You are on page 1of 12

Câu 1:

Nd 1:Phân tích chức năng nuôi dưỡng giáo dục của gia đình ( có thể viết trong giáo trình,trang 246)

Nd 2: Giáo dục đóng vai trò chủ đạo đến sự phát triển nhân cách cá nhân.

Giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp, thống nhất của chủ thể - nhà giáo dục và đối tượng –
người được giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã
hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Đó là một quá trình toàn vẹn được tổ chức một cách có
mục đích, có kế hoạch thông qua các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng nhằm chiếm lĩnh
những kinh nghiệm xã hội của nhân loại.Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách. Lịch sử phát triển của giáo dục nhà trường đã chứng minh vai trò to lớn của giáo
dục trên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đối với sự hình thành và phát triển nhân cách thì giáo
dục giữ vai trò chủ đạo. Vai trò chủ đạo của giáo dục được thể hiện ở những điểm sau đây:

- Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân mà
còn tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân theo những chiều hướng đó.

- Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh – di truyền hoặc môi
trường, hoàn cảnh không thể có được.Ví dụ: Trẻ con không cần yếu tố giáo dục, đến 2 tuổi sẽ biết đi,
3 tuổi sẽ biết nói ( đó là những cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền đem lại) nhưng trẻ không thể tự
biết đọc, biết viết nếu không được dạy ( là cái mà chi có yếu tố giáo dục có thể đem lại).

- Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người khuyết tật, có thể bù đắp những thiếu
hụt do bệnh tật gây ra cho con người. Nhờ sự can thiệp sớm với những tác động đặc biệt là những
phương tiện hỗ trợ, giáo dục có thể phục hồi ở những người có tật những chức năng đã mất, hoặc
có thể phát triển trí tuệ như những trẻ bình thường nhờ những biện pháp giáo dục hòa nhập. Ví
dụ,đối với những trẻ bị khuyết tật, có thể sử dụng phương pháp giáo dục chuyên biệt như sử dụng
chữ nổi đối với trẻ khiếm thị, ngôn ngữ hình thể với trẻ bị câm điếcbẩm sinh.

- Giáo dục có thể uốn nắn, làm thay đổi những phẩm chất, những nét tính cách, những hành vi, thói
quen không phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của xã hội(do ảnh hưởng tiêu cực của môi trường, sự
lôi kéo của bạn bè xấu…) giúp phát triển theo yêu cầu của nhà giáo dục. Đó chính là hiệu quả của qúa
trình giáo dục lại đối với các trẻ em hư hoặc những người phạm pháp.

Câu 2:

Nd 1: Tôi coi sự phát triển của những Hình thái Kinh tế - Xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên

Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng. Mối liên hệ tác động qua lại của các
nhân tố này thể hiện sự tác động của các quy luật chung vào trong các giai đoạn của sự phát triển
của lịch sử làm cho các hình thái kinh tế – xã hội phát triển như một tiến trình lịch sử tự nhiên.

Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Chính tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đã quy định một cách khách quan tính
chất và trình độ của quan hệ sản xuất. Do đó xét đến cùng lực lượng sản xuất quyết định quá trình
vận động và phát triển của hình thái kinh tế – xã hội như quá trình lịch sử tự nhiên.

Trong hệ thống các quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế
xã hội, thì quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất có vai trò quyết định nhất. Mặt khác, sự tác động đến quá trình phát triển của các hình thái kinh
tế – xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên còn thể hiện sự tác động trực tiếp, quan trọng của quy
luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, v.v…
Nd 2: Chứng minh ở xã hội Việt Nam hiện nay

