ trợ về chính sách, cơ sở hạ tầng và cung cấp nhân lực chất
lượng cao.
b. Lĩnh vực chính trị – xã hội:
Về chính trị – xã hội, Đảng ta đã đẩy mạnh vai trò của cả 03 nhánh quyền lực: lập pháp, tư pháp
và hành pháp. Trong đó, vai trò của cơ quan lập pháp được chú trọng, hoạt động hành chính nhà
nước được đơn giản hóa, cụ thể hóa và đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Đảng ta cũng lấy
nhân dân làm gốc, xây dựng nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Điều này đã giúp cải thiện sự
tin tưởng và sự ủng hộ của nhân dân đối với chính phủ và Đảng.
Đảng ta cũng đã đưa ra các chính sách để cải thiện cuộc sống của người dân. Chính sách bảo
hiểm y tế và bảo hiểm xã hội được đưa ra, giúp giảm thiểu gánh nặng cho người dân. Hệ thống
giáo dục được cải cách theo hướng chú trọng thực hành, tăng tính tự do, tự chủ và chú trọng vào
người học.
c. Lĩnh vực văn hoá – giáo dục:
Về văn hóa – giáo dục, Đảng ta đã gìn giữ, kế thừa văn hóa truyền thống dân tộc, hội nhập và
tiếp cận nền văn hóa đa sắc màu của thế giới. Đồng thời, Đảng ta cải cách giáo dục theo hướng
chú trọng thực hành, tăng tính tự do, tự chủ và chú trọng vào người học. Điều này đã giúp cải
thiện chất lượng giáo dục và đào tạo, và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất
nước Việt Nam.
III. Thành tựu
Đường lối đổi mới của Đảng được nhân dân hưởng ứng rộng rãi, nhanh chóng đi vào cuộc sống
và đạt được những thành tựu bước đầu rrất quan trọng, chủ yếu là trong việc thực hiện những
mục của “Ba chương trình kinh tế” Lương thực-thực phẩm; hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
-Về lương thực-thực phẩm: Từ chỗ thiếu ăn, năm 1988 ta phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo. Đến
năm 1989 đã không những vươn lên đáp được nhu cầu trong nước mà còn có dự trữ và xuất
khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân. Sản xuất lương thực năm1988 đạt 19,5
triệu tấn vượt năm 1987 là 2 triệu tấn; đến năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.
-Về hàng hóa thị trường: Nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối
thuận lợi, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tăng hơn trước, có tiến bộ về chất lượng và
mẫu mã. Các cơ lsở sản xuất gắn chặt với thị trường, phần bao cấp của nhà nước giảm đáng kể.
-Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh và mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức, đã góp phần
quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch 5 năm này, nhiều mặt
hàng có giá trị như gạo, đầu thô….Năm 1989, ta xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo (đứng hàng thứ ba
sau Thái Lan và Mỹ). Nhập khẩu của ta giảm đáng kể.
-Thành tựu quan trọng khác là ta đã kiềm chế được một bước lạm phát. Cụ thể chỉ số tăng
bình quân hàng tháng trên thị trường năm 1986 là 20%, năm 1987 là 10%, năm 1988 là 14%,
năm 1989 là 2,5%, đến năm 1989 là 4,4%.

You might also like