You are on page 1of 3

Liên hệ và ý nghĩa của mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý

thức xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
Ý thức xã hội: là lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, là sự phản ánh
tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau, bao gồm tình
cảm tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng lý luận hoặc tồn tại
thông qua các hình thái ý thức xã hội cụ thể khác nhau như: ý thức
chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, .v.v.
Tồn tại xã hội: là lĩnh vực vật chất của đời sống xã hội, bao gồm những
điều kiện hoàn cảnh vật chất, hoạt động vật chất của con người và các
quy luật khách quan vốn có của nó như: điều kiện hoàn cảnh vật chất
của sản xuất vật chất của đấu tranh xã hội hay nghên cứu và thực
nghiệm khoa học và các quy luật như quy luật quan hệ sản xuất phụ
thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật về đấu
tranh giai cấp, về cách mạng xã hội, .v.v.
Ý nghĩa của vấn đề trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại
hóa (CNH-HĐH)
Thay đổi tồn tại xã hội, CNH-HĐH tác động đến ý thức xã hội. Ta có
thể thấy rằng, quá trình CNH-HĐH ở nước ta đã tạo ra cơ sở vật chất kỹ
thuật làm thay đổi những điều kiện kinh tế cũng như tạo ra cơ sở và
môi trường xã hội. Điều này làm thay đổi mạnh mẽ tư duy, nếp nghĩ,
thay đổi thói quen, lối sống... của từng cá nhân và cả cộng đồng xã hội.
Ý thức xã hội tiến bộ thúc đẩy quá trình CNH-HĐH. Chủ thể của quá
trình CNH-HĐH chính là con người. Cho nên tham gia vào quá trình này
đòi hỏi con người phải thay đổi, bởi lẽ một khi tư tưởng tiêu cực vẫn
còn tồn tại, thì con người chưa thể thông suốt tiếp thu cái mới, và con
đường đi lên xã hội chủ nghĩa thông qua quá trình CNH-HĐH vẫn chưa
thể trơn tru được.
Liên hệ của vấn đề này trong thời kỳ CNH-HĐH:
Trong quá trình CNH-HĐH, mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội có ảnh hưởng lẫn nhau một cách phức tạp.
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội như động lực của CNH-HĐH: ý thức xã
hội ảnh hưởng đến hướng phát triển của xã hội và nền kinh tế. Trong
quá trình CNH-HĐH ý thức xã hội thường được thay đổi và định hình lại
theo nhu cầu của nền kinh tế mới và đôi khi cũng làm thay đổi cáu trúc
xã hội.
Ảnh hưởng của tồn tại xã hội đến quá trình CNH-HĐH: các yếu tố như
cấu trúc giai cấp, hệ thống giáo dục và phân phối tài nguyên xã hội đều
có ảnh hưởng đến việc phát triển công nghiệp. Ví dụ, một xã hội có cấu
trúc giai cấp linh hoạt và sự di chuyển dễ dàng giữa các tầng lớp có thể
tạo ra sự đổi mới và sáng tạo thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp.
Tác động của CNH-HĐH đến ý thức xã hội: sự thay đổi trong nền kinh
tế thường đi kèm với sự thay đổi trong ý thức xã hội. CNH-HĐH có thể
tạo ra các giá trị mới, như công bằng xã hội, quyền lợi lao động, và quan
tâm đến môi trườn. Nó cũng có thể gây ra các mâu thuẫn và bất ổn xã
hội khi một số nhóm xã hội cảm thấy bị tổn thường hoặc bị loại trừ
trong quá trình này.
Phản ứng của xã hội đối với CNH-HĐH: ý thức xã hội thường đóng vai
trò quan trọng trong việc hình thành phản ứng của xã hội đối với CNH-
HĐH. Sự phản đối hoặc ủng hộ từ phía công chúng có thể tạo ra sự
chậm trễ hoặc tăng tốc cho quá trình CNH-HĐH, tùy thuộc vào mức độ
chấp nhận và sự đồng thuận của cộng đồng.
Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong thời ký CNH-HĐH
là quá trình tương tác phức tạp, trong đó cả hai yếu tố đều ảnh hưởng
lẫn nhau và có vai trò quan trọng trong việc hình thành và thay đổi xã
hội.

You might also like