Nước ta quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội không qua giai đoạn phát triển Tư bản Chủ nghĩa không có
nghĩa là gạt bỏ tất cả những quan hệ sở hữu cá thể, tư nhân, chỉ còn lại chế độ công hữu và tập thể,
trái lại, tất cả những gì thuộc về sở hữu tư nhân góp phần vào sản xuất kinh doanh thì chấp nhận nó
như một bộphận tự nhiên của quá trình kinh tế xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, khuyến khích mọi hình
thức kinh tế để phát triển sản xuất và nâng cao cuộc sống của nhân dân. Trong sự tác động lẫn nhau
của các yếu tố cấu thành Quan hệ sản xuất,quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối có vai trò
quan trọng. Những quan hệ này có thể góp phần củng cố Quan hệ sản xuất , cũng có thể làm biến
dạng Quan hệ sở hữu. Trong cải tạo Xã hội Chủ nghĩa những năm qua do khônghạn chế đầy đủ vấn
đề này chúng ta đã mắc phải khuyết điểm là tuyệt đối hoá quan hệ sở hữu, coi nhẹ các quan hệ khác
dẫn đến việc cải tạo Quan hệ sản xuấtkhông đồng bộ nên quan hệ sản xuất ”mới” chỉ là hình thức.

Đảng ta khẳng định lấy Chủ nghĩa Mac - LêNin là kim chỉ nam cho hành động và nêu cao tư tưởng Hồ
Chí Minh. Nội dung cốt lõi của Chủ nghĩa Mac-LêNin là ở tư tưởng giải phóng con người khỏi chế độ
làm thuê, khỏi chế độ tưhữu dựa trên cơ sở người bóc lột người. Vì vậy, trong sự nghiệp xây dựng
Chủnghĩa Xã hội của nhân dân ta đương nhiên lấy Chủ nghĩa Mac - LêNin là kim chỉ nam cho hành
động. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo Chủnghĩa Mac - LêNin vào hoàn cảnh nước ta
mà cốt lõi là sự kết hợp Chủ nghĩa Mac - LêNin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
của nhân dân ta.Tư tưởng đó đã trở thành một di sản tinh thần quý báu của Đảng, của nhân dânta.

Xây dựng hệ thống chính trị Xã hội Chủ nghĩa, bản chất giai cấp công nhân do đội tiên phong của nó
là Đảng Cộng sản lãnh đạo đảm bảo cho nhân dân làngười chủ thực sự của xã hội.toàn bộ quyền lực
xã hội thuộc về nhân dân, thựchiện nền dân chủ Xã hội Chủ nghĩa,đmả bảo phát huy mọi khả năng
sáng tạo tích cực, chủ động của mọi các nhân,mọi tầng lớp xã hội trong công cuộc phát triển kinh tế
và văn hoá, phục vụ ngày càng tốt hơn cuộc sống của nhân dân.

Các tổ chức, bộ máy tạo thành hệ thống chính trị xã hội không tồn tại như một mục đích tự thân mà
vì phục vụ con người thực hiện cho được lợi ích vàquyền lực của nhân dân lao động.

Câu 3:

So sánh dân chủ XHCN và dân chủ tư srn


Khác nhau

- Bản chất

- Kinh tế thị trường:


- Chính trị:
- Xã hội

Câu 4:

Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ
mệnh lịch sử của mình:

Đảng cộng sản là lãnh tụ chính trị, là hình thức tổ chức cao nhất, bộ phận tiên tiến nhất của giai cấp
công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, lấy Chủ
nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, lấy nguyên tắc tập trung-dân
chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học (chủ nghĩa Mác - Lênin nói
chung) với phong trào công nhân. Sự ra đời của Đảng Cộng sản là một tất yếu lịch sử của phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân.

Khi lý luận khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác thâm nhập vào thực tiễn phong trào công
nhân thì đã được một bộ phận công nhân tiên tiến tiếp thu. Từ đó bộ phận này đã thành lập ra Đảng
Cộng sản. Ta cũng có thể nói rằng, Đảng Cộng sản là một bộ phận của giai cấp công nhân. Và điều
này đã trở thành quy luật chung cho sự ra đời của các Đảng cộng sản ở nhiều nước trên thế giới.

Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội của đảng cộng sản, là nguồn bổ sung lực lượng phong phú cho
đảng cộng sản. Những đảng viên của đảng là những người công nhân giác ngộ lý tưởng cách mạng,
được trang bị lý luận cách mạng, tự giác gia nhập đảng và được các tổ chức chính trị - xã hội của giai
cấp công nhân giới thiệu cho đảng. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cũng chính là sự lãnh đạo của giai
cấp công nhân. Giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua Đảng Cộng sản.

