You are on page 1of 4

Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người.

Trong
đó, sản xuất vật chất mang đến nguồn nguyên vật liệu, các sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ trong nhu cầu của con người. Nhờ sản xuất vật chất, con người có thể tác
động vào tự nhiên theo ý muốn, trong chủ đích. Để qua đó phục vụ đời sống tinh
thần, đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sản xuất xã hội bao chùm các hoạt động sản xuất được thực hiện. Bao gồm:
sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Các hoạt
động sản xuất tác động, liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Ba quá trình đó gắn bó chặt
chẽ và tác động qua lại. Trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát
triển của xã hội.

Các hoạt động sản xuất vật chất cũng cho thấy ý thức tiến bộ của con người.
Từ ứng dụng nhỏ lẻ đến thừa nhận vai trò, chức năng của sản phẩm vật chất. Qua
đó mang đến công cụ, phương tiện cho nhu cầu kinh doanh, sản xuất, phát triển
kinh tế.

– Hoạt động sản xuất xã hội bao gồm:

+ Sản xuất vật chất: Thực hiện sản xuất công cụ, phương tiện, sản phẩm và dịch vụ
khác nhau. Sự đa dạng của vật chất gắn với các nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao
của con người trong xã hội. Như sản xuất xe máy, tủ lạnh, lúa gạo, thịt, cá, xà
phòng,…

+ Sản xuất tinh thần: Mang đến các sản phẩm phục vụ cho đời sống giải trí, tinh
thần. Ví dụ như sáng tác bài hát, tiểu thuyết, phim,…

+ Sản xuất ra bản thân con người: Đó là hoạt động duy trì nòi giống của con người.
Từ đó có thể đáp ứng nhu cầu lao động, trải nghiệm và tìm kiếm các sản phẩm sản
xuất khác hiệu quả hơn. Con người là chủ thể chính tác động và dẫn đến các vận
động trong sản xuất vật chất.

Sản xuất vật chất quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội. Có vật chất
mới duy trì được đời sống tinh thần, phục vụ được nhiều nhu cầu khác nhau của
con người.
Theo cách hiểu giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác –
Lenin đưa ra. Sản xuất vật chất được hiểu như sau:

“Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào
tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất
thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người”.

Phân tích định nghĩa sản xuất vật chất:

Con người là động vật tiến hóa bậc cao nhất trong xã hội. Con người luôn
tìm kiếm các lợi ích và nhu cầu để phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của
họ. Qua từng thời kỳ, sự tiến hóa, khai thác tự nhiên của con người ngày càng được
thể hiện cao. Con người không ngừng lao động, sản xuất và tạo ra các tư liệu sinh
hoạt thỏa mãn nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của mình.

Việc sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt là yêu cầu khách quan của đời sống xã
hội. Để thực hiện được hoạt động sản xuất, con người tác động và biến đổi các tư
liệu sản xuất thành sản phẩm. Quá trình này có sự tham gia của công cụ lao động.

Trong quá trình sản xuất vật chất, con người phải tác động vào tự nhiên.
Không ngừng tác động làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến
đổi bản thân mình. Sản xuất vật chất qua đó cũng không ngừng phát triển. Mang
đến cơ sở, nền tảng cho nhu cầu tồn tại, đáp ứng chất lượng cuộc sống để tìm kiếm
sự phát triển của con người.

Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt
của đời sống xã hội. Khi nhu cầu sản xuất càng cao, ứng dụng để mang đến đa
dạng của sản phẩm càng lớn. Từ đó quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao.
Trong các thời kỳ khác nhau, sản xuất đều thúc đẩy chất lượng xã hội nên cao hơn.

Sản xuất vật chất có ý nghĩa và vai trò quan trọng.

Sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của
con người và xã hội. Thông qua sản xuất con người mới có cái ăn, cái mặc. Cũng
như vận dụng vào kinh doanh, mua bán để tìm kiếm các lợi ích kinh tế lớn hơn.

Sản xuất là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ
xã hội của con người. Mang đến sự hợp tác, yếu tố cạnh tranh thúc đẩy sản xuất
nên một tầm cao mới. Nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển
của xã hội loài người. Tác động lên nhận thức, điều chỉnh các hành vi và làm mới
đời sống của con người, chất lượng của xã hội.

