You are on page 1of 2

TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
a. Khái niệm tồn tại xã hội:

Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã
hội. Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật chất xã hội,
là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh. Trong các quan hệ xã hội vật
chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và quan hệ giữa con người với con
người là những quan hệ cơ bản nhất.

VD: Trong xã hội cộng sản nguyên thủy các bộ lạc người sống bầy đàn sống bằng hình thức săn bắt, hái
lượm, dùng đá để chế tác công cụ. Công cụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kỉ thuật
chế tác, đã có nhiều hình loại ổn định nhằm phục vụ đời sống. Thời kì này con người biết tận dụng và sử
dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre gỗ… Bên cạnh đó điều kiện khí hậu
thuận lợi cho đời sống con người cộng với sự đa dạng phong phú của các loài động thực vật nên nguồn tài
nguyên rất phong phú.

b. Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội


Tồn tại xã hội là phương thức dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội bao gồm
phương thức sản xuất vật chất, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật
độ dân số. Các yếu tố do tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, chúng tác động
qua lại lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển chủ yếu trong xã hội. Trong đó
thì phương thức sản xuất vật chất sẽ được xác định là yếu tố cơ bản nhất. Như trong lời
tựa của tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị C.Mác viết: “Phương thức sản
xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói
chung. Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã
hộicủa họ quyết định ý thức của họ.”

- Phương thức sản xuất ra của cải vật chất là cách thức con người tiến hành quá trình sản
xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.
VD: Phương thức kỹ thuật canh tác nông nghiệp lúa nước được xác định là nhân tố cơ bản tạo thành điều
kiện hoạt động vật chất truyền thống của người Việt Nam.

- Các yếu tố khác liên quan đến điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý như các điều kiện về
khí hậu, đất đai, nguồn nước,…tạo nên đặc điểm riêng biệt của không gian sinh tồn của
xã hội. Đây là điều kiện thường xuyên và tất yếu của sự tồn tại và phát triển của xã hội,
nó có thể gây ảnh hưởng khó khăn hoặc thuận lợi cho đời sống của con người và sản xuất
xã hội.
VD: Việt Nam có những đồng bằng rộng lớn, nằm giáp với biển Đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
giao thương và phát triển kinh tế vùng đồng bằng. chính những điều kiện tự nhiên đặc biệt đó tạo ra
không gian sinh tồn xã hội.

- Các yếu tố về dân cư, bao gồm cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân cư, mô hình
tổ chức dân cư… Đây là điều kiện đối với đời sống xã hội vì nó có ảnh hưởng thuận lợi
hoặc khó khăn đối với đời sống và sản xuất.
VD: Cấu trúc dân cư của nền nông nghiệp trong xã hội Việt Nam xưa thì tổ chức dân cư theo mô hình làng
xã sẽ phù hợp và tạo thuận lợi hơn so với tổ chức dân cư theo lối du mục di động.

Chính khẳng định trên của C.Mác đã khắc phục triệt để chủ nghĩa duy tâm, xây dựng
quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội như C.Mác và
Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng toàn bộ gốc rễ của sự phát triển loài người, kể cả ý thức con
người đều nằm trong và bị quy định bởi sự phát triển của điều kiện kinh tế-xã hội, nghĩa là
“không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức”,“do đó ngay
từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn
tại”.Đây chính là điểm cốt lõi của nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
Từ đó, ta có nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Tồn tại xã hội không chỉ
quyết định sự hình thành của ý thức xã hội mà còn quyết định cả nội dung và hình thức,
biểu hiện của nó.

Và một lúc nào đó các hình thái, ý thức sẽ tác động và ảnh hưởng ngược trở lại tồn tại xã
hội và đó là tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.

You might also like