Đảng Cộng sản đóng một vai trò quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện

thắng lợi sứ mệnh lịch sử của chính mình vì:


+ Nhờ có Đảng Cộng sản mà bản chất mục đích của phong trào công nhân được thay đổi phù hợp
hơn

Trên thực tế, phong trào công nhân đã nhiều lần nổ ra khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển.
Ban đầu công nhân đứng lên đấu tranh chỉ vì mục đích kinh tế như: tăng lương, giảm giờ làm, nâng
cao điều kiện lao động,... Mặc dù phong trào công nhân có thể phát triển về số lượng, quy mô đấu
tranh có thể được mở rộng nhưng cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu một lý luận khoa học và cách
mạng soi đường. Khi nào giai cấp công nhân tiếp thu lý luận khoa học và cách mạng thì lúc đó phong
trào đấu tranh của giai cấp này mới trở thành phong trào mang tính chất chính trị với mục đích là
giành lại độc lập chính quyền.

+ Đảng Cộng sản làm thay đổi hình thức đấu tranh của phong trào công nhân từ đấu tranh tự phát
thành tự giác

Những cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân nổ ra dưới nhiều hình thức khác nhau như:
đình công, biểu tình, đập phá máy móc,... Các phong trào này diễn ra với quy mô nhỏ, không có tổ
chức và đường lối chiến lược rõ ràng.

Nhưng từ khi phong trào công nhân được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được Đảng vạch ra đường
lối, đề ra cương lĩnh đấu tranh cách mạng thì hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân có sự thay
đổi lớn. Họ biết kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phong trào diễn ra với quy mô
lớn hơn, công nhân biết hoạt động một cách có tổ chức và đoàn kết chặt chẽ với nhau

Đảng đóng vai trò là lãnh tụ chính trị⇒ Đảng cộng sản là tập hợp đội ngũ những người ưu tú nhất
trong giai cấp công nhân và các quần chúng lao động khác. Đó là tập hợp đội ngũ những người có
trình độ nhận thức chính trị, học vấn, chuyên môn cao; lập trường giai cấp vững vàng; những người
tiên tiến trong giai cấp công nhân, được trang bị lý luận khoa học, cách mạng và là những người
được tôi luyện từ trong thực tiễn phong trào cách mạng.

Đảng cộng sản trở thành bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân⇒ Đảng cộng sản là đại
biểu trung thành cho quyền lợi, ý chí, nguyện vọng của không chỉ giai cấp công nhân mà còn cho đại
đa số quần chúng lao động khác (bao gồm cả giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác), nhờ
đó, Đảng có thể tập hợp, giác ngộ, huy động được quần chúng tham gia các phong trào cách mạng.

Đảng cộng sản là hạt nhân quy tụ lực lượng cách mạng, xây dựng khối liên ⇒ minh giữa các lực
lượng cách mạng

Đảng trở thành đội tiên phong chiến đấu, lãnh tụ chính trị và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp
công nhân.

Liên hệ thực tiễn với Việt Nam

+1925: cuộc bãi công của thợ máy sửa chữa tàu thuỷ của xưởng Ba Son (Sài Gòn) đã ngăn không cho
tàu Pháp đưa lính sang tham gia đàn áp cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc và các
thuộc địa Pháp ở Châu Phi.

+ 1926 - 1927: ở nước ta đã liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công:“phá kho thóc của người Nhật”; Cách
mạng tháng 8 thành công miền Bắc hoàn thành cuộc cách mạng.

+1953 - 1954: Đảng đề ra đường lối chiến tranh nhân dân “toàn dân kháng chiến”, “trường kỳ kháng
chiến”; chiến dịch Điện Biên Phủ thành công, miền Bắc hoàn toàn độc lập tiến lên xây dựng xã hội
chủ nghĩa.
+1954 - 1975: miền Nam thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và chống Mỹ, độc lập thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ

+1975 - nay: Đảng ta tập trung lãnh đạo đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa
nước ta phát triển nhanh, bền vững và sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.