Trong bất kỳ xã hội nào, con người đều có những nhu cầu tiêu dùng từ cấp
độ tối thiểu đến cấp độ cao hơn. Từ đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu đến thưởng
thức, chiêm ngưỡng, tận hưởng. Như ăn, mặc, nghe nhạc, xem phim, đi lại, đi du
lịch,… Đó là ý thức được hình thành và phát triển, yêu cầu con người cũng phải cố
gắng phấn đấu cho các nhu cầu sở hữu thực tế.

Tất yếu phải tiến hành sản xuất vật chất:

Muốn thỏa mãn những nhu cầu trên thì con người phản sản xuất. Sản xuất là
tất yếu để có được sản phẩm tiêu dùng, có được lợi nhuận mới để tham gia các
dịch vụ, tiếp cận các nhu cầu cao hơn. Bởi vì sản xuất là điều kiện của tiêu dùng.

Sản xuất càng phát triển thì hàng hóa càng nhiều, càng đa dạng. Đáp ứng
được các nhu cầu khác nhau của thị trường. Tiêu dùng càng phong phú và ngược
lại. Bất cứ xã hội nào cũng không thể tồn tại, phát triển nếu không tiến hành sản
xuất vật chất.

Sản xuất vật chất có ý nghĩa và vai trò quan trọng.

Sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của
con người và xã hội. Thông qua sản xuất con người mới có cái ăn, cái mặc. Cũng
như vận dụng vào kinh doanh, mua bán để tìm kiếm các lợi ích kinh tế lớn hơn.

Sản xuất là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ
xã hội của con người. Mang đến sự hợp tác, yếu tố cạnh tranh thúc đẩy sản xuất
nên một tầm cao mới. Nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển
của xã hội loài người. Tác động lên nhận thức, điều chỉnh các hành vi và làm mới
đời sống của con người, chất lượng của xã hội.

Trong bất kỳ xã hội nào, con người đều có những nhu cầu tiêu dùng từ cấp
độ tối thiểu đến cấp độ cao hơn. Từ đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu đến thưởng
thức, chiêm ngưỡng, tận hưởng. Như ăn, mặc, nghe nhạc, xem phim, đi lại, đi du
lịch,… Đó là ý thức được hình thành và phát triển, yêu cầu con người cũng phải cố
gắng phấn đấu cho các nhu cầu sở hữu thực tế.

Tất yếu phải tiến hành sản xuất vật chất:


Muốn thỏa mãn những nhu cầu trên thì con người phản sản xuất. Sản xuất là
tất yếu để có được sản phẩm tiêu dùng, có được lợi nhuận mới để tham gia các
dịch vụ, tiếp cận các nhu cầu cao hơn. Bởi vì sản xuất là điều kiện của tiêu dùng.

Sản xuất càng phát triển thì hàng hóa càng nhiều, càng đa dạng. Đáp ứng
được các nhu cầu khác nhau của thị trường. Tiêu dùng càng phong phú và ngược
lại. Bất cứ xã hội nào cũng không thể tồn tại, phát triển nếu không tiến hành sản
xuất vật chất.

Ý nghĩa phương pháp luận:

+ Quan điểm trên là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ phát triển nền sản xuất vật
chất của các thời đại.

+ Căn cứ vào quan điểm trên cũng có thể nghiên cứu lịch sử xã hội loài người theo
quan điểm, đó là lịch sử phát triển ỏ trình độ ngày càng cao hơn của các phương
thức sản xuất: phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện
đại,... (cách nghiên cứu của C. Mác).

+ Để phát triển nền sản xuất vật chất của xã hội (trên nền tảng đó thực hiện sự phát
triển các lĩnh vực khác của xã hội) căn bản phải là xây dựng, phát triển phương
thức sản xuất ở trình độ ngày càng cao hơn.

Ví dụ: căn bản đối với nước ta hiện nay là cần phải tập trung sức đẩy mạnh
quá trình thực hiện công nghiệp hoá theo hướng hiện đại hoá và xây dựng thành
công cách thức tổ chức kinh tế theo phương thức thị trường hiện đại, có sự quản lý
của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa như đã được xác định trong các
Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam.

You might also like