You are on page 1of 2

I: CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

1. Con người là bản thể sinh học- xã hội


1.1 Về phương diện sinh học
1.1.1 Con người là một phần của giới tự nhiên:
“Giới tự nhiên... là thân thể vô cơ của con người,...đời sống thể xác và tinh
thần của con người gắn liền với giới tự nhiên”. Điều này ngụ ý rằng con người
không phải là một thực thể độc lập khỏi môi trường tự nhiên mà chúng ta sống.
Thay vào đó, chúng ta là một phần của nó và phụ thuộc vào nó để tồn tại và
phát triển.
Giới tự nhiên được xem là "thân thể vô cơ của con người". Con người
không chỉ phụ thuộc vào tự nhiên mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với nó. Điều
này có thể bao gồm cả cơ thể và tinh thần của con người, vì chúng ta được hình
thành và tác động bởi môi trường tự nhiên xung quanh.
Ví dụ: Mác phân tích sự phát triển của xã hội loài người trong bối cảnh lịch
sử, từ sự tiến bộ trong sản xuất đến các quá trình xã hội như cách mạng công
nghiệp và cách mạng xã hội. Con người không chỉ là một phần của tự nhiên mà
còn là một yếu tố chủ động trong việc biến đổi tự nhiên và xã hội.

1.1.2.Phải phục tùng các quy luật của tự nhiên:


Mặc dù con người có khả năng biến đổi tự nhiên và chính bản thân mình,
nhưng vẫn phải tuân theo các quy luật tự nhiên như các quy luật sinh học
không thể thay đổi như di truyền, các tiến hóa và quá trình tiến hóa của giới tự
nhiên mà ta đã biết. Điều này đề cập đến việc con người không thể hoạt động
hoàn toàn độc lập với tự nhiên mà cần phải tuân theo các quy luật tồn tại trong
môi trường. Con người là một bộ phận đặt biệt, quan trọng của giới tự nhiên,
nhưng lại có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình, dựa trên các
quy luật khách quan. Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa con người và các
thực thể sinh học khác.
Ví dụ: các quy luật không thể thay đổi như sinh-lão-bệnh-tử, di truyền
cũng như biến dị.
1.2 Về phương diện xã hội
1.2.1.Lao động sản xuất là hoạt động quan trọng nhất của con người:
Điều này ám chỉ rằng lao động sản xuất không chỉ là cách thức con người tạo
ra nguồn sống mà còn là cơ sở cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội. lao động
sản xuất. "Người giống vật duy nhất có thế bằng lao động mà thoát khỏi trạng
thái tinh túy là loài vật", Nếu các động vật khác phải sống dựa hoàn toàn vào
các sản phẩm tự nhiên của tự nhiên, dựa vào bản năng thì con người lại sống
bằng lao động sản xuất, bằng công việc cải tạo và sáng tạo tự nhiên tạo ra các
sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân mình.
Nhờ có lao động sản xuất mà về mặt sinh học con người có thể trở thành
thực thể xã hội. thành chủ thế của lịch sử có tính tự nhiên", có lý tính, có "bản
năng xã hội. Lao động không chỉ là một hoạt động vật lý mà còn là điều kiện
tiên quyết cho sự phát triển tinh thần của con người. Nó giúp cải tạo bản năng
sinh học và định hình con người thành người đích thực.
Ví dụ: Nhờ quá trình lao động sáng tạo, con người đã nâng cao được
chất lượng cuộc sống thông qua việc cải thiện sản xuất và sử dụng tài nguyên.
Ban đầu, mục tiêu của việc trồng cây và sản xuất thực phẩm là để đảm bảo sự
tồn tại. Tuy nhiên, do con người có khả năng tư duy và ý thức, họ đã phát triển
những mong muốn và nhu cầu cao hơn về cuộc sống. Điều này đã thúc đẩy sự
sáng tạo và phát triển công nghệ, từ đó tạo ra những công cụ và phương pháp
sản xuất tiên tiến hơn.
1.2.2.Xã hội và sự phát triển của con người:
Xã hội được tạo thành thông qua sự tương tác giữa con người và đó là
nơi mà ý thức, tư duy, và phát triển cá nhân của con người được hình thành và
phát triển. Giao tiếp xã hội và ngôn ngữ là sản phẩm của quá trình này. Mối
quan hệ giữa con người và xã hội là một quá trình tương tác hai chiều. Xã hội
ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển cá nhân, trong khi sự phát triển cá nhân
cũng góp phần vào sự thay đổi và phát triển của xã hội.

1.3. Tổng hợp


Tổng hợp lại, triết học Mác-Lênin nhấn mạnh sự đa chiều của con người là
một thực thể sinh học và xã hội, với mặt tự nhiên và mặt xã hội đối lập nhưng
thống nhất với nhau. Quan niệm này làm nổi bật vai trò của hoạt động lao động
và quan hệ xã hội trong quá trình hình thành và phát triển của con người, đồng
thời nhấn mạnh sự biến đổi và đối lập trong bản chất con người dưới ảnh
hưởng của điều kiện lịch sử và xã hội. Nếu con người là sản phẩm của giới tự
nhiên và xã hội thì trong con người cũng có hai mặt không thể tách rời nhau:đó
là mặt tự nhiên và mặt xã hội. Sự thống nhất chính giữa hai mặt này cho chúng
ta hiểu con người là một thực thể sinh học – xã hội.
Nguồn: Giáo trình triết học Mác-Lenin( 2021).

You might also like