⇒Từ khi ra đời đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện vai trò nhân tố chủ quan hàng đầu
đảm bảo cho cuộc cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác, từ hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến công cuộc xây dựng đất nước theo
định hướng XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Câu 5: Phân tích đặc trưng: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Dân giàu là một thước đo có thể nhận thấy được. Con đường chúng ta đi phải đem lại cho dân ta
ngày một giàu hơn, thể hiện ở thu nhập của người dân mỗi ngày một tăng hơn, đời sống vật chấtvà
tinh thầncủa người dân mỗi ngày một cao hơn và đến một lúc nào đó đời sống vật chất của dân ta
phải không thua kém đời sống của người dân ở bất kỳ quốc gia phát triển nào. Chỉ có con đường nào
đem lại cho người dân ngày một giàu, cuộc sống tốt hơn hơn thì đó mới là con đường đúng.

thứ hai thể hiện bản chất XHCN là nước mạnh. Đây là một đích đến rất dễ thấy. Nước mạnh không
phải tự vẽ ra trên giấy,  hoặcnói hay mà được, mà nó phải thể hiện qua tiềm lực kinh tế của nước đó,
cụ thể là GDP phải đủ lớn.Đồng thời, sự biểu hiện của nước mạnh còn là các ngành, các lĩnh vực sản
xuất vật chất và dịch vụ đều phát triển và tăng cao. Tiềm lực an ninh - quốc phòng ngày một to lớn.
Sức mạnh và vị thế của đất nước trên trường quốc tế được tăng lên. Không để cho bất cứ kẻ thù nào
có thể đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời và vùng biển của đất nước. Lợi ích dân tộc quốc
gia được bảo đảm.

Thứ ba là vấn đề dân chủ. Ngoài việc tạo ra của cải vật chất nhiều hơn để cho đạt được dân giàu,
nước mạnh thì một vấn đề không thể thiếu trong xã hội chúng ta chính là dân chủ hơn, người dân
thực sự được làm chủ. Sự tập trung, tập quyền sẽ dần giảm bớt và dân chủ phải được tăng lên là xu
thế tất yếu trong các xã hội phát triển. Việt Nam trên đường lên CNXH, thì vấn đề dân chủ càng đặc
biệt quan tâm. Mục tiêu là phấn đấu cho mọi người dân được tự do, hạnh phúc hơn trong xã hội
Việt Nam nên việc mở rộng dân chủ và làm cho dân chủ trở thành văn hóa sống của mọi người dân
trong xã hội là một vấn đề có tính quy luật tất yếu. Không có dân chủ không có CNXH, chỉ có dân chủ
thật sự thì CNXH mới thành hiện thực. Để đánh giá mức độ dân chủ trong xã hội cần phải có thước
đo cụ thể. Trên tiến trình xây dựng đất nước, nếu dân chủ không được mở rộng, không được phát
triển ở mức độ cao thì cần xem lại con đường ta đang đi.

Dân giàu, nước mạnh mà thiếu công bằng sẽ gây ra bất công xã hội và bất bình xã hội. Từ đó, xã hội
sẽ rất dễ hỗn loạn, xung đột và hậu quả là khó có thể trở thành một nước giàu mạnh thực sự. Hơn
nữa, nếu một xã hội không có công bằng, thì chắc chắn sẽ khó có dân chủ. Dân chủ chỉ có thể hình
thành trong một môi trường bình đẳng. Chính vì lẽ đó, xây dựng CNXH chính là xây dựng một môi
trường công bằng và tiến bộ. Ở đâu không có công bằng thì chắc chắn ở đó khó có CNXH và điều đó
có nghĩa là con đường chúng ta đang đi phải điều chỉnh lại.

