You are on page 1of 6

1.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ. Không
những ở thành thị mà cả ở nông thôn. Quá trình này đã đem lại những thành tựu to lớn cho đất nước.
Song chúng ta cũng đã thấy rõ vấn đề môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm nặng, gây tác động xấu đến
sản xuất và đời sống. Những khu công nghiệp, cụm điểm công nghiệp ngày càng nhiều, những khu đô thị
mới hiện đại mọc lên, và sản xuất hàng hóa, chế biến nông sản, thực phẩm ở nông thôn ngày càng trở nên
sôi động. Do đó, việc giải quyết vấn đề môi trường thông qua các chính sách phát triển kinh tế đi đôi với
bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp thiết được Nhà nước đặt ra hiện nay.

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính sự sống của chúng ta, nếu môi trường bị ô nhiêm hay bị hủy
hoại thì chúng ta cũng không còn tồn tại. Môi trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta
mới lâu dài và bền vững.
Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và phát triển. Môi trường đang
trong tình trạng bị ô nhiễm do chính sự vô ý thức của chúng ta. Có một thực tế đang diễn ra là, cuộc sống
ngày càng hiện đại, phát triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ô
nhiễm  môi trường lại có những diễn biến phức tạp và đi kèm với các bệnh nan y.
Ngoài các căn bệnh nan y chúng ta không thể không nhắc đến các dịch bệnh đang bùng phát một cách
mạnh mẽ trong thời gian qua như dịch tả; sốt xuất huyết; bệnh tay chân miệng; bệnh lở mồm long móng.
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp. Cải thiện môi
trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và
thiên nhiên gây ra cho môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Môi trường không chỉ là không gian sống của con người và sinh vật. Mà môi trường còn là nơi
cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… phục
vụ cho cuộc sống của con người. Môi trường là nơi con người khai thác nguồn tài nguyên và
năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Như đất, nước, không khí, khoáng sản
và các dạng năng lượng (ánh sáng, gió,…). Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn
hoá, du lịch của con người cũng đều bắt nguồn từ các tài nguyên thiên nhiên tồn tại trên trái đất.
Chính vì thế, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu. Bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ
nhất. Những hành động giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp. Đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
Ngăn chặn và khắc phục các hậu quả con người gây ra cho môi trường và thiên nhiên.

Bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết, và là nhiệm vụ không
của riêng ai. Vậy học sinh chúng ta cần phải làm gì để góp một phần công sức trong việc bảo vệ môi
trường mà chúng ta đang học tâp, sinh hoạt: chúng ta cần phải xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp.
Để bảo vệ được môi trường sống trước tiên chúng ta cần biết hành động thiết thực sau:
Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định. 
Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống
bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng. 
Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.Không phóng uế bừa bãi. 
Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan. 
Không hút thuốc là nơi công cộng.Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương
về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá. 
Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh, Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.
2. Hội nhập quốc tế là một quá trình tăng trưởng tất yếu, do bản chất thế giới của lao động và gắn
kết giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế đối tượng cũng là động lực hàng đầu xúc
tiến tiến trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, mức độ và trên
nhiều ngành không giống nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập vừa mới trở thành một
xu thế lớn của thế giới hiện đại, ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của
từng đất nước. bây giờ, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát
triển.

Thứ nhất, công cuộc hội nhập giúp xây dựng rộng phân khúc để thúc đẩy thương mại và các liên
kết kinh tế quốc tế không giống, từ đó xúc tiến phát triển và tăng trưởng kinh tế-xã hội.

Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực xúc tiến dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của
các món hàng và doanh nghiệp; song song, làm tăng mức độ thu hút đầu tư vào nền kinh tế.

Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc
gia, nhờ cộng tác giáo dục-đào tạo và tìm hiểu khoa học với các nước và tiếp thu công nghệ mới
thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến.

Thứ tư, hội nhập sử dụng tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận đối tượng quốc
tế, gốc tín dụng và các partner quốc tế.

Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các món hàng sản phẩm, dịch
vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu
nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát triển và tìm tìm việc sử dụng cả ở trong
lẫn ngoài nước.

Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình ảnh và xu
thế tăng trưởng của thế giới, từ đó đủ sức đề ra chính sách tăng trưởng thêm vào cho quốc
gia và k bị lề hóa.

Thứ bảy, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của kiến thức, văn minh của thế giới, sử
dụng giàu kiến thức dân tộc và thúc đẩy tiến bộ không gian.

Thứ tám, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một thế
giới xây dựng, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền.

Thứ chín, hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự
quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như cấp độ duy trì an ninh, hòa bình và ổn
định để phát triển.

Thứ mười, hội nhập giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế để các nước quy tụ cho
phát triển; cùng lúc xây dựng ra cấp độ phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để khắc
phục những chủ đề chú ý chung của khu vực và toàn cầu .
Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho nguồn lực nước ta được khai thông, tăng
cường giao lưu với các nước, đúng theo đường lối đối ngoại của Đảng đã xác định: “Việt Nam
sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”. Thông qua hội nhập để
xuất khẩu lao động, sử dụng lao động thông qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất
khẩu, đồng thời tạo cơ hội để nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, các công nghệ mới và các sáng
chế mà nước ta chưa có. Điều này cho thấy Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế không những
mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực vốn, tăng năng lực cạnh tranh, mà còn tăng khả năng tích
lũy vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo đều kiện để nước ta trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại./.

2. Nền vǎn hóa mà chúng ta xây dựng là nền vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiên tiến
là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo
chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc
và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá
nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả
trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung. Bản sắc dân tộc bao gồm
những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên
qua lịch sử hàng ngàn nǎm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý
chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình-làng xã-Tổ
quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao
động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Bản sắc vǎn hóa dân tộc còn đậm nét
cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết
với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong vǎn hóa các
dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập
quán, lề thói cũ.

Thứ nhất, nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ. 
Đặc trưng tiên tiến của nền văn hóa hiện đại dựa trên các giá trị văn hóa cao đẹp và tiến bộ của dân tộc và thời đại. Đó là
chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - cơ sở chỉ đạo đời sống tinh thần dân tộc và là thành
tố quan trọng của văn hóa. 

Tính “tiên tiến” của nền văn hóa Việt Nam thể hiện ở mục tiêu mà nền văn hóa hướng tới là “độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội”. Chế độ xã hội tiên tiến quy định tính tiên tiến của nền văn hóa, đồng thời nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triên kinh tế - xã hội của đất
nước. 

Thứ hai, nền văn hóa tiên tiến phải thể hiện tinh thần nhân văn cách mạng. 
Xây dựng nền văn hóa nhân văn là hướng tới con người, giải phóng con người, phát triển và hoàn thiện con người. Giải
phóng con người không chỉ là làm cho con người thoát khỏi mọi hình thức bóc lột, áp bức bất công về thể xác mà còn là
giải phóng con người về mặt tinh thần, giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo, mở ra những điều kiện xã hội tốt đẹp cho con
người phát triển toàn diện về nhân cách.

Thứ ba, nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa mang tinh thần dân chủ. 
- Dân chủ là đặc trưng cơ bản của nền văn hóa tiên tiên (tiến bộ), dân chủ là yếu tố làm thay đổi nhiều mặt đời sống văn
hóa dân tộc. Dân chủ là động lực cho sự phát triển tài năng, nhu cầu sáng tạo của quần chúng nhân dân góp phần làm
phong phú, đa dạng nền văn hóa dân tộc. Dân chủ gắn liền với tự do sáng tạo, tôn trọng cá tính sáng tạo, ý kiến cá nhân,
giá trị cá nhân trong văn hóa và mọi hoạt động của đời sống xã hội. 

Thứ tư, nền văn hóa tiên tiến bao gồm tính hiện đại. 
- VH phải dần tiến kịp và hòa nhập với trình độ hiện đại của thế giới, phải hướng tới cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

- nâng cao trình độ tư duy khoa học, duy lý trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, giải
quyết các vân đê dân tộc đặt ra trên tầm thời đại. 

