You are on page 1of 2

Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người.

Sản
xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản
thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Theo Ph.Ăngghen, "điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội
loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm, trong khi con người lại sản
xuất". 
Như vậy, sản xuất vật chất là một phạm trừu triết học dùng để chỉ quá trình
mà con người sử dụng công cụ, tác động vào giới tự nhiên, nhằm biến đổi giới
tự nhiên theo nhu cầu, mục đích của con người, cũng như xã hội loài người mà
trên hết là tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân của con người
cũng như xã hội. 
Xem xét hoạt động sản xuất vật chất, ta thấy hoạt động sản xuất vật chất
có những đặc trưng cơ bản.
Thứ nhất, hoạt động sản xuất vật chất có tính lịch sử xã hội.Thật vậy, sản
phẩm con người thời nay sử dụng là của quá khứ để lại. Hoạt động sản xuất vật
chất không mang tính chất cá nhân, mà là hoạt động của tập đoàn người. Công
cụ lao động mà người lao động sử dụng cũng là sản phẩm, kết quả của xã hội
trong quá khứ để lại. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau con người sẽ có công cụ
sản xuấ khác nhau. Hơn thế, trong hoạt động sản xuất vật chất con người không
thể tách mình ra khỏi cộng đồng xã hội.
Thứ hai, quá trình sản xuất vật chất mang tính thực tế khách quan. Hoạt
động sản xuất vật chất cũng nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của con
người, xã hội loài người. Ngày nay, có rất nhiều hoạt động nhưng hoạt động sản
xuất vẫn là hoạt động cơ bản đầu tiên.
Thứ ba, quá trình sản xuất vật chất mang tính mục đích vì con người sản
xuất vật chất nhằm tạo ra của cải đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người. Thông
qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã biến đổi thế giớ tự nhiên, bắt thế
giới tự nhiên phục vụ cho con người, hay nói cách khác thong qua hoạt động sản
xuất vật chất, con người đã biến đổi thế giới tự nhiên và biến đổi chính con
người, xã hội loài người.  
Từ những đặc trưng của hoạt động lao động sản xuất vật chất, ta có thể
thấy sản xuất vật chất đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Thứ nhất, hoạt động sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại, phát triển
của con người, xã hội loài người. vai trò của sản xuất vật chất trước hết là tiền
đề trực tiếp tạo ra tư liệu sinh hoạt của con người nhằm duy trì sự tồn tại và phát
triển của con người nói chung cũng như từng cá thể người nói riêng. Bởi vì con
người muốn tồn tại thì phải đáp ứng được các nhu cầu cơ bản như “ăn, mặc, ở”
mà các nhu cầu này không có sẵn trong giới tự nhiên nên không cách nào khác,
con người phải thực hiện hoạt động sản xuất vật chất nhằm cải biến các đối
tượng trong tự nhiên thành những sản phẩm theo nhu cầu của con người. Nói
cách khác, nếu không có hoạt động sản xuất vật chất thì sẽ không tồn tại con
người, xã hội loài người.
- Thứ hai, hoạt động sản xuất vật chất là tiền đề cho sự hình thành, biến đổi
lịch sử-xã hội. Thật vậy, lịch sử hình thành và phát triển xã hội loài người đã
trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội, mà 5 hình thái kinh tế xã hội này có nguồn
gốc từ chính hoạt động sản xuất vật chất, đồng thời chính hoạt động sản xuất
vật chất quyết định sự biến đổi hình thái xã hội loài người. Trình độ SXVC
càng cao => con người càng có điều kiện để thỏa mãn nhu cầu vật chất và
tinh thần của mình càng lớn => XH càng phát triển => càng tạo điều kiện để
con người hoàn thiện chính mình và thúc đẩy phát triển mọi mặt cuộc sống
(nhà nước, pháp quyền, pháp luật, đạo đức,…). Bên cạnh đó, nhờ có hoạt
động sản xuất là cở sở làm phát sinh, phát triển các mối quan hệ xã hội. Thực tiễn đã cho
thấy các mối quan hệ xã hội đều được hình thành thông qua hoạt động sản xuất vật chất.
Hoạt động sản xuất vật chất tạo mối quan hệ tình cảm, mối quan hệ giao lưu buôn bán,
mối quan hệ đạo đức,… Sự phát triển lịch sử nhân loại là lịch sử phát triển PTSX.
-

Như vậy, lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sự nền vật chất. Nhờ
hoạt động sản xuất vật chất, thong qua phương thức sản xuất mà chúng ta có thể
phân biệt được các thời đại kinh tế. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất và
phương thức sản xuất mà con người có thể phân biệt được thời đại kinh tế đó
thuộc hình thái xã hội nào. 
 

You might also like