You are on page 1of 2

I.

Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của
xã hội
Từ khái niệm phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở
giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người, ta thấy được vai trò của phương thức sản xuất có vai
trò rất to lớn nó thể hiện ở chỗ mỗi phương thức sản xuất đều có yếu tố kỹ thuật và kinh tế của mình và
trong đó yếu tố kỹ thuật là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình sản xuất được tiến hành bằng cách thức kỹ
thuật, công nghệ nào để tác động biến đổi các đối tượng của quá trình đó, bên cạnh đó còn yếu tố kinh
tế của phương thức sản xuất là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình sản xuất được tiến hành với những cách
thức tổ chức kinh tế nào. Hai yếu tố như trên của phương thức sản xuất vận động theo hướng tách biệt
và phụ thuộc lẫn nhau tạo ra vai trò của phương thức sản xuất là quy định tính chất, kết cấu, sự vận
động và phát triển của xã hội.

Ví dụ: Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy: Xã hội loài người được tổ chức trong các
cấu trúc bộ lạc truyền thống, điển hình bởi việc chia sẻ sản xuất và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm xã
hội. Do không có sản phẩm thặng dư nào được sản xuất, nên không có khả năng tồn tại các giai
cấp thống trị. Do phương thức sản xuất này không có sự phân chia giai cấp, nó được coi là xã hội
không giai cấp. Các công cụ của thời kỳ đồ đá, các hoạt động săn bắn, hái lượm và nông nghiệp
thời kỳ đầu là các lực lượng sản xuất chính của phương thức sản xuất này.

Sản xuất vật chất luôn giữ vai trò quy định sự tồn tại đối với xã hội, sự phát triển của con người và xã
hội loài người, có thể xem đây là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội
và cũng chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người vì thế nên rất cần
tới phương thức sản xuất.

Ví dụ: Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy: Sự xuất hiện của đồ kim khí, trồng trọt và
chăn nuôi phát triển dẫn đến sự phân công lao động lần thứ nhất. Nghề thủ công phát triển hình
thành nhóm người chuyên nghề thủ công là sự phân công lao động lần hai. Sự phát triển của lực
lượng sản xuất, phương thức sản xuất và nền kinh tế dẫn đến sự xuất hiện tư hữu, phân hóa tài
sản – địa vị, công xã nông thôn thay thế công xã thị tộc. Trên những cơ sở đó, phát sinh hàng
loạt các mối quan hệ xã hội trong đó có nhà nước được ra đời.

Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan cơ bản và có thể nói nó là một hành động lịch sử mà hiện nay
cũng như hàng ngàn năm trước đây con người vẫn phải tiến hành để duy trì sự sống. Cùng với việc cải
biến giới tự nhiên, con người cũng cải biến chính bản thân mình và cải biến cả các mối quan hệ giữa con
người với nhau và chính việc cải biến đó làm cho việc chinh phục giới tự nhiên đạt hiệu quả cao hơn. Xã
hội loài người tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ sản xuất vật chất trong lịch sử xã hội loài
người, cụ thể đó là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất.

Từ đây, ta thấy được các quan hệ xã hội về nhà nước, chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, khoa
học…đều được hình thành và phát triển trên cơ sở sản xuất vật chất mà góp phần không nhỏ trong đó là
vai trò của phương thức sản xuất. Con người đồng thời cũng sản xuất ra và tái sản xuất ra những quan
hệ xã hội của mình. Sản xuất vật chất đó là cơ sở của sự tiến bộ xã hội qua từng thời kì. Sản xuất vật chất
không ngừng được các thế hệ người phát triển từ thấp đến cao. Mỗi khi phương thức sản xuất thay đổi,
quan hệ giữa người với người trong sản xuất cũng thay đổi; và do vậy, mọi mặt của đời sống xã hội đều
có sự thay đổi theo sự tiến bộ của phương thức sản xuất. Nhất là trong thời kì hội nhập hóa, quốc tế hóa
và song song theo đó là công nghiệp hóa – hiện đại hoá phương thức sản xuất yêu cầu mỗi người phải
nâng cao kiến thức, kĩ năng và cả đạo đức; nâng cao các mối quan hệ giữa con người với con người từ
đó cùng nhau góp phần xây dựng xã hội dân chủ công bằng văn minh.

You might also like