- Nền văn hóa mới phải tạo ra những phẩm chất, đạo đức, tâm hồn, lối sống con người Việt Nam hiện đại ngang tầm với
sự nghiệp đổi mới đất nước. 

- Nền VH VN hiện đại phải vươn lên góp phần gquyet các vđ đặt ra trước toàn nhân loại: khủng hoảng toàn cầu, chiến
tranh và hòa bình, ô nhiễm môi trường, nghèo đói… 

Thứ năm, nền văn hóa tiên tiến thể hiện ở hình thức biểu hiện, phương tiện chuỵển tải nội dung. 

Sử dụng các hình thức sáng tạo mới bằng các công nghệ hiện đại làm sâu sắc, phong phú và đa dạng các sản phẩm văn hóa
dân tộc. Có cách thức và phương pháp tiên tiến để chuyển đổi nội dung và làm mới các giá trị văn hóa cổ truyền cho phù
hợp với thời đại. Đồng thời phải xây dựng kết cấu hạ tầng của xã hội và văn hóa từng bước hiện đại hóa. Đầu tư để xây
dựng cơ sở vật chất kỳ thuật, trang thiết bị cho hoạt động văn hóa tiến kịp trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Có như
vậy mới giúp cho sự sáng tạo tốt hơn, sự truyền bá nhanh hon, rộng rãi hơn đáp ứng được nhu cầu văn hóa ngày càng tăng
và càng cao của nhân dân. 

“Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên
qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; tinh
thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình,
đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Bản sắc văn hóa dân
tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”. 

- Nền văn hóa tiên tiến phải có sắc thái riêng, cái độc đáo của truyền thống, tâm hồn, cốt cách, lối sống, v.v... của một dân
tộc chứa đựng những tinh hoa của quá khứ kết hợp với những cái tốt đẹp của hiện đại. Nếu không, trước xu hướng toàn
cầu hóa, xu hướng áp đặt văn hóa được truyền bá bởi sức mạnh vật chất và phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ biến văn hóa
của các quốc gia dân tộc thành “bản sao” của nền văn hóa khác. 

- Để nghiên cứu bản sắc dt của VH, trước hết cần nghiên cứu MQH giữa VH với dt. VH VN có vai trò to lớn góp phần
hình thành dt và bảo đảm tính bền vững của dt.VH là hệ giá trị tinh thần cao quý, là sức sống của 1 dt trong trường kỳ lịch
sử. VH còn thì dt còn, VH suy thì dt suy, VH mất thì dt diệt vong. 

- Nền văn hóa tiên tiến cũng là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tính chất dân tộc luôn luôn gắn bó với tính chất tiên
tiến của nền văn hóa và hai mặt này liên quan biện chứng với nhau. Bản sắc văn hóa dt là những yếu tố độc đáo, đặc thù
của 1 nền VH, biểu hiện “cốt cách dt”, có tác dụng nhận diện dt. BS VH VN đã góp phần bảo tồn dt VN, tránh được âm
mưu đồng hóa của kẻ thù xâm lược trong lịch sử. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là hạt nhân của tinh thần sáng tạo của
dân tộc, truyền từ đời này sang đời khác, được làm giàu thêm bằng kinh nghiệm cuộc sống và sự sáng tạo của các thế hệ.
Đó là truyền thống được tạo ra và hun đúc trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. 

- Bản sắc văn hóa dân tộc không phải nhất thành bất biến mà nó mang tính lịch sử - cụ thể, luôn luôn tự đổi mới trên cơ sở
loại bỏ những yếu tố tiêu cực và lạc hậu, sáng tạo và xây dựng các giá trị văn hóa mới thích ứng với yêu cầu biến đổi của
thời đại. 
Để xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta cần: 
+ Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đổi mới bản sắc dân tộc phù hợp với yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. 