Với sự phát triển của nhân loại cho thấy, thế giới ngày một văn minh, tươi đẹp hơn. Đây là một quy
luật phát triển khách quan của toàn thể nhân loại. Thế giới hôm nay đã thành “thế giới phẳng”, thế
giới như nhỏ hơn, gần nhau hơn nhờ tiến bộ của khoa học - công nghệ. Trí tuệ của con người đã đạt
được đến những đỉnh cao có thể kiến tạo và cải biến xã hội loài người. Những sản phẩm biến đổi
gien, sản phẩm lai tạo đã và đang góp phần làm cho của cải tăng lên nhiều, nhưng cũng đặt ra các
thử thách khác cho con người. Sinh sản vô tính và sự cấy ghép nội tạng, cơ thể con người đang làm
thay đổi mạnh mẽ nhận thức và triết lý sống của nhân loại. Các nền kinh tế tri thức ngày một phát
triển nhiều hơn và giàu có hơn. CNXH mà chúng ta lựa chọn chắc chắn phải là một xã hội đạt đến
một trình độ văn minh, hiện đại, chắc chắn không phải một xã hội lạc hậu, trì trệ.

Câu 6:

Có thể viết trong giáo trình trang 211

Câu 7:

*Khái niệm dân tộc:

- Nghĩa rộng: Dân tộc – quốc gia (DT Việt Nam, DT lào…)

+ Cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân của một quốc gia.

+ Có lãnh thổ chung.

+ Nền kinh tế thống nhất.

+ Quốc ngữ chung.

+ Truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước

và giữ nước.

- Nghĩa hẹp: Dân tộc – tộc người (DT Ê Đê, DT Thái…)

+ Cộng đồng người được hình thành trong lịch sử có mối quan hệ chặt chẽ bền

vững.

+ Chung ý thức tự giác tộc người.

+ Chung ngôn ngữ tộc người.

+ Chung văn hóa tộc người.

Nd2: Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc:

Xu hướng thứ nhất: Cộng đồng dân dư muốn tách ra để hình thành

cộng đồng độc lập dân tộc.

Nguyên nhân: Do sự thức tỉnh, trưởng thành về ý thức dân tộc, ý

thức về quyền sống của mình

=> Thể hiện rõ nét phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc

Nguyên nhân là do sự thức tỉnh, trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống của mình, các
cộng đồng dân cư đó muốn tách ra để thành lập các dân tộc độc lập. Xu hướng này thể hiện rõ
phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc muốn thoát khỏi
sự áp bức, bóc lột của các nước thực dân, đế quốc.
Vd: Và dân tộc Việt Nam là một trong những biểu hiện này, chúng ta bị bọn thực dân Pháp, Đế quốc,
phát xít đến đô hộ; chúng ta cần ý thức được về tinh thần đoàn kết thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
dân tộc VN, độc lập chính quyền của dân tộc Việt Nam mà chúng ta đã đấu tranh giành lại.

Xu hướng thứ hai:Các dân tộc trong từng quốc gia thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên
hiệp lại với nhau.

Nổi lên trong giai đoạn CN tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc bóc lột thuộc địa

Do sự phát triển: lực lượng sx, KHCN và VH

Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc bóc lột
thuộc địa; do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ, của giao lưu văn hóa
và kinh tế trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã làm xuất hiện như cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa
các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.

VD: Như tình hình covid, cần có sự hợp tác, liên kết với nhiều quốc gia khu vực với nhau để cùng
nhau chống lại covid. Hay các tổ chức liên kết khu vực về kinh tế, xh, y tế

*Những biểu hiện của hai xu hướng khách quan

-Trong phạm vi quốc gia

Xu hướng thứ nhất: thể hiện trong sự nỗ lực của từng dân tộc để đi tới sự tự do, bình đẳng và
phồn vinh của dân tộc mình.

Xu hướng thứ hai: thể hiện ở sự xuất hiện những động lực thúc đẩy các dân tộc trong một cộng
đồng quốc gia xích lại gần nhau hơn, hòa hợp với nhau ở mức độ cao hơn trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội.

-Trong phạm vi quốc tế

Xu hướng thứ nhất: thể hiện trong phong trào giải phóng dân tộc nhằm chống lại chủ nghĩa đế
quốc và chống chính sách thực dân đô hộ dưới mọi hình thức, phá bỏ mọi áp bức bóc lột của CN đế
quốc, giành lấy sự tự quyết vận mệnh của dân tộc mình bao gồm quyền được tự lựa chọn chế độ
chính trị và con đường phát triển của dân tộc, quyền bình đẳng như các dân tộc khác.