+ Phát triển văn hóa dân tộc đi đôi với giao lưu văn hóa với nước ngoài, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại làm
giàu đẹp thêm văn hóa Việt Nam. Ngăn chặn và đấu tranh chống sự xâm nhập của những sản phẩm văn hóa, phản giá trị,
chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của các thế lực phản động hiện nay. 

- Đứng trước những khó khăn và thách thức mới, chúng ta càng phải nhận thức được vai trò của bản thân trong xây dựng
và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng đã đề ra. để góp phần xay dựng nền
VH VN…, 

+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyen môn, trình độ chính trị, hoàn thành xuất ắc các nhiệm vụ được giao; 

+ Gương mẫu đi đàu trong các hoạt động địa phương, từ đó tuyên truyền, vận động người thân, gia đình tham gia xây
dựng đời sống văn hóa mới như các phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, củng cố tình làng nghĩa
xóm, nêu cao tinh thần doàn kết tương trợ lẫn nhau; 

+ Tích cực tham gia cùng mặt trận, hội đoàn thể địa phương tổ chức vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa, bài
trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan 

+ Góp ý phản biện để Đảng, Nhà nước có những sửa đổi cho phù hợp, góp phần đưa chủ trương chính sách của Đảng vào
cuộc sống. góp phần xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện và đẹp đẽ trong mắt bạn bè quốc tế.

3. Việt Nam là một quốc gia biển, có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển. Ngày nay, biển và kinh tế biển ngày càng
đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội, cũng như trong vấn đề an ninh quốc gia. Để
quản lý biển và khai thác nguồn tài nguyên lợi thế của biển, Việt Nam cần phải tiếp tục thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp để khẳng định biển là một phần không thể tách rời của yêu cầu phát triển nhanh và bền vững
đất nước.

Tài nguyên trong lòng biển và thềm lục địa nước ta cũng rất phong phú, có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng đối với công cuộc phát triển đất nước, trong đó nổi bật là dầu khí, hải sản, ngoài ra còn nhiều
loại khoáng sản phổ biến khác và cả những tài nguyên có giá trị năng lượng cao mà khoa học hiện
đại mới phát hiện. Một ưu thế nữa của vùng biển nước ta là vừa có những quần đảo ngoài khơi,
vừa có tới khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ gần bờ, trong đó ba đảo rộng từ 100 km2 trở lên (như đảo
Phú Quốc diện tích gần bằng quốc đảo Singapore), 23 đảo rộng từ 10 km2 trở lên... Nhưng đặc biệt
đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không
huyết mạch thông thương giữa Ấn Ðộ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Ðông
với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Có thể nói đó chính là cánh cửa lớn rộng mở
để nước ta vươn mạnh ra đại dương và thế giới nhằm chủ động hội nhập và hội nhập có hiệu quả
cao. Vùng biển của Tổ quốc là tài sản thiêng liêng, là nguồn lực vô cùng to lớn để thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội và hợp tác quốc tế vì hòa bình và thịnh vượng chung.
Biển có ý nghĩa to lớn để nước ta phát triển, mở cửa giao lưu với quốc tế và ngày càng có vai trò đặc biệt
quan trọng trong tương lai. Trong quá trình phát triển đất nước, với tiềm năng biển to lớn, Đảng và Nhà nước
ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển, đến nay những kết quả bước đầu cho thấy kinh
tế biển chiếm giữ nhiều ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực của nền kinh tế cả nước. Kinh tế biển ngày càng
giữ vai trò quan trọng đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp, tạo năng lực cạnh tranh của quốc
gia và của ngành công nghiệp; đồng thời, biển còn là nơi cung cấp nguyên liệu phong phú, đa dạng cho công
nghiệp chế biến.

Với ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt và phát triển của du lịch luôn gắn
với môi trường. Những năm qua, do nhận thức được tiềm năng du lịch biển Việt Nam, ngành du lịch không
ngừng phát triển đến nay thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Hằng năm, du lịch biển thu hút hơn
80% lượng khách của toàn ngành

You might also like