Xu hướng thứ hai: thể hiện ở xu thế các dân tộc muốn xích lại gần nhau, hợp tác với nhau đề hình
thành liên minh dân tộc ở phạm vi khu vực hoặc toàn cầu.

Câu 8: Nd trong tài liệu photo

Câu 9: Nội dung cương lĩnh dân tộc

Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin

- Căn cứ đề ra nguyên tắc:

+ Hai xu hướng phát triển của dân tộc (tách ra để hình thành dân tộc độc lập và Liên hiệp các dân
tộc)

+ Mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc.

+ Kinh nghiệm của việc giải quyết các vấn đề dân tộc ở nước Nga.
- 3 nguyên tắc:

+ Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.

+ Các dân tộc được quyền tự quyết.

+ Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.

=> Là tuyên ngôn về vấn đề dân tộc của các Đảng cộng sản trong sự nghiệp giải phóng

giai cấp => Giải phóng dân tộc.

- Nguyên tắc 1: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.

+ Nội dung

 Dân tộc nhỏ hay lớn, ít người hay đông người  Đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau
trên mọi lĩnh vực.
 Không một dân tộc nào có đặc quyền, đặc lợi về kinh tế - chính trị, quân sự,…với DT khác

+ Giải quyết

 Trong một quốc gia có nhiều dân tộc: Phải được thực hiện trên cơ sở pháp lý, được pháp
luật bào vệ. Thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống.  Rút ngắn chênh lẹch kinh tế - văn hóa
giữa các dân tộc.
 Trên thế giới: Thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp, nô dịch dân tộc tạo điều kiện để các dân
tộc giúp đở lẫn nhau. Chống phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc lớn.

+ Ý nghĩa

 Là quyền thiêng liêng của dân tộc, là mục tiêu phấn đấu của các dân tộc.
 Là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác
giữa các dân tộc.

- Nguyên tắc 2: Các dân tộc được quyền tự quyết

+ Thực chất đó là quyền DT tự quyết định lấy vận mệnh của DT mình, quyền tự chọn lựa chế độ
chính trị, con đường phát triển của dân tộc.

+ Quyền dân tộc tự quyết bao gồm:

quyền tách ra thành lập một dân tộc độc lập

quyền liên hiệp các dân tộc.

+ Cách giải quyết

 Ủng hộ các phong trào dân tộc tiên bộ.


 Đấu tranh chống lại âm mưu: lợi dụng vấn đề dân tộc tự quyết để can thiệp vào nội bộ nước
khác.

+ Ý nghĩa

 Là quyền cơ bản của dân tộc.


 Là cơ sở để xóa bỏ sự hiềm khích, thù hằn giữa các dân tộc.

- Nguyên tắc 3: Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
+ Nội dung: Giai cấp công nhân các dân tộc khác nhau, thống nhất, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ lẫn
nhau => Chống lại kẻ thù chung, giải phóng giai cấp, giải phóng dân

tộc.

+ Ý nghĩa:

 Phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; giữa tinh
thần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.
 Là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động => Đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
 Là nội dung chủ yếu và là giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của Cương lĩnh dân
tộc thành một chỉnh thể.

*Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay:

- Kinh tế

+ Phát triển KT-XH miền núi, vùng dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng phát triển của các dân
tộc

+ Khắc phục chênh lệch giữa các vùng

- Chính trị:

+ Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau phát triển giữa các dân tộc  Tạo điều kiện
thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh

+ Nâng cao tính tích cực chính trị của nhân dân

+ Thực hiện chuyên chính với kẻ thù

- Văn hoá:

+ Phát huy và lưu giữ văn hóa truyền thống

+ Tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại

=> Mở rộng giao lưu văn hóa giữa các cùng, các quốc gia  Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc

- Xã hội: Thực hiện các chính sách xã hội như: phát triển kinh tế, giáo dục, dân số, y tế,…  Rút ngắn
chênh lệch, đảm bảo bình đẳng giữa các dân tộc

- Quốc phòng, an ninh:

+ Nâng cao hệ thống QP-AN

+ Tăng cường quan hệ quân – dân

+ Tạo thế trận quốc phòng toàn dân

 Bảo vệ dân tộc, chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình”

You might also like